Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Để Tâm Vô Trụ khi làm Từ Thiện

04 Tháng Tám 201723:08(Xem: 5267)
Để Tâm Vô Trụ khi làm Từ Thiện

Để Tâm Vô Trụ khi làm Từ Thiện

Ngày nay, thế giới tràn đầy niềm đau và nỗi khổ do sân giận, hơn thua, tham lam, đố kỵ, vô minh mà ra. Vậy những người con Phật, phát tâm bồ đề dũng mãnh, hành bồ tát đạo ở chốn Ta bà rối ren, đáng sợ như thế phải trụ tâm gì mới có thể tự tại, không bị chao đảo, lung lây đạo tâm? Theo tuệ giác của Thế Tôn, Bồ tát ở trong sinh tử đáng sợ nên để tâm vô trụ khi làm phật sự, tức là không đính mắc một pháp nào, chấp ngã, chấp pháp bởi lẽ tất cả các pháp đều như huyễn, không thật có. Đây là pháp môn tối quan trọng, hy hữu bậc nhất, được Thế Tôn tuyên thuyết xuyên  suốt trong năm thời giáo pháp 49 năm kể từ khi thành đạo cho đến nhập niết bàn.

Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai Trung Hoa đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Theo năm thời giáo pháp, bài luận này chỉ ra pháp môn vô trụ không chỉ được tuyên thuyết trong thời Bát Nhã mà cả bốn thời còn lại, chỉ dấu cho thấy tầm quan trọng bậc nhất, như gươm báu trao tay chặt đứt phiền não cho bất kể ai, đặc biệt các hành giả đang hành Bồ tát đạo trong thế giới loạn trược ác thế này.

Thời Hoa Nghiêm: Sau khi Phật thành-đạo, trong 21 ngày đầu vì chư Bồ-tát pháp-thân Đại-sĩ trong hàng Thập-tín, Thập-trụ, Thập-hạnh, Thập hồi-hướng, Thập-địa… mà thuyết ra kinh Hoa Nghiêm. Trong thời này, Vô trụ có thể được Phật chỉ rõ trong phẩm Thập Hạnh:

Tất cả các pháp đều hư vọng, chẳng thiệt, chóng sanh, chóng diệt, không kiên cố, như mộng như huyễn, như bóng như vang, NÓI DỐI PHỈNH KẺ NGU. Hiểu được như vậy liền được giác ngộ, được tất cả hành pháp, thông đạt sanh tửniết bàn, chứng Phật bồ đề, tự được độ, khiến người được độ, tự giải thoát, khiến người giải thoát… (Hoa Nghiêm Kinh, Tập II, trtr.455-456).

Rõ ràng tất cả các pháp là huyễn hoặc, luôn biến diệt, không thật có, nên hành giả không sinh tâm dích mắc, trụ tâm ở một pháp nào, tức là vô trụ. Ai hiểu được vậy, theo Thế Tôn, liền được Giác Ngộ.

Thời A-Hàm: Kế tiếp sau thời Hoa-Nghiêm, bắt đầu từ nơi vườn “Lộc-dã” với nhóm của ngài Kiều, Trần, Như… Phật thuyết ra các bộ kinh (Tiểu-thừa) A-Hàm. Những bộ kinh A Hàm này tương đương với bộ kinh Nikàya (Pali) của Phật giáo Nam truyền ở Việt Nam.  Kinh Phật Tự Thuyết trong Tiểu Bộ Kinh (Nikàya), Thế Tôn đã để lại bài kệ pháp vô trụ trong bài kinh Udàna 79 về nhân duyên 500 cung nữ bị chết cháy trong cung điện như sau:

Đời bị si trói buộc,
Được thấy bị tái sanh,
Bị trói bởi sanh y,
Kẻ ngu bị mù vây,
Tự thấy mình thường còn, 
Nhưng với ai thấy được,
Sẽ không có vật gì.

Câu kệ cuối cùng, không có vật gì thì làm sao mà trụ. Câu kệ này tương ưng với câu kệ thứ ba của bài kệ thấy tánh được Ngài Lục Tổ Huệ Năng hơn 1000 năm sau ứng tác đối với 4 câu kệ của Ngài Thần Tú như sau,

Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay chẳng có vật

Chỗ nào dính bụi nhơ.

Thời Phương Đẳng: Sau thời A-Hàm, liên-tiếp trong 8 năm, Phật thuyết ra các bộ kinh Đại-thừa, giảng rộng về bốn khoa: Tạng-giáo , thông-giáo , biệt-giáo , viên-giáo. Trong thời này, nhiều bộ kinh được Thế Tôn thuyết giảng như Lăng Nghiêm, Kim Quang Minh, Vô Lượng Thọ, Phật thuyết A Di Đà Kinh, vv. Vô trụ cũng được thuyết  trong nhiều kinh điển thời này như  trong Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Lăng Già vv. Pháp môn không hai ở Phẩm 9 trong Kinh Duy Ma Cật cho thấy lý trung đạo, là những ví dụ điển hình về không chỗ trụ, không chấp ngã hay một pháp nào, như Bồ Tát Thiện Nhãn nói, Nhất tướng với vô tướng là hai. Hiểu được nhất tướng rốt ráo là vô tướngkhông chấp vào vô tướng để thành tựu bình đẳng, đó là vào Pháp môn không hai (Trtr.122-131). Trong khi ở Phẩm 7: Quán Chúng Sanh có đoạn Ngài Duy Ma Cật nói, Bồ tát muốn diệt phiền não, trừ điên đảo, thì từ nơi vô trụ, vô trụ thì không gốc, ở nơi gốc không trụ mà lập tất cả pháp. (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, trtr.97-98).

Thời Bát Nhã: Sau thời Phương Đẳng, Phật thuyết ra các bộ kinh BÁT-NHÃ liên-tiếp trong 22 năm. Trong thời này, Vô trụ được Đức Phật thuyết pháp chi tiết, cụ thểrõ ràng, đặc biệt là trong Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh. Tất cả tướng đều bị Phật phủ định, Không Ngã, Không Nhân, Không Chúng sanh, Không Thọ Giả, không còn một chỗ có thể nói. Huyễn tướngthật tướng cả hai đều không. Ở đây Phật phủ định luôn cả việc ngài có thuyết pháp. Rốt ráo không còn chỗ để trụ.

Cuối cùng là Thời Pháp Hoa & Niết Bàn. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh được Phật thuyết trong 8 năm và Đại Bát Niết Bàn Kinh trong một ngày một đêm. Phẩm An Lạc Hạnh Thứ 14 trong Kinh Pháp Hoa, vô trụ cũng được Như Lai thuyết về “Hành xứ và thân cận xứ của Bồ tát” như, Văn-Thù-Sư-Lợi! Thế nào gọi là chỗ "Hành-xứ" của đại Bồ-tát? Nếu vị đại Bồ-tát an trụ trong nhẫn-nhục hòa-dịu khéo thuận mà không vụt-chạc lòng cũng chẳng kinh sợ, lại ở nơi pháp không phân-biệt mà quán tưởng như thực của các pháp cũng chẳng vin theo, chẳng phân-biệt, đó gọi là chỗ "hành-xứ" của Bồ-tát.”(Tr.291). Lại nữa, vị đại Bồ-tát quán sát "Nhất-thiết, pháp không như thật tướng" chẳng điên-đảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng chuyển, như hư-không, không có thật-tính, tất cả lời nói phô dứt, chẳng sinh, chẳng xuất, chẳng khởi, không danh, không tướngthực không chỗ có, không lường, không ngằn, không ngại, không chướng, chỉ do nhân-duyên mà có, từ điên-đảo mà sinh cho nên nói, thường ưa quán-sát pháp-tướng như thế đó gọi là "chỗ thân-cận" thứ hai của vị Đại Bồ-tát. (tr. 293).

Trong khi đó ở Phẩm Như Lai Tánh, Đại Bát Niết Bàn Kinh, Thế Tôn chỉ rõ trong thân ngũ ấm giả tạm của mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh. Vô trụ, hay tánh vốn không hai, một lần nữa Đức Phật chỉ dạy rõ ràng cụ thể như, “Nếu nói vô minh làm nhơn duyên mà có các hành pháp, người phàm phu liền phân biệt tưởng rằng có hai pháp: ‘Minh’ đến ‘Vô Minh’. Người trí rõ biết tánh đó vốn không hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh”. (Tr.259, Đại Bát Niết Bàn Kinh, Tập I, Phẩm Như Lai Tánh Thứ XII).

Qua năm thời giáo Pháp từ Pali tạng cho đến Hán tạng, Đức Phật đều thuyết pháp vô trụ, không chấp một pháp nào, tất cả pháp đều bình đẳng không hơn, không kém. Vì rõ biết tất cả pháp đều do nhân duyên, từ điên đảo mà ra, rời tất cả các tướng trạng, thì thử hỏi phiền não có thể dung được sao?

Như vậy, các hành giả phát tâm bồ đề làm phật sựthế gian trong đời ngũ trược ác thế này nên để tâm vô trụ, nhất là khi làm từ thiện. Do lòng từ, Bồ tát thông cảm, thương xót, và hoan hỷ chia sẻ tình thương bằng những hành động thiết thực, nhằm làm vơi đi nỗi bi sầu của hữu tình mà không phân biệt thân sơ, giàu nghèo, danh phận; không vì tài lợi, không vì phước báu; và cũng không tự hào hay kiêu mạn về những việc thiện đã làm, như lời Phật dạy trước khi tịch trong Kinh Đại Bát Niết Bàn:

“Bồ tát nếu chẳng thấy được chúng sanh nghèo cùng thời không duyên để sanh lòng từ. Nếu lòng từ chẳng sanh thời không thể khởi tâm HUỆ THÍ. Do nhơn duyên HUỆ THÍ  làm cho chúng sanh đặng an vui, ban cho những đồ uống ăn, xe cộ, y phục, hoa hương, giường ghế, nhà cửa đèn đuốc. Lúc ban cho như vậy lòng cởi mở chẳng sanh niệm tham đắm, quyết định hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Cháng giác. Lúc đó tâm của Bồ tát không dừng chỗ nào, dứt hẳn vọng tưởng, chẳng kẹt nói sự sợ sệt, danh dự, tài lợi, chẳng cầu quả báo vui sướng cõi trời, cõi người, chẳng kiêu mạn, chẳng trông người trả ơn, chẳng vì phỉnh người mà làm việc bố thí, chẳng cầu giàu sang phàm lúc làm việc bố thí, chẳng thấy người thọ là trì giới hay phá giới, là phước điền hay chẳng là phước điền, là tri thức hay chẳng phải tri thức. Lúc bố thí cũng chẳng thấy là căn khí hay chẳng căn khí, chẳng lựa ngày giờ, chẳng chọn chỗ nơi cũng chắng tính được mùa hay đói kém, chẳng thấy nhơn quả, chẳng phân biệt chúng sanh hay chẳng phải chúng sanh, là phước hay chẳng là phước” ( trtr.509-510).

Bồ tát ở trong chốn Ta-bà rối rắm này thực hành thiện sựchúng hữu tình không để tâm trụ pháp nào. Điều này được Thế Tôn thuyết giảng cho Ngài Tu Bồ Đề trong Kinh Kim Cang như sau:

Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ tát trụ chấp ở pháp làm việc bố thí, như đi vào hang tối, không thấy được gì. Nếu Bồ tát tâm không trụ chấp ở pháp mà làm việc bố thí, như người sáng mắt đi dưới ánh mặt trời, vạn vật đều thấy rõ hết (Tr.55).

Tuy nhiên, để tâm vô trụ trong việc hành bố thí là không phải chuyện dễ dàng, một sớm một chiều là có thể làm được, mà là cả một tiến trình hành thiện lâu dài trong khi đó hành giả phải luôn quán niệm các pháp đều như huyễn, không có thật tướng, vô ngã, để tâm rỗng rang cho đến thuần thục. Đây có thể nói là cả lộ trình thâm nhập chuyển hóa thành tam nhẫn, như đã được Như Lai xác quyết trong Kinh Kim Cang với Ngài Tu Bồ Đề:

Tu Bồ Đề! Như Lai nói cho Thầy biết. Nếu có thiện nam, tín nữ nào biết tất cả pháp vô ngã, và thâm nhập chuyển hóa thành tiến trình tam nhẫn, thì phước đức người này nhiều hơn phước đức của bồ tát bố thí vật chất đầy cả tam thiên đại thiện thế giới.”

Lộ trình thuần thục để tâm không trụ chấp ở pháp nào được Ngài Duy Ma Cật dạy trong phẩm Quán Chúng Sanh như sau:

Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi: Sự sanh tử đáng sợ, Bồ tát phải y nơi đâu?

Ngài Duy Ma Cật đáp: Bồ tát ở nơi sanh tử đáng sợ đó, phải y nơi công đức của Như Lai.

Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi: Bồ tát muốn y sức công đức của Như Lai, phải trụ nơi đâu?

-          Bồ tát muốn y sức công đức của Như Lai, phải trụ nơi độ thoát tất cả chúng sanh.

Lại hỏi:

-          Muốn độ chúng sinh phải trừ những gì?

-          Muốn độ chúng sanh phải trừ phiền não.

-          Muốn trừ phiền não phải thật hành những gì?

-          Phải thật hành chánh niệm.

-          Thế nào là thật hành chánh niệm?

-          Phải thật hành pháp không sanh không diệt

-          Pháp gì không sanh, pháp gì không diệt?

-          Pháp bất thiện không sanh, pháp thiện không diệt

-          Pháp thiện và pháp bất thiện lấy gì làm gốc?

-          Thân là gốc.

-          Thân lấy gì làm gốc?

-          Tham dục là gốc.

-          Tham dục lấy gì làm gốc?

-          Hư vọng phân biệt là gốc.

-          Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc?

-          Tưởng điên đảo làm gốc?

-          Tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?

-          Không trụ là gốc.

-          Không trụ lấy gì làm gốc?

-          Không trụ thì không gốc.

-          Thưa Ngài Ngài Văn Thù Sư Lợi, ở nơi gốc không trụ mà lập tất cả pháp (Trtr.97-98).

Qua đoạn kinh văn này, người hành Bồ tát đạo muốn trừ phiền não trước hết phải tu các thiện phápxa lìa pháp bất thiện, dần đến không còn một pháp nào có thể trụ, có thể được.

Lộ trình này cũng đã được thể hiện rõ ràng và cô động trong bốn câu kệ mà chư Phật ba đời đều thuyết

Tránh làm các điều ác,

Tu tập các việc lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Là lời dạy của chư Phật."

Vì vậy khi thực hành thiện sựthế giới hiện đại phức tạp như ngày nay, hành giả phải tập không sinh tâm chấp thủ vào việc làm lành của mình hay bất kể pháp nào mà luôn tác ý từ duy: do duyên mà làm, đủ  nhân duyên là sinh, hết duyên là tan, tất cả đều huyễn hoặc, không có thật tướng. Luôn quán niệm như vậy đến một ngày thành thục, tâm ý hành giả thanh tịnh, không chấp thiện, chấp ác, đạt đến chỗ vô trụ, niết bàn.

Tâm Tịnh

Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc.

Tài liệu tham khảo

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, quyện 5, Phẩm An Lạc Hạnh Thứ 14 (2009, PL 2553). India: Việt Nam Quốc Tự. Bồ Đề Đạo Tràng.

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (2002, PL2546). Thích Huệ Hưng. Minh Đăng. Queensland: Brisbane.

Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Như Lai Tánh (1999, PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hoa Nghiêm Kinh. Tập II. XXI Phẩm Thập Hạnh (1984, PL2527). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Phật Học Viện Quốc Tế.

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh (2013). Pháp sư Từ Thông. Giáo án cao đẳng Phật học: Trực chỉ đề cương. Nhà xuất bản Tôn Giáo.

Tiểu Bộ Kinh. Kinh Phật Tự Thuyết Udena. Chương sáu. Phẩm Sanh ra đã mù. Phần X (Ud 79). Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch. [Online] Available http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt3.htm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9128)
Trong kinh Phật dạy: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” hay “một niệm sân nỗi lên, cháy tiêu cả rừng công đức”
(Xem: 8183)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng...
(Xem: 7950)
Đức Phật đã dạy: “Gieo nhân nào gặt quả đó”. Ngày hôm nay quý vị được làm thân người, sáu căn đầy đủ thì phải biết rằng...
(Xem: 7256)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở ...
(Xem: 8962)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời...
(Xem: 8122)
Thiền quán ví như người cha. Tình yêu ví như bà mẹ. Trong mỗi người chúng ta đều có hai giòng máu của mẹ và của cha. Chúng ta có...
(Xem: 8695)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và...
(Xem: 12009)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang ...
(Xem: 12105)
Phóng dật là tâm buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 13508)
Phật dạy: “Cũng vậy, hàng ngày ông thường tạo nghiệp lành, khi chết thì ông sẽ theo nghiệp lànhtái sinh vào cõi lành. Ngược lại, nếu ...
(Xem: 8971)
Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới ...
(Xem: 8917)
Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đảm nhiệm”, hoặc...
(Xem: 11296)
Khóa An Cư Kiết Hạ do GHPGVNTNHK tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont San Jose, miền Bắc California
(Xem: 7157)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và...
(Xem: 7754)
Chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì...
(Xem: 7875)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm.
(Xem: 8117)
Tsuglagkhang, chính điện với hơn 10 ngàn thính chúng tham dự buổi giảng pháp trong ba ngày của đức Đạt lai Lạt ma.
(Xem: 10704)
Riêng trong tận đáy lòng những Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại chúng ta, ông Tiến sĩ Neudeck có một chỗ đứng rất đặc biệt...
(Xem: 9719)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách...
(Xem: 9144)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ...
(Xem: 7890)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath...
(Xem: 9540)
Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được...
(Xem: 9373)
Nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn.. ở trong tù. Tha thứ cho người khác, nhưng thực ragiải thoát chính mình.
(Xem: 8179)
Cầu nguyện với khát vọng. Chúng ta cầu nguyện với khát vọng cho tất cả chúng sinh. Điều này cũng nên bao gồm cả trái đất, nơi...
(Xem: 8271)
Luân hồi (Samsàra : Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến ...
(Xem: 10870)
Muộn phiền từ tâm mà sinh ra. Nếu muốn một cuộc đời không phiền muộn, hãy học theo 7 bài học của ông bà xưa.
(Xem: 9417)
Thành kính dâng Giác Linh Bổn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát
(Xem: 7571)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala...
(Xem: 8159)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác,,,
(Xem: 8288)
yêu thươnghết lòng bảo vệ con cái, cha mẹ đã dốc hết tất cả sức lực của mình, chăm chút từng li từng tí, thậm chí là sắp đặt an bài sẵn cho cuộc đời của con cái.
(Xem: 8134)
Thanh tịnh tâm ý hay làm trong sạch tâm ý là một điều hết sức căn bản trong việc tu tập cho nên
(Xem: 8879)
“Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi. Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.”
(Xem: 9855)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không .
(Xem: 18592)
Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon.
(Xem: 9753)
Hai vị cao tăng người Thái được mời đến nhà một vị cư sĩ để dùng điểm tâm sáng. Trong căn phòng khách nơi...
(Xem: 11215)
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống như vậy sẽ là một bài học bổ ích cho mọi người thực hành theo.
(Xem: 8909)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là...
(Xem: 7675)
Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của...
(Xem: 8792)
Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?
(Xem: 8374)
Nếu một vị khất sĩ tu Từ Quán, dầu chỉ thực tập trong một chốc lát, thời gian bằng một cái búng tay thôi, thì vị khất sĩ đó đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi.
(Xem: 8098)
Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau.
(Xem: 9107)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững...
(Xem: 8578)
Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con ngườiđộng vật.
(Xem: 8955)
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay
(Xem: 9299)
Tất cả các Pháp Hữu Vi là vô thường! Đó là một sự thật! Cũng là lời di huấn cuối cùng của Đức Bổn Sư dành cho chúng ta trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh.
(Xem: 9895)
Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng, Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh, Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi, Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
(Xem: 9255)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
(Xem: 9492)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9553)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10415)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant