Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Welcome back to Australia

14 Tháng Giêng 201821:16(Xem: 5023)
Welcome back to Australia

Welcome back to Australia


Đó là lời chào mừng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Trưởng ban Tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ thứ 17 tại Portsea Camp, cách phi trường Melbourne độ 2 tiếng đồng hồ lái xe. Hôm đó là ngày 27 tháng 12 năm 2017. Trở lại Úc Châu lần nầy, lẽ ra tôi đến đúng giờ để tham gia hội thảo vào sáng sớm ngày 27 tháng 12 từ 9 đến 11 giờ 30, nhưng vì máy bay từ Hamburg, Đức Quốc đến Dubai bị trễ hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ, bởi bầu trời của Dubai sáng hôm ấy bị sương mù dày đặc, nên máy bay phải bay lòng vòng đợi đến khi sương mù tan bớt mới hạ cánh xuống phi trường được. Chuyến nầy đến trễ, nên chuyến bay tiếp đi Melbourne gần 12.666 cây số cũng tiếp tục trễ theo. Tổng cộng đường bay dài nầy độ 17.000 cây số, thông thường mất hết 26 tiếng đồng hồ cho việc bay và chờ đợi, nhưng hôm đó tôi và Bác Thị Tâm Ngô Văn Phát phải mất tổng cộng là 28 tiếng 30 phút mới đến được Melbourne.

Khi đến nơi được Thầy Nguyên Tạng chào tôi câu tiếng Anh nầy, cảm thấy mình như người xa nhà đã được trở lại quê xưa và người thân đón chào như vậy. Tiếng Anh nó có cái hay của nó, nhưng hay nhất là người biết xử dụng nó. Có thể Úc Châu là quê hương thứ hai của tôi, gần giống như Đức, nên tôi cảm thấy gần gũi hơn bao giờ hết. Từ năm 1978 đến năm 2017, đúng 40 năm như thế, mỗi năm ít nhấtmột lần tôi đi Úc, cả đi lẫn về 34.000 cây số đường chim bay. Nếu nhân lên tổng số thì tôi đi được 40 x 34.000 = 1.360.000 cây số (một triệu ba trăm sáu chục ngàn), chỉ riêng cho nước Úc, nên Thượng Tọa chào hỏi tôi bằng câu “Welcome back” cũng đúng thôi. Người Nhật Bản cũng có câu Okaeri nasai (xin hãy vui lòng trở lại) cũng tương tự như câu tiếng Anh nầy. Ý nói chào đón lại người đi xa mới vừa về. Cho nên người khách ấy cảm thấy gần gũi hơn.

Nghỉ ngơi chưa được bao lâu thì tôi đã phải cùng chư Tôn Đức và quý Phật tử lên trai đường để tham dự lễ cúng dường Trai tăng và bữa ngọ trai cuối khóa tu học. Đây là ngày thứ tư của khóa tu (từ 24 đến 28.12.2017). Hòa Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc giới thiệu sơ qua về tôi và nói lý do chuyến đi bị trễ, nên tôi không tham gia được giờ hội thảo cùng với chư Tôn Đức, đã phụ lòng quý Phật tử chờ đợi trong mấy ngày qua. Vì thiên nhiên không ưu đãikhông gian cách trở qúa xa xôi, nhưng tôi đã về và đã đến, dẫu cho sương mù có phủ kín bầu trời Dubai và cuối cùng niềm tin đã thắng thế. Tôi đáp từ lại vài lời và xin hẹn gặp chư Tôn Đức cũng như quý đồng hương Phật Tử vào một dịp khác trong khóa tu nầy.

Được biết kỳ nầy có hơn 50 chư Tôn Đức Tăng Ni trong Ban Giảng Sư cũng như trong Ban Tổ Chức và gần 500 học viên Phật Tử đến từ các tiểu bang trên xứ Úc như: Darwin, Brisbane, Sydney, Canberra, Melbourne, Adelaide và một số Phật tử đến từ Tân Tây Lan. Lần nầy số người trẻ tham gia trên 150 em, người già nhất cũng đã lên tuổi 90 và các em nhỏ tuổi nhất theo Mẹ đi học cũng chỉ mới chập chững bước đi từng bước một. Với tổng số người như vậy, mà Ban Tổ Chức phải lo cho chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ học, nơi thể thao, nơi hội họp v.v… thì quả là một vấn đề không nhỏ cho Ban Tổ Chức chút nào hết. Thế mà ở phần kết quả tài chánh thì Ni Sư Thích Nữ Như Tuyết báo cáo là tổng thu lên đến hơn $190.000 Úc Kim, trừ đi số chi gần $170.000 Úc Kim, số còn lại $20.000, Úc Kim. Số thặng dư này sẽ sung vào quỹ của Giáo Hội $10.000 Úc Kim và $10.000 Úc Kim còn lại sung vào Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ thứ 18 sẽ được tổ chức tại Adelaide từ ngày 27 đến 31.12.2018 sắp đến. Đây là những thành quả vật chất, còn thành quả tinh thần thì quá tuyệt vời qua những người tham dự thi và có phần thưởng từ 1 đến 5 hay 10 chung cho các lớp. Không khí bế giảng Khóa Tu Học đã làm cho mọi người quyến luyến, bịn rịn trước khi chia tay và hẹn gặp lại vào năm tới tại Adelaide.

Sau thời công phu khuya ngày 28 tháng 12 năm 2018 là lời Khai Thị của Hòa Thượng Thích Bổn Điền. Kế tiếp Hòa Thượng Thích Trường Sanh giới thiệu tôi có vài lời đến với quý Phật Tử hiện diện hôm ấy. Tôi đã có đôi điều khuyến tấn: Cách đây hơn 2.500 năm về trước, sau khi Đức Thích Tôn thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài thấy chưa hội đủ nhân duyên nên Ngài có ý vào Đại Bát Niết Bàn, nhưng chư Thiên ở cõi Dục thấy rằng Ngài chưa độ được một chúng sanh nào cả, nên các vị Thiện Thần hiện ra để cung thỉnh Đức Phật thuyết pháp độ sanh, nhưng Ngài vẫn yên lặng. Rồi chư Thiên cõi sắc cũng lần lượt cung thỉnh, nhưng Ngài vẫn yên lặng. Lần thứ ba tất cả chư Thiên cõi Dục, cõi sắc và cõi Vô Sắc cũng như Thích Đề Hoàn Nhơn đích thân cung thỉnh, nhưng Đức Phật vẫn lặng yên. Sau một thời gian trầm lắng trong Thiền định, Đức Phật nhận thấy rằng: Những chúng sanh không có duyên với Phật pháp thì Ngài cũng không thể nào độ được.

Những chúng sanh đã thành thục rồi, không cần có Ngài, họ vẫn có thể tu chứng. Duy chỉ có những chúng sanh Bất Định, nghĩa là từ điểm thiện nầy họ có thể vươn cao hơn để vào hàng Thánh và những người nào còn tội lỗi, nếu biết tu hành cũng có thể hoán chuyển tốt hơn hay nếu Tình nhiều, Tưởng ít thì sẽ phải chịu luân hồi sinh tử tiếp tục. Chính vì loại người Bất Định nầy mà Đức Phật đã quyết định ở lại thế gian để rao giảng các Pháp Học và Pháp Hành cho chúng sanh trong suốt 45 năm dài. Đó là những lời kinh được ghi lại trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyo) mà cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho xếp vào phần Kinh Phật Bản Hạnh tập thứ 12 trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh của phần Bộ Bản Duyên tương ưng với Tiểu Bộ Kinh bên Tạng Nam Truyền. Chúng ta là những người có phước báu được Đức Bổn Sư quan hoài đến và nhờ Chư Tăng Ni hướng dẫn các khóa Tu như thế nầy, nên từ Á sang Âu rồi từ Âu sang Mỹ và ngày nay tại Úc Châu chúng ta có được cơ duyên để đến với Phật Pháp như thế nầy. Quả là điều bất khả tư nghì, nên chúng ta cần phải tinh tấn hơn nữa để khỏi phụ công Thầy Tổ trong vấn đề hoằng truyền giáo pháp của Như Lai vẫn luôn được lưu chảy mãi trong mạch sống của tâm linh.

Đến trưa ngày 28.12.2017 nhân lễ bế mạc Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ thứ 17 nầy, tôi được Ban Tổ Chức đề nghị nói vài lời. Sau khi tán thán những thành qủa tu học của các Phật Tử tại địa phương, tôi có đề cập đến những khóa tu tại Hoa Kỳ lần thứ 7 hay Khóa tu Âu Châu lần thứ 30 của năm 2018 sắp đến. Tất cả chúng ta đều cố gắng nên thừa tự Pháp của chư Phật và chư Tổ, chứ không nên thừa tự những hình thức vật chất. Vì vật chất luôn đổi thay, nhưng truyền tâmtruyền pháp thì mới có thể tiếp tục lâu dài cho bây giờ và mãi đến những ngày sau xa xôi nữa, chúng ta cũng không phải lo lắng mấy, vì thế hệ kế thừa của lớp trẻ tại các châu lục đang hiện diện khắp đó đây. Đây là mối quan tâm hàng đầu của chư Tôn Túc trong các Giáo Hội Liên Châu trên khắp thế giới ngày nay.

Bây giờ thì welcome back to Pháp Bảo tại Sydney để thăm chùa cũ mà năm nào tôi cũng đã có dịp trở lại đây. Quý Sư Cô chờ tôi ở cổng lúc 22 giờ ngày 28.12.2017, sau khi đi chuyến máy bay từ Melbourne về lại Sydney cùng Hòa Thượng Bảo Lạc và Thượng Tọa Đạo Thông, tôi đã ghé thăm một gia đình tại Sydney vốn đã quen biết hơn 40 năm tại Pháp, nên trở lại chùa xưa hơi khuya. Đêm đó cũng như mọi đêm, từ trong liêu phòng tôi nhìn qua song cửa sổ, thấy bên kia Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng của người Việt vẫn còn kẻ tới người lui, trông rất nhộn nhịp, vì đây là những ngày nghỉ lễ cuối năm, nên cũng là cơ hội để mọi người tập trung ở đây nghe thuyết trình hay hàn huyên tâm sự. Vào sáng ngày 29.12, sau thời công phu khuyađiểm tâm và tôi cũng được Hòa Thượng Thích Bảo Lạc cũng như Thượng Tọa Thích Phổ Huân đưa lên Thiền Lâm Pháp Bảo, cách chùa Pháp Bảo độ hơn nửa tiếng đồng hồ lái xe. Đây là lần thứ ba tôi ghé thăm lại Thiền Lâm Pháp Bảo. Lần đầu là lúc mới mua cách đây 3 năm về trước; lần thứ hai là năm 2016 vừa qua, sau khi tham dự lễ tang của Cố Hòa Thượng Thích Như Huệ, tôi cũng đã ghé lại đây thăm và lần nầy, nhân khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ thứ 17 tại Melbourne cũng như ký tặng sách “Thiền quán về sống và chết” (sách của tôi và Thượng Tọa Nguyên Tạng dịch chung từ Anh ngữ ra Việt ngữ) và quyển “Nước Mỹ bao lần đi bao lần đến”. Lần thứ ba nầy đến Thiền Lâm thấy khác hẳn hai lần trước. Đầu tiên là nhìn thấy cây lá xanh tươi quanh chùa, cảm thấy như mát lòng với cái nắng gay gắt gần 40 độ của mùa Hè Úc Châu, trong khi Âu Châu tuyết đang rơi và nhiệt độ âm có nơi từ -5 đến -10 độ C. Quả thật thế giới vô cùng, không gian vô tận là vậy. Trong khi bên nầy nóng thì bên kia lạnh; bên nầy mùa Thu thì bên kia mùa Xuân hoặc ngược lại. Đúng hay sai, tốt và xấu tất cả chỉ nằm trong sự đối đãi mà thôi.

Tượng Đức Bổn Sư bằng đá cao 7 mét đã được chuyên chở từ Việt Nam sang đây rồi, chỉ cần chờ giấy phép là thợ lắp ráp sẽ mang xe cần cẩu đến đây để thực hiện khâu cuối cùng và tại đây chính là nơi Kim Cương Tòa của Đức Giáo Chủ Phật Giáo, mà Thiền Lâm Pháp Bảo hân hạnh để cung đón Ngài về đây, ngự trị nơi chốn núi rừng nầy. Có mấy dãy nhà mới xây cũng như một vài thất được tân trang, trông rất bề thế, nhưng Thiền Lâm Pháp Bảo không dừng lại ở đó. Chùa đang chờ giấy phép cứu xét lần cuối của Hội Đồng Thành Phố địa phương để xây dựng nên Chánh Điện và những khu nhà tịnh tu cho các Phật tử ở lại đây nhiều ngày trong những khóa tu miên mật. Nếu tổng thể diện tích Thiền Lâm Pháp Bảo được xây dựng thì nơi đây chính là một nơi lý tưởng để cho hằng trăm Tăng Ni cũng như Phật tử có thể về đây tu tập, hành trì trong nhiều ngày khác nhau, không có gì trở ngại cả.

Lần đầu và lần thứ hai Thầy Phổ Huân dẫn tôi leo núi phía sau Thiền Lâm, có lần lên tận đỉnh của núi và đã gặp nhiều con Kangaroo chạy nhảy đó đây, trông cũng rất tự nhiênan lạc, vì chúng không nghĩ rằng lại có loài người đang xâm phạm đến lãnh địa của chúng. Bấy lâu nay nơi nầy chỉ có chúng làm chủ mà thôi. Hai lần trước chưa có dọn đường quang đảng để đi bộ trong 520.000 mét đất rừng nầy và lần thứ ba nầy tôi đã được Thầy Phổ Huân chở trên một xe leo núi, có sức mạnh lôi kéo cả đất cát theo, cũng không hề hấn gì, vì xe có mã lực mạnh để leo núi. Thầy ấy chạy vòng vèo để giới thiệu chỗ nầy chỗ kia trên đỉnh núi nầy và cố tìm cho ra những con Kangaroo ngày ấy, nhưng hôm ấy có lẽ đã trưa và nắng đã lên cao rồi, những con Kangaroo không còn hiện hữu nữa, thay vào đó là những chú rắn mối thật lớn xuất hiện đó đây, như để đón chào người xưa trở lại núi rừng Đa Bảo thuở nào tại Blue Mountain cách đây lần cuối là 4 năm về trước. Nhìn sự vật, động vật đang trong sự tĩnh lặng, tâm mình cảm thấy nao nao, bởi lẽ với tôi, nơi nào cũng là quê hương của mình cả, nên mới chạnh nhớ vời trông là như vậy.

Cuối năm 2017 tôi có cơ duyên để nghe hết nhạc Đời và nhạc Đạo của ca sĩ Gia Huy hát. Nhớ đến Thầy Tổ, chùa xưa không ít và nhân duyên nào đưa đẩy để tôi xem hài kịch của Trường Giang là một danh hài của xứ Quảng đã xa quê và nay đã trở về lại Quảng Nam để đóng kịch chung cùng với Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh… thấy nhớ quê hương chi lạ. Quê Hương là gì nhỉ? chẳng ai có thể định nghĩa hết được hai từ nầy, nhưng nó đã hằn sâu vào ký ức, vào tâm hồn của những kẻ xa quê từ độ nào. Riêng tôi đã xa nơi chôn nhau cắt rốn Mỹ Hạc từ năm 1964, xa Hội An từ năm 1968, xa Sài Gòn từ đầu năm 1972, xa Tokyo từ tháng tư năm 1977, rồi trụ lại Hannover cho đến ngày nay để có được cơ duyên đi 73 nước trên thế giới. Bình thường thì thấy rằng nơi nào cũng là quê hương của mình, nhưng ở nơi sâu thẳm của tâm hồn, một quê hương, một chốn để trở về, ngoài quê Nội là Phật Pháp, chốn Quảng Nam, tôi còn những quê Ngoại như Nhật Bản, Úc Châu, Hoa Kỳ và những nơi tôi có nhiều năm tháng sinh sống cũng như hoạt động Phật sự tại đó nữa. Đây mới là những hình ảnh mà trong tâm khảm của tôi lúc nào cũng đong đầy cả.

Tối ngày 31 tháng 12 năm 2017 cũng là ngày cuối nămlễ Sám Hối tại Thiền Đường Pháp Bảo, tôi đã có một giờ đồng hồ để gặp lại những Đạo hữu, Phật tử thân thương của Pháp Bảo từ mấy độ đi về của những năm tháng vừa qua. Tôi đã đưa họ về quê xưa của Đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni dựa theo Kinh Tu Hành Bản Khởi và Phật nói Kinh Bản Hạnh từ quyển thứ 10 cho đến quyển thứ 12 trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, để cho quý Đạo hữu và quý Phật Tử có được một cái nhìn sâu sắc hơn khi thực hành Pháp như Đức Như Lai vẫn thường hay dạy rằng: “Như Lai làm những gì giống như Như Lai đã nói và Như Lai nói như những gì Như Lai đã làm”, trong khi đó chúng ta thì ngược lại và nếu chúng ta có hướng đến con đường giải thoát sanh tử thì chúng ta nên lấy trí tuệ để hướng dẫn và dùng lòng từ bi để hóa giải những sự khổ đau trên trần thế nầy, không sớm thì muộn, chúng ta cũng sẽ có được những hạt giống lành làm tư lương để trở về con đường Chân Thiện Mỹ ấy.

Còn đi xa được bao lâu nữa thì tôi chẳng biết, vì “Đường Không Biên Giới” mà tôi đã viết cách đây gần 40 năm về trước, chắc cũng sẽ không còn biên giới nữa khi tôi vẫn còn đi, còn đến, còn gặp gỡ chư Tôn Túc cũng như quý Đạo hữu Phật tử khắp đó đây là một hạnh phúc quá nhiều rồi. Sang năm 2018 tuổi ta, tôi sẽ bước vào tuổi 70. Cái tuổi thất thập cổ lai hy của người xưa, rồi ai ai cũng lần lượt phải ra đi, để cho đất trời và vạn vật còn ở lại. Những gì của Mẹ Cha xin trả lại cho Mẹ Cha, những gì của trần thế xin gửi lại cho người trần thế, thì âu đó cũng là một định luật xưa nay. Thế mà hôm nay tôi vẫn còn được welcome back to Australia là một hạnh phúc không nhỏ riêng với bản thân mình. Xin cảm ơn Thượng Tọa Nguyên Tạng, Thượng Tọa Tâm Phương cũng như tất cả chư Tôn Đức tại Úc Đại Lợi Tân Tây Lan cùng đồng bào Phật tử khắp nơi tại châu lục nầy. Lại cũng xin niệm ân Bào Huynh Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Tăng Ni chúng tại tự Viện Pháp Bảo cũng như Thiền Lâm Pháp Bảo, lúc nào cũng như lúc nào đã dành cho riêng tôi nhiều tình cảm thật là đặc biệt kể cả thế gian pháp lẫn Phật Pháp muôn đời.

Viết xong vào ngày 31 tháng 12 năm 2017 tại Thư Phòng chùa Pháp Bảo Sydney, Úc Đại Lợi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9501)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10437)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9906)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9400)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10841)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10314)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9874)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11330)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18930)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9729)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 9000)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9568)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9028)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9348)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9032)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9744)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10578)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9481)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10030)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10456)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9632)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10976)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10357)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9538)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10697)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12780)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10422)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10294)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13527)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10855)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10149)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9161)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10359)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10754)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18157)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11056)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10949)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10970)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11927)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12470)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18028)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12043)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10107)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9661)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14836)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9756)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8834)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9102)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 9000)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8181)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant