Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác

20 Tháng Mười Một 201709:20(Xem: 6890)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác

Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ

Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác

 

Huỳnh Kim Quang

 Thien Tong Qua Bo Kia

Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau:

“Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]

Đúng là, lương y giỏi thì tùy bệnh cho thuốc. Cũng vậy, bậc tôn sư đắc đạo thì quán chiếu căn cơ mà dạy Pháp tu cho đệ tử.

Lời Hòa Thượng Bổn Sư của tác giả Nguyên Giác dạy, “con không có một pháp nào hết,” chính là nội dung Thiền đốn ngộ của Tổ Sư Thiền, đã được Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ truyền qua Trung Hoa vào năm 520 sau Tây Lịch và sau đó là Thiền Tông được truyền bá sâu rộng tại Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản… cho đến ngày hôm nay.

Thiền đốn ngộ là pháp Thiền kiến tánh hay thấy tánh. Thấy tánh là thấy mặt mũi xưa nay của mình [bản lai diện mục]. Nhưng mặt mũi xưa nay của mình lại rỗng không chẳng có gì, vì tất cả các pháp đều vô thường biến diệt từng sát na, đều không có tự tánh, không có tự ngã, là Tánh Không. Cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói rằng, “Bản lai vô nhất vật” [Xưa nay không một vật], và cũng là ý của Hòa Thượng Bổn Sư của tác giả dạy, “con không có một pháp nào hết.”

Bởi vậy, cho nên Thiền Tông không có cửa vào, vì là cửa Không. Không có cửa vào thì hễ khởi niệm muốn vào, hay nghĩ đến vào chỗ nào đó thì đều sai, đều đi xa ngàn dặm. Cũng chính vì thế Lục Tổ dạy pháp “vô niệm,” và Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông dạy pháp “đối cảnh vô tâm.” Vô niệm hay vô tâm không phải là diệt sạch ý niệm, trấn áp vọng tâm mà là để tâm rỗng rang tịch lặng như chính nó. Để được như thế thì tâm phải không dính mắc vào đâu, không dừng lại ở đâu. Đó chính là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm,” [không trụ tâm vào đâu hết] như Đức Phật dạy trong Kinh Kim Cang

Tác giả Nguyên Giác kể,“Thế rồi, trong Kinh Kim Cang, tôi đọc được câu: ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. Không trụ tâm vào đâu hết, mới là diệu tâm. Dĩ nhiên, nếu trụ tâm vào Không hay Có, đều sẽ là hỏng. Y hệt như tường đồng vách sắt, không có chỗ bấu víu.”[2]

Đốn ngộgiác ngộ hay thấy tánh tức thì trong khoảnh khắc hiện tiền mà không khởi niệm, không suy nghĩ, không đắn đo. Khi căn đối cảnh thì sát na đầu tiên là không có niệm, không suy nghĩ, không so sánh gì cả. Đó là khoảnh khắc của hiện lượng, theo Nhân Minh Học của Phật Giáo, tức là khoảnh khắc sơ thời nhất lúc căn cảnh gặp nhau, chưa có ý thức, chưa có tỉ lượng, chưa có phân biệt. Ở sát na đầu tiên này tuyệt nhiên không có niệm thiện, không có niệm ác, không có phân biệt chủ khách, không có ngã và ngã sở. Nó giống như tấm gương sạch để trước vật thì vật hiện ra tức thì. Đây là diệu dụng của trí tuệ Bát Nhã. Ở đây tâm cảnh là một. Tác giả Nguyên Giác nói về chỗ này như sau:

“Như thế, tự tánh của Tâm tất là Tánh Không, phải là Emptiness, cũng như gương sáng chiếu vật, hễ không duyên theo vật thì không một pháp hiện ra.

“Nghĩa là, thí dụ, khi chúng ta nghe tiếng gà gáy, ngay tiếng gà đó là cái được nghe, cũng là hiện tướng của cái nghe. Đó là luật duyên khởi, Tâm và Cảnh như là một, vì khi gà gáy là tâm hiện ra, khi gà ngưng gáy, tâm có vẻ như biến mất, nhưng không có nghĩa là có hay không có tâm.”[3]

Khi khởi niệm thì đó là sát na thứ hai của căn cảnh gặp nhau. Tiến trình nhận thức tỉ lượng bắt đầu xảy ra. Ở đây, nhận thức thường nghiệm sẽ hoạt động để giúp con người hiểu biết, so sánh, phán đoán về đối tượng nhận thức. Cũng từ đây ý thức vọng niệm tiếp tục sinh khởi, điên đảo mộng tưởng có mặt, sanh từ luân hồi được tạo dựng. Đây chính là nhận thức theo tri thức thường nghiệm.

Cho nên, đốn ngộ là thấy tánh nhanh như chớp, không một ý niệm khởi sinh. Nhanh như các sự vật hiện ra trong gương. Không thấy có biên tế thời gian trước sau mà tức thì một lúc. Hễ gương sáng để trước vật là thấy vật hiện ra liền. Cho nên cách dạy Thiền của các Thiền Sư thuộc Thiền Tông ra ngoài khuôn khổ của văn tự kinh điển, của nề nếp thói quen, đôi khi rất kỳ quái, khó hiểu, chỉ nhắm vào việc giúp cho hành giả buông bỏ mọi vướng mắc vào vọng niệm và vượt lên trên giới hạn của tri thức thường nghiệm để bước thẳng vào vô niệm rỗng rang.

Trong tiến trình nhận thức thường nghiệm, chúng ta thấy thời gian trải qua ba thời: quá khứ, hiện tạivị lai. Nhưng thực sự tận cùng bản thể của thời tính, không có một thời nào dừng lại để gọi là quá khứ, hiện tại và tương lai cả. Tất cả đều là sản phẩm của ý thức.

Như tác giả Nguyên Giác viết, “Khi một niệm khởi lên, sẽ xảy ra tiến trình: sinh trụ dị diệt -- niệm khởi, niệm an trụ, niệm biến đổi và niệm biến mất. Cái “bây giờ” đó sẽ là khoảnh khắc nào trong tiến trình này? Cái “bây giờ” thực tướngảo tưởng, là vô hình tướng, là sản phẩm lý luận của ý thức… Thực sự, Đức Phật dạy rằng ba thời “quá, hiện, vi lai” đều cần phải buông bỏ (Kinh Pháp Cú, Bài Kệ 348, Đức Phật dạy ngài Uggasena).”[4]

Về mặt không gian hay vật chất, tất cả đều do duyên mà thành, nên luôn luôn sinh diệt không ngừng nghỉ. Tất cả vật chất đều có thể chia cắt, đập nát ra từng mảnh nhỏ thành vi trần, rồi lân vi trần đến mức mắt thường không thể thấy được. Ngài Thế Thân (Vasubandhu), trong tác phẩm A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Abhidharmakosa Karika) phân tích sắc pháp làm hai loại là biểu sắcvô biểu sắc. Vô biểu sắc chính là sắc chất tồn tại ở dạng năng lượng hay chủng tử là cơ bản của vạn pháp. Ngày nay các nhà cơ học lượng tử cho thấy rằng các hạt sóng vật chất tồn tại ở dạng năng lượng. Nhưng tận cùng bản chất của năng lượng thì cũng là pháp vô thường sinh diệt không ngừng, tức đều không có tự tánh, không hiện hữu thật sự mà chỉ là giả có, hay nói khác đi đều là Không.

Thời gian rỗng Không. Không gian rỗng Không. Tâm cảnh đều Không. Vậy thì còn gì để tu, để chứng?

Bởi thế, trong bài kệ trình bày sở ngộ của mình, Lục Tổ Huệ Năng viết rằng:

“Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai.”

(Xưa nay không một vật

Chỗ nào dính bụi nhơ?)

Bước vào cửa Không đó đòi hỏi hành giả một nghị lực phi thường giống như người đứng trên đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nữa. Chỗ này, tác giả Nguyên Giác nói rằng:

“Có một công án nói rằng, hãy bước lên đầu sào trăm trượng và bước thêm một bước nữa. Nghĩa là gì? Đó là bước vào Tánh Không. Cái bước tối hậu đó là: sau giới định huệ sẽ là quăng bỏ tất cả pháp.”[5]

Nhưng cửa Thiền đốn ngộcửa Không. Dễ thì không gì dễ bằng, mà khó thì cũng chẳng có chi khó hơn. Biết cách thì chỉ trong một niệm. Không biết cách thì cả đời cũng không xong.

Cho nên, tùy theo căn cơĐức Phật chỉ cách tu khác nhau. Cũng vì vậy, mà có Thiền Đốn Ngộ của Lục Tổ ở phương Nam và Thiền Tiệm Tu của Thần Tú ở phương Bắc.

Ngày nay, Thiền Minh Sát, Vipassana, Thiền Chánh Niệm đã trở thành liệu pháp trị bệnh cho thân và tâm hữu hiệu được thực hành tại nhiều nơi trên thế giới, từ lãnh vực giáo dục, kinh doanh, y khoa, cho đến chính trị và quân sự, kể cả trong các tôn giáo khác. Trong “Thiền Tông Qua Bờ Kia,” tác giả Nguyên Giác đã viết hàng chục bài để trình bày về những diệu dụng của việc thực hành Thiền Chánh Niệm trong đời thường qua nhiều lãnh vực.

Tác giả Nguyên Giác nói về hiện trạng này như sau:

“Thiền tập là đề tài bình thường và dễ gặp nhất trong hầu hết các sách về Phật Giáo (PG) tại Hoa Kỳ, nơi giới trí thức đang khám pháứng dụng như một công cụ đa dụng để chữa lành rất nhiều bệnh thân và tâm, và đã dùng như một phương pháp gìn giữ hòa bình, kể cả những nơi bạo lực gay gắt như trại tù.

“Trong khi ứng dụng nơi công quyền Hoa Kỳ -- như trong quân đội, trại giam, trường học, bệnh viện… -- thiền tập Phật Giáo được lược bỏ tính tôn giáo, để giữ thuần như một phương pháp thư giãn và trị liệu, nhiều khuynh hướng thiền tập khác đã xuất hiện. Trong đó có thiền tập theo khuynh hướng Ấn Độ Giáo, hay thiền tập ứng dụng vào phương pháp tĩnh tâm hay bồi linh của các hệ phái Thiên Chúa Giáo…”

“Một điểm chú ý là thiền tập theo các khuynh hướng tôn giáo mới xuất hiện, thoạt nghe có vẻ như là Phật Giáo, với các giáo chủ tự cho là vô thượng; họ dùng các ngôn ngữthiền pháp đã chế biến từ Phật Giáo để lôi kéo tín đồ.”[6]

Nhận thức được tình trạng Thiền được phổ biến khắp nơi và dễ bị lạm dụng dẫn tới sai mục đích giác ngộgiải thoátĐức Phật đã dạy, tác giả Nguyên Giác khẩn thiết kêu gọi quảng bá Thiền Phật Giáo để giúp mọi người thực hành Thiền được an lạcgiải thoát.

“Nói ngắn gọn, trong tình hình như thế, chúng ta cần phải quảng bá phương pháp thiền tập của PG, phải nói rằng ai cũng có thể tập thiền PG, và phải cho biết rằng thiền tập PG mang lại hạnh phúclợi ích vô cùng tận cho người tập, và tận cùng là giải thoát.”[7]

Dù Thiền Tổ Sư dạy pháp thấy tánh đốn ngộ đã truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trải qua hơn 15 thế kỷ nay tại các nước Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản. Nhưng, vẫn có người cho đó chỉ là sản phẩm của chư vị Thiền Sư Trung Hoa không phải từ Phật, không như lời Đức Phật dạy trong các Kinh Nikaya. Cộng thêm vào đó là khuynh hướng bài xích Kinh Điển Đại Thừa được dịch bằng Hán văn cũng ngày càng phổ biến làm cho nhiều Phật tử không biết đâu là thiệt đâu là gỉả.

Trong bối cảnh đó, tác giả Nguyên Giác, trong “Thiền Tông Qua Bờ Kia,” đã trích dịch rất nhiều đoạn Kinh Đức Phật dạy trong các Kinh Sơ Thời của Phật Giáo, tức là thời kỳ có trước cả các bộ Kinh Nikaya, cũng như trong các Kinh Nikaya, để cho thấy rằng những lời chư Tổ Thiền Tông dạy sau này chính là lời Đức Phật dạy trong các Kinh đó.

Những bài Kinhtác giả Nguyên Giác nêu ra thực tế cũng đã được dịch sang Việt ngữ từ lâu bởi Hòa Thượng Thích Minh Châu, đặc biệt trong Tiểu Bộ Kinh Tập I, Kinh Tập, Chương Bốn, Phẩm Tám.[8] Hoặc các bộ Kinh A Hàm bằng chữ Hán cũng đã được dịch sang tiếng Việt bởi Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hòa Thượng Thích Đức Thắng, v.v… Các bản dịch Kinh A Hàm của HT Thích Tuệ Sỹ và HT Thích Đức Thắng có phần đối chiếu, chú thích rất công phu từ các bản tiếng Phạn.[9]

Điều đáng ghi nhận ở đây là dù những bài kinh này đã được chư Tôn Đức dịch Việt ngữ và xuất bản từ trước và sau năm 1975 trong và ngoài nước nhưng ít ai giới thiệu những nội dung của các Kinh này chứa đựng tông chỉ cốt lõi của Tổ Sư Thiền.

Nếu không phải là một hành giả Thiền, nếu khôngtâm nguyện xiển dương Thiền Tông như Cư Sĩ Nguyên Giác thì đã không có những nỗ lực và tận tụy miệt mài qua nhiều năm tìm đọc các nguồn dữ liệu từ các bản dịch Anh ngữ của những bài Kinh này để chuyển sang Việt ngữ và giới thiệu đến độc giả Việt Nam. Đây là điểm đặc sắcgiá trị của tác phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia.”

Xin trích một vài đoạn mà tác giả Nguyên Giác trích dịch để cho thấy Thiền TôngKinh Điển Đại Thừa không khác với lời Phật dạy Trong Kinh Sơ Thời.

“Thử trích Aṭṭhaka Vagga (Phẩm Tám), bản dịch Bhante Varado, trong Kinh Paramaṭṭhaka Sutta, đoạn thơ 803, và đối chiếu nhiều bản dịch:

"...He does not hold on even to the Buddha’s teachings..." (Vị này không nắm giữ ngay cả Phật Pháp...)

“Bản dịch của Gil Fronsdal: “One does not construct, prefer, or take up any doctrine. A [true] brahmin not led by precepts or religious practices…” (Vị này không dựng lập, không ưu ái, không nắm giữ bất kỳ lý thuyết nào. Một Phạm chí chân thực không bị lèo lái bởi giới luật hay tu tập tôn giáo…”

“Bản dịch của  Pannobhasa Bhikkhu: "The holyman is gone beyond boundaries -- by him there is nothing..." (Vị này vượt qua mọi giới hạn -- không có gì bên vị này cả...)

“John D. Ireland dịch: "They do not speculate nor pursue (any notion); doctrines are not accepted by them." (Họ không dựng lên lý thuyết nào, không chạy theo bất kỳ khái niệm nào; họ không chấp nhận lý thuyết nào cả).

“Thanissaro Bhikkhu dịch: "They don't conjure, don't yearn, don't adhere even to doctrines." (Họ không dàn dựng lên, không ước muốn theo, không gắn mình vào bất kỳ giáo thuyết nào).

“Max Müller và Max Fausböll dịch: "They do not form (any view), they do not prefer (anything), the Dhammas are not chosen by them, a Brâhmana is not dependent upon virtue and (holy) works; having gone to the other shore, such a one does not return." (Họ không dựng lập bất kỳ quan điểm nào, không ưa thích bất kỳ pháp nào, cũng không lựa chọn ngay cả Chánh Pháp, một vị Phạm chí không dựa vào ngay cả giới luật, và không dựa vào cả việc làm công đức).”[10]

Tác giả Nguyên Giác viết ở một đoạn khác rằng:

“Tuy rằng Thiền Tông Trung Hoa nói là “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” (không dùng tới ngôn ngữ, truyền pháp ngoài kinh điển,” nhưng trong 16 chương của Kinh Nhật Tụng Sơ Thời của Đức Phật, chúng ta thấy đã được trùng tuyên gần như toàn bộ trong Tín Tâm Minh của Tăng Xán và trong Chứng Đạo Ca của Huyền Giác. Đọc kỹ, sẽ thấy rằng Thiền Tông Trung Hoa là giáo pháp Đức Phật dạy trong 16 chương nêu trên.”[11]

Có thể có người nghĩ rằng khi tu Thiền không để tâm dính mắc tới bất cứ pháp gì thì cũng không đặt nặng vấn đề giữ gìn giới luật nhà Phật. Nhưng tác giả Nguyên Giác thì không. Ông cảnh giác một cách nghiêm trọng rằng,“Nếu không có giới, là toà nhà Phật Giáo sụp đổ.”[12]

Tác giả Nguyên Giác đã nêu vấn đềnhận định như sau:

“Có một câu hỏi nên suy nghĩ: tại sao trong rất nhiều thế kỷ, tại các nước theo PG Bắc Tông, Thiền Tông  không hưng thịnh được, và có lẽ đã thất truyền ở nhiều nơi, nhưng Phật giáo vẫn lưu truyềnvẫn có ảnh hưởng lớn trong xã hội?

“Một câu hỏi tương tự cũng nên nêu ra: tại sao pháp Thiền Vipassana ở các nước theo PG Nam Tông dị biệt nhau, và cũng đã thất truyền nhiều thế kỷ (theo nhiều sử gia, Vipassana mất truyền khoảng 2,000 năm), nhưng Phật giáo vẫn lưu truyềnvẫn có ảnh hưởng lớn trong xã hội?

“Có lẽ, sức mạnh gìn giữ Phật giáo ưu tiên phải là giới. Nghĩa là, chặng đầu trong ba giai đoạn Đức Phật đã dạy: Giới, Định, Huệ.”[13]

Đúng như vậy, Tổ Sư Liễu Quán cũng đã khuyến tấn việc tu Thiền phải đi đôi với giữ gìn giới luật trong bài kệ truyền pháp của ngài rằng:

“Giới định phước huệ

Thể dụng viên thông…”

(Giữ giới, tham thiền nhập định, tu phước, phát huy trí tuệ thì thể và dụng mới vẹn toàn.)

Nên nhớ, Ngài Huệ Năng sau khi đắc đạo và được Ngũ Tổ truyền y bác làm Lục Tổ, ẩn danh 15 năm rồi thì ngài đã xin thọ Tỳ Kheo Giớigia nhập vào Tăng đoàn để từ đó truyền pháp Thiền Tào Khê.

Điểm thích thú và quan trọng khác mà tác phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” nói đến là Kinh Nhật Tụng vào thời Đức Phật còn tại thế. Cư Sĩ Nguyên Giác cho biết đó là nhóm Kinh: 16 Chương Atthaka Vagga [Phẩm Tám] và Parayana Vagga [Phẩm Bi Ngạn], đều nằm trong Kinh Tập, Tiểu Bộ Kinh. Điều đáng chú ý nữa là như tác giả Nguyên Giác viết:

“Trong sách “The Buddha Before Buddhism” (Đức Phật Trước Thời Phật Giáo) Giáo sư Gil Fronsdal, cũng là một thiền sư nổi tiếng, đã dịch Phẩm Tám ra Anh ngữ, và ghi nhận nơi trang 141 (ấn bản sách giấy, chưa thấy bản điện tử) rằng điều kinh ngạc nhận ra là trong các năm đầu hoằng pháp, nhóm kinh nhật tụng Phẩm Tám này không nói gì về Tứ Thiền, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thất Giác Chi…

Trong khi đó, Giáo sư Luis O. Gomez trong bài viết “Proto-Madhyamika in the Pali canon” (Tiền Thân Trung Quán Luận Trong Tạng Pali) nhận thấy hai nhóm Kinh Nhật Tụng sơ thời  (Phẩm Tám và Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia) nhiều thế kỷ sau đã xuất hiện lại trong văn học hệ Bát Nhã, Trung Quán Luận, và Thiền Tông Trung Hoa.”[14]

Tác giả Nguyên Giác cũng đã nói đến sự diệu dụng của việc tụng Kinhnghe Pháp:

“Tới đây, chúng ta có thể nêu câu hỏi: Có thể giải thoát mà không cần thiền tập? Có thể giải thoát mà chỉ cần nghe pháp? Hay chỉ cần tư duy, nghiền ngẫm về pháp nghĩa là sẽ dứt sạch phiền não và đắc thánh quả?

“Câu hỏi trên rất quan trọng, vì trong hoàn cảnh người Việt hiện nay, phân tán toàn cầu, việc làm nơi xa xứ có thể nặng nhọc, và nơi ở có khi không gần chùa, phương tiện tiếp cận giáo pháp hầu hết là nghe pháp qua mạng YouTube.com hay đọc kinh luận trên Internet.

“Đức Phật trả lời rằng có thể. Có thể chỉ nghe pháp, hay chỉ tư duy về pháp là đủ để giải thoát. Lời dạy này nằm trong Kinh Tăng Chi Bộ AN 5.26. Kinh này được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch là Giải Thoát Xứ. Riêng bản Anh dịch của Piya Tan có nói thêm chi tiết, biện giải về 5 giải thoát xứ, và dẫn nhiều tham khảo thêm.

“Đức Phật dạy rằng có 5 con đường có thể xóa bỏ hoàn toàn phiền não, đạt thánh quả cao nhất:

1. Lắng nghe (hay học) Chánh pháp;

2. Giảng dạy Chánh pháp;

3. Tụng đọc Chánh pháp;

4. Tư duy ý nghĩa Chánh pháp;

5. Thiền tập.”[15]

Phật Giáo Việt Nam trong nhiều thế kỷ nay cũng đã thực hành pháp môn trì tụng Kinh vào mỗi sáng và tối trong các Chùa. Phổ thông nhất tại Miền Trung và Miền Nam Việt Nam từ phong trào chấn hưng Phật Giáo vào đầu thập niên 1930s đến nayChú Thủ Lăng Nghiêm được tụng vào buổi sáng và Kinh A Di Đà được tụng vào buổi tối. Ngoài ra, còn có Ba Kinh Nhật Tụng, gồm Kinh Di Giáo, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, và Văn Cảnh Sách của Tổ Quy Sơn Linh Hựu soạn, còn gọi là Phật Tổ Tam Kinh, cũng đã được trì tụng hàng ngày, hiện vẫn còn bản khắc gỗ tại Chùa Viên Minh, tỉnh Hà Tây, Miền Bắc Việt Nam.[16] Nhiều Chùa Việt Nam trong và ngoài nước thường có những khóa trì tụng Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm hằng tuần và các Kinh Dược Sư, Kinh Vu Lan vào các dịp Lễ Tết Nguyên ĐánLễ Vu Lan.

Tác giả Nguyên Giác cũng nhắc nhở người trì tụng Kinhnghe Pháp rằng, “Nên ghi chú rằng, trong khi lắng nghe, giảng dạy, tụng đọc hay tư duy đều phải tỉnh thức; vì nếu không, mình sẽ chỉ là cái máy cát-sét, lại vô ích.”[17]

Tóm lại, tác phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” có thể được xem là cuốn cẩm nang cho người Phật tử thuộc mọi căn cơ tu tập, đặc biệt cho những hành giả Thiền, vì toàn bộ tác phẩm là những kinh nghiệm tự thân của tác giả Nguyên Giác, những thông tin giá trị về Thiền, và những dẫn chứng Kinh điển dạy pháp điều phục thân và tâm để vừa có cuộc sống khỏe mạnh, an lạchạnh phúc ngay trong đời này, vừa có thể thành tựu mục đích giác ngộ cứu cánh vượt qua bờ kia.

Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” của Cư Sĩ Nguyên Giác được Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation  xuất bản và công ty mạng Amazon phát hành từ giữa tháng 10 năm 2017. Tác phẩm in bìa màu, dày gần 350 trang, với 27 bài viết xoay quanh chủ đề chính là Thiền.

Xin cảm ơn tác giả Nguyên Giác và xin kính giới thiệu tác phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” đến chư liệt vị.

 



[1] Nguyên Giác, Thiền Tông Qua Bờ Kia, Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation, 2017, trang 338

[2] Sách đã dẫn, tr. 336-337

[3] Sách đã dẫn, tr. 339

[4] Sách đã dẫn, tr. 106

[5] Sách đã dẫn, tr. 111

[6] Sách đã dẫn, tr. 104-105

[7] Sách đã dẫn, tr. 105

[8] Trích theo chú thích 3 trong bài “Vài Ghi Chú Rời Về Thiền của tác phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” của Nguyên Giác

[9] http://www.daitangkinhvietnam.org/taxonomy/term/298

[10] Nguyên Giác,  Thiền Tông Qua Bờ Kia, NXB Ananda Viet Foundation, 2017, tr. 109, 110, 111

[11] Sách đã dẫn, tr. 129

[12] Sách đã dẫn, tr. 83

[13] Sách đã dẫn, tr. 83

[14] Sách đã dẫn, tr. 108

[15] Sách đã dẫn, tr. 111-112

[16] https://quangduc.com/images/file/fRBruaTK0AgQAJog/ba-kinh-nhat-tung.pdf

[17] Nguyên Giác, Thiền Tông Qua Bờ Kia, NXB Ananda Viet Foundation, 2017, tr. 112

Ý kiến bạn đọc
12 Tháng Mười Hai 201709:07
Khách
Tôi ở Việt Nam đã đặt và mua được quyển sách 'Thiền tông qua bờ kia'của tác giả Nguyên Giác.
Thật vui mừng, hạnh phúc khi có được quyển sách mà nội dung của nó đã 'khai thị' cho tôi rất nhiều.Tôi cảm động khi đọc phần 'Lời thưa' của tác giả: "Tác phẩm được viết trong hạnh phúc vô cùng tận, và tác giả muốn chia sẻ hạnh phúc với độc giả trong nỗ lực đọc lại lời Đức Phật dạy". Và tôi đã hiểu vì sao mình cảm thấy hanh phúc!
Xin được cảm ơn tác giả Nguyên Giác, NXB Ananda Viet Foundation, và cảm ơn tất cả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15624)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17875)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13311)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12163)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14202)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13839)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13709)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14466)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16416)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21023)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22188)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12830)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13668)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23142)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13320)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30190)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13518)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13248)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12946)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12848)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12880)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14078)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15133)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22033)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15012)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14280)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19503)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14178)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13315)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12709)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12818)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15762)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12217)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13466)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15097)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14810)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12401)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13869)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16401)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14583)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17549)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12966)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14828)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14597)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28534)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14122)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13255)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13886)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10663)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14802)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant