Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chướng Ngại Trong Việc Tu Thiền Là Gì?

21 Tháng Tám 201807:35(Xem: 6689)
Chướng Ngại Trong Việc Tu Thiền Là Gì?

Chướng Ngại Trong Việc Tu Thiền Là Gì?

Thích Nữ Hằng Như

Chướng Ngại Trong Việc Tu Thiền Là Gì

 

TU THIỀN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

         

Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.

          Thiền hay sống Thiền là sống trọn vẹn ngay bây giờ và ở đây với cái Biết như thật về hiện tượng thế gian, không phê phán khen chê, không quay về quá khứ cũng không hướng đến tương lai hoặc dính mắc với tham dụchiện tại.

          Giáo pháp của Đức Phật để lại không ngoài mục đích giúp con người Thoát Khổ, Giác Ngộ, Giải Thoát. Và con đường đi đến Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát đó phải thông qua thiền Định.

          Theo ngôn ngữ Phật giáo, chữ Thiền thường được kết hợp chặt chẽ với chữ Định (Samàdhi). Trạng thái ban đầu của Samãdhi trong kinh điển định nghĩa là Nhất tâm (Citta Ekagaya). Nhất tâmtrạng thái của Thiền chứng ở mức độ tịnh chỉ (Samatha), Ở giai đoạn này định Nhất tâm chưa hoàn thiện vì còn chịu ảnh hưởng khuấy động của Tầm và Tứ. Khi Tâm hoàn toàn được ổn định ở mức độ kiên cố, không còn tán loạn, nghĩa là Tầm và Tứ hoàn toàn yên lặng, thì lúc bấy giờ mới được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.

          Sự thành đạo của Đức Phật được biểu thị qua tiến trình tu chứng bốn bậc Thiền Định. Đó là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam ThiềnTứ Thiền, còn gọi là Sơ Định, Nhị Định, Tam Định hay Tứ Định.

          Kể lại kinh nghiệm chứng ngộ Sơ Thiền, trong Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật cho biết: "Tỷ kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ".   

          Mức độ thứ hai là Nhị Thiền, Đức Phật dạy tiếp: "Vị Tỳ Kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm." Nội tĩnh Nhất tâm có nghĩa là Tâm yên lặng không còn bị Tầm và Tứ khuấy động nên Nhị Thiền này kết quả thù thắng hơn Sơ Thiền.

          Mức độ thứ ba, Đức Phật nói: "Vị Tỳ Kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú tam thiền." Trong kinh gọi tầng định này là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

          Mức độ cao nhất trong thiền Phật giáo lúc đó là Tứ thiền còn gọi là Định bất động tức ngôn hành, ý hành và thân hành không động. Đức Phật chia sẻ như sau: "Vị Tỳ Khưu ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú tứ thiền, không khổ, không lạc, "xả niệm thanh tịnh" tức kinh nghiệm trạng thái Tâm hoàn toàn thanh tịnh, do xả sanh .

          Muốn kinh nghiệm các tầng Thiền kể trên, bước đầu hành giả phải "Như lý tác ý" nhằm tẩy trừ các bất thiện pháp: "tham dục, sân hận, hôn trầm - thuỳ miên, trạo cử - hối quáhoài nghi" nguyên nhân cản trở sự tự chủ nội tâm nơi hành giả gọi là "năm triền cái".

          Như vậy bước đầu tu Thiền là sự tu tập để đoạn trừ "năm triền cái" và thay thế bằng "năm thiền chi" tức là năm tâm sở đối nghịch với năm triền cái, đó là: "Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm."

                           

"NĂM TRIỀN CÁI" LÀ GÌ ?

           Triền tức là trói buộc, trì kéo nặng nề hay là ngăn che. Năm triền cái là năm thứ trói buộc tâm con người trong phiền não, tạo nhiều nghiệp, phải chịu sanh tử luân hồi. Chức năng của triền cái là ngăn che trí tuệ khiến con người bị vô minh che mờ không Giác ngộ được. Đối với người tu Thiền thì năm triền cái chính là các ác pháp, tà pháp là: "Tham dục; Sân hận; Hôn trầm-Thuỵ miên; Trạo cử-Hối quá; và Nghi ngờ", làm cho hành giả tu Thiền không thể đạt được Tâm yên lặng, định tĩnh, là nền tảng phát huy trí huệ đưa đến Giác ngộ, Giải thoát.

          Đức Phật dạy muốn loại trừ năm triền cái: "Tỷ kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc" để ghê sợviễn ly nó, thì con đường tu Thiền mới được suông sẻ. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi triền cái như thế nào rồi mới áp dụng phương pháp Phật dạy để xa lìa nó.

          1) Tham dục: Là sự ham muốn được là tướng nam hay nữ đẹp đẽ, được nghe âm thanh ngọt ngào, mùi hương hấp dẫn, vị ngon của thức ăn nước uống và những cảm giác êm dịu đê mê của thân khi xúc chạm.

          Nói chung đó là những mong cầu dục lạc qua năm giác quan như sắc dục, thanh dục, hương dục, tỷ dục, vị dục, xúc dục và những ước muốn không bao giờ biết đủ về mưu cầu tiền bạc, người đẹp, danh thơm tiếng tốt cũng như uy quyền tột đỉnh của ý dục. Ngoài ra tham dục còn được kể đến như lòng khao khát ham muốn hưởng thụ khoái lạc trong những hoạt động tình dục, ăn ngon ngủ kỷ, thích này thích nọ, không muốn chịu đựng những cảm giác đau đớn, phiền muộn mà muốn luôn được sảng khoái dễ chịu trong mọi hoàn cảnh. Đó là những đòi hỏi của bản năng con người.

          Người đời thường nói ham muốn càng nhiều thì phiền não càng gia tăng. Điều này thật đúng, nhưng rất tiếc, tuy biết thế nhưnh đa số con người vẫn luôn ngụp lặn trong tranh giành được mất hơn thua do tham dục đòi hỏi, rồi than đau, than khổ!

          Người tu hành là người tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi cuộc sống dằn vặt bởi những ham muốn đó. Tu hành pháp môn nào cũng phải biết tri túc thiểu dục,  nhất là tu Thiền lại càng phải đoạn trừ tham dục thì Tâm mới an ổn, vì không còn khởi niệm ham muốn cái này, ham muốn cái kia, khiến Tâm lúc nào cũng lăng xăng dao động không đạt được mục đích an tịnh.

          2) Sân hận: Nghĩa là Tâm tức giận đối với những hoàn cảnh không vừa ý hay do người khác làm trái ý mình. Người sân hận là người mang tâm trạng muốn chống đối, trừng phạt, gây gổ hay tàn phá. Sân hậntrạng thái tiêu cực tiềm ẩn trong mỗi con người, nó sẽ bộc phát khi gặp điều kiện thích hợp tác động. Cảnh báo sự độc hại của sân hận, Đức Phật cho biết tham, sân, si là tam độc, nó có khả năng phá hoại tâm hồn và thể xác con người không chỉ đời này mà còn nhiều đời sau. Trong kinh còn cho rằng sân hận tàn khốc và nguy hiểm hơn lửa dữ, nó như là giặc cướp, như là rắn độc, một niệm sân hận dễ dàng đốt cháy cả rừng công đức, cho nên phải tìm đủ mọi cách để ngăn chận loại trừ nó.

          Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ biểu hiện khác nhau ví dụ như: Chán ghét, buồn phiền, bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù. Sân hận biểu lộ qua hành vi nét mặt, lời nói và trong ý nghĩ. Biểu lộ bằng thái độ như nhăn mặt, nhíu mày, trợn mắt, nghiến răng. Biểu lộ bằng lời nói như la hét, quát tháo, chửi bới. Biểu lộ qua cử chỉ hành động như quăng ném đồ đạc, đánh đập, hành hạ, đâm chém, giết người....  Có khi nỗi sân hận oán thù không biểu hiện ra ngoài mà giữ kín trong lòng theo kiểu "sống để dạ chết mang theo" đồng nghĩa "đây là mối thù truyền kiếp" từ đời này qua đời khác. Sân hận khiến người ta tạo nghiệp xấu qua lời nói, ý nghĩ và hành động. Nó là nguyên nhân bất thiện đưa tới quả luân hồi sinh tử.

          Đối với người tu Thiền, sân hận là sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán trong lúc toạ Thiền. Nó khiến hành giả dễ dàng bỏ rơi đề mục đang tu tập, chuyển tâm qua những mục tiêu khác.

          3) Hôn trầm-Thuỵ Miên: Là sự mệt mỏi của Thân và sự dã dượi của Tâm. Là trạng thái nặng nề uể oải của cơ thể và sự mơ màng của tâm thức. Trạng thái đầu tiên khi hành giả toạ Thiền là đánh mất Chánh niệm, phóng tâm lang thang ra khỏi chủ đề, sau đó rơi vào trạng thái vô ký nửa mê nửa tỉnh. Đây là trạng thái Tâm không ngủ mà cũng không thức gọi là hôn trầm.

           Tu Thiềnrèn luyện Tâm. Khi Thân uể oải, Tâm ngầy ngật thì ta không có nghị lực để làm bất cứ chuyện gì. Không có nghị lực sẽ đưa đến hôn trầm. Hôn trầm làm cho niệm Biết mất đi sự rõ ràng, tiến tới sự rời rạc, yếu ớt và biến mất. Từ đó đưa đến thuỵ miên là ngủ gục trong lúc toạ thiền mà ta không hay biết.

          4) Trạo cử - hối quá: Trạo cửhai mặt, trạo cử nơi Thân và trạo cử nơi Tâm. Thân thì không lúc nào ngồi yên một chỗ, cứ lắc lư thay đổi thế ngồi, mắt liếc nhìn qua lại. Hoặc do sự tinh tấn hành trì quá sức chịu đựng khiến cho cơ thể bị rả rời hay đau nhức, dễ đưa đến tình trạng chán nãn lười biếng trong việc tu tập.   Trạo cử của Tâm là trạng thái Tâm bị các niệm lăng xăng xẹt vô, xẹt ra, chi phối trong lúc hành Thiền. Tâm này trong kinh gọi là "tâm lang thang" hết suy nghĩ chuyện này sang suy nghĩ chuyện khác như chú khỉ chuyền cành không bao giờ chịu ngồi yên, hoặc là không hài lòng với đề mục tu tập nên phóng tâm ra ngoài tìm những đề mục khác hứa hẹn tốt hơn. Tìm những đề mục khác có nghĩa là hành giả đang bị sự nghi ngờ chi phối.

          Hối quátrạng thái đặc biệt khác của trạo cử thuộc về Tâm. Tâm không yên là bởi lương tâm cắn rứt hối hận những lầm lỗi đã qua. Đó là nghiệp quả của các hành động bất thiện trong quá khứ khiến cho Tâm không được an ổn trong lúc hành Thiền.

          5) Nghi ngờ: Trạng thái Tâm luôn do dự, không nhất quyết nhận ra điều nào thực sự đúng và điều nào thực sự nào sai, nghĩa là trong Tâm còn nhiều thắc mắc về khả năng tu tập của chính mình, hoặc nghi ngờ pháp học pháp hành không biết có đúng không? Có khi nghi ngờ khả năng chứng đắc của Thầy mình, hay chưa chắc chắn tin vào Tam Bảo.

          Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cử, khi trong đầu có quá nhiều kiến thức, nhiều khái niệm do đó Tâm rơi vào trạng thái lưỡng lự, không quyết định. Vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc trong lúc toạ Thiền cần phải được giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước khi thực hành.

          Khi quyết định chọn tu Thiền, hành giả phải có niềm tin vững chắc, hiểu rõ phương pháp kỹ thuật hành Thiền, hiểu rõ đề mục tu tậphiểu rõ mục đích tu tập này đi về đâu.

 

"NĂM THIỀN CHI" CÓ KHẢ NĂNG LOẠI TRỪ

"NĂM TRIỀN CÁI"

          Đã sanh làm kiếp con người, có ai không ao ước mong muốn hoàn thành điều gì đó trong cuộc đời của mình. Cái mong muốn đơn giản mà ai cũng có, đó là xây dựng một đời sống tốt, một gia đình an vui hạnh phúc. Có mong muốn người ta mới cố gắng học hỏi, mới có nghị lực để làm việc, hầu đạt được mục đích. Nhưng thói thường, sự mong muốn đơn giản này dần dần sẽ nảy sanh nhiều mong muốn khác. Mong muốn thì không có hại, nhưng cái gì cũng muốn để phục vụ cho giác quan, cho bản ngã của mình, thì từ trạng thái mong muốn đã nhảy sang trạng thái tham lam khao khát sở hữu cái này, sở hữu cái kia. Khi con người vượt qua lằn ranh mong muốn bước sang vùng đất tham lam không biết dừng, thì con người đã sa vào hố sâu của tham dục. Càng lặn ngụp trong tham dục thì càng bị cơn xoáy bộc lưu cuốn sâu vào vùng vô minh đau khổ.

          Những ai đã bị tham dục lấn áp rồi, không thể một sớm một chiều mà buông bỏ được. Những thứ đó giống như những chất ghiền nghiện huân tập trong ký ức khó buông bỏ, nó biến thành lậu hoặc tập khí. Khi toạ Thiền chúng lần lượt bung lên khuấy động làm cho Tâm hành giả không thể nào được an tịnh. Vì không đạt được sự an tịnh trong lúc tu tập khiến cho hành giả bất mãn sinh chán ghét pháp tu, nghi ngờ pháp tu.

          Để chứng ngộ Sơ Thiền, Đức Phật dạy chúng ta cần "ly dục, ly bất thiện pháp", hay nói cách khác là phải đoạn trừ toàn bộ "năm triền cái" . Muốn đoạn trừ "năm triền cái" là những pháp bất thiện, thì bên cạnh việc tu Tâm, hành giả cần tu Tướng. Tu Tướng có nghĩa là hành giả cần: Có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo, nắm vững pháp học (giáo lý) và pháp hành (kỹ thuật thực hành) để chế ngự lòng nghi ngờ. Giữ gìn giới luật không không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không sử dụng những chất say làm lu mờ tâm trí để chế ngự lòng tham cũng như trạo cử-hối quá khi ngồi Thiền. Ngoài ra hành giả cần sống tri túc thiểu dục trên mọi mặt để chế ngự lòng tham lam khao khát. Nuôi dưỡng lòng từ bi, rộng lượng với mọi ngườimọi vật để chế ngự lòng sân hận.

          Nhờ sự tu tập hằng ngày chừa bỏ những ác pháp, thực hành những pháp lành, hành giả có thể ngăn chận "năm triền cái" lúc toạ Thiền. Khi có kinh nghiệm Định thì "năm thiền chi" xuất hiện lấn áp và làm cho "năm triền cái" không thể trồi lên được.

 

"Chi thiền Tầm và Tứ" có công năng đối trị

"hai triền cái Hôn Trầm - Thuỵ Miên và Nghi Ngờ"

          Tầm tiếng Phạn là Vitakka có nghĩa là "tư duy", là "hướng tới" hay "tập trung" Tâm vào một đối tượng duy nhất.

          Đơn giảndễ hiểu, Hoà Thượng Thích Thông Triệt giải thích Tầm là "sự nói thầm" (tư duy, suy nghĩ) trong Tâm. Tứ là "đối thoại thầm lặng" trong Tâm. Cả hai là tiếng nói thì thầm bên trong Tâm. Nếu Tầm Tứ không dừng lại thì nó sẽ phát ra âm thanh tức nói ra lời tạo khẩu nghiệp.

          Trong kinh ghi chức năng của Tầm là hướng tâm hay tập trung tâm đến đối tượng, mang lại sự sâu lắng cho Định. Tứ thì gắn chặt và neo Tâm vào đối tượng nghĩa là duy trì sự định tâm nơi đối tượng đã thành tựu từ Tầm. Trong sự liên hợp này Tầm-Tứ là hai yếu tố thiết yếu cho sự thành tựu và ổn định của Sơ Thiền.

          Khi Tâm của hành giả đang tư duy, hay đang hướng đến, hoặc tập trung vào một đối tượng tức là "thiền chi Tầm" đang có mặt, thì hành giả không thể rơi vào trạng thái hôn trầm. Cũng như trong Tâm đang có sự hiện diện của "thiền chi Tứ" đang làm công việc gắn chặt sự hướng tâm của Tầm vào đối tượng, thì chứng tỏ rằng hành giả đang tinh tấn tu tập, không có sự nghi ngờ về pháp học hay pháp hành ở đây.

          Như vậy chúng ta có thể nói khi  "hai thiền chi Tầm và Tứ" có mặt trong trạng thái Định thì "hai triền cái hôn trầm và nghi ngờ" không thể trồi lên được.

          Có điều quan trọng, hành giả cần ghi nhớ Tầm và Tứ là hai chi xuất hiện trong Sơ Thiền, nhưng muốn tiến cao hơn thì hành giả cần phải buông cả Tầm và Tứ, cũng như không dính mắc với hỷ lạc, thì mới đạt được Định sâu lắng vững chắc ở tầng Thiền thứ hai.

 

"Thiền chi Hỷ và Lạc" có công năng đối trị

"hai triền cái Sân Hận và Trạo Cử"

          Chi thiền thứ ba có mặt trong Sơ Thiền là Hỷ tiếng Phạn là "Pìti". Hỷ có nghĩa là sự hân hoan, thích thú, vui mừng, hỷ duyệt, hài lòng, phấn khởi của Tâm. Chức năng của Hỷ là làm cho Thân và Tâm được tươi tỉnh, phấn chấn. Như vậy "thiền chi Hỷ" trái ngược với sự buồn bực, thù hằn, sẵn sàng trừng phạt, la hét của "triền cái Sân Hận". Như vậy Hỷ có khả năng đối trị sự Sân hận.

          Chi thiền thứ tư có mặt trong Sơ Thiền là Lạc tiếng Phạn là "Sukha". Chữ Lạc được dùng như danh từ thì có nghĩa là: Sự dễ chịu, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng. Nếu dùng như tĩnh từ thì Lạc có nghĩa là: trạng thái an lạc, trạng thái dễ chịu. Lạc biểu thị cảm giác dễ chịu ngược với khó chịu bất mãn là khổ. Trong lúc toạ thiền mà có kinh nghiệm "dễ chịu, hài lòng" thì trạo cử không xuất hiện.

         

"Chi thiền Nhất Tâm" có công năng loại trừ

"triền cái Tham Dục"

          Nhất tâmthiền chi thứ năm. Ở mức Sơ Thiền, Nhất tâm có thể hiểu là trạng thái Samatha nghĩa là tịnh chỉ mọi hoạt động trong Tâm, nhưng vẫn còn Tầm và Tứ. Khi nào Tầm và Tứ cũng yên lặng luôn thì Nhất tâm được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.

          Nhất tâmSơ Thiền tích tụ một sức mạnh đặc biệt nhờ bốn chi thiền kia hợp nhất, neo Tâm vào một đối tượng vững chắc được gọi là định căn. Chức năng của Nhất tâmngăn ngừa những ảnh hưởng bất thiện tác động vào Tâm, đặc biệttham dục. Bởi vì nó duy trì một sức mạnh ổn định nên gọi là định lực. Định lực đưa Tâm đến trạng thái tịnh chỉ, tức trạng thái Samatha. Samatha là nền tảng của Samãdhi, mà Samãdhi là nền tảng cho tuệ giải thoát phát huy sau này.

          Trong lúc hành Thiền, hành giả kinh nghiệm trạng thái Nhất tâm có nghĩa là Tâm hoàn toàn yên lặng, không còn dính mắc đến thân thể hay hoạt động của năm giác quan, vì thế tham dục không thể khởi lên.

         

KẾT

          Trên bước đường tu tập, nhất là tu Thiền thì năm triền cái: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hốiNghi hoặc là những chướng ngại lớn nhất. Khi hành giả bắt đầu ngồi xuống toạ thiền, thì một trong những triền cái, hay toàn bộ năm triền cái nổi lên quậy phá, khiến cho hành giả đánh mất chánh niệm, đánh mất sự tỉnh giác, thả hồn lang thang theo hết hiện tượng này qua hiện tượng khác. Năm triền cái tựa như một chiếc xe hứa hẹn đưa chúng ta đi vào con đường luân hồi sinh tử. Chúng tác động vào Tâm khiến chúng ta đánh mất những giới hạnh cao quý, lăng xả vào dục vọng thế gian, hành xử bất thiện, tạo những nhân xấu trong đời sống nhiều hơn là nhân tốt. Cho nên muốn hành trì giáo pháp để đi đến Giác ngộ Giải thoát thì việc đầu tiên là phải đoạn trừ năm triền cái. Đoạn trừ bằng cách nào? Trước hết là phải "Như lý tác ý" không được "Phi như lý tác ý".

          "Như lý tác ý" nghĩa là khởi ý, tác ý học hỏiáp dụng thực hành những chân lýĐức Phật đã dạy. Chân lý là những điều thiện lành đúng đắn không bao giờ thay đổi bởi thời giankhông gian. Thí dụ như chân lý vạn vật Vô thường, Khổ, Vô ngã; chân lý Tứ Diệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đếĐạo đế gồm tám nhánh như Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định...

          Người tu hành không nên "Phi như lý tác ý" nghĩa là không tác ý thích sống trong tham dục, trong giận hờn, ghen tuông, sân hận ... "Phi như lý tác ý " ở đây chính là "năm triền cái".

          Chúng ta thực hành "Như lý tác ý" để hướng Tâm đến đối tượng thiện lành. Tâm được huân tập những thói quen tốt, thì khi toạ thiền chúng ta ít bị triền cái phá rối. Nhưng nếu triền cái có ló dạng thì chúng ta "Như lý tác ý" buông bỏ liền vì đã biết đó là bất thiện pháp.

          Còn "năm thiền chi" chỉ xuất hiện sau khi "năm triền cái" không có mặt. Lúc bấy giờ công năng của "năm thiền chi" như là ánh sáng, còn "năm triền cái" như là bóng tối. Hễ cái này có mặt thì không có cái kia. Nhưng nếu "năm thiền chi" hiện diện yếu ớt, thì triền cái sẽ có dịp trồi lên. Cho nên phải có định lực vững chắc thì mới hoàn toàn diệt được "năm triền cái".

          Tóm lại, trong lúc hành Thiền, năm triền cáichướng ngại khiến cho việc tập trung Tâm vào đề mục đang hành trì rất khó khăn. Chúng ta cần kiểm điểm xem chúng ta đã vướng phải triền cái nào: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối hay Nghi ngờ? Từ đó chúng ta tìm phương cách hoá giải thích hợp để vượt qua hàng rào ngăn che đó, hầu vượt lên mức Thiền Định cao hơn.

          Thí dụ như tham dục quá mạnh thì chúng ta cần quán hiện tượng bất tịnh, vô thường, khổ, vô ngã của tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Áp dụng pháp tu phòng hộ sáu căn, tiết độ sự ăn uống, ngủ nghỉ v.v...

          Nếu như chúng ta dễ dàng nổi sân đối với mọi người thì chúng ta nên chọn đề mục Thiền từ ái. Quán xét những nghiệp mình gây ra, quán xét bản chất vô thường về tài sản mình đang sở hữuThường xuyên Như lý tác ý làm việc lành, nói lời lành, tu hạnh bố thí v.v... để tạo thành thói quen trợ giúp cho việc phát triển tâm Từloại bỏ sân hận.

          Nếu như thường xuyên bị hôn trầm, chúng ta cần biết lý do của hôn trầm phần lớn là do ăn uống quá độ, hoặc thiếu ngủ, hay đích thực là cơ thể đang quá mệt mỏi. Vì thế chúng ta không nên ăn quá no trước khi ngồi thiền, nên ngủ đủ giấc để thân tâm khoẻ khoắn khi toạ Thiền. Chọn chỗ ngồi Thiền thoáng mát, không quá tối tăm. Tư thế toạ Thiền cũng rất quan trọng, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, hai vai ngang với hai trái tai v.v... Khi buồn ngủ thì không nên nhắm mắt.

          Trạo cử, hoài nghi phần lớn do chúng ta chưa có niềm tin vững chắc về pháp tu hoặc kiến thức của chúng ta quá rộng rãi, nên có nhiều thắc mắc. Để trị hai căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu rõ về cuộc đời và đường lối tu tập cũng như sự chứng ngộ của Đức Phật. Tìm hiểu về giáo pháp của Ngài. Khi đã quyết định trở thành đệ tử của Phật thì phải thông suốt giới luật, đặt trọn niềm tin nơi Tam Bảo. Lý thuyết tức pháp học phải vững chắc thì khi thực hành mới không bị trạo cử hay nghi ngờ.

          Nói chung sự đè nén năm triền cái bằng pháp Nhưtác ýbước đầu rất cần thiết để chứng Thiền. Không những giúp cho hành giả chứng Thiền, mà nó còn có khả năng kéo dài Thiền chứng ấy nữa.

          Ở giai đoạn đầu của Nhất tâm, chúng ta có thể nhờ vào định lực đè nén sự nổi dậy của năm triền cái, nhưng vì chúng ta chưa Chánh Tư Duy rốt ráo và chưa tu tập pháp "Như lý tác ý"  để làm suy yếu tiềm năng của chúng, thì chúng vẫn còn tiềm tàng ẩn náu trong tiềm thức chúng ta. Chúng là những chất ô nhiễm, là lậu hoặc, tập khí bám chặt trong Tâm và có khuynh hướng "nổi loạn" nhằm chọc thủng sự tịnh chỉ (Samatha), phá tan định lực của chúng ta khi có cơ hội.

          Con đường tu Thiềncon đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái". Qua được "năm triền cái" rồi, chúng ta còn phải buông bỏ Tầm và Tứ để an trú trong tầng Thiền thứ hai tức Định không Tầm không Tứ. Đây là cửa ải khó khăn nhất. Khi Tâm chúng ta đã quen thuộc với sự tĩnh lặng không Tầm không Tứ rồi thì "năm triền cái" không có cơ hội xen vào cuộc hành trình của chúng ta. Do đó trước mặt của chúng tacon đường thênh thang rộng mở, chúng ta sẽ nếm được pháp vị của Thiền và từ đó thẳng tiến tu cho đến khi nào kinh nghiệm được mục tiêu Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát ngay trong đời này.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

August 17-2018

 

Tài liệu:

- Kinh Sa Môn Quả (Sàmannaphala Sutta) – Kinh Trường Bộ - ĐLHT Thích Minh Châu dịch.

- Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả: Đoạn Xả Ly Năm Triền Cái của Hoà Thượng Thích Nhuận Thịnh.

- Tài liệu học tập thuộc giáo trình giảng dạy các cấp lớp Bát Nhã của HT. Thích Thông Triệt (ThiềnTánh Không)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10082)
... người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó.
(Xem: 11854)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11642)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11698)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10185)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9473)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10330)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9783)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11826)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11499)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10525)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11860)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10295)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10494)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10737)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11538)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12283)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10144)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9798)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10418)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9670)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11278)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9921)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 11999)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9700)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 22008)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10246)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9506)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10245)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16723)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14340)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10299)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9282)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9354)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13095)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10924)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12461)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10911)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13071)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11577)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9866)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12935)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11419)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13149)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12689)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13482)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25235)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12475)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 12958)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13774)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant