Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngộ Nhận Về Bài Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Của Trần Thái Tông

01 Tháng Tám 201900:56(Xem: 5978)
Ngộ Nhận Về Bài Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Của Trần Thái Tông

Ngộ Nhận Về Bài Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm
Của Trần Thái Tông

Quảng Minh 

hoa sen

Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀), còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53.[1]  Đó là khoa nghi do ngài Thích Tông Kính (釋宗鏡) biên soạn vào năm Thuần Hựu thứ 2 (淳祐, 1242), đời Nam Tống, vua Lý Tông (理宗) [2].  Từ đời Minh đến nay, chư Tăng tu Mật tông, phái A tra lực (阿吒力), ở Vân Nam thường hành trì khoa nghi này. Kim cương khoa nghi là nghi thức lễ sám dựa theo kinh Kim cương Bát nhã ba la mật đa (金剛般若波羅密多經), do ngài Cưu ma la thập (鳩摩羅什, 344-413) dịch.  Vào năm thứ 30, niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖,1551), đời Minh, có sa môn Thích Giác Liên (釋覺連), thiền sư tông Tào Động, chú giải rất kỹ khoa nghi này qua tác phẩm Tiêu thích Kim cương khoa nghi hội yếu chú giải (銷釋金剛科儀會要註解, Vạn tự Tục tạng kinh, tập 24, No. 467) [3] . 
Trong phần mở đầu của Kim cương khoa nghi có đoạn văn sau:

“Xét rõ, trăm năm sáng tối chỉ một sát na, tứ đại huyễn thân đâu thể trường cửu.  Mỗi ngày trần lao mù mịt, trọn buổi nghiệp thức mơ màng, chẳng biết mình có một tánh sáng ngời, nên rong ruổi theo sáu căn tham muốnCông danh lừng lẫy chỉ là một trường đại mộng, phú quý hơn người khó thoát hai chữ vô thườngTranh giành nhân ngã, rốt cuộc không trơn, khoe khoang tài giỏi, chỉ là chẳng thật.  Khi gió thổi lửa bừng nào kể đâu người già trẻ, lúc nước chảy đá mòn còn tính chi kẻ anh hùngTóc xanh ngày ấy sao đà bạc trắng, kẻ mừng mới đi thì người điếu đã tới.  Một bao máu mủ bao năm khổ luyến ân tình, bảy thước xương khô mặc sức tham lam tiền củaHơi thở ra khó hẹn thở vào, gặp sáng nay không chắc sáng mai.  Sông ái nổi chìm chừng nào dứt, nhà lửa rối bời ngày nào thôi.  Chẳng nguyện rời xa lưới nghiệp, chỉ vì chưa có công phu, Diêm la vương đuổi bắt thật nhanh, Thôi tướng công đâu cho triển hạn.  Ngoảnh lại người thân đâu chẳng thấy, đến hẹn nghiệp báo tự thân mang.  Quỷ vương ngục tốt mặc ý khảo tra, kiếm thọ đao sơn không thể tránh chống.  Hoặc nhốt dưới núi Ốc tiêu, hoặc giam trong ngục Thiết vi, bỏ vạc dầu sôi thời muôn chết ngàn sống, gặp máy chém chặt thời một dao đứt lìa.  Đói nuốt hoàn sắt nóng, khát uống nước đồng sôi, mười hai thời cam thọ đắng cay, năm trăm kiếp không thấy ảnh đầu.  Thọ đủ tội nghiệp lại nhập luân hồi, bỗng mất thân người thuở trước, chuyển kiếp sanh vào đãy da, mang lông đội sừng, gặm sắt gắn yên, lấy thịt nuôi người, dùng mạng đền trả.  Sống bị cái khổ dao châm, chết chịu cái đau nấu trụn, oan khiên chồng chất, thay phiên ăn nuốt.  Lúc ấy ăn năn không kịp, muốn học đạo không nhân tố.  Làm sao phải cáng đáng ngay, chớ để đời này lầm lỗi.  

Thích ca Văn Phật, bỏ hoàng cung đến thẳng Tuyết sơn; cư sĩ Bàng Công đem gia tài dìm xuống biển cả. Chân Vũ chẳng lên ngôi báu, chi lo tu hành; Lữ Công đã chuộng thần tiên, còn siêng tham vấn. Tô học sĩ thường gần Phật Ấn, Hàn Văn Công sau lễ Đại Điên. Bùi Công đoạt hốt bởi Thạch Sương, Phòng Tướng hỏi pháp nơi Quốc Nhất. Diệu Thiện chẳng kén phò mã, thành Phật không ngờ; Lục Tổ vừa gặp khách hiền, nghe kinh đốn ngộ. Đạo thiền nếu không ý vị, Thánh hiền sao chịu quy y. Hoa Lâm cảm hai cọp theo hầu, Đầu Tử có ba quạ báo sáng. Trưởng giả Lý Thông Huyền giải kinh mà thiên trù dâng cỗ, tôn giả Tu Bồ Đề tĩnh tọaĐế Thích tung hoa. Đạt Ma một dép về Tây, Phổ Hóa rung chuông bay bổng. La Hán tham vấn nơi hòa thượng Ngưỡng Sơn. Nhạc Đế thọ giới với thiền sư Tư Đại. Kính Sơn mỗi ngày đều được Long vương hiến cúng; Tuyết Phong xưa kia thường dùng người gỗ mở núi. Đó là những nhân do để nghiệm biết, quyết chớ tự khinh mà thoái khuất. Chồn hoang còn nghe Bách Trượng nói pháp, ốc nước ngọt bảo hộ kinh Kim cương. Mười ngàn con cá nghe danh Phật hóa làm Thiên tử, năm trăm con dơi nghe tiếng pháp trở thành Thánh hiền. Trăn nghe sám được sanh thiên, rồng nghe kinh mà ngộ đạo. Con vật kia còn có thể lãnh ngộ, huống con người sao chẳng hồi tâm? Hoặc có kẻ vùi đầu ăn uốngtrôi qua một đời, hoặc có người lầm lối tu hành mà không xét tâm ý. Đâu hiểu tánh giác bồ đề, ai nấy viên thành; há biết căn lành bát nhã, mỗi người đầy đủ. Đừng hỏi bậc đại ẩn, tiểu ẩn; chớ chấp người tại gia, xuất gia. Không câu nệ tăng tục mà chỉ cốt biện tâm. Pháp vốn không nam nữ thì chẳng nên trước tướng. Người chưa sáng suốt thì lầm phân tam giáo[4], người hiểu thấu đáo thì cùng ngộ nhất tâm. Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được kiến tánh thành Phật. Lại nữa, thân người dễ mất, Phật pháp khó nghe, muốn vượt qua sáu nẻo xoay vần, chỉ có nhất thừađường tắt. Phải cầu chánh kiến, chớ tin tà sư. Ngộ rồi thì vào được đạo, làm được mới có thể thoát tục. Từng bước chân đạp thật địa, trên đầu đảnh đội hư không. Khi dùng thì muôn cảnh hiển lộ, thu lại thì một bụi không còn. Vượt lên chỗ sanh tử chẳng tương quan, đạt tới cơ quỷ thần rình không phá. Là phàm là Thánh cùng nhập một đường; hoặc oán hoặc thân cùng chung một thể. Thật ngộ như thế, còn ngừng nửa đường. Chớ ưa hướng thượng tam huyền, cần hiểu một thủ đoạn sau chót. Hãy nói, ngay đây gọi cái gì là một thủ đoạn sau chót?

Non xanh thoai thoải nhìn trời rộng,
Sen biếc ngạt ngào đượm nước hương.”

Sách Quy nguyên trực chỉ tập, quyển 2, có trích dẫn: “Kim cương khoa nghi nói: Chồn hoang còn nghe Bách Trượng nói pháp, ốc nước ngọt bảo hộ kinh Kim cương. Mười ngàn con cá nghe danh Phật hóa làm Thiên tử, năm trăm con dơi nghe tiếng pháp trở thành Thánh hiền. Trăn nghe sám được sanh thiên, rồng nghe kinh mà ngộ đạo. Con vật kia còn có thể lãnh ngộ, huống con người sao chẳng hồi tâm? Hoặc có kẻ vùi đầu ăn uốngtrôi qua một đời, hoặc có người lầm lối tu hành mà không xét tâm ý.”[5]

Khóa hư lụctác phẩm của vua Trần Thái Tông (1218- 1277)[6], có 2 bản in: 1. Khóa hư lục (課虚錄), in năm 1631, 2 quyển thượng hạ, gồm có Khóa hư lục[7] và Lục thời sám hối khoa nghi, và được hoàn chỉnh trong bản in năm 1867 bởi Thích Tuệ Hiền, chùa Hoa Yên; 2. Khóa hư tập (課虚集), in năm Minh Mạng thứ 21 (1840), gồm 3 quyển thượng trung hạ, có bài Tựa của Nguyễn Thận Hiên, pháp danh Đại Phương.[8] 

Trong Khóa hư lục, bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm bắt đầu từ đoạn “Phù thế chi chí quý giả ... ngô vị như chi hà dã dĩ hỷ.” (夫世之至貴者 … 吾未如之何也已矣. Ở đời cái quí tột chỉ là vàng ngọc … tôi chẳng làm gì, cam đành thôi vậy), tiếp theo là đoạn văn trên của Kim cương khoa nghi. Trong Khóa hư tập, bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm chính là đoạn văn trên của Kim cương khoa nghi, còn đoạn “Phù thế chi chí quý giả … ngô vị như chi hà dã dĩ hỷ” là đoạn kết của bài Phổ thuyết sắc thân.

Khóa hư lục là tác phẩm nổi tiếng của vua Trần Thái Tông, có giá trị lớn về tư tưởng thiền họcvăn học Phật giáo Việt Nam, cho nên từ xưa đến nay, chư tôn túc thạc đức, các nhà nghiên cứu Phật học đã dịch chú, giảng giải, bình luận, trích dẫn tác phẩm này, đặc biệt là bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm. Tuy nhiên, vì chưa có đủ các phương tiện tham khảo, so sánh, đối chiếu văn bản, nên bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm được chư tôn túc thạc đức, các nhà nghiên cứu Phật học thừa nhận là do vua Trần Thái Tông sáng tác. Sự thực là bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm được vua Trần Thái Tông trích dẫn, sao chép từ Kim cương khoa nghi, như minh chứng ở trên.[9]

Vấn đề đặt ra là, sau khi đã biết sự thật xuất xứ của bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm, các nhà nghiên cứu Phật học cần có sự cẩn trọng khi phát biểu về tư tưởng của Trần Thái Tông qua bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm, đặc biệt trong các hội thảo quốc tế mà giới thiệu về Thiền học đời Trần, bởi vì bài Phổ khuyến phát bồ đề tâmtư tưởng của thiền sư Thích Tông Kính vậy[10].  

 

Quảng Minh

17/7/2019



[1] http://tripitaka.cbeta.org/W06n0053

Bản Việt dịch Kim cương khoa nghi: https://thuvienhoasen.org/a18498/tieu-thich-kim-cuong-khoa-nghi

[2] Văn bản khoa nghi này được Hầu Trùng chỉnh lý, trước khi đưa vào Tạng ngoại Phật giáo Văn hiến. Hầu Trùng (Hou Chong, 侯沖), học giả người Trung Hoa, sanh tháng 2 năm 1966, người huyện Trừng Giang, tỉnh Vân Nam. Năm 1988, tốt nghiệp chuyên ngành Tôn giáo học, hệ Triết học, Đại học Bắc Kinh. Ông từng làm việc ở Sở Nghiên cứu Tôn giáo và Sở Nghiên cứu Văn hiến, trực thuộc Viện Xã hội Khoa học, tỉnh Vân Nam. Ông hiện đang là nhà nghiên cứuTrung tâm nghiên cứu Phật giáo, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Ông là thành viên Ban biên soạn ‘Trung Hoa Đại Tạng Kinh’, là giáo sư Viện Nho học Quốc tế, giáo sư Học viện Triết học, Đại học Sư phạm, Thượng Hải. Ông chuyên nghiên cứu về Phật giáo Vân Nam, về Nghi thức Phật giáo Trung QuốcVăn hiến Phật giáo Trung Quốc. Những tác phẩm Phật giáo do ông chỉnh lý gồm có: Lăng Nghiêm giải oan thích kết đạo tràng nghi, Địa Tạng từ bi cứu khổ tiến phước lợi sanh đạo tràng nghi, Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi, Quảng già vô thí đạo tràng nghi, Đại hắc thiên thần đạo tràng nghi, Hộ quốc ty nam sao, Phật thuyết tiêu tai diên thọ Dược Sư quán đảnh chương cú nghi.

[3] http://tripitaka.cbeta.org/X24n0467

[4] Người đầu tiên nêu học thuyết “Tam giáo đồng nguyên” chính  là Đào Hoằng Cảnh (陶弘景, 456-536). Ông đề xướng học thuyết này với lý lẽ đơn giản là ba tôn giáo Nho, Phật, Đạo đều cùng từ một nguồn gốc, cùng đưa con người hướng đến tánh thiện, tánh nhân. Thuyết ấy được đưa ra đúng lúc vua chúa ưa thích có những bày tôi trung thành do Nho giáo cung cấp, lại thích sống mãi lâu dài để hưởng thú vui của Đạo giáo, lại cũng muốn sau cùng được giải thoát để đạt được Niết-bàn của Phật giáo. Thuyết  Tam giáo đồng nguyên thịnh vượng được mấy trăm năm, nhất là trong thời Đường – Tống (650-1257). Học thuyết “Tam giáo đồng nguyên” chi phối mạnh mẽ đến hệ tư tưởng văn hóa Việt Nam suốt một ngàn năm quân chủ chuyên chế, trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáoquốc giáo, còn Đạo giáoảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, dung hợp giữa Nho giáo, Đạo giáoPhật giáo đã tạo nên một nền văn minh Đại Việt rực rỡtinh hoa.

[5] Quy nguyên trực chỉ tập 歸元直指集, Vạn tự Tục tạng kinh, tập 61, No. 1156. “Kim cương khoa nghi vân: Dã hồ thượng thính Bách Trượng pháp, loa sư du hộ Kim Cương kinh. Thập thiên du ngư văn Phật hiệu nhi hóa vi thiên tử, ngũ bách biển bức thính pháp âm nhi tổng tác Thánh hiền. Mãng văn sám dĩ sanh thiên, long thính kinh nhi ngộ đạo. Bỉ vật thượng năng lĩnh ngộ, huống nhân hà bất hồi tâm. Hoặc hữu mai đầu khiết phạn nhi không quá nhất sanh; hoặc hữu thác lộ tu hành nhi bất tỉnh giá ý.” (金剛科儀云: 野狐尚聽百丈法, 螺螄猶護金剛經, 十千遊魚聞佛號化為天子, 五百蝙蝠聽法音總作聖賢, 蟒聞懺以生天, 龍聽法而悟道. 彼物尚能領悟, 況人何不回心, 或有埋頭喫飯而空過一生, 或有錯路修行 而不省這意.)

[6] Kim cương khoa nghi biên soạn vào năm 1242, lúc đó Trần Thái Tông 24 tuổi.

[7] Gồm có Phổ thuyết tứ sơn, Phổ thuyết sắc thân, Phổ khuyến phát bồ đề tâm, Ngũ giới văn, Niệm Phật luận, Tọa thiền luận, Tuệ giáo giám luận, Kim cương tam muội kinh tự, Phổ thuyết hướng thượng nhất lộ, Ngữ lục vấn đáp môn hạ.

[8] Thái Tông hoàng đế ngự chế khoá hư tập 太宗皇帝御製課虚集

http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/625/

Quyển thượng gồm cái bài: Phổ thuyết tứ sơn, Phổ thuyết sắc thân, Phổ khuyến phát bồ đề tâm. Quyển trung và hạ nói về Lục thời sám hối khoa nghi.

Nguyễn Thận Hiên tức là Tổng đốc Hà – Ninh Nguyễn Đăng Giai.

[9] Người viết phát hiện ra sự thật này khi tra cứu đoạn văn này cho việc dịch chú Thủy lục chư khoa (NXB Hồng Đức, 2013), sau đó dịch chú Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi, tháng 11/2013.

[10] Trong Kim cương khoa nghi, thiền sư Thích Tông Kính viết: Trượng phu tự hữu xung thiên chí, Bất hướng Như Lai hành xứ hành. 丈夫自有衝天志, 不向如來行處行. Hai câu này được truyền tụng rất nhiều, ghi chép từ lâu trong các bộ Ngữ lục Thiền tông Trung Quốc, như Truyền đăng lục, 29, thiền sư Đồng An Sát, tr. 455b16-17. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121–1190) đời Lý, thế hệ thứ 11 dòng thiền Vô Ngôn Thông, dựa vào đó để viết thành bài thơ bất hủ “Hưu hướng Như Lai’: Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ, Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí, Hưu hướng Như Lai hành xứ hành. 離寂方言寂滅去, 生無生后說無生. 男兒自有衝天志, 休向如來行處行.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10778)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8970)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 8995)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8646)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12144)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10912)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10629)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13497)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8389)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10305)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8797)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9862)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10384)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10202)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 9022)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22578)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10298)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12068)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14259)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11209)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9934)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18965)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10568)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10733)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11800)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10220)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11362)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8944)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12854)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10546)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11158)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17353)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10759)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10254)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11467)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16501)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12709)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16638)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 25041)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9238)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11748)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9885)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11504)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9571)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15572)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10748)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14821)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10760)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11424)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8784)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant