Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mẹ Hiền

17 Tháng Chín 201804:46(Xem: 5781)
Mẹ Hiền
                                                                                 Mẹ Hiền

                                                                 Thi Phẩm của Nguyễn Sĩ Long


me hien

Qua sự giới thiệu của anh Phù Vân tôi hân hạnh được biết Thi hữu Nguyễn Sĩ Long hiện ở Áo, là tác giả thi phẩm: Mẹ Hiền. Xuất bản tháng 6 năm 2018. Và tôi được một bản gởi tặng. Xin có đôi lời cảm nhận sau khi đọc thi phẩm cùng lời vô vàn biết ơn.

Mẹ Hiền, hai tiếng nầy nghe thân thương,  êm ái, ngọt ngào biết bao. Nghe mãi không nhàm, nghe hoài không chán.

Bởi chúng ta ai cũng có sự hiện diện của mẹ hiền trong tâm. Mẹ hiền là suối mát, là giọt sương mai tưới tẩm cho hoa lá cỏ cây. Mẹ hiền là nguồn yêu thương đang tuôn chảy bất tận trong huyết quản của chúng ta. Mẹ hiền là hương hoa, đường mật, bánh kẹo, sửa ngọt hiến tặng cho nhu cầu tuổi nhỏ, và hình như kể cả tuổi già nữa.

  Có một lần tôi nghe Thầy Nhất Hạnh định nghĩa về mẹ như sau: “Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ  thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không “lớn lên được. Cằn cỗi, héo mòn....

 

  Trong chúng ta có ai đi xa mà không một lần nhớ mẹ? Nhất là trong hoàn cảnh tha hương nầy. Tuy mỗi người mỗi khác nhưng chung quy đều thể hiện một tấm lòng khao khát được uống no nê tình yêu thương của mẹ. Đối với người Phật tử thì sự thể hiện ấy qua hình ảnh mùa Vu lan Báo hiếu. Là dịp để cho người con được cài lên ngực một bông hồng hiếu hạnh. Để tỏ lòng biết ơn cha mẹ còn hiện tiền, và tưởng niệm đến song thân đã quá vãng. Nhắc nhỡ đến công ơn sanh thành dưỡng dục mà suốt cuộc đời nầy có mấy ai báo đáp cho nổi? Vì ca dao nhân gian thường nói: “Mẹ thương con biển hồ lai láng. Con thương mẹ kể tháng kể ngày”! Nghe thật xót xa lắm phải không? Nhưng thực tế chuyện tình đời là như vậy, biết sao !.

  Thi hữu Nguyễn Sĩ Long có lẽ được sinh ra trong “Chiếc nôi Văn hóa tuy cổ xưa nhưng đầy nhân bản, chịu ảnh hưởngràng buộc bởi: Tứ đức tam tùng. Công ngôn dung hạnh”.(trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh là câu răn mình). Thế cho nên hoài niệm của anh về mẹ thật khác người, tuy giản dị bình dân, nhưng rất tỉ mỉ nhắc lại những giây phút thần tiên trong đời. Bằng lời ngợi ca về mẹ chân chất mộc mạc nhưng uyên áo vô cùng. Thấm đậm biết bao là tình. Tình thương ấy mãi chảy trong anh như một nguồn suối mát. Cho nên anh luôn cảm nhận và chỉ thấy mẹ là biểu tượng đẹp nhất:- “Mẹ Mãi Là Mùa Xuân”.

 

  Chúng ta hảy bước vào khung trời hoài niệm về mẹ của anh để cùng cảm thông: “Chín tháng cưu mang hai mươi năm nuôi dưỡng. Con ra đời trong tổ ấm tình thương. Ở quanh con không có bốn mùa thay đổi. Chỉ một mùa xuân trên tay mẹ, mảnh vườn”.

  Hình ảnh mẹ là mang nặng đẻ đau, nâng niu bú mớm, tần tảo nuôi con. Ngày ngày siêng năng chăm bón những liếp cải vườn cà. Mồ hôi mẹ đã đổ xuống rất nhiều nơi mảnh vườn yêu thương dịu ngọt, thoang thoảng một mùi hương thơm tươi mát của mùa xuân. Anh mang mùa xuân của mẹ ra đi để còn nhớ mãi công đức sanh thành dưỡng dục. Hay mùa xuân của mẹ đã chảy mãi trong anh bằng những giọt yêu thương bắt nguồn từ thời thơ ấu, chỉ cần nhắm mắt để tận hưởng: -“Con nhắm mắt mỗi lần ôm vú mẹ. Nuốt từng dòng sửa ngọt say mê. Mẹ cúi xuống mắt tròn xoe âu yếm. Giọt lệ mừng chảy xuống má tê tê”.

   Thử hỏi còn cảm giác nào sung sướng cho bằng “nằm nhắm mắt ôm vú mẹ” để tận hưởng. Chỉ nhớ đến giây phút tận hưởng nầy thôi cũng đủ thấy năng lượng hạnh phúc vô biên của tuổi nhỏ.

   Những hoạt cảnh tiếp theo cũng không kém phần trân trọngyêu dấu muôn đời:- “Mẹ đút cho con từng miếng cơm muổng cháo. Thức suốt đêm khi con sổ mủi nhức đầu. Mẹ đan cho con từng bao tay chiếc áo./ Bên cuộc đời dù trăm nỗi bể dâu.

  Sự hy sinh của mẹ thật vô bờ bến. Nếu không nhắc lại những chi tiết cụ thể ấy, mà chỉ bao gồm cụm từ chung chung: “công đức sanh thành dưỡng dục” thì e rằng không mấy ai cảm nhận được tình mẹ sâu sắc!.

  Đến công trình giáo dưỡng cũng bắt đầu từ những bài học vỡ lòng. Đơn giản nhưng thiết thực nhất, cần thiết nhất qua tình tự của những người Mẹ Việt Nam:- “Mẹ dạy cho con từng tiếng nói bước đi. Mẹ dạy cho con cầm cây bút chì. Mẹ dạy cho con vòng tay kính cẩn. Cúi đầu chào thưa gởi mỗi lần đi”...

  Những làng quê miền Trung là hình ảnh của nương dâu ruộng lúa, của con sông bờ đê, của lủy tre chiều ru gió. Phía sau rặng tre thường nghe văng vẳng tiếng võng đưa giữa trưa hè kỉu kịt, hòa cùng tiếng ru trẻ ầu ơ: “Ru con con théc cho muồi. Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu. Mua vôi chợ Quán chợ Cầu. Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh...”. Âm thanh ấy nghe một lần là nhớ dù thời gian phôi pha và không gian ngăn cách:     

-“Quên sao được những câu hò giọng hát. Rất chan hòa trong giấc ngủ âm thanh. Lời mẹ ru có vị ngọt chất lành. Con khôn lớn vẫn nhớ từng nhịp điệu”...

  Dư âm của điệu hò câu hát ấy vẫn còn ghi đậm trong tâm. Vì đây cũng là âm thanh ngọt ngào như tiếng sáo diều muôn thuở, tạo nên hoạt cảnh êm đềm của thôn xóm.

   Nhưng cảnh êm đềm ấy chợt biến mất, khi giặc tràn qua xóm làng gây nên cảnh tang tóc:- “Quên sao được xóm làng xưa xơ xác. Ngày đạn bom đêm pháo kích kinh hồn. Mẹ cõng con khắp đường quê tan nát. Xót xa nhìn nhà cháy ở quanh thôn”.

  Thảm cảnh lịch sử chiến tranh ấy bây giờ nhắc lại chỉ thêm đau lòng. Nhưng nếu không nhắc lại thì làm sao mà hình dung được tấm lòng của mẹ đối với con trong những lúc tản cư lánh nạn? Trong những ngày đạn lạc bom rơi. Như gà mẹ xòe đôi cánh ra để che chở cho đàn con mổi lúc trời giông gió, hay mỗi lúc có cánh diều bay qua. Người mẹ Việt Nam cũng đã che chở cho đàn con trong những ngày hoạn nạn như thế cho đến ngày... “Im tiếng súng mẹ thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngờ đâu con mẹ phải ra đi. Đời mẹ chưa vui bây giờ thấp thỏm. Sợ tin buồn sau cánh cửa biệt ly”.

  Chiến tranh đã gây biết bao tang thương, đổ vỡ, biệt ly không bao giờ có thể hàn gắn được. Cùng thấy thêm cảnh mẹ già tựa cửa ngóng trông con đang còn ngày đêm ngoài chiến trận... và sau nầy trôi nổi tha hương:

- “Con bất hạnh bên dòng đời trôi nổi. Thiếu mẹ hiền như mất cả mùa xuân. Con cúi đầu xin một lòng tạ lỗi. Ngày đầu năm không có một quây quần”.

  Sau chiến tranh lại thêm cảnh biệt ly. Nghe sao mà não lòng quá. Ôi thân phận của một nước nhược tiểu. Đã trải qua không biết bao nhiêu cơn phong ba bảo táp đã ập xuống trên mảnh đất Mẹ Việt Nam. Thế nhưng nguồn hy vọng đang réo gọi trong con với lời nguyện cầu mẹ được:...“Sống trăm tuổi bạc đầu nhưng vẫn khỏe. Đợi con về trong khúc khải hoàn ca”...

                                                                     *

   Hoài niệm tiếp theo là quê hương và tuổi trẻ, thời cắp sách đến trường vui với bạn bè thầy cô, thời hoa mộng ấy đẹp như khung trời cũ, bóng em xưa. Đã một thời dìu bước anh đi vào đời. Quê hương của anh có dòng sông Hương êm đềm trôi xuôi chở theo bao huyền thoại đẹp. Những con đường có lá me bay, có hàng phượng vĩ, và có những tà áo trắng tinh khôi của các nữ sinh Đồng Khánh:- “Có những cơn mưa giữa ngày mùa hạ. Lối em về hoa phượng rụng đầy tay”...

  Lối em về đẹp não nùng với hai hàng cây bên đường che mát. Trên cao những nhánh phượng trổ bông đỏ cả một gốc trời. Chân bước đi mà ngỡ như trôi theo dòng sông soi bóng nhuộm vẻ đẹp muôn màu. Có rất nhiều điều yêu dấu rồi anh sẽ kể trong “Huế Xưa”:

- “... tôi đưa em qua những con đường phượng vĩ và nhãn lồng/ có ao cá có hồ sen nở rực lúc hừng đông/ như thành phố được thắp muôn vàn ngọn nến...”.

   Cũng có lúc: “... leo mấy chục bậc thang lên cửa Ngọ Môn/ ngắm Quốc kỳ bay cao trong gió/ ngồi hóng mát những lúc sang hè/ nhìn những hàng cây lắc nhẹ/  bên trời hoa sứ nở/ và thích nhất là đếm những cặp tình nhân/ ngồi kín đáo dưới những bức thành rêu phủ hay bên những gốc cây, bờ hồ, tảng đá (họ hôn nhau mùi mẫn và dễ thương chi lạ !).

   Tuổi học trò là tuổi mộng tuổi mơ. Đi lang thang mà không biết đi đâu, đến mà không biết rằng mình đến: -“Huế xưa, tôi đưa em ra ngoài thành qua cửa Đông Ba rẽ trái là đường Đào Duy Từ... đến trường Nguyễn Du để thăm vài người bạn; đôi lúc em muốn dừng trên cầu nhìn xuống Bến Tượng để xem những con đò nằm sát bên nhau thân mật/ rẽ phải là đường Phan Bội Châu/ phía bên ni có tiệm mì Châu Anh, tiệm cháo lòng Vĩnh Phú, tiệm bò tái Đồng Xuân Lâu/ phía bên tê là tiệm mè xửng Song Hỷ nổi tiếng khắp toàn cầu (em hảo ngọt tha hồ mà mang vào lớp học...)

  Huế xưa, tôi cùng em qua cầu Gia Hội thẳng xuống Chi Lăng/ ở bên nớ có quán bún bò O Rớt ngon “tản thần” thường húp hết nước trong tô... ngó qua bên tê người ta ngồi chen nhau trong quán Lạc Sơn/ mùi cà phê bay sang tận bên ni đường phố/ muốn qua ngay mà chắc chi còn chổ (làm răng mà bỏ đi cho được, em hỉ?)...

  Huế và tôi, hình như có rất nhiều duyên nợ/ chỉ riêng em cũng đủ “tắt thở” đây rồi/ chiều lại chiều chở em tận xa xôi/ qua cầu Vạn Xuân viếng thăm chùa Thiên Mụ/ đứng bên nhau đôi lòng khấn nhủ/ xin ơn trên tác hợp vợ chồng...

  Huế xưa, tôi cùng em nhịp bước/ đi bộ qua cầu Trường Tiền/ em thường mặc chiếc áo dài màu trắng/ có thêu tên hai đứa chúng mình/ tay em không rời chiếc nón bài thơ/ ở trong cặp kẹo nougat và ô mai nhiều hơn sách vở...

  Huế xưa, vào những ngày lễ lớn/ tôi đưa em qua Dòng Chúa Cứu Thế, Phú Cam hoặc đi lễ chùa Diệu Đế, Từ Đàm/ rồi ngược dốc Nam Giao lên chùa Từ Hiếu/ ngồi dưới hàng thông vi vút sáo chiều/ nghe tiếng chuông ngân và chim hót/ em hát tôi nghe bài ca tuổi ngọc/ âm thanh nồng như hai má em thơm/ tôi còn đưa em đi thăm đền đài lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn ngày xưa/ và lên đứng trên đồi Vọng Cảnh/ nhìn những ngày nắng cũng như mưa/ dưới dãy Trường Sơn kiêu hảnh/ để thấy dòng sông Hương muôn đời trầm lặng”...

 

  Dòng Hương Giang mơ màng xuôi chảy dưới chân núi Ngự, là biểu tượng của tình cha nghĩa mẹ (như nước trong nguồn chảy ra) vẫn luôn êm đềm theo năm tháng. Cũng là biểu tượng cho Quê hương và Mẹ. Huế xưa có muôn màu muôn vẻ. Có lễ hội nguy nga của các tôn giáo muôn đời kính ngưỡng. Có những ngày Tết Nguyên Đán cho phố phường khoe sắc, phô hương. Có những ngôi trường vang danh một thời, đã trải dài qua bao thế hệ được đào tạo thành người hữu dụng cho Quốc gia Xã hôi. Có những con đường thơ mộng đã dìu nhiều thế hệ đi qua. Có Văn hóa Cung đình trộn lẫn với Văn học Dân gian tạo nên một nền văn minh hòa đồng của dân tộc. Có những loại thực phẩm được chế biến theo lối gia truyền, cho nên sau nầy dầu có đến đâu rồi cũng không sao có đầy đủ hương vị đặc biệt riêng của Huế.

 

  Thế nhưng nghiệt ngã thay Huế xưa cũng có những ngày tang thương biến đổi, đang đổ xuống bởi bom đạn chiến tranh, bởi hận thù phân hóa.

- “Huế xưa, mỗi ngày thêm chất đắng/ chiến tranh về rung chuyển nhịp đò đưa/ bên nớ bên ni tay vẫy dần thưa/ em ở lại nhạt nhòa đời son trẻ/ nhịp cầu qua sông gảy đôi tình thơ bé/ mùa hè sang lửa đỏ phủ kinh hoàng/ bồng bế nhau đi rời phố xuôi Nam/ vẫn không khỏi trời tháng tư ác nghiệt/ giả từ em mùi trinh nguyên tinh khiết/ những ngón tay đan cứng nghẹn lời/ ngày tôi đi thương nhớ quá đôi môi/ và ánh mắt như ngàn sao theo đuổi/ làn tóc em làm sao tôi quên nổi/ trôi dịu hiền như sóng nước Hương Giang...”

   Tất cả những nguyên liệu vừa ngọt ngào vừa đằm thắm của Huế đã nuôi lớn cuộc đời không phải chỉ là giai đoạn. Mà là mãi mãi ghi khắc trong tâm lòng biết ơn sự sáng tạo của nhiều thế hệ đi qua. Của nhiều bà mẹ không ngớt lo toan, tính toán làm sao cho con mình không thua kém bạn bè. Của chiều dài lịch sử có ngọt bùi có cay đắng trộn lẫn vào nhau. Cho người còn nuôi hy vọng: “qua cơn khổ cực đến ngày thái lai”!

 

  Ngày sinh nhật sáu mươi tuổi, anh ngồi suy nghiệm cuộc đời còn hiện diện đến ngày nay là nhờ nhiều nhân duyên. Những người đã cho anh hình hài vóc dáng, đã nuôi dưỡng lớn khôn, đã dạy dổ nên người đều là những ân nhân tương tác. Được gói ghém trong 55 bài thơ, với 36 tấm hình màu phong cảnh và các bản nhạc được phổ thơ của các thân hữu như bản Mẹ Hiền. Thuyền Em Trên Biển Đông. Sài Gòn Bản Tình Ca Muôn Đời... Cám ơn anh đã đem đến những hương vị ngọt ngào, tươi mát, trong sáng và tinh khôi. Bằng những trang thơ rất dễ thương, và sau cùng thêm lời cảm tạ: -Hôm nay về giữa sáu mươi. Tạ ơn nhân thế tạ đời cưu mang. Quê hương còn lắm cơ hàn. Thơ xin nhận bớt đôi phần đắng cay...

   Thi phẩm “Mẹ Hiền” là một tấm lòng rộng mở trang hoài niệm của một đời. Một lời cảm tạ đến tất cả những nhân duyên tác thành. Và xin nhận bớt những bất hạnh của mẹ cha và quê hương dâu biển để tỏ lòng hiếu hạnh. Như những niệm khúc hát lên cho nhân thế chiêm nghiệm lại cuộc đờituổi thơ mật ngọt, có chuổi ngày mộng mơ, có hạnh phúc và khổ đau hòa quyện trong tâm thức của những người xa quê hương nhưng mãi mãi hướng về quê mẹ ./-

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4426)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3444)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4447)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
(Xem: 3390)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4555)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3535)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3359)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3842)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3141)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3488)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3471)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3399)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3568)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3239)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4104)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3687)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3503)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3555)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3867)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3230)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3369)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3246)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5418)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3551)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3769)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3433)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3515)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3716)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3447)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3835)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3795)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3632)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3808)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3517)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4123)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3681)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4084)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3506)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3369)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3756)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3688)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4234)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 3978)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3486)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3460)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3490)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
(Xem: 3086)
Trong kỳ Đại Hội Khoáng Đại kỳ II lần nầy chúng con tôi) được phép trình bày với quý Ngài và quý vị một đề tài có liên quan đến sự tu học
(Xem: 3234)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
(Xem: 4580)
Thời đại bây giờ hầu như con người cứ bị xoáy vào cơn lốc của cuộc sống một cách mãnh liệt, thế nên rất nhiều người cảm thấy bức bối...
(Xem: 3945)
Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant