Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Truyền Thống An Cư Trong Đạo Phật

12 Tháng Sáu 201806:53(Xem: 6717)
Truyền Thống An Cư Trong Đạo Phật

TRUYỀN THỐNG AN CƯ TRONG ĐẠO PHẬT 


Thích Trừng Sỹ


an cu kiet ha


An Cư là nét đẹp, nét truyền thống đặc thù củađạo Phật, có mặt tại Ấn Độ trên hàng nghìn năm.An Cư là một dịp tốt, thuận tiện, và thích hợp cho các hàng đệ tử của đức Thế Tôn gặp mặt với nhauvun trồng giới đức, trau giồi đạo hạnhxây dựng tình huynh đệ, tình pháp lữ đồng tu trong tinh thần tập thể, hòa hợp, đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái, và tương kính theo đúng con đường Giới, Định, và Tuệ.

Ban đầuAn Cư là một tập tục và truyền thốngchung cho các vị tu sĩ và ẩn sĩ của các giáo pháivà các tôn giáo khác nhau ở Ấn Độ cổ đại. Sau đó, An Cư được đức Phật và các hàng đệ tử của Người khéo tiếp nhận, chọn lọc, duy trì, phát triển, áp dụng, và thực hành phù hợp với Phật pháp từ thời đó cho tới ngày hôm nay.

An Cư là một từ ghép của âm Hán Việt; nghĩa đen của An có nghĩa là yên tĩnh, là yên lặng, là dừng lại…, và nghĩa bóng của An có nghĩa là tập trung, là có mặt, là hiện diện, …; Chữ  có nghĩa là chỗ, là trú xứ, là nơi chốn, là Già lam, là Trung tâm tu học, là bây giờ và ở đây, v. v … Vậy, An Cư có nghĩa là các hành giả cùng nhau có mặt tại nhiều trú xứ Già lam khác nhau trong các địa phương và quốc độ khác nhau trongtinh thần tinh tấnan lạchòa hợp, và đoàn kết để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tu tập, và nếm được pháp học, pháp đàm, pháp hànhpháp lạc, v. v …

Nhìn về các khía cạnh khác của lịch sử Phật giáo kéo dàn gần ba nghìn năm, chúng ta có thể tìm hiểuthêm nguyên do của việc An Cư được Đức Thế Tôn và các đệ tử của Ngài chọn và thanh lọc như sau:

Sau khi đức Phật giác ngộ viên mãn dưới cây Bồ đề (Bodhi), và sau khi Phạm thiên Sahampati[1] ba lầnthỉnh cầu đức Phật trụ thế ở đời để giảng dạy Phật pháp cho chúng sinhĐức Phật đồng ý chấp nhận các lời thỉnh cầu của Phạm thiên, và bắt đầu chuyển vận bánh xe chánh pháp tại Vườn Nai – Lộc Uyển(Sarnath). Ban đầuĐức Phật hóa độ 5 anh em của tôn giả A Nhã Kiều Trần Như (Aññā Kondañña) làm đệ tử.[2] Sau đó, Da Sá, gia đình Da Sá, bạn bè của Da Sá, v. v… cũng được đức Phật độ làm đệ tử bằng cách đọc lên 3 nương tựa: Nương tựa Phật, nương tựa Pháp, và nương tựa Tăng.[3] Với năng lực tu tập,từ bi và trí tuệuy nghi, và uy tín của Ngài, đức Phật thu nhiếp và giáo hóa rất nhiều hạng người khác nhau không phân biệt giai cấptôn giáo, màu da, và chủng tộc.

Tuy nhiên, khi các vị đệ tử của đức Phật càng ngày càng nhiều, trong Tăng đoàn, có vài vị bất hảo, đặc biệt là nhóm sáu vị Tỳ kheosuy nghĩ, nói năng, và hành động thiếu chánh niệm và tỉnh giác, họ đi ra đường và dẫm đạp các côn trùng trong mùa xuânmùa hạ, và mùa đông. Lúc đó, những người Phật tử và không phải Phật tử chê bai hành vi của họ và nói: “Các vị đệ tử của Sa Môn Cồ Đàm du hành trong khắpnhân gian, dẫm đạp các côn trùng, không có thời gian dừng lại một chỗ để tu tập.”[4] Khi nghe việc này,đức Phật dạy bảo các đệ tử của Ngài mỗi năm phải tổ chức An Cư kiết hạ theo thời tiết và khí hậu ở các vùng và quốc độ khác nhau cho thích hợp.

Thực vậy, An Cư kiết hạ là dịp tốt nhất để mỗi hành giả phát triển nội tâmtu tập Giới, Định, và Tuệ, xây dựng Tăng thân, pháp thân, và Phật thân, làm ruộng phước tốt nhất cho các hàng Phật tử tại gia gieo trồng.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, thời gian An cư kiết hạ thường diễn ra vào sau tuần lễ Phật Đản. Thông thường, nó gồm có 3 tháng, bắt đầu từ ngày 16 tháng 4, kéo dài tới ngày 16 tháng 7 âm lịch. Theo truyền thống Nam truyền, thời gian An Cư cũng gồm có 3 tháng, bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 tới ngày 16 tháng 9 âm lịch.

Tuy nhiên, ở xã hội phương Tây như nước Mỹ, Pháp, Anh, Đức, v. v …, tùy theo quốc độ, trú xứ, và địa phương khác nhau, các hành giả An Cư của các Tự viện và của các truyền thống Phật giáo khác nhau có thể tổ chức thời gian An Cư cho thích hợp.

Ví dụ, khi khóa An Cư khai hạ vào sáng ngày 16 tháng 4, các hành giả An cư phải tranh thủ có mặt một ngày hoặc trước đó, để nghỉ ngơi và để nhận biết chỗ ăn, chỗ ở, chỗ ngủ nghỉ, v. v… tại nơi trú xứ mà mình tham gia An cư.

Lúc bắt đầu thời gian An Cư, khi tụ tập tại một trú xứ An Cư thích hợp, các hành giả có một cuộc họp vui vẻ để tổ chức chương trình và thời gian tu học, như giảng pháp, tụng Giới, tụng Kinhniệm Phậtthiền hànhthiền tọa, v. v… Vào đầu giờ của ngày An Cư đầu tiên, các hành giả An Cư tiến hành một buổi Lễ đối thú – đối thú có nghĩa là người này đối mặt với người kia và đọc lên những lời tác bạch tâm nguyện tu họccủa mình cho mỗi người nghe, thấy, và biết cách để chỉ bảo thêm, và ngược lại, người kia cũng làm như vậy.

Tại trú xứ An Cư, các hành giả An Cư cung thỉnh Hòa thượng Thích Giáo Giới (the Most Venerable Preceptors of Precepts Teaching) làm vị luật Sư chứng minh buổi Lễ An Cư. Vị luật Sư này nương theoĐại chúng để nhắc nhở, dạy dỗ, khuyên bảo… Khi vị luật Sư chứng minh được Đại chúng chọn và thỉnh mời, ba vị hành giả An Cư lần lượt đi tới quỳ trước mặt Vị luật Sư, một trong 3 vị hành giả tác bạch và thưa rằng:

Kính bạch Hòa thượng Giáo Giới. Chúng con pháp danh là Hòa HợpAn Lạc, và Vững Chãi. Hôm nay tại ngôi Già Lam này, chúng con có đủ duyên lành nương theo uy đức của Hòa thượng để cùng với Đại chúng tu, học, sống chung, và sinh hoạt với nhau trong khoảng thời gian 10 ngày, 15 ngày, hay 90 ngày …Trong suốt thời gian An Cư và tu học tại đây, là những vị xuất Sĩ, chúng con được sắp xếp theo tuổi thọ giới(hạ lạp)An Cư kiết hạ (Vassa), và công đức tu tậpY như pháp như luật, chúng con thọ nhận phòng ở, đồ ngủ nghỉ, chỗ ngồi cúng quá đường với Đại chúng. Ngưỡng mong Hòa thượng chứng minh và cho phépchúng con bày tỏ tấm lòng thành khẩn của chúng con! ”[5]

Tiếp theođại diện chúng An Cư, một vị hành giả đọc lớn lên các ranh giới của Già Lam An Cư như hướng Đông tính từ ngôi nhà Tinh Tấn; hướng Nam tính từ ngôi nhà Tu Tậphướng Tây tính từ ngôi nhà Áp Dụng, và hướng Bắc tính từ ngôi nhà Thực Hành. Khi các ranh giới được quy định xong, trong quá trìnhtham gia An Cư, vị hành giả nào có công tác cá nhân hoặc của Tăng chúng, đi ra khỏi ranh giới An Cư, thì phải tác bạch trước Đại chúng như sau:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch Hòa thượng và Đại chúng, Con pháp danh là Chánh Niệm, hôm nay con có công tác Phật sự, đi ra khỏi cương giới Già Lam An Cư khoảng 1 giờ, 1 buổi, 1 ngày…  Khi xong công tác Phật sự, con trở về trú xứ An cưtiếp tục nương Đại chúng để tu học. Ngưỡng mong Hòa thượng và Đại chúng hoan hỷ liễu tri!”[6] 

Trong Khóa An Cư có Lễ Bố Tát (Uposatha)[7]; trong buổi Lễ này, một vị hành giả được Đại chúng chọn để tụng giới pháp, các hành giả còn lại lắng nghe và ôn lại giới Pháp mà mình đã thọ. Kết thúc khóa An Cư, cóbuổi Lễ Tự Tứ (P. Pavāraā; âm Việt – Hán là Bát Hòa La 钵和羅);[8] Trong từ phiên âm Hán-Việt, Tự có nghĩa là mình, là chính mình; Tứ có nghĩa là thỉnh cầu, là soi sáng. Vậy Tự Tứ có nghĩa là tự nguyện, tự giácphát lồ, và tự mình thỉnh cầu hành giả An Cư soi sáng cho mình những điểm ưu và những điểm khuyết “được thấy, được nghe, và được nghi” trong tinh thần hòa hợp và đoàn kết của cá nhân và của Đại chúng.

Khi những ưu điểm của mình được khen ngợi và tán dương, thì tự mình cố gắng duy trìnuôi dưỡng, và phát triển thêm lên. Hoặc, khi những khuyết điểm của mình được nhắc nhở và chỉ bảo, thì tự mình ghi nhậnsửa đổichuyển hóa, và loại bỏ dần bằng cách sám hối với tự thân và với Đại chúng.

Những gì thảo luận trên đây có thể áp dụng và thực hành vào trong đời sống thiền môn vào mỗi một tháng một hay hai lần. Khi các vị xuất sĩ áp dụng và thực hành Phật pháp thích hợp, thì các vị không những an vui, mà thầy bạn và các huynh đệ của các vị cũng đều được an vui. Tuy nhiêntrong đời sống gia đình và lứa đôi, nếu cha, mẹ, vợ, chồng, và con cái có thể áp dụng và thực hành tốt đẹp, thì tự thân của mỗi người được an vui, gia đình và dòng họ hai bên nội ngoại cũng đều được hạnh phúc.

Thực vậy, sau khi Lễ Tự tứ xong, một vị đại diện trong Chúng hành giả An Cư đọc lên các ranh giới củaGià Lam An Cư đã được đề cập hôm trước của ngày đầu An Cư, và nói rằng: “Hôm nay là ngày giải chếra Hạgiới trường tại trú xứ Già lam An Cư này được khai mở. Các hành giả An Cư có thể ra khỏi trú xứAn Cư phù hợp với cương giới mà trường hạ quy định. Nay xin kính trình lên Đại chúng hoan hỷ liễu tri”[9]

Khi hiểu, áp dụng, và thực hành được như vậy, thì hành giả có thể gặt hái được những hoa trái an lạc vàhạnh phúc đích thực ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Nhờ An Cư kiết hạ, nên mỗi hành giảcó thêm một giai đoạn tu tập và công đức hành trì Phật pháp bằng cách nuôi dưỡng, tô bồi, và phát triểngiới hạnhđức hạnh, và đạo hạnh. Các năng lượng tu tậpthương yêuhiểu biếtthông cảmtha thứbao dungđộ lượngan lạc, và hạnh phúc của Tăng đoàn đều tăng trưởng.  Chư Phật, Chư hộ pháp, Chưthiện thần, và quý Phật tử đều rất hoan hỷ.

Ở điểm này, chúng ta tìm hiểu thêm về từ Tăng đoàntiếng Pāli của Tăng đoàn là Sangha; Sangha có nghĩa là hòa hợp và đoàn kết, chánh niệm và tỉnh giácvững chãi và thảnh thơi. Sangha có nghĩa là một Đoàn thể tu tập gồm 4 người trở lên. Sangha bao gồm 2 Chúng lớn: Chúng xuất sĩ và chúng cư sĩ; Chúng xuất sĩ gồm có quý sư thầy và quý sư cô; Chúng cư sĩ gồm có cư sĩ nam và cư sĩ nữ.

Theo lời Phật dạy, trong mùa An Cư kiết hạ, khi Chúng xuất sĩ tu tập, học pháp, và hành pháp, thì Chúngcư sĩ cũng tu tập, học pháp, và hành phápđặc biệt là hộ trì chánh pháp. Nương vào chiếc y vàng giải thoát và hình bóng an lạc của Tăng đoàn, ngoài việc học đạo, hiểu đạo, và hành đạo, Chúng cư sĩ còn phát tâm hộ trì chánh pháp bằng cách cúng dường bốn thứ: 1. Đồ mặt, 2. Đồ ngủ nghỉ như mền, gối, túi ngủ… 3.Thuốc men, và 4. Đồ ăn thức uống.

Sau khi khóa An Cư kiết hạ gần mãn, để tái tạo và nhìn thấy lại truyền thống và hình ảnh khất thực củađức Phật và Tăng đoàn, Chúng xuất sĩ, tức các hành giả An Cư đi khất thực quanh trú xứ để Chúng cư sĩcó dịp nuôi dưỡng và phát triển tâm thành bố thí và cúng dường tịnh tài và tịnh vật cho trú xứ và hành giảan Cư

Khi hiểu và thực hành được như vậy, thì cả Chúng xuất sĩ và cư sĩ đều cùng nhau đi trên con đường an vui, giác ngộ, và giải thoát, và cùng nhau đem lại an lạc và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay tại thế gian này.

Như vậy, khi kết thúc khóa An Cư kiết hạ hằng năm, Chúng xuất sĩ trải nghiệm thêm một giai đoạn đạohạnh, đức hạnh, và tuệ hạnh. Trong khi đó, Chúng cư sĩ cũng đạt thêm công đứcân đức, và tuệ đức. Cả hai Chúng này đều nương tựa và hỗ trợ với nhau như hình với bóng, như nước với sóng, và cùng nhau góp phần đưa đạo Phật đi về tương lai xán lạn huy hoàng trên khắp thế gian này.

Trong khi nỗ lực trình bày bài viết này một cách sơ lượt và tóm tắt, người viết không sao tránh khỏi nhữngthiếu sót, ngưỡng mong Chư tôn đức từ bi hoan hỷ chỉ giáo.

Cuối cùng, chúng con xin nguyện cầu hồng ân Tam Bảogia hộ cho quý vị xuất Sĩ và cư Sĩ, chư vị hộ phápvà hoằng pháp, cùng quý Phật tử gần xa, vô lượng an lạcvô lượng kiết tường.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15895)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9524)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8997)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9122)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9492)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9270)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8911)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10121)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10037)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9155)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10918)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9626)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9316)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10051)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11806)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12192)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9406)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11920)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9760)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9718)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11686)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17936)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8733)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9319)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 8992)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9446)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9938)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9249)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9085)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9017)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10933)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7926)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10248)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8813)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8896)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17875)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8153)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8642)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10803)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10130)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8490)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10645)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9016)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8202)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9271)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9148)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9395)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9662)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7819)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9458)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant