Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc Sống Người Tu

04 Tháng Mười Hai 201808:24(Xem: 6623)
Cuộc Sống Người Tu

CUỘC SỐNG NGƯỜI TU

Ajaan Fuang Jotiko
Diệu Liên Lý Thu Linh

Cuộc Sống Người Tu

Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông Nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia). Mồ côi năm 11 tuổi, ông sống ở nhiều chùa, cho đến năm 20 tuổi được thọ giới xuất gia, về sau trở thành một thiền sư lớn (theo truyền thống tu tập trong rừng) ở Thái Lan.

Tỳ-kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff) người Mỹ, theo học thiền với Ajaan Fuang Jotiko và xuất gia năm 1976 tại Thái Lan. Hiện Tỳ-kheo Thanissaro cũng là thiền sư, chuyên trước tác và giảng dạy về thiền. Tỉnh Giác (Awareness Itself) là một trong những giáo huấn vắn tắt, thiết thực của Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, được Tỳ-kheo Thanissaro soạn tập và dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh. Xin giới thiệu đến bạn đọc xa gần.

 

***

1   “Nhiều người cho rằng tăng sĩ không làm gì cả, nhưng thực ra công việc buông bỏ các uế nhiễm là công việc khó khăn nhất trên đời.  Việc làmthế gian còn có ngày nghỉ, nhưng công việc của người tu không có lúc nào ngơi nghỉ.  Đó là thứ công việc ta phải liên tục thực hành 24 giở một ngày.  Đôi khi người tu sĩ cũng mệt mỏi, nhưng vẫn phải thực hànhNếu không, ai sẽ làm việc đó cho ta?  Đó là bổn phận của ta, chứ không phải của ai khác.  Nếu không, ta sẽ nợ đàng na thí chủ”.

2   “Dầu bạn làm gì, cũng phải trông chừng tâm.  Nếu thấy nó đi lệch đường, hãy dừng ngay lại, dầu bạn đang làm gì, và tập trung sự chú tâm.  Công việc canh giữ tâm lúc nào cũng ưu tiên trước nhất”.

3   “Pháp của Phật là akaliko – vô thời hạnLý do tại sao ta chưa thấu đạt Pháp của ngài là vì ta có quá nhiều thời gian: thời gian cho thứ này, thứ kia, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian để ăn, để ngủ…  Cả cuộc đời ta xoay vần quanh quỹ thời gian, và kết cục là ta không có cơ hội để nhìn thấy sự thật rõ ràng bên trong ta.  Nên ta phải biến sự thực hành của mình thành vô thời hạn.  Khi đó, sự thật sẽ hiện lên trong tâm ta”.

4   Thiền sư Ajaan Fuang rất kỹ lưởng trong việc sắp xếp đồ đạc đúng chỗ và giữ chúng sạch sẽ, nên ngài cũng dạy đệ tử phải như thế, vì ngài cũng đã học được những điều này từ các thầy của mình, và ngài đã biết sự ích lợi của chúng.  Ngài nói, “Nếu các con không thể quản được các thứ thô thiễn như thế, thì làm sao có thể quản được những thứ vi tế hơn, như tâm mình?”

5  Vị tăng sĩ mà biết chu toàn các nhu cầu của mình –vệ sinh thất, đun nước tắm, chăm lo bản thân khi bệnh, v.v…- phải là người biết quan sát, vì Ajaan Fuang thường sử dụng mối liên hệ thầy-trò như một phương tiện để dạy bằng hình mẫu.  Thay vì giải thích đồ gì phải để ở đâu hay phải làm những bổn phận nào với đệ tử, ngài thiền sư chỉ để các đệ tử quan sát hành động của mình.  Nếu đệ tử hiểu được ý thầy, ngài không nói gì.  Ngược lại, ngài sẽ trách phạt –nhưng cũng không giải thích phải trái.  Người đệ tử phải tự mình khám phá ra điều đó.  Như Ajaan Fuang nói, “Nếu đến mức độ mà ta phải nói cho con biết điều sai trái, chứng tỏ là thầy trò ta vẫn còn xa lạ”.

6   Một tối, một tăng sĩ ở Wat Dhammasathit nhìn thấy Ajaan Fuang đang một mình, lượm các vỏ cây quanh chỗ xây dựng tháp và sắp xếp lại đàng hoàng.  Ông vội chạy đến làm giúp, rồi hỏi, “Thưa Sư, những việc như thế này, ngài không nên làm một mình.  Còn nhiều người khác nữa.  Sao sư không gọi chúng con đến giúp?”

“Ta đang có người giúp đó chứ,” Ajaan Fuang trả lời trong khi vẫn tiếp tục lượm vỏ cây.

“Ai đâu, thưa sư?”, người đệ tử hỏi, sau khi nhìn quanh và không thấy ai hết.

“Ngươi đó”.

7   Khi tôi trở lại Thái Lan vào năm 1976 để thọ đại giới, Ajaan Fuang cảnh báo tôi hai điều:

1)   “Làm một thiền giả không có nghĩa là chỉ ngồi nhắm mắt.  Làm việc gì con cũng phải sáng suốt”.

2)    “Nếu con muốn học hỏi, con phải suy nghĩ như một kẻ cắp, và phải tìm cách đánh cắp sự hiểu biết cho mình.  Điều đó có nghĩa là con không thể mong đợi sư dạy cho con mọi thứ.  Con phải ghi nhận hành động của sư và lý do hành động –vì tất cả mọi thứ sư làm đều có lý do”.

 

8   Mối liên hệ giữa một tăng sĩ và các thí chủ cần phải cân bằng.  Ajaan Fuang thường nhắc nhở các đệ tử xuất gia của mình như sau, “Hãy nhớ, không ai mướn ngươi làm tu sĩ.  Không phải ta xuất gia để làm tôi tớ cho người”.  Nhưng nếu có tăng sĩ nào phàn nàn rằng những người làm công quả ở chùa không biết nghe lời, ngài sẽ nói, “Con xuất gia để có người phục dịch sao?”

9   “Chúng ta sống nhờ vào sự hỗ trợ của người khác, vì thế không nên làm gì để họ nản lòng”.

10   “Người tu thọ thực phẩm cúng dường, nhưng không tu hành đàng hoàng, sẽ tái sinh làm trâu bò, phải cảy ruộng vất vả để trả món nợ đó”.

11   “Đừng nghĩ rằng những giới luật nhỏ không quan trọng.  Như ngài Ajaan Mun có lần nói, phiến gỗ không bao giờ bay vào mắt, nhưng bụi gỗ thì có thể -chúng có thể làm ta mù mắt”.

12   Các phụ nữ phương Tây thường bực bội khi họ biết rằng tăng sĩ không được phép đụng chạm họ, và họ thường coi đó là bằng chứng cho việc Phật giáo kỳ thị phụ nữ.  Nhưng Ajaan Fuang giải thích điều đó như sau, “Lý do Đức Phật không cho phép tăng sĩ được chạm đến người phụ nữ không phải vì họ có điều gì không tốt.  Nhưng lý do là vì các tăng sĩ có điều không tốt: Họ vẫn còn các tâm uế nhiễm, do đó họ phải được kiềm chế”.

13   Đối với những ai chọn đời sống xuất gia, người khác phái là cám dỗ lớn nhất khiến họ phải rời bỏ con đường đạo.  Nếu Ajaan Fuang dạy các tăng sĩ, ngài sẽ nói, “Phụ nữ giống như dây leo.  Lúc đầu, họ có vẻ mềm yếu, nhẹ nhàng, nhưng nếu con để họ bám vào con, họ sẽ quấn quanh con cho đến khi con không còn cựa quậy, cuối cùng họ sẽ xiết chết con”.

Khi dạy các tu nữ, ngài Ajaan Fuang sẽ cảnh báo họ về đàn ông.  Có lần một tu nữ định rời chùa, về nhà vì biết rằng cha cô đã chuẩn bị cho cô lập gia đình.  Cô thưa chuyện với ngài thiền sư và xin một lời khuyên.  Ngài nói, “Hãy tự hỏi mình.  Con có muốn sống trong rọ hay tự do ở ngoài?”  Kết quả, cô quyết định không chui vào rọ.

14   “Nếu người tăng sĩ nhận thấy mình đang nghĩ về tính dục, hãy sờ tay lên đầu để tự nhắc nhở mình là ai”.

15   Ajaan Fuang thường kể nhiều câu chuyện về thời gian sống với thầy minh, ngài Ajaan Lee.  Một trong những câu chuyện tôi tâm đắc như sau:  Có lần một nhóm đệ tử ở Bangkok của ngài Ajaan Lee tổ chức đi hành thiền với ngài trong rừng.  Họ hẹn gặp tại Hua Lampong, nhà ga chính tại Bangkok, để đáp tàu đi Lopburi ở phương Bắc.  Khi cả nhóm gặp nhau ở sân ga, họ nhận ra rằng có nhiều người mang theo ít nhất hai va-li lớn những đồ ‘cần dùng” cho chuyến đi.  Ngay cả các vị tăng sĩ ở Bangkok cũng mang rất nhiều hành lý.  Thấy vậy, ngài Ajaan Lee không nói gì, chỉ dẫn đoàn đi về hướng Bắc dọc theo đường ray tàu hỏa.  Vì ngài đi bộ, cả nhóm phải đi theo, nhưng chẳng bao lâu thì những người khuân nhiều hành lý bắt đầu than thở, “Thưa Sư, sao ngài bắt tụi con đi bộ?  Tụi con phải mang quá nhiều hành lý nặng!”

Lúc đầu Ajaan Lee không trả lời, nhưng cuối cùng khi vẫn tiếp tục đi bộ, ngài bảo họ, “Nếu nặng, thì khiêng làm gì?”  Khi nhóm đệ tử hiểu ra ý ngài, họ dừng lại, bỏ bớt đi những thứ không cần thiết trong hành lý của mình.  Khi cả nhóm đến trạm tàu kế tiếp, Ajaan Lee nhận thấy họ đã làm gọn

16   “Khi sống trong chùa, hãy xem như ta đang sống một mình.  Điều đó có nghĩa là khi ta đã hoàn tất các trách nhiệm chung với chúng –thọ trai, đọc kinh, quét dọn, vân vân- ta không phải liên hệ với bất cứ ai.  Hãy trở về thất để hành thiền”.

“Khi sống một mình, hãy xem như ta đang sống trong tu viện: Hãy lập thời biểu sinh hoạt, và tuân thủ nó”.

17   Khi tôi đến Wat Asokaram –một tu viện rất lớn- để qua mùa an cư đầu tiên của tôi, Ajaan Fuang bảo, “Nếu người ta hỏi con bằng tiếng Thái, hãy trả lời bằng tiếng Anh.  Nếu họ hỏi bằng tiếng Anh, hãy trả lời bằng tiếng Thái.  Sau một lúc, người ta sẽ mệt mỏi khi nói chuyện với con, họ sẽ để con yên mà hành thiền”.

18   “Cũng tốt, nếu phải sống trong một tu viện mà không phải ai cũng quan tâm đến việc tu hành rốt ráo, vì điều đó dạy con phải dựa vào chính mình.  Ngược lại, nếu con chỉ sống với các vị thiền giả quá nghiêm mật, con sẽ không thể sinh tồn trong bất cứ nơi nào khác”.

19   “Trong tu viện, chúng ta vẫn giữ lại những người khó chịu như một cách để kiểm tra xem nếu các uế nhiễm của ta đã thực sự được xóa bỏ”.

20   “Mục đích của việc tuân giữ các giới luật nghiêm khắc là để bào mòn các uế nhiễm của ta.  Nếu ta chỉ giữ chúng với ý định gây ấn tượng đối với người khác, thì tốt hơn là ta không nên giữ chúng”.

21   Về việc nhịn ăn như một phương cách giúp ta hành thiền tốt hơn: “Với người này, phương cách đó thích hợp, với người khác thì nó có tác dụng ngược lại- họ càng nhịn ăn, thì uế nhiễm của họ càng tăng.  Không phải là ta bỏ đói cái thân, thì các uế nhiễm của ta cũng bị đói, vì chúng không phải đến từ thân.  Chúng từ tâm ta mà ra”.

22   “Trong kinh có đoạn Đức Phật hỏi, ‘Ngày và đêm qua đi, qua đi.  Hiện tại con đang làm gì?’ Vậy ta có câu trả lời gì cho Ngài?”

23   “Nếu ta đi dạy người khác trước khi việc tu tập của mình đã chuẩn, thì ta gây hại nhiều hơn là làm tốt”.

24   “Rèn luyện một thiền sinh cũng giống như rèn một võ sĩ: Ta tấn công ít và không đấm họ quá đau đến độ họ không chịu nổi.  Nhưng khi họ đánh trả, hãy để họ ra đòn thật mạnh”.

25   Lần đầu tiên khi tôi giảng pháp, Ajaan Fuang bảo tôi: “Hãy tưởng tượng con có cây kiếm trong tay.  Nếu có ai trong đám thính giả có ý phán xét con, hãy cắt đầu họ”.

26   Trước đây từ Bangkok đến Wat Dhammasathit, phải mất cả ngày, vì đường sá lúc đó rất xấu và quanh co hơn giờ nhiều.  Một tối, có một phụ nữ mướn xe đi từ Bangkok đến chùa để xin Ajaan Fuang lời khuyên về những vấn đề bà đang gặp phải trong cuộc sống gia đình, rồi sau đôi giờ tư vấn, bà lại lên xe trở về lại chỗ cũ.

Sau đó, Ajaan Fuang nói với tôi, “Cũng có cái hay khi ta sống tận nơi này.  Nếu ta ở gần Bangkok, những người rảnh rỗi, không biết sử dụng thời gian, sẽ đến đây chuyện vãn cả ngày làm mất thì giờ của ta.  Trái lại, dầu chúng ta ở xa xôi, mà Phật tử đã cất công đến đây, chứng tỏ là họ thực sự cần ta giúp đỡ.  Nên dầu phải mất bao nhiêu thời gian với họ, cũng không thành vấn đề”.

27   “Khi có Phật tử đến viếng, sư cho họ ngồi xuống, hành thiền trước để họ biết cách làm cho tâm yên tĩnh.  Sau đó ta mới để họ trình bày vấn đề mà họ quan tâm, muốn chia sẻ với sư.  Nếu ta cố gắng thảo luận các vấn đề mà tâm họ chưa lắng đọng, thì không có cách gì giúp họ hiểu”.

28   “Nếu có người nghĩ là họ đã chứng ngộ, trong khi sự thật không phải vậy, thì ta không nên phí hơi sức cố gắng sửa chữa họ.  Vì nếu họ không có lòng tin ở ta 100% , thì ta càng phân phải trái với họ, họ càng bám chặt vào ý kiến riêng của mình.  Nếu họ có lòng tin nơi ta, thì chỉ cần một hay hai câu nói, họ sẽ thức tỉnh”.

29   Có lần thân phụ của một vị sư đang sống ở chùa của ngài Ajaan Fuang, viết thư khuyên con trai hãy cởi bỏ y áo, trở về nhà, tiếp tục việc học hành, rồi đi làm, gầy dựng gia đình, để có một cuộc sống bình thường, hạnh phúc như bao người khác trên thế giới.  Vị tăng sĩ trình bày việc này với Ajaan Fuang.  Ngài nói, “Cha con nói là hạnh phúc của ông rất đặc biệt- nhưng thực sự loại hạnh phúc đó là gì?  Cũng là đống đồ hôi thối mà con đã để lại đằng sau khi đi xuất gia.  Có thứ hạnh phúc nào tốt hơn hiện tại không?”

 

Diệu Liên Lý Thu Linh -9/2018

(Chuyển ngữ từ tiếng Anh, The Celibate Life, trích từ quyển AWARENESS ITSELF, nguồn:

http://accesstoinsight.org/lib/thai/fuang/itself.html, Metta Forest Monastery, P.O.Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22017)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8843)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8756)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8492)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8565)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8731)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7778)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11787)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21942)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8003)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9503)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14270)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9270)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9012)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8391)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8721)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9883)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9601)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9498)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8820)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9605)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8292)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9205)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9558)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9023)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9349)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21454)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8980)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9475)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8819)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9210)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10687)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9099)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10259)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9633)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8833)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8759)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9256)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8488)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9879)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10206)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17120)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10637)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9814)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11156)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22303)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8748)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8150)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8002)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8982)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant