Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Như Thật (yathàbhùta)

18 Tháng Chín 201805:09(Xem: 5638)
Pháp Như Thật (yathàbhùta)

Thiền Huệ
PHÁP NHƯ THẬT (Yathàbhùta)

Thích Nữ Hằng Như

Pháp Như Thật

DẪN NHẬP


           "Như Thật là chủ đề thực hành quan trọng trong Phật pháp, tạm xếp thuộc về Thiền HuệThiền Huệ được chia làm hai mức độ như sau:

          1) Vipassanã: Tuệ Trí (Insight), còn gọi là Tuệ Minh Sát.  Tuệ trí này cao hơn tuệ trí thế gian nên gọi là Trí xuất thế gian hay Trí siêu vượt. Có Tuệ trí là bắt đầu bước vào dòng Thánh, có nghĩa là lậu hoặc/tập khí bị cô lập không khởi lên, tâm của người có Tuệ trí cũng dần dần được trong sạch, nhưng chưa sáng đạo. Trí này chỉ học theo khuôn khổ lời dạy của Đức Phật rồi thực hành.

          2) Panna (P), Prajnã (Sanskrit): Âm phổ thông là Bát Nhã (wisdom): Khi toạ thiền vào Định bật ra trí tuệsáng tạonhững điều mới mẻ do chính mình kinh nghiệm. Những điềuhiểu biết này gọi là "Huệ tự phát" hay "Huệ siêu vượt" hoặc là"Huệ Bát Nhã".

          Tóm lại Tuệ trí là học lời dạy của Đức Phật, hiểu và thực hànhThực hành Thiền, có kinh nghiệm Định, tiềm năng giác ngộ kiến giải những điều mới lạ có tính cách sáng tạo gọi là Huệ Tự Phát hay Bát Nhã.

 

TẠI SAO PHẢI HỌC THIỀN HUỆ ?

          Pháp Như Thật là pháp thực hành thuộc về Thiền Huệ, nhưng tại sao lại cần phải thực hành pháp Như Thật? Tại sao phải học Thiền Huệ?

          Đó là vì từ xưa đến nay khi giác quan con người tiếp xúc đối tượng, cái nhìn về đối tượng không xác thực, tựa như khi chúng ta đeo kính màu xanh thì nhìn thấy đối tượng màu xanh, kính màu hồng thì nhìn thấy đối tượng màu hồng. Đó là cái nhìn không đúng như thật về đối tượng.

          Con người chưa học và thực hành Phật pháp, thì luôn có cái nhìn chủ quan. Khi nói đến chủ quan tức nói đến cái Ngã cái Ta làm chủ. Cái nhìn chủ quan luôn nặng thành kiếnthiên kiếnđịnh kiến. Nhìn cái gì, nghe cái gì hay xúc chạm cái gì, cũng có Ý mình trong đó. Người chủ quan là người có nhiều tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến trong Tâm. Đức Phật gọi những thứ đó là lậu hoặc,ngoài ra còn thêm kiết sửtuỳ miên trói buộc.

          Qua lăng kính khác, con người nhìn đối tượng bằng Tâm ba thời: Quá khứhiện tạivị lai. Ba Tâm này ảnh hưởng lên cái nhìn khiến đối tượng bị lệch lạc không đúng bản chất của chính nó. Khi nghe, thấy, xúc chạm, nếu nhớ quá khứ thì luyến tiếc những gì mình yêu thích, hoặc bối rối hối hận vì lầm lỗi mình trót gây ra. Nếu dính với hiện tại thì tài sắc danh thực thuỳ cuốn hút ảnh hưởngvô cái thấy của mình. Còn dính với tương lai thì lại vẻ vời tưởng tượng về đối tượng không đúng sự thật.

          Đó là chưa kể đến cái Tâm của con người kết hợp bởi: Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Khi giác quan tiếp xúc đối tượng thì Thọ cảm nhận biết liền. Nếu cái biết không dừng lại tại Thọ thì cảm nhận về đối tượng nhảy qua mạng lưới tri giác tức Tưởng. Mà đã Tưởng thì không thật, cái không thật này nhanh chóng đưa qua Tâm Hành là Tâm ưa hoặc ghét, rồi qua Thức tạo Khẩu nghiệp hayThân nghiệp. Tạo Nghiệp hay gieo Nhân thì phải trả QuảĐấy là định luật Tương quan Nhân Quảkhông thể nào tránh khỏi.

          Nói chung xử dụng Tâm Ba Thời chúng ta không thể thấy, nghe, xúc chạm như thật về đối tượng, giống như mình mang kính màu thấy không thật về đối tượng. Đối tượng sờ sờ trước mắtmà mình không thấy chỉ thấy qua Tưởng.

          Học thiền Huệ là để điều chỉnh cái thấy, nghe, xúc chạm của mình, chuyển đổi Tâm chủ quan sang khách quan, thanh lọc Tâm ô nhiễm trở nên Tâm thanh tịnhChuyển đổi Nhận thức,chuyển đổi Tâm sẽ chuyển đổi Nghiệp, hay nói cách khác không còn tạo Nghiệp thì sẽ thoát khổ. Ở lớp Thiền Căn Bản chúng ta đã thực tập thiền Huệ với kỹ thuật "Không dán nhãn đối tượng". Đây cũng là một cách thực hành Pháp Như Thật, nghĩa là đối tượng như thế nào chúng ta nhìn đối tượng như thế ấy, không phê phán chụp mũ.  Lên lớp Bát Nhã chúng ta tiếp tục thực hành "Pháp Như Thật" sâu sắc hơn. Cách thực tập Pháp Như Thật này cũng không khác với nội dung thực tậpcủa kỹ thuật "Không dán nhãn đối tượng" chỉ khác tên gọi theo quy ước thôi.

 

PHÁP "NHƯ THẬT / YATHÀBHÙTA"

          Yathàbhùta là hai chữ Yathà và Bhùta ghép lại. "Yathà" nghĩa là giống như tiếng Anh là "as or like". "Bhùta" nghĩa là thực hay thật, tiếng Anh là "real or true". Có khi trong kinh dịch sang tiếng Việt là Như Chân, Chân là chân thật. Nhưng chúng ta xử dụng từ "Như Thực" hay "Như Thật" là tiếng dùng phổ thông, để tránh nhầm lẫn với từ Chân Như (Tathatà).

          Bhùta là quá khứ phân từ (past participle) của động từ gốc là Bhàvatu có nghĩa theo tiếng Anh là "to be" (được) hay "to exist" (tồn tạihiện hữu) hoặc "to become" (trở thành).

          Bhùta có nghĩa tiếng Anh là "has been", "has become", hay "has existed". Như vậy Bhùta còn có một nghĩa khác để hành giả áp dụng vào việc tu tập Pháp Như Thật là: Khi giác quan tiếp xúc đối tượng ngay bây giờ và ở đây, thì trước đó đối tượng đã hiện hữu và nó vẫn còn tồn tại ở đó.

          Quan trọng nhất là giác quan tiếp xúc với "cái đang là của đối tượng" nghĩa là ngay "bây giờ và ở đây" tức là ngay thời điểm không gian và thời gian gặp nhau, không phải quá khứ, không phải hiện tại cũng không phải tương lai. Như vậy đặc tính của Pháp Như Thật nhất định không cóTâm Ba Thời hiện diện khi hành giả thực hành pháp này.

          Pháp Như Thực là phương thức thực hành để có cái biết phù hợp với sự thực. Tây phươngđịnh nghĩa: "Nhìn thấy sự thực như đang hiện hữu trước giác quan mình vậy". Giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, không xử dụng ý.

          Khi thực hành pháp này phải xử dụng giác quan và phải có đối tượng. Nếu không xử dụnggiác quan tiếp xúc đối tượng thì cái Biết rơi vào Tâm Ba Thời.  Ý Căn suy nghĩ về đối tượng. Ý ThứcTrí Năng phân biệt so sánh, rồi suy luận suy đoán lung tung.    

         Cho nên, đối tượng này là đối tượng của giác quan, không có Ý CănÝ Thức và Trí Năng xen vào. Khi không có Ý CănÝ ThứcTrí Năng sẽ không có chủ quanthành kiếnđịnh kiến của ký ức, không có lậu hoặc vì không có cái Ngã.

          Khi giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) tiếp xúc với đối tượng nhìn thấy  như thật về đối tượng tức là thấy "cái đang là của đối tượng". Ngay "cái đang là" đó chính là điểm gặp gỡ của thời gian và không gian thuật ngữ gọi là " bây giờ và ở đây". Trong Thiền không xử dụng từ "hiện tại".Hiện tại là khoảng thời gian dài nên không diễn tả được "điểmthời gian "bây giờ và ở đây".

          Pháp Như Thật là pháp Đức Phật chứng ngộ. Trong lần chứng ngộ này Đức Phật tạm đặt tên là trạng thái "Như Vậy" và nhận ra cần có điều kiện để phát huy trí huệĐiều kiện đó bây giờ Khoa học gọi là "Phản xạ giác quan" là chất xúc tác kích thích các Tánh kiến giải nghi tình hay"Phản xạ ngoài giác quan" còn gọi là "Phản xạ thụ động" kích thích Tánh Nhận Thức kiến giảinhững nghi tình sâu sắc hơn.

          Về sau pháp Yathàbhùta được nâng lên thành pháp tu quan trọng cả hai hệ Theravada và Phát Triển. Các nhà Phát Triển nâng Pháp Như Thật lên là "Như Thật đạo" (Yathàbhùta Marga, nghĩa là Con đường tu tập Như Thật). Thí dụ như Pháp Tứ Niệm Xứ cũng chính là Pháp Như Thật, trong kinh dùng từ "Tuệ tri" là "Biết như thật". Đi tuệ tri đi, đứng tuệ tri đứng, ngồi tuệ tri ngồi.... là biết Như thật khi đi, khi đứng, khi ngồi. Tên tuy gọi khác nhau nhưng tất cả đều quy về Biết Như thật. Biết Như thật cũng là Chánh Niệm tức là Biết Không Lời. Giữa Biết Như Thực và Biết Không Lời có khác nhau một chút. Đó là Biết Như Thực đòi hỏi phải dùng giác quan và đối tượng để thực tập trong bước đầu tiên. Biết Không Lời là cái Biết của Tánh Giác, có đối tượng biết, không đối tượng cũng biết.

THỰC TẬP PHÁP NHƯ THẬT

          Tu tập bất cứ pháp môn nào cũng phải thực tập từ dễ tới khó, từ có lời đi đến chỗ không lời. Cho nên, lúc đầu hành giả vẫn còn dùng lời. Vật thế nào được quyền nói như thế ấy, ngăn chặn bớt chủ quan méo mó, Tâm cũng chuyển đổi đôi chút. Thấy cái đang là của đối tượng, nhưng còn gọi tên nên còn nằm trong Chân lý quy ước, trong kinh gọi là Tục đế Bát Nhã để phân biệt vớiChân lý quy ước thế gian gọi là Tục đế.

          1) Bước 1 (Biết Có Lời): Khi có người chỉ cái chuông hỏi: "Đây là cái gì?" thì mình được quyền trả lời: "Đó là cái chuông". Trả lời đúng như thực không khen chê, không nói gì thêm.  Nếu có người chỉ ông A hỏi: "Ông đó tên gì vậy?" Nếu biết thì trả lời:" Đó là ông A". Không biết thì trả lờingắn gọn: "Không biết". Chỉ thế thôi không thêm bớt khen chê kể lể gì thêm, thì Tâm không bị Ý CănÝ ThứcTrí Năng khởi lên quậy phá. Kết quả kinh nghiệm "Tuệ Trí Có Lời" về cái chuông hay ông A. Tuy Biết có lời nhưng chỉ là đơn niệm biết một nội dung nên Tâm vẫn được yên lặng.

          2) Bước 2 (Biết Không Lời): Nhìn đối tượng, thầm nhận biết như thật về đối tượng, khôngnói thầm trong đầu (không tác ý phê phán, khen chê, không suy nghĩsuy luận về đối tượng). Bây giờ Tâm yên lặng, không còn ở trong thế giới quy ước thế gian, bắt đầu bước vào Tánh giác, trong kinh gọi là Tâm bậc thánh. Kết quả của bước thứ hai kinh nghiệm "Tuệ Trí Không Lời".

          Cả hai bước 1 và 2 thực tập trong 4 oai nghi: Thấy, Nghe, Xúc Chạm đối tượng, giữ niệm Biết Như Thật Không Lời về đối tượng. Từ Biết Như Thật Không Lời tiến đến Thầm Nhận BiếtKhông Lời về đối tượng sẽ kinh nghiệm Định. Nếu có nghi tình thì cũng có kiến giải qua ba Tánh.

          3) Bước 3 (Nhận thức Như Thật Không Lời): Nhận thức Như thực đến Như vậy. Bước này phải toạ thiền tạo phản xạ thụ động ngoài giác quanKiến giải này là kiến giải của Phật tánh.

 

KHAI TRIỂN BỔ TÚC

          Bước một, có thể diễn tả màu sắc, hình dáng hoặc gọi tên đối tượng theo quy ước thế gian. Nhưng nếu càng diễn tả, càng giải thích, thì càng đi xa với sự thật vì tâm đã bị Ý Thức chiếm lĩnh rơi vào Tâm Ba Thời. Cho nên chỉ giới hạn cho gọi tên thôi.  Thực tập pháp môn nào cũng phải đi đến chỗ không lời. Còn nói tức còn Biết Có Lời thì không bao giờ đạt được mục tiêu thoát khổ, giác ngộgiải thoát.

          Khi nói Pháp Như Thật, chúng ta hiểu rằng cái Biết này chỉ giống Như Thật tức là chưa phảihoàn toàn thật. Bởi vì đối tượng và ngay cả giác quan của chúng ta không thực chất tính, nó vô thường biến đổi trong từng sát-na thời gian, cho nên kết quả ở bước một chỉ tương đối thôi. Mặc dù cái Biết tuy hạn chế, nhưng cũng chuyển đổi Tâm, giúp Tâm yên lặng khác với Tâm thế gian lăng xăng dao động nên gọi là Tuệ Trí.

          Bước kế tiếp là Biết mà không tác ý trước đối tượng. Tâm trong sạch hơn trước, vững chắchơn bước một. Bắt đầu tiến vào dòng Thánh tức Tánh Giác để tiến dần lên Nhận Thức Không Lời. Lúc này hành giả nhìn đối tượng bằng Tánh Thấy, nghe âm thanh bằng Tánh Nghe, va chạm đối tượng bằng Tánh Xúc Chạm. Tất cả những cái Biết này là Biết thầm lặng, Biết mà không phản ứng, không gọi tên, không suy nghĩ gì cả gọi là Thầm nhận biết không lời về đối tượng. Nói cách khác đây là cái Biết của Trí tuệ.

          "Cái đang là" trong bước đầu còn cụ thể. "Cái đang là" bước thứ 2 trở nên siêu vượt, trừu tượng.

          "Cái đang là" là trạng thái của đối tượng được nhìn bằng con mắt tâm, bằng cái biết của trí tuệ, in sâu vào Nhận thức cô đọng. Biết rõ ràng đối tượng mà không tác ý về đối tượng nên đối tượng có cũng như không, thì "Cái đang là" trở thành "Cái Như Vậy". Trong trạng thái Tâm Như Vậykiến giải những điều mới lạ thì trí huệ ở giai đoạn này là Huệ Bát Nhã, là Panna, là viên ngọc trong chéo áo, là bản lai diện mục, là Phật tánh, là kho báu của chính mình v.v...  Huệ Bát Nhã cao hơnTuệ Tri / Vipassanà ở bước một.

          Vì thế, ở mức độ này, định nghĩa Như Thật, là Cái Biết của mình đúng với Chân Lý tối hậucủa nó, nên không gọi Như Thật nữa, mà là Như Vậy, tức biết Vật trong chính nó. Vật là Vật. Vật là như vậy, là như thế, không có gì để diễn tả, bởi nó không có tên.

 

KẾT LUẬN

          Pháp Như Thật là phương thức thực tập nhằm chuyển đổi Tâm lao xao, loạn động sang tĩnh lặng, khách quan. Lậu hoặc/tập khí, kiết sửtuỳ miên vẫn còn nhưng bị cô lập không khởi lên thành tạp niệm. Cô lập Ngã, nên thành kiếnthiên kiếnđịnh kiến không xuất hiện.  

          Thực tập Biết Không Lời về đối tượng thường xuyên, giúp hành giả an trú trong Chánh Niệmtức trong trạng thái bây giờ và ở đây.

          Trạng thái không lời tác động vào Đối Giao Cảm thần kinh tiết ra những chất sinh hoá học tốt như Acetylcholine, Dopamine, Seretonin, Melatonin, Endorphine, Insuline .... giúp điều chỉnh những bệnh về tâm thể, phục hồi sức khoẻ.

          Chuyển đổi quan niệm sống, chuyển đổi Nhận thức nên không tạo Nghiệp nữa.

          Bước đầu còn Biết Có Lời, khách quan tương đối. Kết quả được Tuệ Trí là Thiền Huệ. Bước 2 và 3 là Định. Vì thế Pháp Như Thật đưa đến Định-Huệ đồng thời. Khi thực hành thuần thục, đạt Định vững chắc sẽ khai mở trí huệ Bát Nhã.

          Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đâytức Thân ở đâu thì Tâm ở đó, Thân thiền thì Tâm thiền. Hằng ngày khi làm việc gì thì Tâm ở nơi việc đó, Tâm không như chú khỉ nhảy nhót lung tungChúng ta thực hành được như thế, sống được như thế là chúng ta sống tỉnh thức, sống có Chánh Niệm. Sống trong "bây giờ và ở đây" được giây phút nào thì chúng ta rời xa TâmPhàm Phu giây phút đó. Tâm Phàm Phuhạnh phúc ít mà khổ nhiều. An trú trong Tâm bậc Thánh lúc nào thân cũng khoẻ, tâm cũng an, và trí tuệ sẽ phát huy.

          Tóm lại, đây là phương pháp tu tập được xếp là Thiền Huệ nhưng cần thực hành song song với Thiền Định. Chúc quý vị tu tập tốt. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Ghi lại bài giảng tại đạo tràng TTK Houston, TX, ngày 04/6/2018)

 

Tài liệu: Theo giáo trình giảng dạy các lớp Bát Nhã của HT Thích Thông Triệt Viện chủ Tu ViệnThiền Tánh Không, Perris, Riverside County, Nam California.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3441)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4445)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
(Xem: 3387)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4555)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3531)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3358)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3840)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3140)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3482)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3467)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3396)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3562)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3234)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4100)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3684)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3503)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3552)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3861)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3228)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3367)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3244)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5409)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3547)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3764)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3432)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3515)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3714)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3446)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3831)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3795)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3628)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3807)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3514)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4120)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3681)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4084)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3505)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3367)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3752)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3686)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4233)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 3977)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3484)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3459)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3487)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
(Xem: 3085)
Trong kỳ Đại Hội Khoáng Đại kỳ II lần nầy chúng con tôi) được phép trình bày với quý Ngài và quý vị một đề tài có liên quan đến sự tu học
(Xem: 3234)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
(Xem: 4574)
Thời đại bây giờ hầu như con người cứ bị xoáy vào cơn lốc của cuộc sống một cách mãnh liệt, thế nên rất nhiều người cảm thấy bức bối...
(Xem: 3934)
Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm.
(Xem: 3236)
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang đẩy mạnh công tác hoằng pháp, coi đó là chiến lược mũi nhọn để phát triển Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant