Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt

18 Tháng Giêng 201914:55(Xem: 8892)
Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt
Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt

Đôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên tắc viết văn. Ngay chính bản thân tôi cũng rơi vào trường hợp như vậy. 
Điều này cũng dễ hiểu vì tôi không tốt nghiệp hoặc chưa theo học một truờng hoặc một lớp dạy viết văn nào. Mặc dầu tôi đã trải qua sáu năm đại học nhưng ở đại học người ta không chấm điểm theo nghệ thuật viết văn mà chấm điểm theo nội dung bài vở. Cho nên khi khởi đầu viết tác phẩm “Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ” năm 1987 thì kỹ thuật viết văn của tôi như nguyên tắc viết hoa, cách chấm câu v.v.. hoàn toàn là của Lớp Đệ Thất, Đệ Lục (Lớp 6, Lớp 7)  với lời dạy của thầy, cô trong môn Việt Văn rất đơn sơ mà tôi chỉ còn nhớ lõm bõm
Sau mười năm sống ở Mỹ tức khoảng năm 1995 và sau khi đã làm việc trong các trường học, theo dõi các bài giảng dạy viết văn của học sinh Mỹ, đọc các sách biên khảo về văn chương Hoa Kỳ tôi mới bắt đầu hiểu một số vấn đề như quy tắc viết hoa:
I. Quy tắc viết hoa trong văn chương Việt Nam
Trước khi nói về nguyên tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ chúng ta thử tìm hiểu xem nguyên tắc viết hoa của văn chương Việt Nam như thế nào. Theo tôi, khi tổ tiên chúng ta còn xử dụng tiếng Hán để làm văn tự thì chắc chắn không có quy tắc viết hoa. Khi chữ quốc ngữ được sáng tạo thì quy tắc viết hoa của chúng ta đã được mô phỏng hoặc bắt chước theo lối viết hoa của văn chương Pháp. 
Thế nhưng quy tắcchúng ta ứng dụng hoặc bắt chước lại hỗn loạn và không thống nhất. Tôi không hiểu lỗi này do cha ông chúng ta không có một Hàn Lâm Viện để đặt một quy tắc thống nhất hoặc giả đây là lỗi của nhà văn, nhà xuất bản, của ban biên tập, của người sắp chữ (sau này là người đánh máy)? Riêng bản thân tôi, cho mãi tới năm 2000 – tức là sau 15 năm viết văn tôi mới chính thức tuân thủ lối viết hoa thống nhất theo văn chương Hoa Kỳ. 
Điều này qúy vị độc giả có thể nhận thấy trong cuốn Ký Sự 15 Năm xuất bản năm 2000. Chứ còn 5 tác phẩm về trước, lối viết hoa của tôi hoàn toàn không thống nhất và hết sức lộn xộn. Sau đây là lối viết hoa trong văn chương Việt Nam theo thứ tự thời gian mà tôi đưa ra như những điển hình.
1)Viết hoa theo Việt Nam Tự Điển Khai Trí Tiến Đức (1931):
Chỉ viết hoa chữ đầu, chữ sau không viết hoa và có gạch nối giữa các chữ. Thí dụ:
Kinh-dương-vương
Hà-nội, Hà-nam, Hà-tĩnh, Giáo-sư, Giáo-sĩ, Hương-giang, Nga-la-tư, Thái-bình-dương
Thế nhưng: A-di-đà-Phật (chữ Phật cuối cùng lại viết hoa)
2) Lối viết hoa không thống nhất trong Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng:
-Tên người: Viết hoa cả họ, tên và chữ lót theo văn chương Mỹ nhưng vẫn có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ: Dương-Huy, Nguyễn-Thiết-Thanh, Nguyễn-Yên. Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết: Dương-thị-Mai (chữ thị không viết hoa)
-Tước hiệu, chức vụ: Thường không viết hoa và rất lộn xộn. Thí dụ:
cụ tú Ninh-Bắc, cụ tú Lãm, ông hàn Thanh
nhưng ở một chỗ khác lại viết Bà Cán, ông Tham Lộc
(Tham ở đây là một tước vị lại viết hoa)
-Địa danh, dinh thự, công viên, thành  phố, trường học:
Khái Hưng chỉ viết hoa chữ đầu và vẫn có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ:
Phúc-yên, Hà-nội, chùa Bách-môn
Thế nhưng ở những chỗ khác tất cả lại viết hoa. Thí dụ:
Thạch-Lỗi, Quan-Thánh, Phú-Thọ, Trù-Mật, Ninh-Bắc, Nam-Định, Gia-Lâm
Các con đường, con sông Khái Hưng viết hoa cũng không thống nhất: Thí dụ:
đường Quan-Thánh (Quan Thánh viết hoa)
Sông Tô-lịch (sông lại viết hoa, lịch lại không viết hoa)
Ngày, tháng Khái Hưng không viết hoa. Thí dụ: thứ bảy
3) Lối viết hoa của Nhất Linh trong Bướm Trắng:
-Về địa danh, Nhất Linh chỉ viết hoa chữ đầu và có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ:
Sầm-sơn, Hà-nội, Khâm-thiên, Chợ-lớn
Thế nhưng Sài Gòn có chỗ lại viết:
Sài gòn (không gạch nối)
Sài-gòn (có gạch nối)
Nhật bản (không gạch nối)
-Về tên người Nhất Linh viết hoa theo lối Mỹ. Thí dụ:
Bác-sĩ Trần Đình Chuyên (không gạch nối, chữ lót viết hoa)
Nhưng ở một chỗ khác lại viết: Vũ-đình-Trương (có gạch nối và chữ lót lại không viết hoa)
4) Lối viết hoa không thống nhất của Thanh Tịnh trong Quê Mẹ:
-Các địa danh chỉ viết hoa chữ đầu và có gạch nối.
Thí dụ: phá Tam-giang, trường Mỹ-lý, Trung-kỳ, Hà-nội
Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:
Trường Mỹ-lý (trường viết hoa mà không phải ở đầu câu)
làng Hòa ấp (lại không có gạch nối)
chùa Đồng Tâm (chữ tâm lại viết hoa và không có gạch nối)
-Chức vụ chỉ viết hoa chữ đầu. Thí dụ: Hương-thơ
Thế nhưng ở những chỗ khác lại viết:
ông đốc (đốc không viết hoa)
ông Huyện Phong (hai chữ sau lại viết hoa)
Miếu Thần Đá (tất cả lại viết hoa)
miễu Thánh (chữ miễu không viết hoa)
-Các tên người đều viết hoa theo lối Mỹ nhưng có gạch nối. Thí dụ:
Hoàng-Thiên-Y, Khổng-Tử, Lý-Tịnh, Na-Tra
Nhưng ở một chỗ khác lại viết:
Lê Bá Xuân (không gạch nối)
5) Lối viết hoa không thống nhất của Hoàng Văn Chí (1964):
Về tên các quốc gia: Viết hoa theo lối Mỹ nhưng vẫn có gạch nối. Thí dụ:
Việt-Nam, Đông-Nam-Á, Đông-Dương, Hòa-Lan
Nhưng ở nhiều chỗ khác chỉ viết hoa chữ đầu:
Hoa-kỳ, Thái-lan, Ấn-độ, Trung-cộng, Tây-tạng,
Tên các nhân vật: Có lúc viết hoa theo lối Mỹ nhưng vẫn có gạch nối. Thí dụ:
Khuyển-Dưỡng-Nghị, Tôn-Văn, Vương-Dương-Minh
Thế nhưng ở những chỗ khác lại viết:
Phan-đình-Phùng, Tôn-thất-Thuyết (chữ lót không viết hoa)
-Nhóm, hội đoàn, đoàn thể: Viết hoa không thống nhất, chỗ có gạch nối, chỗ không. Thí dụ:
Phong trào Cần-Vương
Phong trào Đông Du (không gạch nối)
Phong trào Văn-Thân
phong trào cộng sản (cả bốn chữ lại không viết hoa)
-Các địa danh viết hoa cũng không thống nhất.
Thí dụ: Thượng-Hải, Hồng-Kông, Trà-Lùng, Hàng-Bông, Làng Cổ-Am, Yên-Báy, Hải-Phòng
Thế nhưng ở những chỗ khác lại chỉ viết hoa chữ đầu mà thôi. Thí dụ: Hà-nội, Quảng-châu, Quảng-nam, Lạng-sơn, Dương-tư, Nam-đànv.v…
6) Lối viết hoa của Duyên Anh trong Về Yêu Hoa Cúc (1970):
-Đại lược về tên người, địa danh, tên trường học, tước hiệu Duyên Anh viết hoa theo lối Mỹ và bỏ gạch nối. 
Thí dụ: Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Mai Thảo, Nguyên Sa, Đinh Hùng, Hàn Mặc Tử
Đại Học Văn Khoa, Đà Lạt, Hà Nội, Mỹ Tho
Thế nhưng còn hai chữ Sài Gòn thì Duyên Anh có lúc viết Sài-gòn (có gạch nối, chữ gòn không viết hoa), rồi có lúc lại viết Sài gòn (không gạch nối)
-Tên các tờ báo, tạp chí lối viết hoa cũng không thống nhất. Thí dụ:
nhật báo Đồng Nai, tuần báo Kịch Ảnh
tức là các chữ nhật báo, tuần báo không viết hoa)
thế nhưng lại viết: Đông Dương Tạp Chí (tạp chí lại viết hoa)
-Các tác phẩm văn chương chỉ viết hoa chữ đầu, chữ sau không viết hoa (tức theo lối cũ). Thí dụ:
Ngày về, Lạnh lùng, Chân trời cũ
Nhưng ở chỗ khác lại viết Tiêu Sơn Tráng Sĩ (tất cả đều viết hoa)
7) Lối viết hoa không thống nhất của Hoàng Khởi Phong trong Người Trăm Năm Cũ (1993):
Hoàng Khởi Phong là cựu chủ nhiệm kiêm chủ bút Tạp Chí Văn Học trong khoảng thời gian từ 1989-1990. Dĩ nhiên với chức năng này ông phải đọc lại và coi lại rất nhiều bài viết thế nhưng lối viết hoa của ông cũng không thống nhất – điển hình qua tác phẩm Người Trăm Năm Cũ.
-Các tước vị hoặc ngôi thứ trong gia đình đều viết hoa như:
Đề Thám, Cai Kinh, Cả Huỳnh, Cả Tuyển, Tổng đốc Lê Hoan…
Thế nhưng ở nhiều chỗ khác, các tước vị lại không viết hoa:
Thí dụ: vua Hàm Nghi, tướng Voyron, quan ba Lambert…
-Các điạ danh, cách viết hoa cũng không thống nhất:
Thí dụ: Phủ Lạng Thương, tỉnh Hà Đông, huyện Nhã Nam
(Phủ, huyện, tỉnh đều là đơn vị hành chánh thế mà phủ viết hoa còn tỉnh và huyện lại không viết hoa).
-Các biến cố lịch sử đáng lý phải viết hoa lại không viết hoa.
Thí dụ: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chiến khu Yên Thế. Đáng lý phải viết: Cuộc Khởi Nghĩa Yên Thế, Chiến Khu Yên Thế.
8) Lối viết hoa không thống nhất của Tạ Chí Đại Trường trong Tạp Chí Văn Học năm 2000:
Tạ Chí Đại Trường là cây viết chủ lực cho Tạp Chí Văn Học sức học rất uyên bác nhưng cũng lại không để ý đến quy tắc viết hoa. Thí dụ:
Công Giáo (tất cả đều viết hoa)
Thế nhưng ở chỗ khác lại viết: Tam giáo (chữ giáo không viết hoa)
Tự Đức kí Dụ: Đáng lý kí viết hoa lại không viết hoa.
truờng Bảo hộ (chữ hộ không viết hoa) nhưng lại viết trường Chu Văn An (chữ an lại viết hoa)
Hồng vệ binh maxít phương Đông: (chữ phương không viết hoa). Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:
Văn Minh Tây Phương (chữ phương lại viết hoa)
Hồng quân Trung Quốc (chữ quân đáng lý viết hoa lại không viết hoa)
Cộng hòa Đại Hàn (chữ hòa đáng lý viết hoa lại không viết hoa)
Phong trào Không liên kết Thế giới thứ  Ba: Các chữ trào, liên kết, giới, thứ – đáng lý phải viết hoa lại không viết hoa.
9) Lối viết hoa của Nguyễn Hưng Quốc trong Tạp Chí Văn Học năm 2000
Nguyễn Hưng Quốc là cây viết chủ lực cho Tạp Chí Văn Học. Là một nhà bình luận văn học rất kỹ lưỡng thế nhưng Nguyễn Hưng Quốc cũng không chú ý đến quy luật viết hoa.
-Tên các tác phẩm đều viết hoa như:
Truyện Kiều
Thơ Mới của Hoài Thanh
Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:
thơ Nguyễn Công Trứ (chữ thơ không viết hoa)
-Các tên nhóm, hội đoàn đều viết hoa như:
Nhóm Sáng Tạo (chữ nhóm viết hoa)
trường phái Phê Bình Mới (đáng lẽ chữ trường phái cũng phải viết hoa)
Rồi ở một chỗ khác lại viết:
nhóm Ngôn ngữ học tại Moscow (đáng lý phải viết: Nhóm Ngôn Ngữ Học tại Moscow
II. Quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ
Trong văn chương Hoa Kỳ, viết hoa gọi là “capital letter ”, còn viết chữ thường gọi là “lower case”. Đây là quy tắc thống nhất được áp dụng ở khắp mọi nơi. Ít khi thấy nhà văn, nhà thơ, nhà báo Hoa Kỳ vi phạm quy tắc này. Nguyên do chính là vì xã hội của họ đã ổn định cả hai trăm năm nay, việc gì cũng đã trở thành quy củ, nề nếp, có trường ốc. Ngoài ra tờ báo nào, nhà xuất bản nào cũng có một ban biên tập chịu trách nhiệm về vấn đề này chứ không “tự biên tự diễn, tự đánh máy, tự in, tự sáng chế” như chúng ta
Giới thiệu quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ ở đây không có nghĩa là cái gì của Mỹ cũng nhất. Quy tắc nào cũng tốt cả nhưng với điều kiện phải thống nhất. Không thể ở đầu trang viết:Phong trào Đông du rồi ở cuối sách lại viết Phong Trào Đông Du. Nếu cứ tiếp tục viết lộn xộn như thế này thì con cháu chúng ta cũng sẽ tiếp tục thừa kế cái lộn xộn đó và hậu quả là cả ngàn năm sau nền văn chương Việt Nam vẫn cứ tiếp tục lộn xộn làm người ngoại quốc điên đầu khi nghiên cứu văn chương Việt Nam. Sau đây là quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ:
1) Tên người (Mr., Mrs., Miss.)
Thí dụ: Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Lê Chân, Ông Tô Hiến Thành, Ông Cao Bá Quát, Ông Tôn Thất Thuyết, Bà Đoàn Thị Điểm, Ông Đặng Trần Côn, Cô Nguyễn Thị Giang, Cô Bắc. Khi viết tắt chữ “ông” thì phải có dấu chấm. Thí dụ: Ô. Nguyễn Văn B
2) Các con vật mình nuôi và thương mến/thú cưng (pet):
con Vàng, con Vện, con Loulou, con Cún, con Bống
3) Các chức vụ, tước hiệu và các chữ tắt của tên:
Thí dụ: Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chúa Sãi, Chúa Trịnh, Bà Huyện Thanh Quan, Đô Đốc Tuyết, Cai Tổng Vàng, Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo Sư Nguyễn C. Hách, GS. Phạm B. Tâm, Đại Sứ Cabot Lodge, Tiến Sĩ Kissinger, Tổng Thống Roosevelt. Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết…Khi viết tắt các chữ Giáo Sư, Tiến Sĩ phải có dấu chấm. Thí dụ: GS. Trần Đại Nghĩa, TS. Nguyễn Văn B…
4) Ngôi thứ trong gia đình:
Thí dụ: Cô Bảy, Bác Ba, Bà Cả Tề, Thím Năm, Cô Ba Bến Tre, Cô Năm Phỉ, Út Trà Ôn.
5) Địa danh, dinh thự, công viên, thành phố, quận/huyện:
Thí dụ: Thành Phố Đà Lạt, Dinh Độc Lập, Phủ Thủ Hiến, Phủ Thủ Tướng, Phủ Chủ Tịch, Tòa Thị Chính Nha Trang, Công Viên Tao Đàn, Vườn Hoa Con Cóc, Vườn Hoa Chéo, Công Viên Tao Đàn, Chùa Hương Tích, Thành Phố Hải Phòng, Quận Hương Điền, Quận Châu Thành Mỹ Tho, Xã An Hội …
5) Bến, cảng, phi trường:
Thí dụ: Phi Cảng Tân Sơn Nhất, Ga Hàng Cỏ, Bến Vân Đồn, Bến Sáu Kho, Bến Đò Bính, Bến Đò Lèn, Bến Nhà Rồng, Cảng Hải Phòng, Quân Cảng Cam Ranh…
6) Đường:
Thí dụ: Đường Trần Hưng Đạo, Xa Lộ Biên Hòa, Quốc Lộ 1, Liên Tỉnh Lộ 7, Hương Lộ 8…
7) Chợ:
Thí dụ: Chợ Bến Thành, Chợ Đồng Xuân, Chợ Tân Định, Chợ Bà Chiểu, Chợ Lớn, Chợ Huyện Thanh Vân…
8) Núi, đèo, cửa ải:
Thí dụ: Núi Hoàng Liên Sơn, Núi Sam, Núi Ba Vì, Núi Ngũ Hành, Núi Ông Voi, Núi Ngự, Đèo Hải Vân, Đèo Cả, Ải Nam Quan…
9) Sông, thác, hồ, suối:
Thí dụ: Sông Hồng, Sông Mã, Sông Chu, Sông Hương, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Than Thở, Hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc, Suối Giải Oan…
10) Vịnh, biển, đảo:
Thí dụ: Vịnh Hạ Long, Vịnh Cam Ranh, Rạch Cái Cối, Vũng Rô, Quần Đảo Hoàng Sa, Quần Đảo Trường Sa, Đảo Tây Sa, Côn Đảo, Hòn Bà, Hòn Chồng, Hòn Vọng Phu, Phá Tam Giang.
11) Ngày tháng:
Thí dụ: Tháng Giêng, Thứ Hai, nhưng mùa thu, mùa xuân (các mùa lại không viết hoa)
12) Ngày lễ:
Thí dụ: Lễ Hai Bà Trưng, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Ngày Thiếu Nhi Toàn Quốc, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền…
13) Nhóm, hội đoàn:
Thí dụ: Nhóm Sáng Tạo, Nhóm Ngàn Lau, Hội Đua Ngựa Phú Thọ, Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội Ái Hữu Gò Công, Câu Lạc Bộ Lướt Sóng, Môn Phái Vovinam, Môn Phái Thiếu Lâm, Trường Phái Siêu Thực, Trường Phái Dã Thú, Trường Phái Ấn Tượng.
14) Ban nhạc:
Thí dụ: Ban Thăng Long, Ban Tiếng Tơ Đồng, Ban The Rolling Stone, Đoàn Cải Lương Hương Mùa Thu, Đoàn Thoại Kịch Tiếng Chuông Vàng.
15) Báo chí, tựa đề các cuốn sách, thơ, bài báo, vở kịch, bức hoạ, bản nhạc, truyện, cuốn phim và tựa đề của một bài viết:
Thí dụ: Nam Phong Tạp Chí, Tạp Chí Bách Khoa, Nhật Báo Người Việt, Đoạn Tuyệt, Thơ Vũ Hoàng Chương, Truyện Kiều, Kịch Lôi Vũ, Trường Ca Con Đường Cái Quan, Cầu Sông Qwai…
16) Thánh thần và kinh sách:
Thí dụ: Trời, Phật, Chúa, Đức Thánh Trần, Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẹ Âu Cơ, Kinh Kim Cang, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Coran, Kinh Cựu Ước..
17) Miền, vùng của một đất nước (nhưng không phải để chỉ phương hướng). Thí dụ:
Miền Nam, Miền Bắc, Miền Trung, Vùng Cao Nguyên, Miền Tây, Vùng Tây Bắc, Bắc Bình Định…
18) Các biến cố lịch sử, tài liệu, mốc thời gian:
Thí dụ: Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ, Đệ II Thế Chiến, Thời Kỳ Chiến Tranh Lạnh…
Thời Kỳ Bắc Thuộc, Thời Kỳ Trịnh -Nguyễn Phân Tranh, Thời Kỳ Phục Hưng, Nhà Hậu Lê, Bình Ngô Đại Cáo…
19) Ngôn ngữ, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo:
Thí dụ: Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Hoa Ngữ, Nhật Ngữ, Việt Ngữ
Thái, Nùng, Dao, Mèo, Kinh, Thượng, Mường, Ra-Đê, Việt, Hoa v.v…
Việt Tịch, Pháp Tịch, Ấn Tịch…
Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo…
20) Tên các con tàu, xe lửa, máy bay hoặc nhãn hiệu xe hơi:
Thí dụ: Tuần Dương HạmThái Tổ, Khu Trục Hạm Vạn Kiếp, Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) Trần Hưng Đạo…La Dalat, Citroyen, Toyota v.v…
Thiên Lôi (Thunderchief), Con Ma (Phantom)
21) Chữ đầu của câu trích dẫn:
Thí dụ: Trần Bình Trọng dõng dạc nói, “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.”
Xin  quý vị nào nghiên cứu về văn phạm Việt Nam đóng góp thêm ý kiến để sau này có thể hình thành một quy tắc viết hoa thống nhất cho văn chương Việt Nam.
Đào Văn Bình 
(Trích Tuyển Tập 20 Năm Viết Văn xuất bản năm 2004)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7841)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9486)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8440)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12990)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8954)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9409)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9488)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8651)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8369)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9576)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10328)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9154)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9247)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11331)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10049)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17530)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8151)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8358)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8562)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8217)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10096)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8227)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9687)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8507)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8340)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8617)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9857)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11229)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10264)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9410)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9539)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11838)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8640)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9208)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8913)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9302)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10895)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9981)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8581)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9959)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10060)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8933)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13404)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10122)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9234)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26921)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9971)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12821)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10902)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9995)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant