Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lần đầu tham dự An Cư Kiết Hạ, Quán chiếu từ bi nơi cửa thiền

25 Tháng Sáu 201917:21(Xem: 5746)
Lần đầu tham dự An Cư Kiết Hạ, Quán chiếu từ bi nơi cửa thiền
LẦN ĐẦU THAM DỰ KHÓA AN CƯ KIẾT HẠ

Quán Chiếu Từ Bi Nơi Cửa Thiền

Thảo Nguyên

Khóa  An Cư Kiết Hạ 2019, Giáo hôi Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới được tổ chức tại Như Lai Thiền Tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California. An Cư Kiết Hạ” là 4 chữ có phần xa lạ đối với một Phật Tử mới như tôi. Khi đọc được tin này tôi tò mò tìm hiểu ở thư viện online Hoa Sen và tôi tạm hiểu đơn giản rằng đó là thời gian chư tăng cùng sống nhau, cùng sinh hoạttu học. Tôi nghĩ đây là nơi đây chỉ dành riêng cho chư tănghoàn toàn tách biệt với sinh hoạt bình thường. Tình cờ tôi xem Live trên Face Book “Hoa Vô Ưu” tôi xem, nghe và  hiểu ra An Cư Kiết Hạ không chỉ dành riêng cho chư tăng mà mọi Phật tử đều có thể tham dự để nghe những bài Pháp, cùng tụng kinh chung, và tất nhiên cửa thiền luôn rộng mở với tất cả Phật tử từ các nơi không riêng gì thiện nam tính nữ của thiền tự Như Lai.

Ngày thứ sáu, 21/06/2019 tôi bỗng nhiên muốn… trốn việc một ngày đi đâu đó, vì hôm nay là sinh nhật thứ 87 của ba tôi và Người đã không còn nữa. Tôi hỏi bác “Gu-Gồ” how far and how long để đến Như Lai Thiền tự, bác “Gu-Gồ” cho biết khoảng 120 miles và mất 2 tiếng. Ngẫm nghĩ đoạn đường và thời gian chừng đó đủ dài và đủ lâu cho tôi vừa lái xe vừa “nói chuyện” với ba nên tôi gọi cho công ty báo xin nghỉ 1 ngày để “làm gan” đi đường xa một mình, điều mà 13 năm ở Mỹ tôi nhút nhát và không bao giờ nghĩ mình sẽ làm được.

Từ nhà tôi đi Free way15 về hướng South, xuôi về vùng biển San Diego để đến Như Lai Thiền Tự. Lần đầu tiên tôi đi xa một cách “độc lập, tự do” như vầy cũng thấy vui vui mặc dù trong bụng cũng “đánh lô tô” chút chút. Nhưng tôi tự trấn an mình, đi về cửa Phật thì làm sao đi lạc đường được, mà lỡ có lạc thì có bác ‘Gu-Gồ” cứu, lo gì. Cứ như thế Như Lai Thiền Tự … thẳng tiến. Đường đi lên đồi xuống dốc hai bên là những núi đá vùng bán sa mạc hoang vu hùng vĩ. Có lẽ hôm nay ông Trời “cảm động” vì tấm lòng của tôi nên rơi xuống những đợt mưa phùn bất chợt. Bầu trời tuy không trong xanh nhưng nắng thoang thoảng nhè nhẹ sau những đợt mưa vội đến vội đi. Tôi cảm thấy rất yêu đời vừa lái xe vừa hát hò um xùm (chỉ trò chuyện với ba tôi chút xíu thôi) một mình trên xe cho đỡ buồn ngủ. Sau 2 tiếng vừa lái xe, vừa hát chống buồn ngủ, vừa lâm râm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”  tôi cũng đến được cửa từ bi nơi tôi muốn đến. 

Trên cổng cao của thiền tự là 2 bảng chữ thật to: “Đạo Tràng An Cư Kiết Hạ” và “nên tập sống chung tu học” đủ nói lên ý nghĩa của việc 272 Tăng ni vân tập về đây. Tôi nghe nói năm nay là năm có số lượng tu sĩ về tham gia đông nhất từ trước đến nay. Thiết nghĩ, “lần đầu tiên” của tôi thật là may mắn vì những duyên lành và thuận lợi. Tôi đến vừa đúng 9 giờ sáng để nghe bài giảng của Hòa Thượng Thích Minh Tuyên. Tôi được chứng kiến cảnh hàng trăm tu sĩ cùng về ngồi  trong hội trường đơn sơ giản dị nhưng rất trang trọng. Hàng trăm áo cà sa cùng tỏa ra “Ánh đạo vàng” trang nghiêm, từ bi và gần gũi. Tuy rất ngại sự đi lại chụp hình của mình có thể làm phân tâm chư tăng ni đang trầm mặc lắng nghe bài giảng, nhưng tôi không thể nào không “làm gan” nhón bước ghi lại những hình ảnh uy nghi nhưng rất sinh động, tĩnh lặng nhưng vang vọng tiếng nói nhân từ trong tâm thức của tôi.

10:30sángbài giảng kết thúc. Tôi nghe thông báo về lịch khám bệnh cho tăng ni, rất tò mò tôi bắt đầu cho việc tìm hiểu của mình bằng cách đeo máy hình và đi vòng vòng chung quanh “do thám” Thiền tự.  Sau 2 lần “song pha trận mạc” từ tháng trước tôi đã có phần dạn dĩ và dễ thân thiện với mọi người hơn. Như Thầy tôi nói :”Đến chùa là về nhà mình, con không có gì phải e ngại”. Và đúng thật như vậy, nơi cửa thiền mọi người đều dành cho nhau nụ cười ấm áp từ bi, ánh mắt niềm nở chân thành và câu hỏi :”Con từ nơi khác đến hả, cứ tự nhiên nhé con” nghe sao mà mát rượi cả lòng.

Phía bên phải chùa dựng những gian nhà tạm bằng khung nhôm và vải trắng. Tôi thấy bảng “Sakya Care Foundation. Hội Y Tế Từ Thiện”. Bước vào trong tôi thấy khoảng 30-40 nhân viên đủ mọi lứa tuổi trong áo thun đồng phục màu xanh trời, lưng áo có hàng chữ “ I am here for You” . Rất ấn tượng với hàng chữ solgan đó tôi tiếp tục đi tìm hiểu những gì đang xảy ra nơi gọi là “An cư kiết hạ” mà lại có “I am here for you”. Ngay trước mắt tôi là bảng “Vision - Nhãn khoa” treo dưới hàng lá bồ đề phù điêu của chùa. Bước vào trong chánh điện tôi càng ngỡ ngàng hơn, Ơ hay, nơi đây có tượng Phật uy nghi ngồi trên tòa sen nghiêm trang tỏa ánh nhìn từ bi xuống… một phòng khám mắt! Những bác sĩ mắt giản dị hòa đồng trong chiếc áo thun xanh, nhờ bảng tên dán trên áo mà tôi nhận ra ai là bác sĩ ai là người tình nguyện. Mọi người đều tập trung rất nghiêm túc cùng thái độ ân cần tận tụy với các bệnh nhân là tu sĩ trong màu áo cà sa.

Máy móc chuyên dùng cho việc đo mắt cùng dụng cụ, kính mắt… được lắp ráp ngay tại chánh điện đẹp tuyệt vời. Tôi bỗng thấy mình thật …vô dụng vì chỉ đứng nhìn mà không giúp được gì. Tôi chỉ biết thu lại trong máy hình mình những hình ảnh thật từ bi nhân ái này. Tâm trí tôi chưa bao giờ cảm nhận ý nghĩa của hai chữ Từ Bi dưới bóng thiền Từ Bi như khi ngồi trong chánh điện này. Nhìn cảnh qúy Thầy già thử kính rồi soi nhìn trong gương xem “có đặng” không thiệt là cảm động. Quý Thầy cần có đôi kính tốt để giúp cho việc nhìn và xem kinh hàng ngày hàng đêm. Cùng với tuổi tác “cửa sổ tâm hồn” của tất cả chúng ta đều “có lớp màng thời gian” che phủ lại, việc giúpquý thầy “vén” màn lên để tiếp tục hành trình tụng niệm và xem kinh kệ thật là hữu ích và đáng trân trọng.

Rời phòng khám mắt nơi chánh điện tôi ra bên ngoài, phía trước là tấm bảng “Dental - Nha khoa”. Tôi tiến bước gần hơn đến những ghế nằm chờ khám nha khoa thì gặp Hòa Thượng Thích Minh Dung. Tôi chào Thầy xong hỏi một câu hết sức ngớ ngẩn “Ủa, Thầy ngồi đây làm gì?”. Thầy nói: “Ngồi đây chờ Nha sĩ làm răng cho thầy chứ Thầy… hỏng làm gì hết! ”.  Tôi bỗng thấy mình … vô duyên hết sức nhưng thật sự là vì tôi rất sợ khám răng và những gì có liên quan đến răng. Tôi vội nói :”Thầy cho con chụp tấm hình rồi con ra khỏi chỗ này ngay vì con sợ nhìn những dụng cụ bằng inok khám răng lắm”. Chụp hình Thầy xong tôi quay lưng đi lòng vái thầm: “Mô Phật, ông bà nói răng với tóc là gốc con người. Thầy ở lại bằng an có người chăm lo phần “gốc” thứ nhất cho Thầy. Con đây chỉ muốn được chăm lo cho phần “gốc’ thứ hai thôi vì con rất sợ những cây kềm và kẹp sạch bong kia ạ”

Kế bên phòng khám răng là bàn bác sĩ khám tổng quát và cả phòng khám đông y. Trên hành lang là bàn đo huyết áp. Mỗi người một việc, ai cũng làm nhiệm vụ của mình bằng tấm lòng từ tâm của người theo ngành y khoa với nụ cười từ bi trên môi. À, đúng rồi, tôi xin gọi nơi đây là Bệnh viện Từ Bi. Chưa bao giờ tôi được trải qua những cung bậc cảm xúc của người vừa bước vào con đường Phật Pháp đã thấy bóng từ bi của Phật đã tỏa ra từ những vị Bác sĩ khả kính và nhân viên thiện nguyện tận tâm bồ đề như những gì tôi tận mắt chứng kiến hôm nay. Lòng tôi có một cảm xúc thật khó tả. Tôi ngưỡng mộ những bậc cao tăng tu sĩ đã hy sinh cuộc đời mình cho việc truyền giảng và gìn giữ nguồn gốc an lạc cho chúng sanh. Các Ngài đã là việc chăm lo phần “Tâm” và các bác sĩ tại đây lại đang hy sinh thời gian và công sức đã chăm lo phần “Thân” cho các Ngài. Vòng tròn nhân quả mà tôi nghe được từ bài giảng sáng nay đã được minh chứng rõ ràngvô cùng nhiệm mầu ngay trước mắt tôi. Đạo Phật là thế đó, Phật không giảng những điều xa vời cao siêu khó hiểu. Lời Phật dạy ai cũng có thể quán chiếu và tự thân thực hành được cho cuộc sống của mình được an lạc hơn.

Tôi không biết làm những điều thiết thực như việc chăm sóc sức khỏe hay làm đơn xin quyền lợi y tế giúp các tăng ni như các bạn tình nguyện viên đã, đang và sẽ làm. Tôi vốn sợ máu, sợ kim tiêm, sợ cả những món dụng cụ y khoa sáng bóng đẹp đẽ kia. Tôi chỉ muốn đóng góp chút sức mọn của mình là dùng hình ảnh cùng những cảm nghĩ chân thật của mình giới thiệu về buổi An Cư Kiết Hạ đầu tiên trong đời, cũng là ngày tôi nhận ra hai chữ Từ Bi xuất phát từ tấm lòng thật sự Từ Bi. Những cảm nhận này sẽ giúp tôi hiểu ra và áp dụng Phật Pháp bằng những việc làm thiện từ tâm trong sáng như tôi đã học được hôm nay, không những từ các anh chị bác sĩ có tuổi mà từ những em nhỏ có tấm lòng làm việc thiện nguyện tại cửa thiền tam bảo. Mong sao những nhân thiện này tiếp tục được gieo trồng và phát triển nhiều hơn trong duyên lành cùng ý nghĩa của chữ từ bi. Tôi cám ơn duyên lành đã đưa tôi đến nương náu trong ngôi nhà Phật Pháp, cũng nhờ duyên lành này mà tôi đã tu học được rất nhiều sau 2 tháng là Phật tử. Con đường tu học còn dài, tôi cần kiên trì, chánh niệm và noi theo gương những Phật tử đi trướcthiện tâm thành ý trao dồi và áp dụng lời Phật dạy trong từng ngày từng giờ tôi đang sống.

lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-1lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-3lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-4lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-5lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-6
Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Sáu 201903:58
Khách
Cảm ơn Thảo Nguyên ! Tôi đã đọc mấy bài trước của bạn và lần này tôi cũng đọc và sẽ tiếp tục đọc bài của bạn. Mà bài này khi đọc tôi thấy thấp thoáng mình trong đó với những cảm xúc chân thật về nơi cửa thiền ,về Đức Phật và giáo lý của Ngài. Thật sự cảm ơn bạn !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1308)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1431)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1331)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1406)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1386)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1284)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1341)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1351)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2037)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1384)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1411)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1279)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1538)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1378)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1240)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1207)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1396)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1129)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1116)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1173)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1313)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1333)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1103)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1220)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1157)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1299)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1285)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1422)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1528)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1269)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1390)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1428)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1343)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1672)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1315)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1318)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1351)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1222)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1354)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1474)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1534)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1699)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1563)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1458)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1235)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant