Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thẩm Tra Chúng Sanh và Sự Vật Tồn Tại Như Thế Nào

30 Tháng Tư 201910:45(Xem: 5759)
Thẩm Tra Chúng Sanh và Sự Vật Tồn Tại Như Thế Nào
THẨM TRA CHÚNG SANH VÀ SỰ VẬT TỒN TẠI NHƯ THẾ NÀO
 
Nguyên bản: Examining How Being and Things Exist
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/ Sunday, March 31, 2019

Dalai Lama

TỔNG QUAN VỀ TUỆ TRÍ TRONG SỰ THỰC HÀNH TÂM LINH

 

Để phát sinh loại từ ái và bi mẫn đã động viên ta tìm cầu Quả Phật, không phải cho chính ta mà vì lợi ích của người khác, trước tiên ta phải đối diện với đau khổ bằng việc xác định chủng loại của nó. Đây là sự thật cao quý đầu tiên. Từ lúc chúng ta mới sanh ra đến lúc chúng ta lìa đời, chúng ta khổ vì nổi đau tinh thầnthân thể  (khổ khổ), khổ vì thay đổi (hoại khổ), và khổ cùng khắp của những điều kiện không thể kiểm soát (hành khổ). Sự thật cao quý thứ hai và thứ ba đưa chúng ta đến việc thấu hiểu những nguyên nhân của khổ đau và những nguyên nhân ấy có thể loại trừ được không. Nguyên nhân căn bản của khổ đau là si mê – sự lãnh hội sai lầm chúng sanh và sự vật là tồn tại cố hữu. Chương này sẽ cho thấy rằng chúng sanh và đối tượng, trong thực tế, không tồn tại trong cách ấy.

 

Tất cả chúng ta đều có một cảm nhận hợp lý, thích đáng về tự ngã, hay “cái tôi”, nhưng rồi thì chúng ta cũng có một quan niệm sai lầm về “cái tôi” ấy như tồn tại cố hữu. Dưới sự quay cuồng của vọng tưởng này, chúng ta xem tự ngã như tồn tại dưới năng lực của chính nó, được thiết lập bằng bản chất của chính nó, có thể tự nó hình thành. Cảm nhận tồn tại cố hữu này thậm chí có thể rất mạnh đến nổi tự ngã cảm thấyđộc lập với tâm thứcthân thể. Thí dụ, nếu chúng ta yếu đuốibệnh hoạn, thì chúng ta có thể cảm thấy rằng ta có thể chuyển đổi thân thể với ai đó mạnh khỏe hơn. Tương tự thế, khi tâm thức mờ tối, thì ta có thể cảm thấy rằng ta có thể chuyển đổi tâm thức ta với ai đó có tâm thức sắc bén hơn.

 

Tuy nhiên, nếu có có một cái tôi tách rời như thế - tự thiết lậptồn tại theo đúng nghĩa của nó – thì nó phải trở nên rõ ràngrõ ràng hơn dưới ánh sáng của sự phân tích thành thạo như là nó tồn tại hoặc là tâm thức hay thân thể, hay sự kết hợp của tâm thứcthân thể, hay khác biệt với tâm thứcthân thể. Trong thực tế, càng quán sát gần gũi hơn, thì càng không thể thấy được. Điều này hóa ra lại là trường hợp của mọi thứ, cho tất cả mọi hiện tượng. Sự kiện rằng chúng ta không thể thấy chúng, có nghĩa rằng những hiện tượng ấy không tồn tại dưới năng lực của chính chúng; chúng không tự hình thành.

 

Lúc nào đó vào khoảng đầu những năm sáu mươi tuổi, khi tôi đang quán chiếu về một đoạn văn của Tông Khách Ba về không có khả năng tìm thấysự thật rằng các hiện tượng lệ thuộc vào nhận thức, nó giống như tia chớp trong ngực tôi. Đây là đoạn văn ấy:

 

Một sợi dây màu sắc lốm đốm và cuộn lại giống như một con rắn, và khi cuộn dây ấy được thấy trong một vùng mờ ảo, tư tưởng sinh khởi, “Đây là một con rắn”. Đối với cuộn dây vào lúc khi nó được xem là con rắn, thì cả tập hợp và các bộ phận của cuộn dây thậm chí trong cung cách đơn giản nhất không có gì là [của con] rắn. Do vậy, con rắn ấy chỉ đơn thuần là sự thiết lập của nhận thức khái niệm. Trong cùng cách ấy, khi tư tưởng “cái tôi” sinh khởi trong sự lệ thuộc trên tâm thứcthân thể, không có gì trong tâm thứcthân thể là “cái tôi” thậm chí trong một cung cách đơn giản nhất - cũng không có trong tập hợp vốn là một sự tương tục của những thời khắc trước đó và sau này, cũng không phải là tập hợp của những bộ phận tại một thời điểm, cũng không phải là những bộ phận riêng lẻ với nhau, cũng không phải là sự tương tục của bất cứ những bộ phận riêng lẻ nào – không ngay cả trong một cung cách đơn giản nhất là “cái tôi”. Cũng thế thậm chí không có điều gì đơn giản nhất mà vốn là một thực thể khác biệt với tâm thứcthân thể mà có thể nhận thức được như “cái tôi.” Kết quả, “cái tôi” chỉ đơn thuần là sự thiết lập bởi khái niệm nhận thức tùy thuộc trên tâm thứcthân thể; nó không được hình thành bằng thực thể của riêng nó.

 

Tác động kéo dài trong một lúc, và trong vài tuần tiếp theo, bất cứ khi nào tôi thấy người, thì họ dường như một ảo ảnh của nhà huyển thuật trong ấy họ đã xuất hiện để tồn tại cố hữu nhưng tôi biết rằng thật sự thì không. Kinh nghiệm ấy, như tia chớp trong tâm tôi, có lẻ gần như ở một trình độ dưới sự thực chứng hoàn toàn hợp lý và không thể chối cải được. Đấy là tại sao khi sự thấu hiểu của tôi về sự ngừng dứt các cảm xúc phiền não như một khả năng chân thật trở thành thật sự. Ngày nay, tôi luôn luôn thiền quán về tánh không vào buổi sáng và đem kinh nghiệm ấy vào những hoạt động hàng ngày. Chỉ nghĩ hay nói “tôi” như trong “tôi sẽ làm như vậy như vậy” thường kích thích cảm giác. Tuy nhiên tôi vẫn không thể tự cho là mình đã có một sự thấu hiểu hoàn toàn về tánh không.

 

Một tâm thức nhận thức về sự tồn tại cố hữu không có một nền tảng có hiệu lực. Một tâm thức thông tuệ, đặt nền tảng trên thực tại, thì thấu hiểu chúng sanh hữu tình và những hiện tượng khác – tâm thức, thân thể, nhà cửa, và v.v… không tồn tại một cách cố hữu. Đây là tuệ trí của tánh không. Sự thấu hiểu về thực tại đúng là hoàn toàn đối lập với khái niệm sai lầm về sự tồn tại cố hữu, tuệ trí dần dần vượt thắng si mê.

 

Xóa bỏ si mê vốn hiểu lầm các hiện tượng tồn tại cố hữu và ta ngăn ngừa sự phát sanh những cảm xúc phiền não như tham muốn và thù hận. Vì vậy, hóa ra, đau khổ là có thể xóa bỏ được. Thêm nữa, tuệ trí về tánh không phải được đồng hành với một động cơ quan tâm sâu xa cho người khác (và bởi những hành vi từ bi mà nó truyền cảm hứng) trước khi nó có thể loại trừ những chướng ngại đối với toàn tri toàn giác, vốn là những khuynh hướng cho sự xuất hiện sai lầm của các hiện tượng – ngay cả đối những thức cảm giác – giống như chúng tồn tại một cách cố hữu. Do vậy, sự thực hành tâm linh trọn vẹn yêu cầu việc trau dồi tuệ trí trong sự kết hợp với lòng từ bi lớn và mục tiêu đạt được Giác Ngộ mà trong ấy người khác được coi trọng hơn là chính ta. Chỉ như thế thì tâm thức chúng ta mới được chuyển hóa thành toàn tri toàn giác của một Đức Phật.

 

VÔ NGÃ VỊ THA

 

Việc hành thiền của cả Phật tử và không Phật tử để đạt được an lạctiêu trừ đau khổ, và cả trong các hệ thống của Phật giáo và không Phật giáo thì tự ngã là một đối tượng trung tâm của việc quán chiếu kỷ lưỡng. Những người không Phật tử nào đó chấp nhận tái sanh chấp nhận bản chất tạm thời của tâm thứcthân thể nhưng họ tin một tự ngã thường hằng, không thay đổi, không phân chia. Mặc dù những trường phái Phật giáo chấp nhận tái sanh, nhưng không thừa nhận có một tự ngã bất biến như vậy. Đối với người Phật tử, chủ đề chính của việc rèn luyện trong tuệ trítánh không hay vô ngã, vốn có nghĩa là sự vắng mặt của một tự ngã thường hằng, không phân chia, và độc lập, hay vi tế hơn, sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu hoặc là ở trong chúng sanh hữu tình hay trong những hiện tượng khác.

 

Hai Chân Lý

 

Để thấu hiểu vô ngã, thì chúng ta cần thấu hiểu rằng mọi thứ vốn tồn tại được chứa trong hai nhóm được gọi là hai chân lý, quy ước (thế đế), cứu kính (chân đế). Mọi hiện tượngchúng ta thấy và quán sát chung quanh chúng ta có thể đi từ tốt đến xấu, hay xấu đến tốt, lệ thuộc vào những nguyên nhânđiều kiện đa dạng. Nhiều hiện tượng không thể được nói là tốt hay xấu một cách cố hữu; chúng là tốt hơn hay tệ hơn, cao hay thấp, xinh đẹp hay xấu xí, chỉ bằng sự so sánh, chứ không phải qua bản chất của chính chúng. Bản chất của chúng là tương đối. Từ điều này chúng ta có thể thấy rằng có một sự tương phản giữa cung cách mọi vật hiện hữuvấn đề chúng thật sự như thế nào. Thí dụ, điều gì đó có thể - trong hình thức của vấn đềxuất hiện như thế nào – trông tốt đẹp, nhưng, qua bản chất nội tại của nó là khác nhau, nó có thể biến thành xấu một khi nó bị tác động bởi những điều kiện. Thực phẩm trông rất ngon và đẹp trong một nhà hàng có thể không tiêu hóa tốt trong bao tử của bạn. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của một sự khác biệt giữa hiện tướngthực tại.

 

Những hiện tượng này tự nó được gọi là chân lý quy ước; chúng được biết bởi ý thức không đi xa hơn các hiện tướng. Nhưng cùng những đối tượng có một chế độ bên trong của bản thể, được gọi là một chân lý cứu kính, vốn cho phép những sự thay đổi hình thành bởi những điều kiện. Một ý thức thông tuệ, không hài lòng với những hiện tướng đơn thuần, phân tích để tìm thấy những đối tượng có tồn tại cố hữu như chúng dường như thế hay không mà khám phá việc vắng mặt của sự tồn tại cố hữu; nó thấy một tánh không của sự tồn tại cố hữu vượt khỏi những hiện tướng.

 

Trống Rỗng Thứ Gì?

 

Tánh không, hay vô ngã, chỉ có thể được hiểu nếu chúng ta trước nhất xác định rằng những hiện tượng nào là trống rỗng. Không có sự thấu hiểu điều gì bị phủ định, thì chúng ta không thể thấu hiểu sự vắng mặt của nó, tánh không. Chúng ta có thể nghĩ rằng tánh không có nghĩa là không có gì cả, nhưng không phải thế. Chỉ đơn thuần đọc tụng thì thật khó khăn để xác định và thấu hiểu đối tượng của phủ định, điều mà kinh luận nhà Phật nói như sự thiết lập chân thật hay sự tồn tại cố hữu. Nhưng qua một thời gian nào đó, khi chúng ta bổ sung sự khám phá của chính ta với sự đọc tụng, thì lỗi lầm của cung cách thông thường của chúng ta trong việc nhìn thấy mọi thứ sẽ trở thành rõ ràngrõ ràng hơn.

 

Đức Phật đã nói nhiều lần rằng bởi vì mọi hiện tượngduyên khởi tương sanh, cho nên chúng là tương đối – sự tồn tại của chúng lệ thuộc vào những nguyên nhânđiều kiện khác và tùy thuộc vào chính những thành phần của chúng. Một bàn gỗ, thí dụ thế, không tồn tại độc lập, đúng hơn nó tùy tuộc rất lớn vào nhiều những nguyên nhân khác chẳng hạn như cây cối, thợ mộc người làm ra nó, và v.v…; nó cũng lệ thuộc vào những bộ phận của nó. Nếu một bàn bằng gỗ hay bất cứ hiện tượng nào khác thật sự không lệ thuộc – nếu nó được thiết lập trong bản chất của nó – thế thì khi ta phân tích nó, sự tồn tại của nó từ trong bản chất của nó phải trở thành rõ ràng hơn, nhưng không phải như thế. Lý luận của nhà Phật được sự hổ trợ của khoa học. Những nhà vật lý học ngày nay tiếp tục khám phá những thành phần tinh tếvi tế hơn của vật chất, nhưng họ vẫn không thể thấu hiểu bản chất tận cùng của nó. Việc thấu hiểu tánh không thậm chí còn sâu xa hơn nữa.

 

Càng nhìn vào vấn đề một tâm thức si mê nhận thức các hiện tượng tồn tại như thế nào, thì chúng ta càng thấy rằng các hiện tượng không tồn tại trong cách ấy. Tuy nhiên, càng nhìn vào việc một tâm thức thông tuệ thấu hiểu, thì chúng ta càng đạt được tính quả quyết trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu. Tham muốnsân hận bị thống trị bởi si mê, vì vậy không thể được phát sinh vô hạn.

 

Các Đối Tượng Có Tồn Tại Không?

 

Vì như chúng ta đã xác minh, bất cứ hiện tượng nào khi được tìm kiếm qua phân tích, thì không thể tìm thấy được nó, ta tự hỏi những hiện tượng này có tồn tại chút nào hay không? Tuy nhiên, chúng ta biết từ kinh nghiệm trực tiếp rằng con ngườimọi vật làm ra hạnh phúc và khổ đau, và họ có thể giúp đở và gây hại. Do vậy, các hiện tượng thật tồn tại một cách nào đó; câu hỏi là như thế nào. Chúng không tồn tại trong bản chất của chính chúng, nhưng chỉ có một sự tồn tại tùy thuộc trên nhiều nhân tố, kể cả một tâm thức khái niệm hóa chúng.

 

Một khi chúng hiện hữu nhưng không tồn tại trên chính chúng, thì chúng nhất thiết phải tồn tại trong sự lệ thuộc trên sự khái niệm hóa. Tuy nhiên, khi các hiện tượng xuất hiện tới chúng ta, chúng hoàn toàn không xuất hiện giống như chúng tồn tại trong cách này. Đúng hơn, chúng dường như được thiết lập trong bản chất của chính chúng, từ phía của đối tượng, không lệ thuộc trên một tâm thức khái niệm hóa.

 

Khi việc rèn luyện để phát triển tuệ trí, thì chúng ta đang tìm kiếm qua sự phân tích để thấy sự tồn tại cố hữu của bất cứ đối tượng nào mà chúng ta đang quán sát – tự ta, một người khác, thân thể ta, tâm thức ta, hay bất cứ điều gì khác. Chúng ta đang phân tích không chỉ đơn thuần trên hiện tướng mà là bản chất cố hữu của đối tượng. Vì vậy không phải là chúng ta đi đến thấu hiểu rằng đối tượng không tồn tại, đúng hơn, chúng ta thấy rằng sự tồn tại cố hữu của nó là không thể tìm thấy. Sự phân tích không mâu thuẩn với sự tồn tại đơn thuần của đối tượng. Các hiện tượng thật tồn tại, nhưng không phải cách mà chúng ta nghĩ chúng như vậy.

 

Điều còn lại sau sự phân tích là một hiện tượng tồn tại lệ thuộc. Thí dụ, khi chúng ta thẩm tra thân thể chính ta, thì sự tồn tại cố hữu của nó bị phủ định, nhưng điều còn lại là một thân thể lệ thuộc vào đầu, mình, tay, chân.

 

Nếu Mọi Hiện Tượng Là Trống Rỗng. Chúng Có Thể Biểu Hiện Chức Năng Không?

 

Bất cứ khi nào chúng ta nghĩ về các đối tượng, chúng tatin tưởng sai lầm rằng chúng tồn tại trong bản chất của chính chúng không? Không. Chúng ta có thể nhận thức về các đối tượng trong ba phương cách khác nhau. Chúng ta hãy quán sát một cây cối, không có sự phủ định rằng chúng xuất hiện để tồn tại một cách cố hữu, nhưng:

 

1-   Chúng ta có thể nhận thức về cây cối như tồn tại một cách cố hữu trong chính bản chất của chúng.

2-   Chúng ta có thể nhận thức về cây cối như vắng mặt sự tồn tại cố hữu.

3-   Chúng ta có thể nhận thức về cây cối mà không có nghĩ rằng nó tồn tại cố hữu hay không.

 

Chỉ có điều thứ nhất trong ba thứ này là sai lầm. Hai mô thức lãnh hội kia là đúng, thậm chí mô thức của hiện tướngsai lầm trong thứ hai và thứ ba là sai, trong đó cây cối xuất hiện giống như tồn tại một cách cố hữu.

 

Nếu các đối tượng không tồn tại một cách cố hữu, có nghĩa là chúng không thể biểu hiện chức năng chứ? Chấp nhận vội vàng vào sự kết luận rằng bởi vì bản chất chân thật của các đối tượng là tánh không, do thế chúng không thể biểu hiện các chức năng chẳng hạn như làm sung sướng hay đau khổ, giúp đở hay làm tổn hại, là một sự thấu hiểu sai lầm tệ hại nhất, một quan điểm hư vô. Như học giả du già Ấn Độ Long Thọ trong Tràng Hoa Quý Báu (Bảo Hành Vương Chính Luận) đã nói rằng, một kẻ hư vô chắc chắn sẽ có một sự luân hồi tái sanh tệ hại, trái lại một người tin tưởng, mặc dù sai lầm, trong sự tồn tại cố hữu sẽ đi đến một sự luân hồi tốt đẹp.

 

Cho phép tôi giải thích. Chúng ta cần một sự tin tưởng trong các hậu quả của các hành động để chọn đạo đức trong đời sống của chúng taloại bỏ phi đạo đức. Trong thời gian này, một quan điểm vi tế về tánh không của sự tồn tại cố hữu có thể quá khó để chúng ta thấu hiểu mà không bị rơi vào cái bẩy của hư vô chủ nghĩa, chỗ chúng ta có thể thấu hiểu rằng các hiện tượng sinh khởilệ thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện (nhân duyên sanh). Vì lợi ích của tiến trình tâm linh của chúng ta, tốt hơn là để sang một bên sự cố gắng thâm nhập vào tánh không. Ngay cả nếu chúng ta tin tưởng sai lầm rằng các hiện tượngtồn tại cố hữu, thì ta vẫn có thể phát triển một sự thấu hiểu về nhân duyên sanháp dụng nó vào trong sự thực hành. Đây là tại sao ngay cả Đức Phật, đôi khi, đã dạy rằng chúng sanh hữu tình và những hiện tượng khác tồn tại cố hữu. Những giáo huấn như vậy là tư tưởng của Đức Phật trong kinh điển, nhưng chúng không phải là tư tưởng rốt ráo của ngài (bất liễu nghĩa kinh). Vì những mục tiêu đặc biệt nào đó, đôi khi ngài đã nó trong những cung cách bất liễu nghĩa.

 

Tâm Thức Sai Lầm Trong Cung Cách Nào?

 

Vì tất cả mọi hiện tượng xuất hiện để tồn tại trong bản chất của chính chúng, cho nên tất cả những nhận thức thông thường của chúng ta đều sai lầm. Chỉ khi tánh không được thực chứng một cách trực tiếp hoàn toàn qua thiền tập trung (chỉ) thì mới không có hiện tướng sai lầm. Vào lúc ấy, tính nhị nguyên của chủ thể và đối tượng đã biến mất. Sau khi ta xuất thiền ấy, một lần nữa chúng sanh và các đối tượng xuất hiện để tồn tại một cách sai lầm trong và tự chính chúng nhưng qua năng lực đã thực chứng về tánh không, thì ta sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa hiện tướngthực tại. Qua việc hành thiền chúng ta khám phá ra cả mô thức sai lầm của hiện tướng và mô thức sai lầm của việc lãnh hội.

 

*

 

Chúng ta hãy trở lại điểm trung tâm. Tất cả chúng ta có một cảm giác về “cái tôi” nhưng chúng ta cần nhận ra rằng nó chỉ được mệnh danh trong sự tùy thuộc vào tâm thứcthân thể. Tính vô ngãPhật giáo nói đến liên hệ đến sự vắng mặt của một tự ngã vốn thường hằng, không có phần tử, và độc lập, hay, một cách vi tế hơn thì nó có thể liên hệ đến sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu của bất cứ hiện tượng nào. Tuy nhiên, người Phật tử thật coi trọng sự tồn tại của một tự ngã thay đổi từ thời khắc này đến thời khắc khác được gọi tên trong sự phụ thuộc vào việc tương tục của tâm thứcthân thể. Tất cả chúng ta chắc chắn có một cảm nhận về “cái tôi”, khi nhà Phật nói về giáo lý vô ngã, chúng ta không liên hệ đến sự không tồn tại của tự ngã này. Với “cái tôi” này, tất cả chúng ta đúng là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Khi chúng ta thổi phồng cảm nhận của chúng ta về chính chúng ta và những hiện tượng khác có nghĩa là điều gì đó tồn tại cố hữu thì chúng ta bị lôi kéo vào nhiều nhiều rắc rối.

*

TOÁT YẾU THỰC HÀNH HẰNG NGÀY

 

Như một thực hành trong việc xác định vấn đề chủ thể và đối tượng xuất hiện một cách sai lầm như thế nào, hãy cố gắng theo những điều sau đây:

 

1-   Hãy quán sát vấn đề một món chẳng hạn như một đồng hồ đeo tay xuất hiện trong một cửa hàng khi ta chú ý lần đầu tiên, rồi thì hiện tướng của nó thay đổi như thế nào và trở thành thậm chí cụ thể hơn khi ta trở thành thích thú hơn trong nó, và cuối cùngxuất hiện thế nào sau khi ta đã mua nó và xem nó là của ta.

2-   Quán chiếu vấn đề chính ta xuất hiện thế nào trong tâm thức ta giống như nó tồn tại cố hữu. Sau đó quán chiếu vấn đề người khác và thân thể của họ xuất hiện thế nào trong tâm thức ta.

*

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, April 10, 2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9559)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9656)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10483)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
(Xem: 9895)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9871)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9890)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9685)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8050)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11340)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8555)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8375)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8556)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9445)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8812)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9173)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9161)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8317)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8363)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10868)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8925)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27776)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9169)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8926)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11457)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10175)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11781)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8974)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8966)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9800)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9394)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17459)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27625)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15751)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9178)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8988)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10906)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8665)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9607)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8543)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 8037)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9366)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 9039)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8537)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8519)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9409)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9208)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9250)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9170)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10875)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14779)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant