Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuối Mùa Phật Đản

08 Tháng Tám 201716:34(Xem: 4519)
Cuối Mùa Phật Đản
Cuối Mùa Phật Đản
Trần Thị Nhật Hưng

 

   Đã tới giữa tháng 6, cộng đồng Phật tử Đức quốc cùng hai nước phụ cận giáp biên giới như Thụy Sĩ, Áo vẫn còn hân hoan tham dự lễ sinh nhật của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni do tu viện Viên Đức Đức quốc tổ chức.

   Đối với hải ngoại, để phù hợp với cuộc sống, Phật Đản không còn là “ngày„ nữa mà là “mùaPhật Đản. Cũng nhờ...mùa, nên từ tháng 4 kéo dài cho đến tháng 6, không những riêng tôi mà tất cả Phật tử nếu muốn, vẫn được Phật chiếu cố “mờitham dự sinh nhật của Ngài. Tôi được tham dự đến ba lần. Một, ngay nước sở tại Thụy Sĩ mà tôi định cư. Hai, tại nước Pháp. Và ba, là tại nước Đức do tu viện Viên Đức tổ chức.

   Có lẽ do cuối mùa, để vớt vát dư hương mùa Phật Đản, người chưa được tham dự cũng như người từng dự nỗ lực về chùa hân hoan đón mừng Đản Sanh.

   Tu viện Viên Đức vào tháng 6 dưới cái nắng nóng giao mùa của tiết xuân và hè, cây, cỏ xanh tươi, hoa trái nẫy mầm nhú ra những nụ non đầy hứa hẹn. Và trên cao, giữa bầu trời quang đãng, mây trắng từng cụm hực sáng, kết lại, trông như những núi tuyết. Lẫn trong nhiệt độ 30 độ C vẫn phảng phất hơi hướm của tiết xuân nên khí trời vô cùng dễ chịu.

   Phía sau sân chùa trong khuôn viên 9700 mét vuông, những chiếc lều vải trắng được dựng lên để đón gần 500 người về tham dự. Những món ăn, bánh trái được nấu từ cái bếp sát bên tỏa mùi thơm phưng phức.

  Đúng 10 giờ lễ Khánh Đản bắt đầu. Phật tử trong pháp phục màu lam tề tựu vào chánh điện.

   Phật Đản thì ở đâu cũng vậy. Sau hành lễ diễn văn khai mạc, tụng kinh Khánh Đản, đạo từ của quí Tăng nói lên công trạng và sự Đản sanh của Phật, rồi tắm Phật, rồi nghe thuyết pháp...là sinh hoạt của Phật tử. Có nơi được xem văn nghệ, không thì lang thang trong sân chùa, hoặc quây quần bên nhau “tám chuyện„ tìm không khí Việt Nam để quên đi nỗi nhớ quê hương...

    Cũng như chương trình mọi năm, tu viện Viên Đức lần nào lễ lớn, Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển cũng trở về chủ trì buổi lễ. Ngài đảm đương hầu hết các tự viện tại Đức quốc, chưa kể những Phật sự tại các nước Âu Châu, đôi khi cả Mỹ, Úc, Canada...Tận tụy với Phật giáo đã chiếm trọn mọi thời gian của Ngài, nên Viên Đức phải tổ chức “CUỐI MÙA PHẬT ĐẢN„. Nhưng mà, cuối hay đầu, nội dung cũng thế thôi.

   Đạo Phật có 84 ngàn pháp môn để tu. Tu cách nào miễn phù hợp với căn cơ, trình độ, sở thích để đem an lạc cho mình, cho người, không phiền não cho bất cứ ai là được. Có người tu theo tịnh độ tụng kinh, niệm Phật, kẻ thích thiền, người theo mật tông đọc thần chú. Hoặc chẳng theo môn phái nào, chỉ sống tốt theo lời Phật dạy cũng xem như là tu.

  Về chùa cũng vậy, mỗi người có sở thích riêng. Nhiều người theo đạo “dòng„ (nói theo cách phát âm giọng miền Nam) tới chùa chỉ đi...vòng vòng tán chuyện, nhất là quí ông, hoặc quí bà cũng vậy. Hoặc đến để lễ lạy cầu an, cầu siêu...v.v.và v.v...Tựu trung, một công đôi việc, vừa lễ Phật, vừa là nơi gặp gỡ bạn đồng hương. Thấy được người Việt như tìm lại quê hương nơi xứ người. Như lời thơ của Huyền Không, tức Thiền Sư Thích Mãn Giác: “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông.

   Tôi cũng vậy, nhưng thêm vào đó, đến chùa, tôi không bao giờ bỏ qua thời thuyết pháp của quí Thầy. Tôi nghĩ, lời giảng là lời Phật dạy, ý từ trong kinh mà ra. Tôi thì không hiểu kinh, nên cần nghe giáo lý. Mà giáo lý nhà Phật thì rất cao siêu nhưng lại rất gần gũi với đời sống thực tế thường ngày của con người, bỏ qua rất là uổng. Tôi luôn tiếc cho những ai, là Phật tử mà ngoài lễ lạy, tụng kinh không tìm hiểu giáo lý nhà Phật để, khi học, hiểu và hành xong tìm thấy sự an lạc trong lời Phật dạy thì tín tâm càng  tăng trưởng.

  Và hôm nay, tại tu viện Viên Đức trong mùa Phật Đản, tôi đã không bỏ qua thời giáo lý lúc 14 giờ do Đại Đức Thích Hạnh Hòa, đệ tử Thầy Thích Như Điển đảm nhiệm. Tôi góp nhặt được một vài ý chính xin mạn phép tóm tắt viết ra đây để “truyền đạt„ chút ít theo sự hiểu của tôi trong cái tư tưởng mênh mông vô cùng của Đức Phật.

   Thầy Hạnh Hòa giảng rằng, chúng ta ngồi đây may mắn được mang thân người, trong thân người có huệ mạng để nhận thức điều đúng, sai mà hành xử. Lại thêm có duyên với Phật pháp để tu tập điều đó quí giá vô cùng, là Phật tử, chúng ta nên biết mà trân trọng. Vì khi sống ác, làm ác bị đọa xuống hàng ngạ quỉ, súc sanh rất khó trở lại thân người.

  Con cọp, gấu, beo, heo, gà, mèo, chó...khác với chúng ta ở chỗ, cũng là chúng sinh đều có thân mạng nhưng không có huệ mạng. Chúng xâu xé làm ác nhưng không hề nhận biết, làm sao tu tập để có lại thân người. Trừ phi gặp nhân duyên đặc biệt nào đó như được chúng ta phóng sanh, tụng cho một thời kinh và qui y gieo duyên Tam Bảo cho chúng thì may ra, hoặc chúng phải đợi bao trăm kiếp hết nghiệp mới trở lại thân người.

   Do vậy, Đức Phật thị hiện Đản Sanh mục đích cứu nhân độ thế, hướng dẫn chúng sinh thoát vòng tục lụy. Ngài đã dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe„ nhưng nếu chúng ta rán nghe, và vâng lời Phật dạy thì ít ra kiếp sau, không lên được...cõi trên, về Niết Bàn thì cũng mang lại thân người mà là thân người đầy phước báu giàu sang phú quí, không đói khổ lầm than tật nguyền...v.v...Tất cả điều đó tùy thuộc vào sự tu tập của chúng ta hiện tại.

   Vậy thì, nào, tất cả chúng ta cùng vâng lời Phật nhé, coi như...quà sinh nhật, chúng ta dâng kính Ngài trong mùa Phật Đản!

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trần Thị Nhật Hưng

2017

 Tu Vien Vien Duc 5Tu Vien Vien Duc 4Tu Vien Vien Duc 3Tu Vien Vien Duc 2Tu Vien Vien Duc 1

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9497)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10433)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9905)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9399)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10840)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10309)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9865)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11327)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18927)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9727)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8996)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9566)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9025)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9348)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9028)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9741)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10574)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9481)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10028)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10449)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9632)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10975)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10357)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9536)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10690)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12766)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10409)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10290)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13525)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10854)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10148)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9159)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10351)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10750)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18145)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11050)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10943)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10966)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11919)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12468)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18021)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12043)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10103)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9660)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14835)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9754)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8823)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9100)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8993)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8180)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant