Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh

05 Tháng Năm 201905:23(Xem: 6563)
Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh

Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh 

Nguyễn Thế Đăng

Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh

 

Einstein đã nói khoa học mang trong mình nó một tính tôn giáo, tính tín ngưỡng vũ trụ: “Những nhà hoạt động nghiên cứu khoa học, dù bị người đương thời hoài nghi, nhưng đã chỉ ra con đường cho những người cùng tư tưởng sống rải rác ở các miền của thế giớitrải qua nhiều thế kỷ.

Chỉ có ai cống hiến đời mình cho những mục đích tương tự mới có được một quan niệm sinh động về cái gì đã đem lại hồn và sức mạnh cho những bậc vĩ nhân này, mặc cho vô số thất bại nhưng vẫn trung thành với mục đích của họ. Đó chính là tính tín ngưỡng vũ trụ. Một người đương thời đã nói không phải không có lý rằng những nhà nghiên cứu nghiêm túc trong thời đại phổ biến tính vật chất chủ nghĩa của chúng ta chính là những người duy nhất có tính tín ngưỡng sâu xa.

Hãy thử và thâm nhập những bí ẩn của vũ trụ với những phương tiện giới hạn của chúng ta, bạn sẽ thấy, đằng sau những chuỗi mắt xích có thể nhận ra, còn có cái gì tinh tế, không thể hiểu thấu đáo và giải thích được. Sự tôn kính trước sức mạnh này, ngoài những cái chúng ta có thể hiểu, đó là tôn giáo của tôi. Trong chừng mực này, thực tế, tôi là người có tín ngưỡng.

Thật là một cảm giác tuyệt vời khi khám phá được tính thống nhất của một phức hợp các hiện tượng vốn biểu hiện trước giác quan như những sự vật hoàn toàn tách biệt nhau”.

Và khi Einstein nói về nghệ thuật, ở đây là âm nhạc, chúng ta vẫn nghe thấy cái gì đó ở tầm mức vũ trụ:

“Vivaldi, Bach và Mozart. Đặc biệt là Mozart! Tôi tin rằng âm nhạc của Mozart đẹp và tinh khiết đến độ tôi xem nó như chính vẻ đẹp nội tâm của vũ trụ. Những gì tôi có thể nói về tác phẩm của Bach là: nghe, chơi, yêu, chiêm ngưỡng nó, và im lặng”. “Mozart đẹp lắm, dịu dàng không thể tả, ông luôn luôn như thế và mãi mãi như thế. Có một cái gì vĩnh cửu, thoát khỏi bàn tay định mệnh và tất cả sự mù quáng của con người” (Trích từ Einstein, tác giả Nguyễn Xuân Xanh, bản in lần 9, 2011).

Với Einstein, khoa học và cả nghệ thuật luôn luôn đi tìm kiếm để tiếp xúc với cái mà ông gọi là “tín ngưỡng vũ trụ”, “tôn giáo vũ trụ”, “tính thống nhất của các hiện tượng”, “vẻ đẹp nội tâm của vũ trụ”, “có một cái gì vĩnh cửu, thoát khỏi bàn tay định mệnh và tất cả sự mù quáng của con người”.

Cái đó, kinh Pháp hoa gọi là “thật tướng của tất cả mọi sự” (chư pháp thực tướng). Cái đó, “cái gì vĩnh cửu”, “tính thống nhất của các hiện tượng” được gọi là “chân lý tuyệt đối và tối hậu” so với chân lý tương đốiquy ước; là “nền tảng của mọi xuất hiện”, là “Như Lai tạng” từ đó mọi sự sinh khởi…

Từ thời Hy Lạp (khoảng 500 năm trước Tây lịch), các triết gia và cũng là những nhà khoa học, đã đi tìm bản thể của vũ trụ. Thales cho rằng nguyên chất căn bản là Nước; Heraclite cho rằng vạn vật đồng nhất thểtượng trưng chất thể nguyên sơ là Lửa; Anaximène cho rằng nguyên chất căn bản là đơn nhất và vô hạn; Pythagore nói rằng sự vật là những con số, và những con số ấy hòa âm với nhau tạo thành sự hòa âm của vũ trụ (kosmos)…

Cái gì là bản chất của vũ trụ? Cái gì là nền tảng của mọi xuất hiện với các giác quan và ý thức? Câu hỏi ấy là một ám ảnh phải tìm hiểu ngay từ lúc khởi nguyên của văn minh Tây phương với các triết gia và các nhà khoa học vĩ đại. Cho đến bây giờ, ám ảnh ấy vẫn là động cơ thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học.

Tiến sĩ Francis S. Collins, Giám đốc Dự án Giải mã Gien Người, sau khi hoàn tất dự án đã viết cuốn Ngôn ngữ của Thượng đế (The Language of God, 2006) nói về thứ ngôn ngữ (sinh học) mà Thượng đế đã sử dụng để sáng tạo nên sự sống. Về mặt vật lý, hạt Higgs được xem là “hạt của Thượng đế”. Nhà vật lý Leon Ledeman, Nobel Vật lý 1982, đã viết cuốn The God’s Particle: If the Universe is the Answer, What is the Question” (Hạt Thượng đế: Nếu vũ trụ là câu trả lời, thì Cái Gì là câu hỏi?).

Khi nói tôn giáo là sự nối kết trở lại (re-ligion) thì nối kết trở lại với Cái Gì? Cái Ấy có lẽ là cội nguồn của con ngườivũ trụ, và luôn luôn bao bọc con ngườivũ trụ. Nói thế nghĩa là cái ấy là nền tảng của cuộc đời con người và sự sống của vũ trụ, từ quá khứ, hiện tại, cho đến tương lai. Cái nền tảng cho mọi hình thức sống ấy hiện giờ đang có đây, vì thế nó là ám ảnh ghê gớm cho mọi hoạt động của con người.

Nếu như khoa học tìm kiếm nền tảng của mọi hiện tượng như một cái gì khách quan, thậm chí ở bên ngoài, thì tất cả mọi văn chương, triết học, nghệ thuật… cũng đi tìm nền tảng ấy, nhưng qua những trải nghiệm của cuộc đời làm người bằng một tâm thức nghiêng nhiều về ‘trí thông minh cảm xúc’. Đâu là ý nghĩa của cuộc đời làm người? Sống và chết để làm gì? Tôi là ai? Tôi hiện sống trên cái gì hay trên hư vô? Và chết sẽ đi về đâu?

Những nhà văn lớn, qua trải nghiệm cuộc sống của mình, đã đi đến những vấn đề cốt lõi của thân phận con người.

“Nếu không có cái gì cao hơn con người thì mọi sự đều được phép làm (Tội ác và hình phạt - Dostoievski). “Cái Đẹp sẽ cứu rỗi thế giới” (Anh em nhà Karamazov) “Nếu trần gian này là một nơi chốn lưu đày thì đâu là quê nhà của con người?” (Lưu đàyquê nhà - Albert Camus). “Rốt cuộc, con người chỉ là một đam mê vô ích” (Hữu thểhư vô - J.P. Sartre).

Trời xuân xanh xuống hẹn rằng Sớm sương đổi lục chiều trăng thay hồng Ngõ về em có nhớ không Bóng vang đầu nước hình lồng cuối hoa… … Mùa mây trên tháng năm còn Ngày vui thứ nhất trái tròn sơ nguyên Dâu Tần ngả nhánh nghiêng nghiêng Ôi người cố quận nhìn em phương nào. (Đi tìm, Mưa nguồn - Bùi Giáng)

Đi tìm cái chính thật là mình, tính tâm linh vốn có của mình, quê nhà đích thực của mình…, đây là động lực cho văn chương và thơ ca. Và cuộc hành trình tìm kiếm ấy đến bây giờ vẫn như mới bắt đầu.

Quả thật con người đã bị thất lạc quê hương của mình, như kinh Pháp hoa nói câu chuyện chàng cùng tử quên mất quê nhà, như Kinh Thánh nói câu chuyện đứa con hoang đàng trở về.

Nhìn qua một ngành nghệ thuật khác là hội họa. Các họa sĩ vẽ cái gì? Không phải vẽ cho giống, mà vẽ chính cái thấy của họ về thực tại. Nói cách khác, họ đi tìm thực tại qua những bức tranh vẽ của mình. Nghệ thuật là con đường để đi tìm thực tại, đi tìm lý lịch, bản thể của chính mình và vũ trụ.

Chỉ nhìn qua vài ngành hoạt động của con người như vậy, chúng ta nhận ra là tất cả văn hóavăn minh của con người là sự tìm về hay tìm đến cái thực tại tối hậu - mà trong bài này gọi là tính tâm linh. Chưa tìm ra nó, con người vẫn còn lạc lõng, còn hy vọng hão huyềnsợ hãi vô cớ; vẫn luôn luôn có những bất toại nguyện cấu thành một đời người.

Nhưng chúng ta cũng thấy rằng những con đường khoa học, nghệ thuật chỉ mới tiếp xúc ở những bước đầu của con đường tâm linh, và việc chúng có thể vượt khỏi tầng ý thức để đi trọn con đường tâm linh hay không thì không thể biết chắc.

Tất cả lịch sử loài ngườitìm kiếm, dù có ý thức hay một cách vô thức, cái đời sống trọn vẹn, hoàn hảo, vượt khỏi phiền não khổ đau và những mâu thuẫn xung đột xảy ra từng phút từng giây trong tâm thức mình và hiện hình trong đời sống xã hội. Đời sống ấy Đức Phật đã tìm thấythể nhập trọn vẹn. Rồi sau đó có rất nhiều ngưởi khác ở mọi quốc gia đã đi theo, biết và sống đời sống hoàn hảo ấy. Các vị là những chứng nhân cho sự việc một đời sống Chân-Thiện-Mỹ có thể xuất hiện ở đời, và các vị đã nối tiếp nhau làm thành dòng sống, lịch sử tâm linh, của đạo Phật.

Đạo Phậtcon đường do Đức Phật đã đi, cho đến rốt ráo của tính tâm linh, và mỗi thế hệ về sau luôn có những người đi trên con đường ấy và mở rộng thêm, như số các Luận mỗi thế hệ lại có nhiều thêm ở các quốc gia trên thế giới cho thấy. Đức Phật đã từng nói: “Đây là con đường hoàn hảo ở chặng đầu, hoàn hảo ở chặng giữa, hoàn hảo ở chặng cuối cùng”.

Đạo Phật giúp con người hoàn thành số phận làm người bằng cách hướng dẫn con người đi hết con đường tâm linh, hoàn tất tính tâm linh vốn có của mình. Vì lý do đó mà đạo Phật vẫn tồn tại ngày nào con người chưa hoàn tất định mệnh cao cả của mình, tính tâm linh của mình. Tính tâm linh ấy, nói theo kinh Đại Bát Niết-bàn, là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Nguyễn Thế Đăng 

Văn Hóa Phật Giáo Số 319 ngày 15-4-2-19

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7835)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9475)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8428)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12984)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8954)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9408)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9487)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8648)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8369)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9576)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10318)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9146)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9246)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11326)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10041)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17523)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8146)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8350)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8555)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8211)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10095)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8223)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9684)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8503)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8333)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8617)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9854)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11227)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10258)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9405)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9534)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11831)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8636)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9203)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8903)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9300)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10884)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9973)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8574)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9949)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10060)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8928)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13398)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10114)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9227)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26918)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9962)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12812)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10901)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9994)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant