Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Gợi Ý Hướng Đi Cho Một Nền Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ

02 Tháng Sáu 201823:38(Xem: 5910)
Vài Gợi Ý Hướng Đi Cho Một Nền Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ

Tham luận:

Hội thảo Giáo dục Phật giáo Quốc tế

Biên soạn Giáo trình Phật học song ngữ Anh – Việt

Được tổ chức tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc

Từ ngày 7 đến 10/6/2018

 

Đề tài

Vài Gợi Ý Hướng Đi Cho Một Nền Giáo Dục PGVN Tại Hoa Kỳ

Diễn giả: Thích Hạnh Tuệ

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch Chư Tôn Đức,

Kính thưa quý Đại biểu và quý Phật tử,

 

Hôm nay, trong chương trình Hội thảo Giáo dục Phật giáo quốc tế - Biên soạn giáo trình Phật học song ngữ Anh – Việt được tổ chức tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, California, Hoa Kỳ từ ngày 7 đến 10 tháng 6 năm 2018, chúng con/tôi xin đóng góp vài gợi ý hướng đi cho một nền giáo dục Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Kính bạch quý ngài, kính thưa quý liệt vị,

Giáo dục là nền tảng để phát triển con ngườixã hội. Bất cứ thời gian nào, quốc độ nào cũng cần có định hướng cho việc giáo dục. Con người nhờ sự giáo dục mà biết sống hợp với tự nhiên và thời thế. Đã hơn 40 năm qua, kể từ tháng 4 năm 1975 đến nay, người Việt đã đến các quốc gia tự do để tị nạn chính trị, đoàn tụ gia đình, hay với những lý do khác nữa ngày một đông đảo. Trong dòng người đó, họ đã mang theo tất cả những giá trị của mình tại bổn quốc để kiến tạoduy trì ở nơi cư trú mới. Một trong những giá trị ấy là nền văn hoá tâm linh, những tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nơi họ được sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, sự giao thoa và xung đột giữa bản chất của 2 nền văn hoá phương Đông – nông nghiệp, cộng đồng và nền văn hoá phương Tây – công nghiệp, cá nhân đã làm cho thế hệ đầu tiên lưu trú không ít khó khăn để thích nghi và tiếp biến. Giữ gìn những cái cũ truyền thống để không bị mất gốc và hội nhập vào cái mới để không bị lẻ loi là cả một thách thức lớn.


Ngày nay, riêng tại đất nước Hoa Kỳ đã có trên 500 ngôi chùa Việt lớn nhỏ, ở hầu hết các tiểu bang nhưng tập trung nhiều nhất tại miền Nam và Bắc của California, nơi có người Việt đông đảo nhất. Bằng sự nỗ lực của tự thân, quý Chư Tôn Đức và Phật tử quản trị các tự viện cũng đã tổ chức những lớp học giáo lý, tổ chức các khoá tu học Phật pháp hay mở lớp học tiếng Việt, thành lập Gia Đình Phật tử v.v… để giữ gìn, truyền lưu nền văn hoá ngàn đời của dân tộc và duy trì sự sinh hoạt của tự viện. Tuy nhiên, tất cả sự nỗ lực đó, cũng chỉ dừng lại ở tầm vóc tự phát của một ngôi chùa, phục vụ cho một cộng đồng nhỏ hay một đạo tràng mà chưa có một định hướng mang tầm vóc lớn hơn, phổ quát hơn. Nay trong hội thảo về giáo dục này, chúng con/tôi xin được góp vài gợi ý thô thiển để góp phần khai mở một hướng đi cho con đường giáo dục Phật giáo tại đất nước Hoa Kỳ này. 

1.    Đối tượng tiếp cận

Văn hoá truyền thống của những người Phật tử, thế hệ đầu tiên đến Hoa Kỳ vốn là những người có niềm tin sâu sắc với Phật giáo. Họ đã biết tin sâu nhân quả, tội phước, bố thí, cúng dường, tích tụ công đức.v.v… Nói chung, với đối tượng này không phải là đối tượng chính được hướng đến ở đây mà những người thuộc thế hệ con cháu của họ, sinh ra hoặc lớn lên trên mảnh đất này. Thế hệ đó sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính để giao tiếp và lao động. Tiếng Việt chỉ còn là thứ yếu, chỉ dùng trong gia đình khi giao tiếp với thế hệ lớn hơn. 

a. Xác định đối tượng như thế để xây dựng một khung giáo trình phù hợp với lứa tuổi, giới tính và yêu cầu của họ là cần thiết

b. Những người sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nhưng làm việc tại Hoa Kỳ. Những người này thông thạo cả 2 ngôn ngữ nên cũng là đối tượng hướng đến.

c. Đa phần thế hệ thứ 2, thứ 3 này đã phần nhiều không có niềm tin tôn giáo như cha mẹ của họ. Tất thảy những giá trị về Phật học và văn hoá Phật giáo cũng như văn hoá dân tộc phải được hướng dẫn thì họ mới có thể biết mà giữ gìn và phát huy được.

 

2.    Mục đích

Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên đó chính là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến.” Khai - Thị - Ngộ - Nhập chúng nhân là mục đích mà các ngài thị hiện vào đời. Vì vậy, mục đích của con đường giáo dục Phật giáo cũng không ngoài lí do ấy và góp phần cho những con ngườiý định thực thi Bồ tát hạnh được dấn thân mà phục vụ cho nhân quần xã hội.

a. Đem giáo lý giải thoát của Phật đến với mọi người hữu duyên để chuyển hoá khổ đau trong cuộc sống nội tại mà con người đang gặp phải.

b. Củng cố niềm tin vào Phật pháp cho những người có truyền thống Phật giáo trong gia đình nhưng bị cải đạo theo diện vợ chồng hoặc vì đời sống như là vì nhà thờ bảo lãnh rồi theo Đạo Chúa v.v…

c. Cần duy trì sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc một cách nhuần nhuyễn để không bị mất gốc.

d. Tiếp thu và thay đổi những tư tưởng của xã hội này để lồng vào đó tư tưởng của Phật giáo nhằm làm cho người mới tiếp cận Đạo Phật mà không vị dị ứng. Cần tạo nên một vùng đệm giữa văn hoá Phật giáo và văn hoá đời thường mà họ đã quen thuộc.

e. Khuyến khích sự dấn thân để xây dựng gia đìnhxã hội trên tinh thần yêu thương sự sống và hoà bình cho nhân loại.

 

3.   Nội dung giáo trình

Nội dung của sự giáo dục Phật giáo được thể hiện cụ thể qua giáo trình. Giáo trình được biên soạn theo mục đích và chiều hướng nào thì người tiếp cận sẽ nghiêng theo mục đích và chiều hướng đó. Vì vậy, cần có những người am hiểu nhiều lĩnh vực và có tâm đạo phụng hiến cũng như am hiểu sâu sắc Phật học mới có thể biên soạn được. 

a. Cấp độ của giáo trình được phân chia từ thấp lên cao để phù hợp với lứa tuổi và độ khó của nội dung Phật học.

b. Thể hiện được tính thực dụng trong nội dung học Phật pháp. Người học có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống để thấy được sự lợi lạc. Đây cũng là điều là mà đối tượng đã huân tập trong môi trường sống, đó là chủ nghĩa cá nhân thực dụng.

c. Pháp hành được đề cao để giúp người học tiếp cận mà chuyển hoá tự thân.

d. Nội dung giáo trình cần tránh tối đa sự phân hoá, chia rẻ liên quan đến các hệ thống tổ chức như: chính trị, xã hội, đảng phái, tông môn pháp phái.v.v…

 

4.   Lợi ích của người tham gia

Lợi ích bao giờ cũng là yếu tố cốt cõi của bất kỳ một sự tham gia nào. Nếu người tham gia học hành không thấy được lợi ích của họ thì họ sẽ bỏ cuộc không sớm thì muộn. Vậy những người tạo ra chương trình cần phải đặt lên trên tất cả đó là lợi ích của người tham gia theo học. Khi người tham gia thấy được lợi ích của mình thiết thực thì họ sẽ tự nguyện theo học.

a. Rốt ráo sau cùng của giá trị giáo dục Phật giáoxây dựng một con người có đủ yếu tố để vượt thoát khổ đau ngay đời này và vô tận kiếp tái sinh cho đến cuối cùng đạt thành quả vị Phật.

b. Chú ý đến đầu ra của chương trình đào tạo. Người tham gia học xong một khoá nào đó có thể sử dụng bằng cấp, hay tín chỉ kết thúc khóa đã học này cho việc gì. Điều này yêu cầu hệ thống trường lớp phải đi thẳng được vào hệ thống giáo dục của tiểu bang hay quốc gia sở tại để có thể hợp thức hoá được giá trị của chương trình đạo tạo. (Đó là vấn đề lý tưởng.)

c. Lợi ích của người tham gia này có được công nhận rộng rãi đến mức độ nào.

 

5.    Môi trường học tập

Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã ba lần dọn nhà để tránh cho con gặp môi trường xấu mà bị ảnh hưởng. Như vậy: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là điều cần được coi trọng trong khâu tổ chức trường trại. 

a. Cơ sở vật chất từ bàn ghế đến những phương tiện giảng dạy cần phải đủ độ hấp dẫn người học. Tổ chức trường học mà quá thô sơ trên đất nước này thì sẽ không phù hợp với những con người ở đây. Vì trên căn bản, những người trong xã hội văn minh đây đã sở hữu nền vật chất tương đối khá.

b. Đầy đủ giáo trình cho các môn học.

c. Không gian sinh hoạt khác như: Thư viện, phòng ăn, phòng sinh hoạt nhóm.v.v… cho đến các khâu vệ sinh cũng được chú ý đầu tư.

d. Phòng học cần trang trí như thế nào để thể hiện tinh thần Phật pháp và những yếu tố khác như: ánh sánh, nhiệt độ, tiếng ồn.v.v… cũng ảnh hưởng đến sự truyền dạy của giáo thọtiếp nhận của học viên.

 

Trên đây là đôi điều đóng góp cho hội thảo hôm nay. Tất nhiên, những điều này mang tính chất hết sức chủ quan của bản thân chúng con/tôi nhưng tất cả không ngoài một tấm lòng chung tay cho Phật pháp hôm nay và mai sau.

Kính mong Chư Tôn Đức, quý Đại biểu và quý Phật tử thức giả hoan hỷ và góp ý cho.

Kính chúc quý ngài và chư liệt vị gặt hái được nhiều thành tựu trong những ngày hội thảo.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát

San Diego, ngày 17 tháng 5 năm 2018

Thích Hạnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7445)
Con người cần làm việc để phục vụ an sinh đời sống hằng ngày, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần ...
(Xem: 8554)
Niệm chết hay tưởng chết là một trong những đề mục tu tập quan trọng trong giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 9622)
Khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan.
(Xem: 7537)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7786)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8696)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8290)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8320)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7691)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7610)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9124)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13443)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11054)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6618)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9042)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7637)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 8998)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11417)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9338)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8475)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7231)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7682)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8544)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 8017)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8162)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6261)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8040)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8162)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12959)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10201)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9719)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8814)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10168)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9064)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11195)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8932)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8899)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8366)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7853)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7803)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10302)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8768)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8897)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 9005)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7507)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7474)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8446)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
(Xem: 7709)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và ...
(Xem: 8393)
Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc nào mà nhu cầu làm sạch môi trường sống và thế giới lại khẩn thiết và cấp bách như hiện nay.
(Xem: 8531)
Giới luật là nền tảng của thanh tịnh; thanh tịnh là chất liệu cho hòa hợp. Không thanh tịnh thì khó lòng có hòa hợp trong...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant