Nguyên Nhân Làm Cho Đất Nước Suy Vong
Quảng Tánh
Theo giáo lý Cộng nghiệp, người dân ở trong một nước có cộng nghiệp với nhau. Nếu mỗi người đều tạo nghiệp tốt thì nhà nhà hạnh phúc an vui, đất nước trở nên giàu mạnh. Ngược lại, mỗi người đều gây tạo nghiệp ác thì khótránh khỏi họa nước mất, nhà tan. Thế nên, không phải kinh tế hay kỹ thuật mà chính là đạo đức cá nhân và xã hội mới là chuẩn mực căn bản quyết định sự tồn vong của đất nước.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên. Khi ấy, Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:
- Thế nào Cù-đàm? Có nhân duyên gì? Có hạnh xưa nào khiến cho nhân dân này có tận, có diệt, có giảm bớt? Xưa là thành quách, ngày nay đã tan hoại; xưa có nhân dân, ngày nay hoang vắng?
Thế Tôn bảo:
- Phạm chí nên biết! Do nhân dân này hành phi pháp, nên khiến xưa có thành quách, ngày nay tiêu diệt, xưa có nhân dân ngày nay hoang vắng, đều do nhân dân xan tham, kiết phược, quen hành ái dục mà gây nên, khiến gió mưa không đúng thời, mưa đã không đúng thời, trồng trọt rễ không tăng trưởng. Trong đó, nhân dân chết đầy đường.
Phạm chí nên biết, do nhân duyên này, khiến nước bị hủy hoại, dân không đông đúc.
Lại nữa, Phạm chí, nhân dân hành phi pháp, khiến có sấm, chớp, sét giật tự nhiênứng hiện; trời giáng mưa đá, hư hoại mầm sống. Bấy giờ nhân dân chết chóc không đếm nổi.
Lại nữa, Phạm chí, nhân dân hành phi pháp, cạnh tranh lẫn nhau, hoặc lấy tay đấm, thêm gạch đá ném nhau, mỗi người đều táng mạng.
Lại nữa, Phạm chí, nhân dân kia đã cạnh tranh nhau chẳng yên ở; quốc chủ không an, mỗi bên hưng binh công phạt lẫn nhau, đến nỗi đại chúng chết không kể, hoặc bị chết bởi do đao, hoặc chết bởi giáo, tên. Như thế, Phạm chí! Do nhân duyên này, khiến dân giảm thiểu, chẳng đông đúc nữa.
Lại nữa, nhân dân hành phi pháp, nên khiến thần kỳ không giúp đỡ cho được tiện lợi, hoặc gặp nguy khốn, tật bệnh, liệt giường, người lành bệnh ít, người bệnh dịch chết nhiều. Đó là, này Phạm chí! Do nhân duyên này khiến dân giảm thiểu, không được đông đúc.
Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:
- Cù-đàm! Ngài nói thật thích thay! Nói nghĩa giảm thiểu của người xưa. Thật như lờiNhư Lai dạy, xưa có thành quách, hôm nay tiêu diệt; xưa có nhân dân, hôm nayhoang vắng. Sở dĩ như thế, và có phi pháp, liền sanh keo kiệt, tật đố; đã sanh keo kiệt, tật đố, liền sanh nghiệp tà; đã sanh nghiệp tà nên khiến trời mưa không đúng thời, ngũ cốc chẳng chín, nhân dân chẳng mạnh, nên khiến phi pháp lưu hành, trời giáng tai biến làm hư hoại mầm mống. Đó là do nhân dân hành phi pháp, dính mắctham lam, keo kiệt, tật đố. Khi đó, quốc vương chẳng yên, mỗi bên hưng binh, công phạt lẫn nhau, người chết rất nhiều, nên khiến quốc độ hoang sơ, nhân dân ly tán. Hôm nay, Thế Tôn nói rất lành, thích thay! Do phi pháp đưa đến tai họa này; cho đếnbị người khác bắt, đoạn đứt mạng sống. Do phi pháp nên liền sanh tâm trộm, đã sanh tâm trộm, sau bị vua giết; đã sanh tà niệm thì phi nhân được tiện lợi. Do nhân duyên này liền bị mạng chung, nhân dân giảm bớt, nên khiến không có thành quách để ở…”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 34. Đẳng kiến [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.353)
Lời Phật dạy thật rõ ràng. Những bất hạnh do thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh v.v… giáng xuống một dân tộc, quốc gia do chính những con người sống trong đất nước ấy gây ra. Nói rộng hơn, những thảm họa có tính toàn cầu cũng do nhân loại tự gây nên. Đức Phật xác định nguyên nhân khiến đất nước suy vong là “do nhân dân hành phi pháp”. Phi pháp, nói riêng là làm sai với pháp luật hiện hành, nói chung là sai vớiChánh pháp.
Nhân quả thật đúng đắn, tự nhiên ứng nghiệm mà không cần ai thưởng phạt. Khi người dân của đất nước nào không hướng thiện, làm lành thì đất nước ấy tự suy vong. Điều cần ưu tư nhất là hiện nay chúng ta đang đang sống trong một xã hội mà cái ác biểu hiện quá nhiều, mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Nếu mỗi người không tự thức tỉnh, bỏ ác làm lành, tu nhân tích đức thì sẽ không kịp cứu lấy mình, nói chi đến cứu dân giúp nước.
Nên người Phật tử nguyện trau dồi đạo đức cá nhân bằng việc giữ gìn năm giới(không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không dối trá, không say nghiện),chuyển hóa mười ác nghiệp, khuyến khích mọi người làm theo. Đây là cách thiết thựcđể thể hiện lòng yêu nước, góp phần dựng xây Tổ quốc hùng cường.
- Từ khóa :
- Quảng Tánh