Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Với Sanh Tử

03 Tháng Chín 201916:22(Xem: 5017)
Sống Với Sanh Tử
SỐNG VỚI SANH TỬ

Nguyễn Thế Đăng


Sống Với Sanh Tử

Sở dĩ có các cõi và có các chúng sanh trong các cõi đó là vì nghiệp. Nghiệp là hành động, tức là hành động thuộc thân, khẩu, tâm của chúng sanh. Nghiệp khởi từ một cái thấy sai lầm, “vọng thấy”, “vọng phân biệt”. Vốn không có tự tánh mà thấy lầm là có tự tánh; không chỗ có - vô sở hữu - mà thấy lầm ra có thật; bất khả đắc mà thấy lầm có được và có mất.

Như mây hiện hình sắc
Trong ấy không có thật
Làm cho người vô trí
Nơi ấy sanh mê lầm.
Nơi loài súc sanh kia
Thọ lấy các thứ thân
Như mây trong hư không
Hiện ra các sắc tượng.
Biết rõ nghiệp như huyễn
Chẳng sanh lòng mê lầm
Tướng ấy vốn tịch tịnh
súc sanh tam-muội.


Muốn thoát khỏi nghiệp xấu ác, phải quán thấy thật tướng của nghiệp:

Gây tạo thuần nghiệp ác
Và tạo các nghiệp tạp
Lưu chuyển cõi Diêm-la
Thọ lấy các sự khổ.
Thật không cõi Diêm-la
Cũng không người lưu chuyển
Tự tánh vốn vô sanh
Các khổ dường cảnh mộng
Nếu quán được như thế
Là Diêm-la tam-muội.


Có cõi xấu ác, nơi ấy thọ những sự khổ, cũng là do nghiệp chuyển về cõi ấy. Nhưng thật ra, nghiệp, người thọ nghiệp, cõi để thọ nghiệp… đều vô tự tánh, nên không thật có cõi Diêm-la, không thật có người lưu chuyển, vì tất cả “tự tánh vốn vô sanh, như huyễn, như mộng”. Thấy được như thế là tam-muội, là trụ trong tánh Không giải thoát. Còn không thấy được như thế, nghĩa là thấy mọi sự đều có thật, thì như người xưa nói, “Rõ thì nghiệp chướng xưa nay Không; không rõ thì nợ xưa đành trang trải”.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh (?-1115) nói, “Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không…” (Tác hữu sa trần hữu - Vi không nhất thiết không…).
Một người dù chỉ chứng ngộ được một phần tánh Không, cũng thấy rằng nguyên nhân (Tập đế) khiến chúng sanh lưu chuyển trong ba cõi sáu đường là do “lấy không thân làm thân, danh tự giả bịa đặt” (Ca-lâu-la tướng tam-muội), “Pháp vô tác làm tác, gọi là khẩn-nala”, “Trong ấy không có pháp, mà vọng khởi phân biệt, biết rõ phân biệt ấy, tự tánh vô sở hữu, vì tướng ấy tịch tịnh, là ma-hầu tam-muội”. Khổ đau trong ba cõi sáu đường như thế chỉ vì hư vọng thấy, hư vọng chấp trước, và hư vọng hành động theo cái thấy mê lầm của mình.

Người thấy chúng sanh khổ đau trong ba cõi không thật như vậy bèn tự nhiên sanh lòng đại bi. Đại bi là cái tự nhiên sanh một khi đã thấy một phần tánh Không. Đại bi là thấy tất cả chúng sanh vốn ở trong tánh Khônghư vọng thấy lầm là có thật và tạo tác nghiệp rồi lại cho đó là có thật mà sanh thêm khổ đau. Trong hư không, trong như huyễn, trong cảnh mộng mà chúng sanh lại khóc than và tiếp tục hành động sai lầm để tiếp tục khóc than, thấy như vậy bèn tự nhiên có lòng bi. Và người có lòng bi, nguyện ở với chúng sanh để thức tỉnh họ, được gọi là Bồ-tát.
Nhưng ở với chúng sanh để giúp đỡ họ là một vấn đề lớn. Sống với chúng sanh là phải sống với tất cả những phiền não của chúng sanh. Làm sao người sống theo những điều tốt đẹp, hướng thượng có thể sống với người bác bỏ những điều tốt đẹp, và người không khổ đau có thể sống với người khổ đau ghê gớm? Làm sao có thể sống với chiến tranh, chém giết, cái xấu ác tràn lan ở một cõi, và những tai nạn xảy ra hàng ngày?

Để có thể sống với chúng sanhnghiệp quả của chúng sanh, vẫn phải lấy trí huệ soi thấu tánh Không làm sinh mạng cho mình: thấy không có chúng sanh (“cũng không người lưu chuyển”), không chấp thật những nghiệp của chúng sanh (“biết rõ nghiệp như huyễn”), không thấy các khổ là có tự tánh (“các khổ dường cảnh mộng”). Tóm lại, để có thể sống trong sanh tử cùng với chúng sanh, phải thấy ba cõivô tự tánh, như huyễn như mộng, chúng sanhvô tự tánh, như huyễn như mộng, và nghiệp nhân nghiệp quả của chúng sanhvô tự tánh, như huyễn như mộng. Tánh Khôngphương tiện thiện xảo rốt ráo của người tu Bồ-tát đạo. Trí huệ tánh Không vô ngại suốt thông qua ảo tưởngtự tánh của nghiệp để sanh tử trở lại vô tự tánhsanh tử vô tự tánh mới có thể là môi trường an toàn cho lòng bi sống và hoạt động.

* * *
Nghiệp do ba phiền não căn bản tạo thành là tham, sân, si. Thiền định thiền quán cho thấu nguồn tột đáy, thì tham được thấy là:

Tham từ phân biệt sanh
Phân biệt cũng chẳng có
Vô sanh cũng vô tướng
Trụ xứ bất khả đắc.
Tánh tham như hư không
Cũng không có kiến lập
Phàm phu vọng phân biệt
Do đó sanh tham nhiễm.
Pháp tánh vốn vô nhiễm
Thanh tịnh như hư không
Tìm cầu khắp mười phương
Tánh nó bất khả đắc…
Các pháp tự tánh lìa
Giống như là Niết-bàn
Chư Phật trong ba đời
Biết tánh tham là Không
Trụ trong cảnh giới ấy
Chưa lúc nào lìa bỏ
Tự tánh tham như vậy
Rốt ráo chứng Bồ-đề
Rõ thấu đều bình đẳng…
Vì biết tham không nhiễm
Tức là rốt ráo Không
Chẳng do diệt hoại tham
đạt được giải thoát.
Pháp tham trong Phật pháp
Bình đẳng tức Niết-bàn
Người trí phải nên biết
Rõ tham tịch tịnh rồi
Nhập vào chỗ tịch tịnh
Đó tên tham tam-muội
.

Thấy rõ tướng tham “không có tự tánh, bất khả đắc, thật không có sanh, chỉ có danh tự giả…” bèn thấy được tự tánh hay bản tánh của tham là “Không, tự tánh lìa như Niết-bàn, rốt ráo thường thanh tịnh, bình đẳng tức Niết-bàn, pháp tánh vốn vô nhiễm, thanh tịnh như hư không”. Trụ trong bản tánh ấy tức là giải thoát, là tham tam-muội.

Kinh dạy quán thấy sân để trụ trong sân tam-muội như sau:

Do nhân duyên hư vọng
Mà khởi lòng giận dữ
Không ngã chấp làm ngã
Và do tiếng thô ác
Khởi lòng sân quá mạnh
Giống như là ác độc
Âm thanhgiận dữ
Rốt ráo vô sở hữu.
Như xát gỗ ra lửa
Cần nhờ sức các duyên
 
Nếu duyên chẳng hòa hợp
Thì lửa chẳng thể sanh
Biết tánh thanh là Không
Sân bèn chẳng còn sanh
Sân chẳng ở nơi thanh
Cũng chẳng ở trong thân
Nhân duyên hòa hợp khởi
Rời duyên chẳng sanh được
Sân tự tánh không khởi
Rốt ráo vô sở hữu
Tánh sân vốn tịch tịnh
Chỉ có nơi giả danh Giận dữ tức
Thật tế Bởi nương Chân như khởi
Biết rõ như pháp giới
Đó gọi sân tam-mu
ội

Sân do nơi âm thanh, phiền não và thân hòa hợp mà có, nhưng sân chẳng ở nơi âm thanh, nơi phiền não, nơi thân. Sân do những nhân duyên hòa hợp mà có, rời nhân duyên hòa hợp thì sân vốn không có: “Sân tự tánh không khởi, rốt ráo vô sở hữu”. Tánh sân vốn tịch tịnh, ở trong Thật tế tịch tịnh vì không có ta và người ấy, lại hư vọng chấp vào một cái ngã giả danh mà thành ra sân.

Quan sát thấu đáo thì “giận dữ tức Thật tế”, bởi vì giận từ trong Chân như mà khởi, nên cũng là Chân như, rồi phút chốc tan trở lại vào Chân như.

Thế nào là si tướng tam-muội?

Vô minh [si] thể tánh Không
Vốn tự không sanh khởi
Trong ấy không chút pháp
Có thể gọi là si.
Phàm phu nơi vô si
Hư vọng sanh lòng si
Nơi vô trước sanh trước
Giống như gút hư không.
Hư không không tích tụ
Người ngu từ xa xưa
Vọng khởi gút ngu si
Mà không chút phần tăng
Như người gút hư không
Không hề tăng hay giảm
Nhóm ngu si nhiều kiếp
Không tăng giảm cũng vậy…
Si ấy vô sở hữu
Không gốc không chỗ trụ
Vì gốc chẳng phải có
Cũng không si để tận
Bởi vì si vô tận
Biên tế bất khả đắc
Thế nên các chúng sanh
Ta chẳng thể làm tận
Si giới, chúng sanh giới
Cả hai đều vô tướng
Chúng đều như huyễn hóa
Nên chẳng làm tận được.
Si tánh và Phật tánh
Bình đẳng không sai khác
Nếu phân biệt trong Phật
Người ấy ở ngu si
Si và Nhất thiết trí
Tánh đều bất khả đắc…
Si không có biên tế
Từ đâu mà sanh được
tự tánh vô sanh
Tướng cũng bất khả đắc
Biết si không có tướng
Quán Phật cũng như vậy.
Phải nên biết như vậy
Tất cả pháp không hai
Tánh si vốn tịch tịnh
Chỉ có danh tự giả
Lúc ta chứng Bồ-đề
Thấy rõ si bình đẳng
Quán sát được như vậy
Đó gọi si tam-muội.

Một người đi con đường Bồ-tát, ngoài việc giải thoát cho chính mình bằng cách quán thấy tánh Không của sanh tử, còn phải ở lại với chúng sanh trong sanh tử để giúp họ giải thoát. Bồ-đề tâm là nguyện đạt đến giác ngộ (trí huệ tánh Không) để cứu độ tất cả chúng sanh (Đại bi). Để chung sống với chúng sanh còn đầy dẫy tham sân si thì phải quán thấy thật tánh của tham sân si và chủ nhân của tham sân sitánh Không, như huyễn: “Si giới, chúng sanh giới; cả hai đều vô tướng; chúng đều như huyễn hóa; nên chẳng làm tận được”.

Tham sân si đối với chúng sanh thì có sanh, nhưng đối với Bồ-tát thì không có sanh, vô sanh, nên Bồ-tát có thể an ổn trong sanh tử.

Trí huệ giải thoát đi đôi với lòng bi là con đường Bồtát, cả hai hợp nhất với nhau không tách lìa. Trí huệ tánh Không đưa tham, sân, si của mình và của vô số chúng sanh về nền tảng của chúng là tánh Không, Niết-bàn, Phật tánh, Chân như. Chính trí huệ tánh Không có thể làm cho đại bi đại nguyện của Bồ-tát không bị chìm đắm trong sanh tửchúng sanh.

Hơn nữa, với trí huệđại bi hợp nhất, vị tu Bồ-tát đạo có thể tiến đến cái thấy biết của Phật (tri kiến Phật) khi đưa toàn bộ chúng sanhsanh tử về lại cội nguồn Phật tánh, Chân như của chúng. Những đoạn kệ trên đều nói đến cái thấy biết của Phật khi Ngài giác ngộ: “Lúc Ta chứng Bồ-đề, rõ thấu đều bình đẳng”; “Lúc Ta chứng Bồ đề, thấy rõ si bình đẳng”, “chư Phật trong ba đời, biết tánh tham là Không, ở trong cảnh giới ấy, chưa lúc nào lìa bỏ”.

Cái thấy biết của Phật là tất cả vũ trụchúng sanh đều là Niết-bàn, Chân như. Phật tánh; tất cả đều ở “trong Phật”.

Nguyễn Thế Đăng | Văn Hóa Phật Giáo Số 324 ngày 1-7-2019 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12021)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10384)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8858)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10341)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10929)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 12042)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8695)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9299)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10049)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11327)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9841)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9380)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10097)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10130)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9300)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13318)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10190)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10505)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10944)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9130)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10297)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10253)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9348)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11050)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15076)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11806)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10142)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12676)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10910)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10433)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10781)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10700)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10576)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9996)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9316)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9355)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11374)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9705)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13087)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12637)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9174)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9582)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9616)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9647)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9197)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 9000)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10405)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8644)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8316)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15604)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant