Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năng Lực Của Chánh Niệm

05 Tháng Tư 201903:17(Xem: 6238)
Năng Lực Của Chánh Niệm
NĂNG LỰC CỦA CHÁNH NIỆM

Joseph Goldstein
Trần Ngọc Bảo


Năng Lực Của Chánh Niệm

Ở đây, Bây giờ, Tỉnh giác. Đó là căn bản của con đường  thiền định và chìa khóa để chuyển hóa cuộc sống của mỗi người. Trong cuốn sách Một Trái Tim Bình An.

Thiền sư Joseph Goldstein đã mô tả một cách đơn giản nhưng sâu sắc như thế về sự tỉnh giác tự nhiên của tâm trí chúng ta…

Chánh niệm là chìa khóa của giây phút hiện tại. Nếu không có nó chúng ta không thể nào nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, đơn giảnchúng ta  sẽ lạc bước theo  sự nghĩ ngợi quanh quẩn của tâm trí. Tulku Urgen, vị thầy môn phái DzongDzongchen Tây Tạng vĩ đại của thế kỷ vừa quan đã nói “ Có một thứ chúng ta luôn luôn cần đến, đó là một người canh cửa  có tên là Chánh niệm – đó là người bảo vệ luôn trông chừng cho chúng ta khỏi bị lôi cuốn vào thất niệm”.

Chánh niệm là phẩm chất là năng lực của tâm trí, nó luôn ý thức một cách sâu sắc những gì đang xảy ra- mà không phê phán hay can thiệp. như một tấm gương soi, nó chỉ phản ành những gì diễn ra trước mặt. Nó âm thầm giúp đỡ chúng ta làm cho chúng ta có mặt với từng việc làm nhỏ nhặt như đánh răng hay uống trà.

Chánh niệm cũng giúp chúng ta nối kết với những người xung quanh, nhờ đó chúng ta sẽ không vội vàng đi ngang qua họ trong sự tất bật của cuộc đời. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một thí dụ về người thể hiện một cách sinh động phẩm chất chú ý lân mẫn này. Một lần nọ, sau hội nghị Arizona, Ngài đã yêu cầu mọi nhân viên trong khách sạn đi vào trong khách sảnh để chào từng người trước khi từ giả.

Chánh niệm là cơ sở cho hành động khéo léo. Khi chúng ta nhìn rõ những gì đang diễn ra ở giây phút hiện tại, thì tuệ giác mới có thể hướng dẫn chúng ta chọn lựa và hành động, chứ không làm teo thói quen đã bị điều kiện hóa. Và hơn thế nữa. Đức Phật cũng đã từng nói rằng, chánh niệmcon đường thẳng dẫn đến giác ngộ: “đây là con đường thẳng đến tịnh hóa thân tâm, để vượt thẳng u sầukhổ não, để chấm dứt khổ đau, để đạt đạo, và thực chứng Niết bàn”.

Tôi bắt đầu thực tập thiền khi đang ở trong đoàn Hòa Bình ở Thái Lan. Vào lúc ấy, tôi rất hào hứng tham gia vào những cuộc thảo luận triết lý. Lần đầu tiên đi thăm các tu sĩ Phật giáo, tôi mang theo cuốn Đạo đức của Spinoza, dự định sẽ lôi kéo họ vào cuộc tranh luận. Thế là tôi gia nhập vào một nhóm pháp đàm dành cho người phương Tây. Tôi cứ khăng khăng với đề tài của mình nên nhiều người khác đã bỏ nhóm đi ra. Cuối cùng, có lẽ do thất vọng quá nên một tu sĩ đề nghị. “Hay là bạn thử tập thiền đi!”.

Lúc bấy giờ tôi chẳng biết chút gì về thiền cả, và tôi cũng háo hức muốn biết cách thức luyện tập phương Đông xa lạ này nó ra làm sao. Tôi thu dọn đồ đạc và ngồi trên một chiếc bồ đoàn – và để đồng hồ báo thức sau 5 phút. Thật lạ lùng, là chỉ trong vòng vài phút, tôi cảm nhận có điều gì quan trong đang diễn ra. Lần đầu tiên tôi nhận thức được con đường mới mẻ đó là quay vào trong để khám phá ra bản chất của tâm trí mình.

Nhận thức này là một bước ngoặt trong cuộc sống tma6 linh của mọi người. Chúng tôi đã đến được trong điểm nào đó trong cuộc đời như thể bắt gặp một cây cầu, và chúng tôi tự nhủ thầm,”Ồ, điều này mình làm được”. Điều này đối với tôi quá mới mẻ và hết sức thú vị, cho nên tôi mời bạn bè đến xem tôi tập thiền. Dĩ nhiên những người đến không thường xuyên quay trở lại.

THỰC TẬP CHÁNH NIỆM

Chúng tôi có thể thực tập chánh niệm bằng cách đơn giảntheo dõi hơi thở. Thở vào, chúng ta biết rằng đang thở vào, thở ra, chúng ta biết là đang thở ra. Tuy đơn giản  là thế nhưng không dễ đâu. Chỉ sau vài hơi thởchúng ta đã nhày lên trên những chuyến tàu liên tưởng, trí óc ta ngược xuôi, cùng với bao nhiêu là kế  hoạch, hoài niệm, phê phán, và tưởng tượng. Đôi khi chúng ta như đang ở trong một rạp chiếu phim khi người ta thay phim quá nhanh, ấy thế nhưng trong phòng chiếu cả riêng mình thì chúng ta cư xử ra sao?

Thói quen lang thang của đầu óc ta rất mạnh, thậm chí cả khi những mơ tưởng này không mấy dễ chịu, và có lẽ không thực tế chút nào. Như Mark Twain đã từng nói, “Những điều tồi tệ nhất trong cuộc đời chưa bao giờ xảy ra với tôi”. Chúng ta cần rèn luyện tâm trí mình, quay lại với hơi thở, và đi lại từ đầu.

Khi tâm trí ta từ từ lắng dịu, chúng ta bắt đầu thể nghiệm một sự yên tĩnh, thư thái. Từ trạng thái yên tĩnh sâu xa, chúng ta mới cảm nhận về thân của mình rõ hơn, và cởi mở hơn với những cảm giác phát sinh. Thoạt đầu ta thường chống lại  các cảm giác khó chịu, nhưng thường chúng không tồn tại lâu. Chúng xuất hiện một lúc và ta ghi nhận đó là các cảm thọ khó chịu – rồi chúng biến đi để nhường cho một cảm thọ khác.và thậm chí cho dù chúng có trở đi trở lại, chúng ta cũng đã bắt đầu cảm nhận được tính chất vô thường và trống rỗng của chúng và càng lúc càng ít lo sợ hơn khi thấy chúng.

Chúng ta cần thực tập thêm để ngày càng ý  thức  về các ý nghĩ và xúc cảm của mình, những hoạt động tinh thần chi phối  đầu óc, thân thể và cả cuộc sống của mình. Bạn có bao giờ ngừng lại để tự hỏi ý nghĩ là gì chưa? – không phải là xem xét nội dung của ý nghĩa mà là bản chất của chúng? Ít người thực sự suy xét “Ý nghĩ là gì? Hiện tượng này là gì mà xuất hiện lắm lần trong ngày đến thế, và chúng ta lại ít chú ý đến thế?”.

Việc không ý thức được ý nghĩ là gì lẫn bản chất của chúng ra sao đã cho phép ý nghĩ chi phối cuộc sống của chúng ta. Chúng bảo ta làm việc này việc nọ, các ý nghĩ điều khiển chúng ta như thể chúng ta  là đầy tớ của chúng.

Có lần khi tôi đang giảng dạy ở Bouver, Colorado, tôi đang ngồi một cách thoải mái trong phòng. Các ý tưởng xuất hiện rồi biến đi, chợt một ý nảy sinh trong đầu óc tôi và phán rằng: “Bây giờ mà ăn pizza là thú vị lắm đây”. Thật ra tôi không đói, nhưng ý nghĩ này nhấc tôi ra khỏi ghế, đẩy tôi ra khỏi cửa, bước xuống cầu thang, nhảy vào xe, lái đến chỗ bán pizza, trở lại vào xe, lên cầu thang, trở về phòng và cuối cùng ngồi xuống ăn. Cái gì thúc đẩy một hoạt động như thế? Chỉ bắt đầu là một ý nghĩ.

Dĩ nhiên cũng chẳng có gì sai trái trong việc chạy đi mua bánh pizza, thế nhưng điều đáng để ý là  cuộc sống của chúng ta bị các ý nghĩ điều khiền đến mức độ nào. Vì mình không để ý nên nó có quyền lực rất lớn. Nhưng khi chúng ta chú ý, chúng ta quan sát chúng từ lúc chúng phát sinh rồi tan biến, chúng ta bắt đầu thấy rõ bản chất trống rỗng của chúng. Chúng nổi lên như những bong bóng năng lượng trong đầu óc hơn là sự hiển lộ cụ thể của một bản ngã.

Không giống như lão phù thủy đầy quyến phép núp sau bức màn trong truyện Lão Phù thủy xứ Oz, sức mạnh mà các ý nghĩ đó do chúng ta trao cho, tất cả ý nghĩ đến rồi đi. Chúng ta có thể tập chánh niệm về chúng mà không bị lôi cuốn theo sự lang thang của tâm trí. Với chánh niệm chúng ta có thể thực hiện  được sự chọn lựa khôn ngoan: “Ừ, mình sẽ hành động theo ý nghĩ này: không, buông bỏ ý nghĩ đó đi”.

XỬ LÝ CẢM XÚC

Tương tự như thế, chúng ta có thể rèn luyện mình chánh niệm về các cảm xúc, những loại năng lượng cực mạnh, cuốn phăng cả thân tâm chúng ta như những cơn sóng thần. Chỉ trong một thoáng giây chúng ta có thể trải qua rất nhiều cảm xúc giận dữ, phấn khích, buồn bã, đau khổ, yêu thương, vui vẻ, thương xót, ghen ghét, sung sướng , thích thú, chán nãn. Có những cảm xúc đẹp đẽ  và những cảm xúc khó chịu – trong những hầu hết những giây phút ấy, chúng ta bị chìm đắm vào trong chúng ta những câu chuyện làm cho chúng phát sinh.

Chúng ta rất dễ bị lạc trong những vở bi hài kịch do chính mình  tạo tác. Sẽ rất tốt nếu chúng ta bước lùi một bước và nhìn suy xét về năng lượng của chính các cảm xúc ấy. Buốn là gì? Giận là gì?  Nhìn sâu không phài là nhìn  các câu chuyện  của  những cảm xúc ấy mà là nhìn xem những cảm xúc biểu hiện trong đầu óc và thân thể của chúng ta như thế nò. Nghĩa là ta phải quan tâm tìm hiểu chính bản chất của xúc cảm.

Thiền sư người Mỹ Ajahn Sumedho đã chỉ  cho chúng ta cách tìm hiểu như thế này: vào giây phút nổi giận, hay sung sướng, ta chỉ ghi nhận: “Giận dữ là như thế này đây”, “Sung sướng là như thế này đây”. Cách tiếp cận cuộc sống tình cảm như thế khác với kiểu  chìm đắm trong sóng cảm xúc  hay bị cuốn theo tâm trạng không ngừng đổi thay. Để làm được việc này cần có chánh niệm, tỉnh giác, tập trung. Chúng ta cũng coi chừng không nên hiểu lầm cần phải đè nén cảm xúc hay gạt chúng qua một bên. Trong khi ngồi thiền, chúng ta hoàn toàn cởi mở đối với cảm xúc. Khi quán chiếu, chúng ta nên tự hỏi “Mình liên hệ đến cảm xúc này như thê nào? Mình hoàn toàn đồng nhất với nó hay  đầu óc mình đủ rộng để dung chứa các cảm giác giận dữ, đau khổ, vui tươi, thương yêu mà không bị ngập tràn?”.

THỰC TẬP BUÔNG BỎ

Khi bạn thiền tập hãy đem sự chú ý trở lại với những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại: hơi thở, cảm thọ trong thân thể, một ý nghĩ, một cảm xúc, hay thậm chí là bản thân sự ý thức. Khi chúng ta ngày càng chánh niệm hơn và chấp nhận những gì đang diễn ra, chúng ta sẽ thấy rằng – trong khi thiền tập lẫn trong cuộc sống thường nhật – chúng ta ngày càng bị điều khiển bởi các lực xua đuổi và dính mắc. hai sức mạnh phần lớn chi phối cuộc đời ta. Trong quá trình thiền tập, chúng ta sẵn sàng quan sát bất kỳ cái gì có mặt, sống chung với nó nhưng không bị lôi cuốn theo. Chúng ta tập buông bỏ.

Trong một số nước châu Á có một loại bẫy để bắt khỉ rất hay. Người ta đục dưới đáy một trái dừa một khe nhỏ vừa đủ rộng cho con khỉ đút tay vào, nhưng nếu nó vẫn nắm tay lại mà rút ra thì không được. Rồi họ bỏ đồ ngọt vào trong trái dừa, cột trái dừa vào một thân cây để chờ con khỉ đến. Khi con khỉ chuồi tay vào trái dừa để lấy đồ ăn thì nó mắc kẹt. Vì sao con khỉ lại mắc bẫy? Đó là do sức mạnh của dục vọng và dính mắc. Điều mà con khỉ cần làm là buông bỏ đồ ngọt, mở lòng bàn tay, rút ra và thế là được tự do- nhưng rât hiếm khi con khỉ làm được vậy, Tương tự như thế. Thiền sư Nhật Bản Kosho Uchiyama, từ thế kỷ XII đã nói về  việc “mở lòng bàn tay của tâm trí”.

Một phẩm tính khác cần phát triền trong thiền tập là óc hài hước về tâm trí, cuộc sống và tình trạng bế tắc của con người. Óc hài hước rất cần thiết trên con đường tâm linh. Nếu bây giờ bạn chưa có óc hài hước thì cứ thiền tập một thời gian nó sẽ đến, vì khó mà quán sát tâm trí một cách liên tục và có hệ thống nếu như không tập mĩm cười. một hôm có người hỏi Sasaki Roshi là thầy có bao giờ đi xem phim không, thầy trả lời, “Thầy cho người ta phỏng vấn”.

Cách đây vài năm, tôi tham dự một khóa tu ờ Miến Điện với thiền sư Sayadaw U Pandita. Ngài là một vị thầy nghiêm khắc, và trong khóa tu mọi người đều giữ im lặng, đi đứng chậm rãi, và cố giữ đầu óc yên tĩnh. Đó là một thời gian luyện tập khá căng thằng. Vào bữa cơm, chúng tôi đi vào trai đường, xếp hàng yên lặng lấy thức ănchánh niệm từng động tác.

Một hôm, người đứng trước mặt tôi trong hàng đến cạnh bàn và mở nắp một nồi thức ăn. Khi anh ta đặt nắp xuống bàn thì làm rơi đảnh xoảng xuống sàn nhà. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi lúc ây là: “Không phải tôi”. Ý nghĩ ấy xuất hiện từ đâu nhỉ? Với chánh niệm, người ta  có thể mĩm cười trước vị khách không mời mà đến trong tâm.

Qua thiền tập, chúng ta bắt đầu nhìn thấy nhiều hoạt động của tâm trí, từ những ý tưởng kỳ quái cho đến những ý nghĩcảm thọ trong sáng. Chúng ta tập có mặt  mọi thứ đi qua trong tâm. Khi mình có thái độ chấp nhận thì trong lòng có một cảm giác nhẹ nhàng. Khi có thái độ nhẹ nhàng và chấp nhận chính mình thì ta cũng sẽ nhẹ nhàng và chấp nhận người khác. Chúng ta không còn vội vàng phê phán tâm trí người khác một khi  đã nhìn thấy rõ tâm trí của mình. Nhà thơ WH. Auden đã từng nói điều tương tự một cách dí dõm: “Hãy thương mến người láng giềng gian giảo bằng trái tim gian dối của mình”. Sự bao dung không có nghĩa chúng ta xem mọi chuyện như nhau. Chánh niệm giúp chúng ta chọn lựa một cách sáng suốt những gì nên vun trồng và phát triển, và những gì cần từ bỏ.

Cũng như các thấu kính hội tụ của một chiếc kính hiển vi  giúp ta thấy được sự vật vẫn  thường ẩn khuất. Một đầu óc tập trung mở ra cho chúng ta những tầng lớp kinh nghiệm sâu kín và các động thái vi tế của ý nghĩcảm thọ. Nếu không nhờ năng lực  tập trung này chúng ta chỉ thấy được bề mặt của sự vật. Nếu muốn có sự hiểu  biết sâu sắc, chúng ta cần thực tập chánh niệm, và tăng cường khả năng tập trung tư tưởng. Một trong những lơi dạy quý báu của Đức Phật là khẳng định rằng, chúng ta ai ai cũng làm được việc này.

THỰC TẬP TRON ĐƠI SỐNG HÀNG NGÀY

Trong thế giới bận rộn, phức tạp và nhiễu nhương này, chúng ta cần đi những bước thực tiễn như thế nào để rèn luyện đầu óc mình?

Bước đầu tiên lả thực tiễn một sự thực tập thiền đều đặn hàng ngày. Điều này đòi hỏi kỷ luật. Việc sắp xếp thời gian mỗi ngày để thực tập không phải luôn luôn dễ dàng vì nhiều việc khác thúc bách chúng ta. Nhưng sự rèn luyện nào cũng vậy, muốn có kết quả thì phải tập luyện đều đặn.Tất nhiên không phải lần nào ngồi chúng  ta cũng đều tập trung tâm trí được. Đôi khi chúng ta cảm thấy chán ngán  và không yên. Những lúc thăng trầm là chuyện bình thường. Nhưng điều quan trọng là chúng ta kiên trìthực hành đều đặn, chứ không phải  là chúng ta cảm thấy như thế nào  mỗi thời thiền tập. Pablo Casals, nghệ sĩ hồ cầm nổi tiếng thế giới,nay đã 93 tuổi vẫn thực tập 3 tiếng mỗi ngày. Khi được hỏi tại sao ở tuồi này ông vẫn còn thực tập, ông đáp: “tôi mới bắt đầu thấy khá hơn một chút”.

Việc thực tập chỉ được thực hiện với sự nỗ lực của bạn. Không ai có thể làm thay cho mình. Có nhiều phương pháptruyền thống, và bạn có thể chon lựa cách nào thích hợp cho mình. Nhưng chỉ với sự đều đặn thì sự chuyển hóa  mới diễn ra; nếu không làm thì chúng ta sẽ cứ mãi hành động theo nếp suy nghĩ bị điều kiện hóa.

Bước kế tiếp là giữ cho mình chánh niệm và tỉnh giác về thân thể mình suốt ngày. Hàng ngày khi đi vào công việc, chúng ta thường bị lạc vào những ý nghĩ về quá khứ hay tương lai, và đánh mất ý thức về thân thể của chúng ta.

Một sự nhắc nhở đơn giản về việc đi lạc vào trong dòng tư tưởngcảm giác vội vã. Vội vã là cảm giác nào tới phá trước. Đầu óc chúng ta luôn phóng tới trước, hướng về những gì chúng ta muốn làm chứ không nằm yên trong thân thể để ý thức mình đang ở đâu.

Hãy học cách nhận diện cảm giác vội vã này- nó không liên quan gì đến chúng ta đi chậm hay nhanh. Chúng ta có thể có cảm giác  vội vã khi đang đi chậm, và khi đang đi nhanh chúng ta vẫn có thể để tâm đến thân thể của mình. Đi như thế nào  thì chúng ta vẫn có thể không có mặt trong thân. Nếu làm được thì bạn hãy để ý xem tư tưởng hay tình cảm nào đang thu hút sự chú ý của mình. Rồi, hãy ngừng lại và chú ý vào thân thể của mình, hãy cảm nhận bàn chân đang ở trên mặt đất, và cảm nhận được bước đi kế tiếp của mình.

Đức Phật đã nói một câu rất dứt khoát về sự thực tập này “Chánh niệm về thân thể dẫn đến Niết Bàn”. Đây không phải la một sự thực tập hời hợt. Chánh niệm về thân thể giữ cho chúng ta có mặt – và vì thế biết được những gì đang xảy ra, khó nhớ để thực tập, nhưng thực tập thi không khó. Tất cả nằm trong sự thực tập: đo là họa thiền đều đặn và luôn chánh niệm về thân thể.

Để phát triển chánh niệmđịnh lực sâu,có mặt với thân thể của mình, và có một mối liên hệ khéo léo với các ý nghĩ và tình cảm của mình, chúng ta không những cần thiền tọa mỗi ngày mà còn phải dành thời gian tham dự khóa tu nhập thất. Thỉnh thoảng chúng ta nên dẹp bớt công việc, để dành thời gian cho việc thực tập miên mật hơn.Thời gian nhập thất không phải là một sự xa xỉ. Nếu chúng ta thành thậtquyết tâm mạnh mẽ để tỉnh thức, để có tự do – để hướng đến cái gì mà mình xem là có giá trị cao nhất – thì thực hiện một khóa tu nhập thất là phần thiết yếu.

Chúng ta nên tạo một nhịp điệu cho cuộc sống của mình, thiết lập một sự cân bằng giữa thời gian dành cho hoạt động bên ngoài liên hệ với thế giới, và thời gian hướng vào bên trong. Nhà thơ vĩ đại Rumi của Sufi đã từng lưu ý: “Chỉ ở trong phòng một mình một lúc thôi cũng có giá trị  hơn bất cứ điều gì mà người khác cho bạn”.

Thoạt đầu thời gian quay vào trong có thể là một ngày, một dịp cuối tuần, hay một tuần. Ở trung tâm thiền của chúng tôi, các bạn có thể đến ở lại nhập thất mỗi năm 3 tháng, và ở Forest Refuge mới, các bạn có thể ở lại suốt năm. Chúng ta có thể làm bất cứ cái gì mình thấy thích hợp và có thể làm để  tìm được nhịp điệu cân bằng giữa đời sống trong thế giới bên ngoài và sự yên tĩnh trong nội tâm. Bằng cách này chúng ta mới phát triển được  sự tập trung và chánh niệm ở các tầng lớp ngày càng sâu sắc hơn, mà nó sẽ làm cho chúng ta đời sống trong đời với lòng từ bi và lân mẫn hơn.

Tạp chi Shambala Sun tháng 11, 2007

Joseph Goldstein-Trần Ngọc Bảo dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13691)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13185)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 14065)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13717)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13813)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14738)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12789)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13761)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14754)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 15000)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 15075)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17951)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 16056)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15872)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17493)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16613)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15934)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13474)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14261)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12533)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 13037)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16684)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28890)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19448)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 15042)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11443)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13718)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13839)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12947)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19901)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14943)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13348)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13935)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 12009)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14496)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 27018)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14158)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18732)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13833)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15742)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16448)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13812)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13555)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18352)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12897)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12560)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12198)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13407)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14342)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15591)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant