Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Màu Nắng Vô Ưu

08 Tháng Tư 201915:08(Xem: 4717)
Màu Nắng Vô Ưu

MÀU NẮNG VÔ ƯU


Lam Khê

Tọa lạc dưới chân ngọn núi tuyết, khu vườn xinh đẹp với những thảm cỏ xanh non trải dài trở nên nổi tiếng hơn khi câu chuyện hạ sanh của Thái tử Siddhartha Gautama được lan truyền khắp xứ.     

Để đánh dấu sự kiện đáng nhớ, đức vua Tịnh Phạn đã cho xây trong khu vườn thiêng một tòa lâu đài cùng ngôi đền nhỏ để thờ người vợ quá cố. Khi mùa hạ đến, vua cùng hoàng tộc từ kinh thành ra đây để nghỉ ngơi tránh nắng và cũng là mở tiệc mừng sinh nhật cho Siddhartha. Tưởng niệm ngày mất hoàng hậu- sinh mẫu của thái tử cũng thường tổ chức tại cung điện mùa hè này.    

Một ngày trăng tròn tháng tư, Hoàng hậu Maya rời kinh thành Kapilavastu trở về quê nhà để sanh con đầu lòng theo tục lệ. Đoàn tùy tùng đưa Hoàng hậu ngang qua khu vườn, bà nhìn thấy phong cảnh hữu tình liền cho dừng kiệu vào đó nghỉ ngơi, xuống hồ tắm rửa, rồi cùng thị nữ khoan thai dạo cảnh. Khi đến một tán cây cổ thụ, hoàng hậu đưa tay ngắt lấy cành hoa thì chuyển dạ sanh Thái tử. Đứa trẻ sanh ra liền đứng lên đi bảy bước, có bảy bông sen đỡ chân, hàng chư thiên trên các tầng trời bay đến chúc mừng rải hoa cúng dường ngày Bồ Tát xuất thế.  

Thái tử Siddhartha Gautama chào đời được hơn tuần lễ thì mẫu hậu Maya mãn phần tạ thế. Vương phi Mahà Pajàpati- em ruột hoàng hậu đảm nhận trọng trách nuôi dưỡng đứa cháu thơ mồ côi mẹ. Là một thái tử cao sang quyền thế, được vua cha trân quý thương yêu, Di mẫu hết lòng chăm lo bảo bọc, trăm họ bá quan thần phục cúi đầu. Thế nhưng từ khi còn thơ bé, Siddhartha Gautama đã thể hiện tính cách khác biệt, không chơi đùa nghịch ngợm như bao đứa trẻ đồng trang lứa. Lớn lên ngoài việc học hành, dồi mài kinh thư võ nghệ thì thái tử không bận tâm đến vương quyền địa vị, không thích sự xa hoa hưởng thụ, không tụ tập chốn đông người phù phiếm. Những lần theo các vương tôn công tử dự tiệc vui chơi hay vào rừng săn bắn, Siddhartha thường tách riêng đến chỗ vắng vẻ ngồi thiền hoặc đi gặp các vị đạo sĩ ẩn tu để tham vấn về đạo pháp.  

Biết được điều đó và nhớ lại lời tiên đoán của vị tiên nhân năm xưa, vua cha tìm mọi cách để hướng thái tử đi theo con đường thế tục, nuôi chí nối nghiệp làm vua trị vì thiên hạ. Đến tuổi trưởng thành, thái tử là một chàng trai tuấn tú, văn võ song toàn, tài trí hơn người, tâm đức lại bao dung độ lượng. Vâng lời phụ hoàng, Siddhartha kết hôn với công chúa Yasodhara, con vua nước láng giềng và cũng là em họ của mình. Cuộc sống hạnh phúc vương giả tưởng chừng sẽ trọn vẹn khi đứa con trai của họ chào đời. Nhưng rồi vào một đêm khuya, Thái tử lìa bỏ ngai vàng điện ngọc, từ bỏ vợ đẹp con thơ… cùng người hầu Xa Nặc vượt sông A Nô Ma vào tận rừng sâu quyết chí xuất gia tầm đạo.   

… Thắm thoát đã bảy năm trôi qua rồi. Thời gian là sự lãng quên, là nỗi thương nhớ mong chờ trong ưu tư thầm lặng của đời người. Khi Thái tử dứt áo ra đi, Ruhala- đứa con trai của người chỉ mới vài tháng tuổi. Nay hoàng tử nhỏ cũng đã lên bảy, chỉ hình dung bóng dáng người cha qua lời kể của mẫu thân. Bảy năm trong thâm cung lạnh lẽo với đứa con thơ, công chúa Yasodhara còn phải hứng chịu bao lời thị phi chê trách của người đời. Không trang điểm son phấn lụa là, cũng không một lời oán than trách móc, Yasodhara chỉ biết chờ đợi và hy vọng một ngày không xa Thái tử sẽ trở về. Cuộc xum vầy vợ chồng cha con sẽ xóa tan hết bao cay đắng muộn phiền mà nàng hứng chịu lâu nay.   

Qua thông tin Yasodhara biết Siddhartha đã trải qua những ngày tháng tu hành khổ hạnh đến hao gầy thân xác. Đạo nghiệp chưa thành nhưng sức tàn lực kiệt, cuối cùng người nhận ra chỉ có con đường trung đạo mới đạt được chơn lý giải thoát. Bấy giờ có cô gái tên Sujata đến cúng dường Bồ tát một bát sữa. Người thọ nhận, sức khỏe dần hồi phục. Siddhartha xuống dòng sông Ni Liên Thiền gần đó để tắm gội. Tiếp đến ngài trở lại dưới gốc cây tham thiền nhập định, phát nguyện khi nào chứng thành đạo quả mới rời khỏi nơi này.  

Trải qua 49 ngày đêm thiền định định, Siddhartha phải chiến đấu với tầng lớp thiên ma kéo đến khuấy phá nhằm chi phối tâm trí, thử thách nghị lực, quyết ngăn không cho Bồ Tát đạt thành chánh quả. Ngài lại phải chiến đấu với ma quân phiền não luôn chực chờ khuấy động trong tâm, hầu làm chướng ngại bước đường tu tiến của bậc giác ngộ. Với trí tuệ cùng sự kiên định vững vàng, sau bảy tuần tĩnh tọa, trong đêm cuối cùng trước khi ánh ban mai tỏ rạng, ngài chứng đắc diệu quả chánh đẳng chánh giác. Ma vương thần phục, phiền não nội chướng tiêu tan. Đức Cồ Đàm rời cây Bồ đề, đến khu vườn nai để thuyết pháp độ cho năm người bạn đạo năm xưa. 

Từ đó, người ta gọi ngài là Phật, là Như Lai, là đức Thế Tôn. Hành trình hoằng pháp của Phật trải dài khắp vùng châu thổ Trung Ấn. Những nơi Như Lai đến, hàng đệ tử xuất gia ngộ đạo theo về cả ngàn vị; mỗi bước chân Thế Tôn đi qua, giới cư sĩ lãnh thọ đạo pháp, phát tâm hướng thiện có tới vạn người. Đâu chỉ có người bình dân thấp hèn trong xã hội mà các vị Quốc vương, thân hào trưởng giả uy quyền tột bực cũng hết lòng kính ngưỡng quy y theo Phật. Người thì xin theo Phật xuất gia sống đời phạm hạnh, người trở thành cư sĩ hộ pháp rất tận tâm đắc lực

Đạo nghiệp hoằng hóa lan rộng là vậy nhưng Phật vẫn chưa một lần ghé qua kinh thành Kapilavastu thăm phụ vương cùng hoàng tộc. Không thể chờ đợi mãi nên vua cha đã cử nhiều đoàn sứ giả đến cầu thỉnh Phật trở về quê một chuyến. Nhưng do vì quá kính ngưỡng nên những người ra đi đều ở lại xin xuất gia tu tập cùng chư Thánh chúng. Phải đến lần thứ bảy, với tất cả sự nỗ lực cầu thỉnh, Thế Tôn mới nhận lời hồi quy bổn xứ.  

… Buổi sáng ngày hè trời trong nắng gắt, vậy mà Yasodhara cảm giác như cơn gió lạ vừa thổi vào tâm can lạnh buốt. Siddhartha đang trở về. Cả kinh thành và dân chúng đều hân hoan đón nhận tin này. Yasodhara cùng tâm trạng đó nhưng nàng biết sự trở về này sẽ không như lòng mình mong đợi lâu nay. 

- Mẹ! Có phải cha con sắp về không? Ông nội và mọi người đã trở lại kinh thành. Sao chúng ta còn ở đây.

Hai mẹ con đang đi dạo trong vườn. Ý nghĩ về ngày trở về của một người từng rất thân thiết khiến tâm trí Yasodhara cứ miên man nghĩ ngợi. Nghe Rahula hỏi, người mẹ như sực tỉnh vội trả lời:

- Cha con… người đã tu hành đắc đạo thành Phật rồi con ạ. Mẹ nghe nói lúc này đang mùa mưa, nên cha con và đoàn thánh tăng dừng chân tịnh tu trong một ngôi Tinh Xá. Đợi sau mùa an cư, thời tiết thuận lợi hơn thì mới trở về

Rahula ngước nhìn mẹ dò hỏi:

- Mọi người ai cũng hân hoan chờ đợi. Vậy mà con thấy mẹ lại không được vui. Mẹ không mong cha về sao?

Người mẹ ngồi xuống bên gốc cây, kéo đứa con nhỏ vào lòng rồi khẻ nói:

- Con trai yêu quý. Mẹ rất vui và cũng rất trông chờ cha con. Có điều… cha con xa nhà đã lâu. Nay đã là một đạo sĩ tu hành đắc quả, danh tiếng vang xa. Cha con về sẽ có hàng ngàn chúng đệ tử theo về. Mẹ đang nghĩ là ngày gặp lại người trong một hình hài khác hẵn… chẳng biết phải nói gì, phải xưng hô thế nào cho phù hợp.

Rahula vẫn không thôi thắc mắc:

- Con nghe bà nội nói cha tu hành kham nhẫn khổ hạnh lắm. Ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây, chân đi đất, mặc áo vá trăm mảnh. Trước kia khi còn là thái tử, cha ở trong cung điện cao sang rộng lớn, ăn ngon mặc đẹp, uy quyền thế lực hơn người. Vậy sao cha lại bỏ tất cả để đi tu… hả mẹ.?  

- Cha con có chí lớn nguyện lớn nên đâu mãi chấp nhận sự ràng buộc trong vòng vây tham ái thế tình. Người khổ tu là để tìm ra chơn lý diệu mầu, tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau sanh tử. Chánh đạo người tìm ra cũng là mở lối cho ba cõi chúng sinh cùng quay về bến giác. Đạo nghiệp đã thành, ngọn đèn tuệ giác đang lưu truyền và mai này sẽ về đến Đất nước chúng ta. Không chỉ triều thần mà muôn dân cũng rất nóng lòng mong được gặp, được lắng nghe những lời kim ngôn của bực giác ngộ…

- Mẫu thân! Mẹ nói nghe hay lắm đó. Vậy thì khi gặp cha… con sẽ hỏi gì trước tiên. Người chưa từng gặp con, không biết có nhận ra không? 

- Cha con tình cảm thiêng liêng nên dù con có đi cùng những đứa trẻ khác, người cũng sẽ nhận ra Ruhala là con của mình. À! Ngay khi gặp người thì con hãy nói như thế này… Thưa cha! Con là chủng tử của cha. Con biết người là có một kho tàng vô giá. Vậy xin cha hãy trao tất cả tài sản của người cho con. 

Rahula reo lên:

- Vậy thì tuyệt lắm. Mẹ yên tâm. Con sẽ theo cha để xin cho được tài sản. Vì tài sản của cha cũng chính là của con mà. 

Yasodhara giật mình. Rahula còn nhỏ tuổi nhưng thông minh lại có chí hướng như người cha vĩ đại của mình. Cậu bé luôn có những suy nghĩ chính chắn và tính tình cũng rất cương quyết mạnh mẻ. Có thể vì tò mò, vì muốn nhận gia sản của cha… Rahula sẽ không ngần ngại rời xa vòng tay mẹ. 

Ngày mai Siddhartha về thăm quê hương, kinh thành Kapilavastu sẽ có nhiều biến động. Cơn lốc ánh đạo mầu sẽ cuốn đi hết những truyền thống vốn đã định hình lâu nay. Thật không dễ dàng chấp nhận khi phải xa dần những người thân yêu. Chỉ nghĩ tới điều đó thôi, trái tim Yasodhara đã quặn thắt. Nàng nhắm mắt lại và chợt nghe có tiếng Siddhartha vọng lại từ nơi xa xăm nào đó.

- Tiệc vui rồi cũng phải tàn. Tình cảm yêu thương rồi cũng tới ngày chia lìa xa cách. Nhan sắc mỹ miều, anh tài xuất chúng cũng đâu tránh khỏi định luật vô thường sanh tử. Cuộc đời giả tạm này chẳng có gì là trường tồn vĩnh cửu để chúng ta phải khổ đau lưu luyến. Vậy thì Yasodhara ơi! Nàng hãy cho đi những gì không mãi thuộc về mình. Buông bỏ cũng là cách để cõi lòng thanh thản. Hạnh phúc chân thật rồi sẽ mỉm cười. Con đường an vui giải thoát luôn rộng mở và đón chờ bước chân người giác ngộ tìm đến.

… Cũng đã đến lúc phải quay về, Yasodhara đứng lên nói với con:

- Sáng mai chúng ta phải hồi cung. Mẹ vào chuẩn bị đây.

Yasodhara bước nhanh nhưng tai nàng vẫn nghe tiếng Ruhula nhắc lại những lời vừa nói:

- Mẹ ơi! Ngày mai cha trở về, con nhất định phải đi theo để xin tài sản vô thượng của người.

Không còn là ý nghĩ mơ hồ. Ngày mai… sẽ có rất nhiều người dứt bỏ mọi ràng buộc để cùng đi trên con đường giác ngộ an vui giải thoát. Yasodhara hiểu điều gì đến phải đến nên lòng nàng cũng bình thản đón nhận như đã từng đón nhận trong quá khứ.   

 Qua tâm cảm, Yasodhara cũng đã nhìn thấy… những người con gái đức Như Lai rồi đây sẽ được trở về trong ngôi nhà chánh pháp, cùng chung sống chan hòa, an vui tu tập dưới ánh đạo màu vô ưu thánh thiện./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13817)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13698)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13199)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 14072)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13725)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13828)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14745)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12802)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13772)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14766)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 15021)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 15089)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17978)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 16070)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15888)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17511)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16625)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15949)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13494)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14276)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12541)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 13057)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16697)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28904)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19462)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 15057)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11460)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13724)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13855)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12961)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19915)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14967)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13370)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13948)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 12028)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14517)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 27045)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14179)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18760)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13840)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15753)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16463)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13814)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13561)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18359)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12915)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12571)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12205)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13413)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14357)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant