Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiếng khuya, tiếng khua

03 Tháng Bảy 201907:49(Xem: 4744)
Tiếng khuya, tiếng khua

Tiếng khuya, tiếng khua

THÁNH TÂN

 

Viết từ địa hạt hoa dầu vẫn bay, 
dáng xưa đã về cõi Phật.
 

 

Đêm, thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày bận rộn với trăm mối lo toan, ấy thế mà, từ góc sân thượng nhìn xuống đường, vẫn còn bao người mưu sinh. Những xe máy đi ngang tòa chung cư, có tiếng nổ chậm thật chậm như chút sức lực còn sót lại cuối ngày; lại có tiếng xe xé gió lao đi, như sợ sắp tàn canh. Tiếng rao đêm, “xôi cúc, bánh giò”; tiếng mõ lốc cốc khô khốc của hủ tíu gõ; tiếng người xì xầm nhỏ to nơi quán cà phê ven đường; tiếng nhạc từ chiếc loa di động của người bán kẹo kéo, tăm bông, kẹo cao su;… tất cả hòa quyện nhưng lại có phần rạch ròi, rõ ràng hơn ban ngày. Hẳn vì, khi mặt trời còn thức, người bận rộn với nhiều việc, tay làm, đầu nghĩ một lúc năm bảy chuyện; đêm, thân yên, chỉ nghe và nghĩ về những chuyện đã qua trong ngày, chuyện của ngày mai, nên khó lòng để sót dù một tiếng động nhỏ. 

Khi mặt trời đem ánh sáng đến thì hẳn bóng đêm phải lùi đi, đó là định luật tất yếu. Màn đêm kéo đến, phủ lên bầu trời cũng bởi mặt trời lùi bước. Bởi cho nên, dân gian có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Trời tháng mười chưa cười đã tối,” là một cách bổ khuyết, lý giải hiện tượng tự nhiên về mặt thời gian, cũng là điều đáng cho người suy ngẫm. 

Tiếng khuya là tiếng người còn khổ nhọc mưu sinh. Tiếng của lo âu thấp thỏm tiền trọ cho chủ nhà vào ngày mai của một ai đó. Tiếng cười lẫn nước mắt của người mượn men quên đời. Tiếng thở dài của người thừa tiền thiếu hạnh phúc. Tiếng trở mình. Tiếng nói mớ của một tâm hồn trẻ thơ trong thân thể người trưởng thành... Khuya, khi không còn bận rộn việc nọ việc kia, người sẽ dễ bắt gặp phải tiếng lòng của chính mình. Và như một lẽ tất dĩ ngẫu, không ít người phải đối diện với tiếng lòng, ấy là TIẾNG KHUA.

 

Tiếng Khua

“Ta về một cõi tâm không 

Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn.” 

(Tuệ Sỹ) 

 

Ngày trở về đất cũ, khách trần mang theo hành trang là kỷ niệm hiếm hoi với Người; sân chùa vẫn vậy, tiếng xe máy ra vào, tiếng học sinh tíu tít sau giờ học; hoa dầu (rái dầu) vẫn bay trong gió, họa chăng khác là, trong ánh nắng vàng vọt cuối ngày, không còn dáng thiền hành, không còn tiếng “ôn lại” bài thơ của Trương Minh Ký – Nữ Nhi Ca… Hồn khách trần bãng lãng, giữa mộng thực, chợt nhớ câu kinh trong rương cũ: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” (Nếu dùng hình tướng mà cho đó là ta, nghe tiếng lại cho đó là ta, thì không khác gì người đi lạc đường, sẽ không bao giờ có thể gặp được Như Lai). Người là con gái Phật, học lời Phật, hành hạnh Phật, vậy phải chăng lữ khách đã học lại không hành, nhớ lời Phật lại tìm kiếm trong ký ức hỗn độn chút kỷ niệm về Người đã quãy dép về Tây?

Kẻ học đạo mươi năm, nhặt nhạnh ít “lá rừng xưa,” đựng trong đãy cũ, lại gom chút ít vào lòng làm hành trang xử sự khi đối cảnh. Ấy vậy, vì lẽ chút ít, nên trong cuộc sống hằng ngày, tiếng khua không ít. Mỗi lần như thế, mỗi chuyện như thế, cứ dần bào mòn tập khí thế gian, đem vào “sợi nga mi” tâm tính thuần hậu, kiệm lời, cẩn ngôn, biết phòng hộ và né tránh. Đôi khi, tự nghe lòng mình, thở dài, thầm nhủ: “Biết làm sao được!” Lắm lúc, ‘khép rèm,’ buộc sợi dây tâm, tự thủ thỉ: “Chắc họ chưa hiểu mình!” Vậy đó, thần chú thì nhiều lắm, học từ khi vô cửa không, nào là: Đại bi thần chú, Thập chú, Đại Phật đỉnh Thủ lăng nghiêm chú,… nhưng lại cứ phải tự chế thêm “thần chú” cho mình. Dường như, con đường nuôi dưỡng tâm từ bằng thần chú ấy lại hiệu quả, bởi người càng hiền tính ra. 

“Đường về sinh tử, hồn ai nấy giữ,” một câu nói bâng quơ của người lạ lạ quen quen không khỏi khiến người khua lòng. Ý gì đây? Đúng thì đúng thật, mà nghĩ trong nhận thức thông thường trần tục thì thấy lòng khó chịu lắm. Lẽ dĩ nhiên, đến cuối cùng, người về bên cửa mãn kiếp chỉ còn lại nghiệp đã gây tạo, chẳng ai thay thế nhận lãnh hay chịu đựng giúp ai được, mình không giữ mình, ai giữ giúp mình đây.

Nhớ đêm thanh vắng xưa, vua Ajatashatru (A-xà-thế) trong tâm thế đầy bất an, trăn trở đến viếng Phật, cả khu rừng nơi Phật và Tăng đoàn cư ngụ chỉ còn ánh trăng chiếu rọi, cả trên ngàn người, ấy vậy lại im phăng phắc, không tiếng động, chính sự im lặng này khiến cho vua lòng đang bất an lại càng sợ hãi. Chỉ một duyên khởi kinh này, đã thấy có những sự im lặng thật đáng sợ. Im lặng của Phật, im lặng của Tăng đoànim lặng trong tĩnh lặng, bình an, không còn vương vấn chút việc trần. Còn người thường, im lặng vì bất lực, vì khổ đau không thể thốt nên lời, vì tâm bất xứng ý, sự bất dung thông, im lặng mà lòng khua hơn trống. Đó là sự “im lặng sấm sét” (ở nghĩa thông thường, không phải thiền ý Đông phương) đối với người xung quanh. Vậy thì, đừng để sự im lặng mà lòng khua, đừng để im lặng đến rạn vỡ, đừng để lặng im đến “vô ngôn” trong nghĩa thông thường. Nếu im lặng là lòng tĩnh tại, không tìm kiếm gì ngoài sự an đã có, thì “tự tâm sinh tướng,” mọi sự đều rõ, và sẽ trả tướng – tánh về đúng bản vị của nó.

Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu có sự tương thông. Bản nhạc hay thì lời và nhịp phách phải hòa điệu. Người người có thể nói chuyện và sống với nhau lâu dài vì kính–trọng như thuở ban sơ. Hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng yêu thương, bao dung, biết đủ, hy sinh, xả bỏ, cầu tiến, ham học hỏi và tử tế. Tiếng khua lòng hẳn sẽ vì thế mà vơi đi. Đêm nằm nghe tiếng tự đáy tâm, dù sâu hun hút hay cạn cợt thì không còn chút thẹn với chính mình. Nghe sột soạt từ cái duỗi chân, từ tiếng ho khan, từ tiếng nói ngủ mơ, từ tiếng mèo động mái tôn,… sẽ không còn chút động lòng khó chịu, thay vào đó là thương cảm, lắng nghe, biết chỉ để biết và để thương hơn.

Tiếng khuya một bóng trăng tàn

Hồn khua một dáng Niết-bàn như in.

 

T. T.

An cư Kết hạ PL: 2563, 17/05/ Kỷ Hợi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8795)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9785)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9563)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10585)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
(Xem: 9396)
Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu học thanh tịnh tất yếu nhờ ơn ngoại hộ của các thí chủ
(Xem: 10169)
Đức Phật dạy rằng phá thai chính là lấy đi mạng sống của một con người, đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.
(Xem: 12126)
Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người).
(Xem: 10348)
Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương.
(Xem: 9403)
Dòng sinh tử, tử sinh được gọi là Luân Hồi. Cái bánh xe quay vòng vòng chẳng tìm ra đâu là khởi điểm, đâu là dứt điểm.
(Xem: 10837)
Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao.
(Xem: 14337)
Theo Phật học thì “hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình, quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm...
(Xem: 8797)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành.
(Xem: 10337)
Đại từ Đại bi thương chúng sanh, Đại hỷ Đại xả cứu muôn loài...
(Xem: 9107)
Đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên được hỗn hợp, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, thì đời sống tinh thần của mình sẽ trào dâng cảm xúc vui buồn mà thành ra có khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
(Xem: 8987)
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì...
(Xem: 28753)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 16138)
Trời thu lạnh nhưng đạo tình ấm ápPhó hội về Quảng Đức để tuyên dươngĐại Hội năm (V) Phật Giáo Việt lệ thườngCứ bốn năm có một lần khoáng đại…
(Xem: 9898)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ.
(Xem: 11614)
Sự hiện hữu của con trong cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Bởi tình yêu thương vô hạn, bố mẹ sẵn lòng làm tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
(Xem: 9777)
Ở đây không thể phủ nhận có một vài wedsite Phật giáo trong và ngoài nước đã làm được điều mà bài viết này rất muốn được xem đó là tấm gương soi chung...
(Xem: 9455)
Năm nay 2015 tôi có đến ba mùa Xuân. Đó là mùa Xuân của nước Đức, mùa Xuân của nước Nhật và mùa Xuân của Hoa Kỳ.
(Xem: 9179)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế.
(Xem: 10623)
Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc...
(Xem: 12361)
Vì không có hiện tượng nào Là không duyên sinh Nên không có hiện tượng nào là không Trống rỗng sự tồn tại cố hữu
(Xem: 9873)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại của thế giới hiện tại...
(Xem: 11517)
Tăng li chúng tăng tàn ắt hẳn không thể là sự quy kết một thành viên tăng chỉ xa lìa đại chúng là bị tàn lụi bị hủy diệt, mà đúng hơn là thành viên đó rời khỏi sự thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng...
(Xem: 12050)
Người theo Phật gia đem tâm quyết từ bỏ những nguy hiểm của dòng nước, muốn đi trên bề mặt của dòng nước chứ không để nó thấm ướt gót chân mình.
(Xem: 9725)
Nếu quan điềm sai lầm rằng con người và sự vật tồn tại một cách độc lậpnguyên nhân của tất cả những quan điểmcảm xúc ẩn tàng chướng ngại...
(Xem: 9849)
Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để tìm hiểu đặc chủng nấm trong vùng...
(Xem: 9962)
Tâm giác ngộ nguyện vọng là mong ước mạnh mẽ để vượt thắng những khuyết điểm của chúng tanhận ra những tiềm lực của chúng ta để làm lợi ích cho mọi người.
(Xem: 12391)
Tâm kinh Bát-nhã có thể xem là bản kinh văn ngắn nhất trong kinh hệ Bát-nhã vì đề cập đến tinh yếu của tư tưởng Bát-nhã chỉ với chưa đầy một trang kinh.
(Xem: 9858)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt.
(Xem: 15733)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 14146)
Dòng đời trôi như dòng sông với thuyền bè xuôi ngược. Lênh đênh trong dòng tử sanh có lắm thứ vui buồn, hạnh phúc thì ít nhưng khổ đau và hiểm nguy lại nhiều.
(Xem: 11983)
Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận.
(Xem: 10090)
Đức từ phụ Thích-ca Mâu-ni vì lòng đại bi xuất thế, Phật nhật huy hoàng, xua tan màn đêm của vô minh, làm thuyền cứu vớt chúng sanh thoát khỏi ái hà.
(Xem: 10129)
Sống được với lòng bi, chúng ta sẽ cởi mở cuộc sống hạn hẹp của mình trở nên rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn.
(Xem: 10124)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm.
(Xem: 10687)
Cầu nguyện bình an, phúc lộc đầu xuân là nét văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đậm chất nhân văn của tất cả những người con Phật.
(Xem: 9535)
Trong niềm tịnh tín Tam bảo, tin Tăng có vai trò rất quan trọng. Nhờ thâm tín Tăng bảo nên nương tựa tu họcdần dần tăng thêm tin hiểu vào Pháp bảoPhật bảo.
(Xem: 10176)
Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất.
(Xem: 11168)
“Tình dục như một vết ngứa, thà không có vết ngứa ấy thì hơn. Nếu không, chúng ta phải cào đến xước da và chảy máu.”
(Xem: 10599)
Chỉ cần dừng lại tâm ô nhiễm thì điểm tới thanh tịnh hiển bày, dừng tâm sân si thì Cực Lạc quốc độ ngay dưới bước chân ta.
(Xem: 10564)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng: “Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”, nghĩa là: “Sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”.
(Xem: 10502)
Nếu không có Phật, không có giáo lý Ngài hướng dẫn, có lẽ tôi đã tạo tội bằng non. Nhờ Ngài, tôi biết phân biệt thiện ác...
(Xem: 12652)
Chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì mình cố gắng và mong cầu quá đi thôi.
(Xem: 11101)
Theo bình chọn của tạp chí Forbes, gia tài của ông trị giá khoảng 7,6 tỷ đô la (USD). Ông còn là người chuyên làm từ thiện nhưng lại có một cuộc sống rất bình dị.
(Xem: 8764)
Khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản...
(Xem: 10223)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần
(Xem: 11075)
Tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật được hướng tới việc đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant