Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tôi Học Phật

01 Tháng Sáu 201805:10(Xem: 7304)
Tôi Học Phật

TÔI HỌC PHẬT 

Bác sĩ
 Đỗ Hồng Ngọc


Thoảng Hương Sen

… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu:
- “Này các Tỳ khưu, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapà?”.
- “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapàmà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapà thật là quá nhiều”.
- “Này các Tỳ khưu, cũng giống như thế...

Cho nên, với tôi, “lõm bõm” học Phật cũng là quá đủ rồi vậy!

1. La-hầu-la là… con Phật lúc Phật còn là Thái tử. Một người con huyết thống. Trong cái đêm rời bỏ cung điện, “quyết tìm đạo sáng cứu chúng sanh” đó, Thái tử Tất-đạt-đa hẳn đã ít nhiều quyến luyến. Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm vua cha thì La-hầu-la đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La-hầu-la cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hãy coi Phật đã dạy La-hầu-la những gì… để học lóm cũng hay!
Trước hết, Phật giao La-hầu-la cho… ông “thầy dạy kèm” là Xá-lợi-phất. Sao lại Xá-lợi-phất mà không phải ai khác như Mục-kiền-liên chẳng hạn? Xá-lợi-phất thì mới đúng là một ông giáo, kiến thức uyên bácđệ tửtrí tuệ bậc nhất của Phật mà. Phật giao cậu bé La-hầu-la cho Xá-lợi-phất dạy dỗ là muốn La-hầu-la đi vàocon đường tu tập bằng trí tuệ trước hết. Nếu Mục-kiền-liên mà làm thầy có khi La-hầu-la mê… thần thông mất! Phật không trực tiếp
dạy La-hầu-la vì cha mà dạy con không dễ, nhứt là ông con có máu làm vua!
Và bài học đầu tiên Xá-lợi-phất dạy La-hầu-la là thở. Tức là dạy kỹ năng đầu tiên của thiền định. Bởi đây cũng chính là con đường khai mở trí huệ. Có chánh định rồi mới mong có chánh kiếnchánh tư duy… chớ, phải không? Cuộc sống càng căng thẳng, càng đam mê, càng nhiều  tham sân si mạn nghi tà kiến… thì người ta càng dễ quên thở. Người ta chỉ thoi thóp thở, khò khè thở, hời hợt thở, cà giựt thở, cà hước thở cho qua ngày đoạn tháng! Cho nên phải dạy thở trước hết cho La-hầu-la là đúng. Nhưng thở không chỉ là thở. Thở để thấy một kiếp người. Thở để thấy vô thườngvô ngã. Thở để thấy duyên sinh, thấy thực tướng vô tướng
Rồi khi La-hầu-la lớn dần lên, Phật dạy những bước tiếp theo. Hãy học hạnh của đất. Hãy như đất. Đất ở khắp nơi. Đất trong ta. Đất trong vũ trụ. Không có đất, ta không nên hình nên dạng. Không có đất, nhựanguyên không thành nhựa luyện. Điều quan trọng: đất không hề phân biệt. Ném một thỏi vàng hay một đống rác, đất vẫn “như như bất động”…  

Hãy học hạnh của nước. Hãy như nước. Nước ở khắp nơi. Nước ở trong ta chiếm đến ba phần tư thể trọng. Cũng như biển cả sông ngòi chiếm ba phần tư mặt địa cầu. “Nước trôi ra biển lại tuôn về nguồn” (Tản Đà). Chẳng thêm chẳng bớt…

Hãy học hạnh của gió. Hãy như gió. Gió ở khắp nơi. Gió trong ta. Trong bầu khí quyển. “Gió không có nhà/ Gió đi muôn phương…”. Đâu cũng là nhà của gió. “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...” (TCS).

Hãy học hạnh của lửa. Hãy như lửa. Lửa ở khắp nơi. Lửa trong ta. Lửa trong vũ trụ. Lửa ở mặt trời. Lửa giữa lòng đất. Lửa ở trong cây. Không có lửa sao cọ xát thì cây bốc lửa? Lửa đốt cháy hết tham sân si.Lửa tam muội ngùn ngụt trong chánh định…
Tứ đại “đất, nước, gió, lửa”, chính là những chất liệu, như Nitrogen (đất), Hydrogen (nước), Oxygen (gió), Carbon (lửa) tạo nên protein. Từ đó mà có sắc, thọ, tưởng, hành, thức…

Và Phật đã không quên nhắc đi nhắc lại với La-hầu-la: “không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta”. Giới Định Huệ chính là thuốc đặc trị cho Tham Sân Si.

2.“… 30 năm trước khi chưa tu thấy núi là núi, sông là sông. Sau nhân được thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông. Rồi nay thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh lại thấy núi là núi, sông là sông…”
Cái thấy của 30 năm trước là cái thấy của nỗi lo âu vì vô thường:

Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai…
(Tú Xương)

Cái thấy của 30 năm trước là cái thấy của nỗi sợ hãi vì chấp ngã:
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi…
(Vũ Hoàng Chương)

Ta sống trong vô thường vô ngã mỗi phút giây mà chẳng biết. Mỗi ngày Trái đất bay vòng quanh Mặt trời2,5 triệu cây số; mỗi giây hàng trăm triệu tế bào hồng cầu tự hủy đi để hàng trăm triệu tế bào hồng cầu mới sanh ra… Ta vẫn cứ tưởng còn ngồi lại bên cầu để than thở: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ…”.  Cho đến lúc thảng thốt nhận ra: “Con sông là thuyền/ mây xa là buồm/ từng giọt sương thu hết mênh mông…” (TCS). 
Người thiện tri thức đã chỉ cho chỗ vào? Vào đâu? Vào cái thấy “như thực”: thấy mọi thứ và cả cái ta nữa, luôn biến dịch, luôn đổi thay, bởi nó từ duyên mà khởi, từ duyên mà sinh. Ta thì từ đất nước gió lửa. Núi thì từ đá, đá thì từ cát, cát thì từ gió...  Nhìn cho rõ ngọn nguồn. Thấy cái thực tướng vô tướng. Rồi mừng rỡ reo lên: À, thì ra là Không
Núi chẳng phải núi. Sông chẳng phải sông!… Nhưng  chấp Không còn tệ hơn chấp Có

May thay, khi thể nhập vào chốn yên vui tịch tĩnh thì núi vẫn cứ là núi, sông vẫn cứ là sông. Núi là núi mà còn đẹp hơn xưa. Sông là sông mà còn đẹp hơn xưa. Chơn không mà Diệu hữu.

3. Làm sao nghe tiếng vỗ của một bàn tay ư? Một bàn tay làm sao vỗ cho ra tiếng được?
Phật bảo đánh một tiếng chuông. Hỏi có nghe không, Anan? Dạ, có nghe. Nghe gì? Nghe tiếng chuông.Tiếng chuông dứt, Phật hỏi có nghe không, A-nan? Dạ không. Không nghe gì? Không nghe tiếng chuông. Phật cho đánh lại tiếng chuông lần nữa. Nghe không? Dạ có nghe. Nghe gì? Nghe tiếng chuông. Phật cười: Tôi hỏi ông có nghe không chớ đâu có hỏi ông có nghe tiếng chuông không?
Giữa hai lần gióng chuông ông vẫn nghe đó chứ, ông nghe sự im lặng, nghe sự “không-có-tiếng” đó chứ. Vậy cái sự “nghe” của ông đâu có mất dù cái tiếng chuông kia khi có khi không.
Tiếng là thanh trần, từ bên ngoài, luôn thay đổi. Còn “nghe” –  “tánh nghe” – là tự bên trong, không hề thay đổi, luôn có đó.

4. “Ngày nào còn một chúng sanh…, thì quyết không thành Phật.
Đó là lời thệ nguyện của một vị Bồ-tát. Mà có lẽ cũng là của tất cả các vị Bồ-tát. Ngày nào còn một chúng sanh… nghĩa là Bồ-tát muốn thành Phật thì phải “độ” cho tất cả các “loài” chúng sanh vào Niết bàn sạch trơn mới xong. Bồ-tát phải giúp cho ‘’vô lượng vô số vô biên chúng sanh được… diệt độmà thiệt ra chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả’’(Kim Cang). Vậy chúng sanh là gì mà ngày nào còn một chúng sanhthì Bồ-tát chưa thể thành Phật? Chúng sanh là mọi người trên hành tinh này ư? Là mọi loài sinh vật, cỏ cây, muôn thú ư? Vậy đưa hết chúng sanh vào Niết bàn thì ta… thành Phật để làm chi? Bởi ước nguyệnthành Phật là để mang lại hạnh phúcan lạcgiải thoát cho mình và cho chúng sanh kia mà! Kim Cang nói rõ: “Chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danhchúng sanh). Nghe thiệt điếc con ráy! Nhưng điếc con ráy là tại ta hiểu lầm thôi, chớ chúng sanh ở đây chỉ có nghĩa là những gì do nhiều (chúngyếu tố tạo thành (sanh) thì gọi là chúng sanh. “Chúng duyên nhi sanh” thế thôi.

Cũng với 3 nguyên tố C (Carbon), H (hydrogen) và O (Oxygen), với những điều kiện nhiệt độ, áp suất nào đó và với tác dụng của một enzym nào đó thì kết hợp với nhau, khi thì cho ra dấm, khi cho ra đường, ra rượu… Đường, dấm, rượu là những “chúng sanh” do ‘’duyên’’ (điều kiện) sanh đó vậy. Một lời nói xúc phạm của ai đó, lúc đầu lời qua tiếng lại, lát sau động tay động chân, cũng sẽ tạo ra vô lượng vô số vô biên… “chúng sanh” đó thôi! Lòng tham, nỗi giận, sự si mêtà kiếnkiêu căng, ngạo mạn…đều là nhữngchúng sanh dắt díu nhau xuất hiện trong ta.   
Chúng sanh đầy dẫy trong tâm. Nó không từ ngoài vào. Cho nên phải: Thức tự tâm chúng sanh/ Kiến tự tâm Phật tánh (Lục tổ Huệ Năng). 
Và, như thế, Bồ-tát nguyện “ngày nào còn một chúng sanh… quyết không thành Phật” là có lý quá chớ!

5. Một hôm Phật nói ta sắp nhập Niết bàn rồi, ai muốn hỏi gì thì hỏi ngay đi.
Các vị Bồ-tát nhao nhao hỏi:
– Thế Tôn, có pháp môn nào giúp cho mau thành Phật không? (kinh Pháp Hoa)
Ối trời! Thành Phật đã là chuyện hy hữutu hành nhiều đời nhiều kiếp chưa ăn thua gì mà bây giờ còn muốn cho mau thành Phật nữa ư?
Vậy mà, Phật tủm tỉm cười:
– Có đó. Có một pháp môn giúp cho mau thành PhậtPháp môn này gọi là Vô Lượng Nghĩa”!
– Sao gọi là Vô Lượng Nghĩa?

– Vô Lượng Nghĩa này từ một pháp sanh ra, một pháp ấy là “Vô tướng”.
– Sao gọi là Vô tướng?

– Vô tướng đây nghĩa là vô tướng mà chẳng phải vô tướng, chẳng phải vô tướng mà vô tướng, nên gọi làThật tướng.
Thì ra để thấy được Thật tướng thì phải tu pháp Vô tướng. Vì còn thấy có tướng, còn dính mắc vào tướng, còn loay hoay trong tướng – cái trình hiện, cái biểu kiến bên ngoài – thì không thể thấy Tánh.

6. Phật hỏi Duy-ma-cật: “Như ông muốn thấy Như Lai thì quán Như Lai như thế nào?”. Duy-ma-cật thưa:“Như tự quán cái ‘thật tướng’ của thân, quán Phật cũng như vậy”.
Phật là Như Lai nhưng Như Lai không phải Phật. Phật là Như Lai bởi Phật luôn sống trong Như Lai, sống với Như Lai, nói khác đi, Phật luôn sống trong pháp thân, trong thật tướng.  
Thấy được cái pháp thân của Phật, cái thực tướng của Phật thì mới thấy... Như Lai. Còn nếu chỉ nhìn vào 80 vẻ đẹp hay 32 tướng tốt thì còn lâu mới thấy Như Lai. Dùng âm thanh chũm chọe, ánh sáng chớp lòe... thì chẳng những không thấy Như Lai mà còn bị Phật chê là “hành tà đạo”. Bởi Như Lai không có cái gì để thấy cả!
Phổ Hiền Bồ-tát bảo khi gặp Phật thì phải kính lễ (Lễ kính chư Phật), còn khi gặp Như Lai thì chỉ còn có cách xưng tán (Xưng tán Như Lai!), tức khen ngợi, trầm trồthán phụcgật gùú ớ, bởi vì “nói không được”!
Duy-ma-cật giải thích thêm: Như Lai thì vô danhvô tướng; không sạch, không nhơ; không phải hữu vicũng không phải vô vi...; không định, không loạn; không trí cũng không ngu; không đến không đi; khôngvẩn đục, không phiền não, không tác, không khởi, không sanh, không diệt, không sợ, không lo, không mừng, không chán...; không thể lấy trí để biết; không thể lấy thức để nhận ra; dứt tuyệt tất cả con đườngngôn thuyết; không thể bằng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt...
Do vậy, muốn thấy Như Lai thì phải quán, mà trước hết là quán cái “thực tướng” của chính thân mình.  Cho nên Phật dạy: “Hãy nương tựa chính mình!”.

 

7. Rồi học hạnh Chân thành của Dược Vương, vị Bồ-tát “Nhứt thiết chúng sanh hỷ kiến”, ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng. Dược Vương tự “đốt thân” (Thiền định) để vào Chánh định, đạt “nhân vô ngã”, rồi đốt cả hai cánh tay, giải trừ chấp pháp, đạt ‘’pháp vô ngã’’, từ đó mới ung dung tự tạichân thànhtrung thực...Thân khẩu ý là một. Nụ cười toát ra tự bên trong, không làm bộ làm tịch, vẽ vờitrau chuốt, không mang mặt nạ, không nói một đằng làm một nẻo...

Rồi học hạnh Thấu Cảm của Quán Thế Âm, vị Bồ-tát có khả năng “nghe được tiếng kêu của trần thế!”. Với lòng đại từ đại bi, với vô úy thí, nghìn mắt nghìn tay, nước cam lồ rưới mát cõi nhân sinh đầy thù hận, sợ hãi. Sợ gì? Sợ chết, sợ khổ, sợ nghèo, sợ xấu xí, sợ bệnh hoạn, sợ già nua… Cho nên làm cho hết sợ là đủ để mang lại an lạc, đủ để “cứu vớt chúng sanh” thoát biển trầm luân. Nhưng vì đâu mà sợ? Vì tưởng.Vô thường tưởng là thường. Vô ngã tưởng là ngã…Nuôi mộng muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ...
Quán Thế Âm không đến từ bên ngoài mà đến từ bên trong của người “hành thâm Bát Nhã”.

Rồi học hạnh Thường Bất Khinh, vị Bồ-tát chỉ làm mỗi việc: chắp tay xá lạy mọi người, bất kể là ai và nói với họ rằng: Tôi không dám coi thường ngài. Ngài là một vị Phật tương lai. Nghe ông nói, ai cũng nổi giận. Phật ư? Giỡn chơi sao chớ. Chế giễu hả? Và người ta đánh đuổi ông, nguyền rủa ông, ném đá ông. Mặc kệ, ông vẫn kiên trì, không một chút nao lòng. Nghe một lần hai lần thì khó chịu, nghe trăm lần ngàn lần thì giật mình, ơ hay, cũng dám lắm chớ. Ai cũng có hạt giống Phật mà, chịu khó tưới tẩm có ngày dám mọc lên một cây Bồ đề lắm chớ.
Cho nên Tôn trọng, đức tính thứ nhất để thiết lập truyền thông hiệu quả. Thiếu tôn trọng thì truyền thông lập tức gẫy đổ. 

Chân Thành (Genuine), Thấu Cảm (Empathy), Tôn Trọng (Respect)... là những hạnh cốt lõi của Bồ-tát đó vậy./.

Trích: Thoảng Hương Sen, Đỗ Hồng Ngọc, 2018

Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười 201921:23
Khách
Cam on BS Do Hong Ngoc, da day cho 1 bai hoc ve Phat phap quy gia
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9544)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9928)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8758)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8495)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9992)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9963)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9376)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10535)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9019)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10388)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11182)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8400)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12514)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10113)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8404)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9613)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9461)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8088)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9931)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9181)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13276)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9498)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8624)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10262)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8613)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8590)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14133)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10138)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8546)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11431)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11756)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8717)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8060)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9300)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10364)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8653)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8753)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16012)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9836)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11354)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10152)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8309)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9228)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9955)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8551)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12075)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9397)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16073)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7922)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10820)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant