Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Hạnh Phúc

14 Tháng Chín 201704:55(Xem: 6078)
Sống Hạnh Phúc

SỐNG HẠNH PHÚC

Thích Nữ
Hằng Như

Sống Hạnh Phúc

           

            Hạnh là điều chúng ta phát nguyện làm, là đường lối chúng ta muốn thực hiện, là cách sống của chúng ta. Phúc là kết quả của những điều thiện lành mà ta đã thực hiện mang niềm vui đến cho người và cho mình. Sống hạnh phúc là sống một cách vui vẻ thoải mái, mọi thứ luôn được như ý của mình. Nhưng muốn được hạnh phúc thì trước hết chúng ta phải đạt được sự bình an. Bình an cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với con người thì vật chất chính là cơ thể của chúng ta. Cha mẹ sinh ta ra với một thân thể đầy đủ và hằng ngày thân không bệnh hoạn đau đớn thì đó là phước báu của chúng ta có được thân thể tốt đẹp khoẻ mạnh. Còn tinh thần là tâm. Tâm không bị ô nhiễm bởi những ham muốn xấu xa, không có ý nghĩ tham lam, hận thù, ghen ghét, hại người, tâm không phiền não, âu lo thì đó mới thật là tâm bình an.

            Phàm ở đời ai cũng muốn được sống bình an hạnh phúc. Hạnh phúc theo định nghĩa thông thường là đạt được những điều mình mong ước trong cuộc sống. Tuỳ theo hoàn cảnh và môi trường sống, mà nhu cầu hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Là người dân sanh trưởng và lớn lên trong một quốc gia chậm tiến thì sự mong ước khác hẳn với những mong cầu của người sinh ra và lớn lên trong một quốc gia có nền văn minh phát triển và giàu có.

            Lúc còn nhỏ mơ ước của đứa trẻ là luôn được cha mẹ thương yêu che chở. Là con nhà nghèo hằng ngày có được bữa cơm no, có được bộ quần áo lành lặn và may mắn được cắp sách đến trường thì đó chính là niềm hạnh phúc của các em.

            Lớn lên một chút, có người để ý, hợp nhãn, mình yêu người ta và được người ta yêu thương mình thì đó là hạnh phúc tràn trề của tuổi thanh xuân.

            Đến tuổi trưởng thành, có nghề nghiệp vững chắc, tiền bạc dư giả, nhà cửa, xe hơi, có vợ hoặc chồng, có con cái ngoan ngoãn thì đó là hạnh phúc của một người thành công.

            Có một loại hạnh phúc khác. Đó là hạnh phúc khi có quyền lực trong tay. Người ta say mê thứ hạnh phúc này đến nỗi có thể hy sinh những hạnh phúc khác như hạnh phúc gia đình, hy sinh tiền bạc, vợ con để mua những chức phận mà họ muốn.

            Khi tuổi về già có sức khoẻ tốt, có của cải, con cái hiếu thảo... như thế là hạnh phúc rồi!

            Trong đạo Phật hai từ hạnh phúc còn được phân chia làm hai loại.

            - Một là thứ hạnh phúc trông cậy vào những điều kiện ngoài thân như địa vị, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, vợ chồng con cái. Loại hạnh phúc này sẽ không bền vững vì ngay chính bản thân mình sẽ thay đổi, thì nói chi những vật ngoài thân. Kinh nghiệm người xưa thường nói: "Sống ở đời có ai giàu ba họ khó ba đời?". Điều này cho thấy nhà cửa, xe cộ, tiền bạc sẽ không bao giờ mãi mãi là của mình. Sức khoẻ, nhan sắc sẽ theo thời gian mà tàn hoại, yếu đuối. Tình yêu thương chồng vợ hay con cái cũng không mãi vững bền như ý mong muốn của mình. Có khi không phải người ta thay đổi mà chính bản thân mình là người thay đổi. Cho nên hạnh phúc dựa vào những điều kiện ngoài thân sẽ không bảo đảm chắc chắn bởi trước sau gì nó cũng sẽ biến đi, để thay thế vào đó sự thất vọng chán chường và đau khổ. Nhìn chung loại hạnh phúc này do nhiều điều kiện mà có cho nên nó vô thường biến đổi, lúc có lúc không vì thế chúng ta xem đó là   hạnh phúc huyễn hay hạnh phúc giả cũng không có gì là sai!

            Thực ra, phàm là con người, ai cũng có nhu cầu hạnh phúc, nhưng mà hạnh phúc rất khó mà có nhưng lại rất dễ mất đi để lại sự đau khổ buồn rầu mà thôi.

            - Còn  một thứ hạnh phúc khác là hạnh phúc phát xuất từ giá trị sống của chính mình, từ việc tu tập, giữ giới hạnh, giữ tâm trong sạch hằng ngày, nói một cách khác là tự mình "hoàn thiện nhân tánh" của mình, tạo cho mình một đời sống có ý nghĩa.

            Thế nào là một đời sống có ý nghĩa?

            Đó là một đời sống lúc nào cũng cảm thấy an vui hạnh phúc. Cái hạnh phúc đó luôn ở mãi bên mình không mất đi theo thời gian. Muốn có nó chúng ta cần phải tu tập theo lời Phật dạy. Chúng ta phải luôn giữ cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ba nghiệp đây chính là sự suy nghĩ, lời nói và hành động. Giữ ba nghiệp thanh tịnhhằng ngày chúng ta phải giữ giới hạnh. Giới về thân là không âm mưu đồng loã hay chính mình giết hại người hay vật, trong tình yêu đôi lứa, hãy sống thành thật chung thuỷ, không lừa dối gian tham cướp đoạt của cải tài sản của người khác.  Giới về lời là không nói những lời xúc phạm làm tổn thương người khác, không đặt điều làm hại người khác. Không rượu chè mê say ma tuý để tránh làm mê muội thần trí, đó là giữ giới về ý. Giữ được giới đức trong sạch chúng ta không làm tổn thương chính bản thân của chúng ta và người khác thì chúng ta có được tâm trạng thảnh thơi vui vẻ. Đây chính là hạnh phúc của chúng ta vậy.

            Phật dạy trong việc tu tập chúng ta phải luôn giữ chánh niệm. Chánh niệm là sự hiểu biết rõ ràng từng việc một, từng ý nghĩ một... xảy ra trên thân, tâm hay ngoại cảnh xung quanh  mà chúng ta không có sự phê phán hay dính mắc nào trên sự hiểu biết đó. Nhờ có chánh niệm mà tâm của chúng ta không chạy nhảy lung tung, không suy nghĩ bừa bãi tạo nên một dòng ý nghiệp miên man khiến cho ta gánh lấy những phiền não. Sống trong chánh niệm chính là sống trong sự hiểu biếthạnh phúc.

            Trong bài kinh Tứ Thánh Đế, Đức Phật đề cập đến bốn sự thật hiễn nhiên xảy ra cho con người đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đếĐạo đế.

            Khổ đế cho thấy con người sanh ra sống ở thế gian này dù trong hoàn cảnh nào cũng không thoát khỏi sự khổ. Người giàu sang quyền quý, người có địa vị hay quyền lực, người trung lưu đủ ăn đủ mặc, hay người nghèo khó, bần cùng nhất trong xã hội... -  Có ai mà không khổ?

            Tập đế chính là những nguyên do tạo nên sự khổ, cái gốc của khổ là do tham sân si.

            Diệt đếtriệt tiêu những nguyên do tạo nên khổ. Dẹp được Tập đế thì sẽ hết khổ. Hết khổ tức là chúng ta sống trong trạng thái Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái trống rỗng không tạo nghiệp có thể dùng từ ngữ thế gian tạm gọi đó là hạnh phúc. Hạnh phúc này là kết quả của sự tu tập Giới Định Huệ mà có, nghĩa là chúng ta giữ giới sống hằng ngày cho thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh thì chúng ta có được Định. Tâm yên định thì sự suy nghĩ của chúng ta sẽ sáng suốt hơn, đó là Huệ.

            Khi tu tập miên mật, tâm an trú trong trạng thái yên lặng sâu lắng thì chúng ta thật sự có hạnh phúc. Hạnh phúc này không nương tựa vào điều kiện nào, mà là nhờ vào sự tu tập để tự hoàn thiện nhân tánh của mình, tức là trong từng mỗi sát na thời gian trôi qua, chúng ta tự hoàn thiện ba nghiệp Tâm, Khẩu và Hành Động. Kết quả của ba nghiệp thanh tịnh khiến cho tâm chúng ta được nhẹ nhàng, thanh thản. Trạng thái không một niệm vui hay buồn khởi lên thì làm gì có khổ. Trong kinh gọi trạng thái này là trạng thái Vô Sinh, là Niết Bàn. Chúng ta tạm gọi là trạng thái Hạnh Phúc Chân Thật để so với Hạnh Phúc Huyễn.

            Đạo Phậtđạo từ bi và trí tuệ. Chúng ta tu tập để đi đến mục tiêu "thoát khổ giải thoát và giác ngộ (thành Phật)". Không biết bao giờ chúng ta mới hoàn toàn thoát khổ, giải thoát, nói chi là thành Phật, nhưng dù sao đó cũng là phát nguyện ban đầu, là lý tưởngchúng ta theo đuổi từ bây giờ và nhiều đời nhiều kiếp ở tương lai. Nói như thế có nghĩa là không dễ dàng chỉ năm mười đời mà đạt được mục đích. Nhưng có tu thì sẽ có thành, có đi thì sẽ có đến.

            Theo gương Thầy Tổ, chúng ta không thể chờ đợi đến khi hoàn toàn giác ngộ rồi mới giúp đỡ người khác. Ở trong đời sống hiện tại này nếu chúng ta thông suốt được điều gì qua sự học hỏi hành trì của chúng ta thì cũng nên chia sẻ với mọi người để giúp mọi người cũng có cuộc sống hạnh phúc chân thật giống như chúng ta. Giở lại những trang Phật sử, chúng ta thấy qua sáu năm dài tu tập khổ hạnh trong rừng và suốt 4 tuần ngồi toạ thiền dưới cội Pipphala, Đức Phật đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một bậc Đại Giác, đạt được trạng thái Niết Bàn ngay trong đời sống ở thế gian. Nhưng vấn đề là Ngài chưa dừng lại ở chỗ đó, mà phải nói là sau 45 năm giáo hoá chúng sanh, độ cho biết bao nhiêu người  thoát khổ, có cuộc sống bình an, dù phải vật lộn với cuộc đời  khắc nghiệt khổ đau. Đức Phật đã dẫn dắt biết bao nhiêu đệ tử chứng đắc quả vị A-La-Hán thoát khỏi luân hồi sinh tử ngay trong đời sống như Ngài và các vị đó đã đại diện Ngài đi giáo hoá chúng sanh khắp nơi. Khi Ngài 80 tuổi, Ngài đã an nhiên nhập định rồi viên tịch tại rừng cây Sa-La thành Kushinagar, thì lúc đó giác hạnh của Ngài mới thực sự hoàn toàn viên mãn.

             Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống nên hạnh phúc của người này không giống với hạnh phúc của người kia. Nhưng có một cái giống nhau, mà cái giống nhau này trở thành một mẫu số chung là hạnh phúc đó vô thường, hạnh phúc đó không ở mãi bên mình mà nó sẽ ra đi, nhường lại cho con người sự khổ đau phiền não. Hạnh phúc đó chúng ta gọi là hạnh phúc huyễn, bởi vì chúng ta không tự tạo ra bằng chính nỗ lực tu tập của chúng ta, chúng ta không quay về tự thân, tự tâm, rửa sạch những ô nhiễm phiền não do tham sân si gây nên mà dựa vào những sự kiện bên ngoài.

            Là người học Phật, với phương pháp Quán của Ngài, chúng ta biết thế giới hiện tượng không bao giờ đứng yên một chỗ, chúng ta nhận ra được ba dấu ấn của thế giới hiện tượng này là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Chúng ta cần phải tư duy thật kỹ và thể nhập vào tam pháp ấn này mà thay đổi nhận thức. Nhận thức về Khổ, nhận thức về phương pháp diệt khổ một cách rõ ràng, để tự mình chửa bệnh cho mình. Chúng ta sẽ không bị dính mắc với cảm thọ về khổ hay hạnh phúc. Muốn đạt được trạng thái không lạc không khổ thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp Chỉ, Định hay Huệ bằng cách thu liễm lục căn, không cho sáu trần lôi cuốn khiến cho tâm bị dao động bằng cách sống trong Chánh niệm. Sống trong Chánh niệm là lúc nào cũng giữ cái biết về đối tượng, quan sát đối tượng trong hay ngoài thân khi nó xuất hiện bằng cái tâm không phê phán, không so sánh, không thêm bớt quan niệm, thành kiến của tự ngã vào. Có như thế tâm mới yên lặng không bị sóng gió phong ba quậy phá.

            Khi tâm hoàn toàn yên lặng thì tự khắc trong người sẽ được khoan khoái dễ chịu, niềm vui nhẹ nhàng từ đó phát sinh. Càng công phu nhiều thì định lực càng mạnh. Định lực càng mạnh thì Huệ sẽ tự phát. Kết quả người đó sẽ có một từ trường mạnh mẽ như từ trường tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.  Người đó có trực giác, siêu trực giác, biết những điều vượt không gian thời gian. Người đó có biện tài vô ngại, ăn nói lưu loát, đúng lúc đúng thời, đúng lời đúng nghĩa. Người đó sẽ có tánh sáng tạo, phát minh, sáng chế được những điều mà trước đây họ chưa bao giờ biết... Chúng ta gọi chung những điều này là trí tuệ tâm linh phát huy, hay trí bát nhã.

            Trí tuệ hiểu biết vượt ra ngoài thế giới hiện tượngmục tiêu của người tu tập theo đạo Phật. Đạt được tới chỗ này là đạt được cái hạnh phúc chân thật của riêng mình. Đã chân thật thì không thay đổi. Muốn được thế thì chúng ta hãy cứ bắt đầu. Trong kinh Đức Phật đã từng nói: "Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Danh từ Phật ở đây không phải chỉ một bậc thánh có thần thông biến hoá, mà Phật ở đây chính là Pháp thân, là Tâm Phật, là Tâm Như, là Tâm tuyệt đối thanh tịnh nghĩa là hoàn toàn không dao động... Tuy tâm không dao động mà luôn có một dòng Nhận Thức Biết Không Lời chảy hoài không bao giờ dứt trong bộ não của con người hiện đang sống, đang thở, ở thế gian này. Những thứ ấy tạo thành một vòng hào quang bao quanh người ấy, đó là từ trường từ bi hỷ lạc của người ấy phát ra, khiến cho những người xung quanh được hưởng sự bình an vui vẻ khi đến gần.

            Trạng thái tâm linhtrạng thái yên lặng không lời,  là Atakkavacàra,  là ngoài lý luận. Nhưng chúng ta hiện sống trong thế giới hiện tượng có lời, nên tạm mượn lời để diễn tả chỗ không lời. Vì thế chúng ta mới xử dụng danh từ Hạnh Phúc Không Lời hay là  Hạnh Phúc Chân Thật để ám chỉ trạng thái tâm bình an hỷ lạc không thay đổi của người hành trì pháp Phật, còn Hạnh Phúc Huyễn hay Hạnh Phúc Giả để chỉ trạng thái vui vẻ, thích thú nhưng mau chóng thay đổi biến mất của người chưa biết tu tập chỉ biết dựa vào hiện tượng thế gian để có hạnh phúc.

            Sau cùng, tuy chúng ta biết hạnh phúchai mặt huyễn và thật, nhưng chúng ta là người cư sĩ tại gia đương nhiên chúng ta chưa thể sống buông bỏ tất cả. Chúng ta cũng cần có người thân để nâng đỡ an ủi khi tinh thần chúng ta xuống dốc. Chúng ta cũng cần tiền bạc nhà cửa xe cộ là những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày. Chúng ta hưởng thụ thứ hạnh phúc này, nhưng chúng ta không bám víu nó, không tham lam muốn ôm chặt lấy nó, vì chúng ta biết rằng chúng không tồn tại vĩnh viễn bên ta, sẽ có một ngày nào đó những thứ này không cánh mà bay đi thì chúng ta không cảm thấy quá đau khổ.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
14/9/2017
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8492)
đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực,
(Xem: 9135)
Trong kinh Phật dạy: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” hay “một niệm sân nỗi lên, cháy tiêu cả rừng công đức”
(Xem: 8187)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng...
(Xem: 7953)
Đức Phật đã dạy: “Gieo nhân nào gặt quả đó”. Ngày hôm nay quý vị được làm thân người, sáu căn đầy đủ thì phải biết rằng...
(Xem: 7266)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở ...
(Xem: 8972)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời...
(Xem: 8129)
Thiền quán ví như người cha. Tình yêu ví như bà mẹ. Trong mỗi người chúng ta đều có hai giòng máu của mẹ và của cha. Chúng ta có...
(Xem: 8705)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và...
(Xem: 12021)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang ...
(Xem: 12113)
Phóng dật là tâm buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 13510)
Phật dạy: “Cũng vậy, hàng ngày ông thường tạo nghiệp lành, khi chết thì ông sẽ theo nghiệp lànhtái sinh vào cõi lành. Ngược lại, nếu ...
(Xem: 8974)
Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới ...
(Xem: 8918)
Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đảm nhiệm”, hoặc...
(Xem: 11304)
Khóa An Cư Kiết Hạ do GHPGVNTNHK tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont San Jose, miền Bắc California
(Xem: 7162)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và...
(Xem: 7761)
Chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì...
(Xem: 7877)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm.
(Xem: 8117)
Tsuglagkhang, chính điện với hơn 10 ngàn thính chúng tham dự buổi giảng pháp trong ba ngày của đức Đạt lai Lạt ma.
(Xem: 10708)
Riêng trong tận đáy lòng những Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại chúng ta, ông Tiến sĩ Neudeck có một chỗ đứng rất đặc biệt...
(Xem: 9727)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách...
(Xem: 9153)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ...
(Xem: 7892)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath...
(Xem: 9542)
Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được...
(Xem: 9374)
Nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn.. ở trong tù. Tha thứ cho người khác, nhưng thực ragiải thoát chính mình.
(Xem: 8189)
Cầu nguyện với khát vọng. Chúng ta cầu nguyện với khát vọng cho tất cả chúng sinh. Điều này cũng nên bao gồm cả trái đất, nơi...
(Xem: 8272)
Luân hồi (Samsàra : Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến ...
(Xem: 10871)
Muộn phiền từ tâm mà sinh ra. Nếu muốn một cuộc đời không phiền muộn, hãy học theo 7 bài học của ông bà xưa.
(Xem: 9422)
Thành kính dâng Giác Linh Bổn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát
(Xem: 7573)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala...
(Xem: 8161)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác,,,
(Xem: 8291)
yêu thươnghết lòng bảo vệ con cái, cha mẹ đã dốc hết tất cả sức lực của mình, chăm chút từng li từng tí, thậm chí là sắp đặt an bài sẵn cho cuộc đời của con cái.
(Xem: 8142)
Thanh tịnh tâm ý hay làm trong sạch tâm ý là một điều hết sức căn bản trong việc tu tập cho nên
(Xem: 8883)
“Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi. Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.”
(Xem: 9863)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không .
(Xem: 18597)
Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon.
(Xem: 9756)
Hai vị cao tăng người Thái được mời đến nhà một vị cư sĩ để dùng điểm tâm sáng. Trong căn phòng khách nơi...
(Xem: 11223)
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống như vậy sẽ là một bài học bổ ích cho mọi người thực hành theo.
(Xem: 8909)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là...
(Xem: 7677)
Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của...
(Xem: 8793)
Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?
(Xem: 8378)
Nếu một vị khất sĩ tu Từ Quán, dầu chỉ thực tập trong một chốc lát, thời gian bằng một cái búng tay thôi, thì vị khất sĩ đó đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi.
(Xem: 8102)
Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau.
(Xem: 9114)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững...
(Xem: 8582)
Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con ngườiđộng vật.
(Xem: 8961)
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay
(Xem: 9302)
Tất cả các Pháp Hữu Vi là vô thường! Đó là một sự thật! Cũng là lời di huấn cuối cùng của Đức Bổn Sư dành cho chúng ta trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh.
(Xem: 9896)
Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng, Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh, Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi, Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
(Xem: 9260)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
(Xem: 9496)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9556)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant