Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Đời Người

28 Tháng Chín 201901:52(Xem: 5369)
Ý Nghĩa Đời Người
Ý NGHĨA ĐỜI NGƯỜI

Dhammananda
Thích Trung Hữu


Ý Nghĩa Đời Người
Mục đích của đời người là gì? Đây là câu hỏi rất phổ biến mà người ta thường hay hỏi. Có một số người đã trả lời câu hỏi này theo cách của họ, nhưng vẫn chưa làm thỏa mãn các bậc thức giả.

Thật không dễ gì đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề tưởng chừng bình thường nhưng rất phức tạp này. Lý do là bởi vì, có lẽ họ đã không thể nhìn sự vật một cách khách quan và đúng mức. Họ nhìn cuộc đời theo cái thấy, cái biết rất chủ quan của họ.

Các bậc thầy tôn giáo, những triết gia vĩ đại, các nhà thơ nổi tiếng và những nhà tư tưởng lớn của nhân loại từ xưa đến nay đều thể hiện sự không thỏa mãn về cuộc đời. Họ không ngừng hỏi: “Tại sao chúng ta sinh ra trong thế giới đầy đau khổ này?”. Khi tìm hiểu tư tưởng, cái nhìn của họ về cuộc đời, ta thấy rằng không có ai trong số họ có thể vẽ bức tranh cuộc đời một cách rõ ràng và đầy đủ. Một số người cho rằng chúng ta là nạn nhân của thượng đế. Thượng đế làm cho chúng ta đau khổ để thử lòng trung thành của ta với ngài. Có người nói cuộc sống là tự nhiên. Có người nghĩ nếu chúng ta không sinh ra thì hay biết mấy. Mỗi người hiểu cuộc đời theo hoàn cảnhkinh nghiệm của riêng họ, hoặc cạn cợt hoặc sâu sắc. Có người cho rằng cuộc đời không có mục đíchcụ thểchúng ta sử dụng cuộc đời mình cho bất kỳ mục đích nào. Cũng có người cho rằng ta nên sử dụng cuộc đời mình để làm lợi ích thiết thực cho bản thân và cho người khác. Và đây có lẽ là cách sử dụng cuộc đời một cách thông minh nhất.

Thật vậy, nếu chúng ta lạm dụng cuộc đời mình vào những việc như làm tổn thương hay xúc phạm nhân phẩm người khác, vi phạm pháp luật và các nguyên lý đạo đức, sống trôi theo bản năng dục vọng thì chúng ta không thể đạt được cái gì có giá trị cho cuộc đời mình. Ngược lại, nếu chúng ta hành động một cách thông minh bằng cách thực hành các nguyên lý đạo đức và phẩm chất tốt đẹp như nhẫn nhục, bao dung, thông cảm, nhân văn và từ bi cũng như phục vụ người khác và rèn luyện tâm trí mình cho sáng suốtcông bằng thì ta sẽ đạt được những giá trị cao thượng và ích lợi cho mọi người. Người nào có thể làm được những điều như trên thì chắc chắn rằng tâm hồn của họ sẽ trải nghiệm được cảm giác bình yên, hạnh phúc, tĩnh lặng và hài lòng. Cuộc sống do đó trở nên đáng sống cũng như có ý nghĩalợi ích hơn cho cộng đồng. Tình yêu chân chính thì không phân biệt, không chấp thủ và không điều kiện. Chúng ta nên thực hiện và chia sẻ tình yêu như thế với tất cả mọi người.

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem quan điểm của Phật giáo về giá trị con người như thế nào. Theo Phật giáo thì điều gì sẽ làm tăng phẩm chất và sự cao thượng của con người? Đó có lẽ là đạo đức, luân lý, tri thức và những giá trị thuộc về tinh thầntâm linhchúng ta đề cao và lấy đó để làm thước đo giá trị của mỗi người trong mối quan hệ hàng ngày với nhau. Con ngườilý trí nên biết phân biệt giữa đúng và sai, biết cái gì cao thượng, cái gì thấp hèn, cái gì đáng tự hào và cái gì đáng hổ thẹn. Và cũng chính nhờ biết những cái này mà con người khác với các loài động vật khác. Từ “manussa” trong tiếng Pali có ý nghĩa là “người có khả năng phát triển nhận thức”. Phát triển nhận thức nghĩa là biết phân biệt đạo đứcphi đạo đức, tốt và xấu, đúng và sai. Rõ ràng, những đặc điểm này là thuộc tính của con người, không phải của loài vật. Loài vật hành động theo bản năng. Chỉ có con người là phát triển nhận thức hay năng lực tư duy ở mức độ cao. Chỉ có con người mới có thể thành Phật.

Dù có tôn giáo hay không, nếu hành động của con người được hướng dẫn bởi hai yếu tố quý báu mà nhờ đó con người xứng đáng là con người. Hai yếu tố đó, tiếng Pali là “hin” và “ottappa” và được dịch là “tàm” và “quý”, nghĩa là hổ thẹn và e sợ (khi làm việc xấu). Hai yếu tố này làm cho con người khác với các loài vật. Tuy nhiên, khi con người đánh mất đi hai yếu tố quan trọng này thì họ sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi những tính xấu như tham, sân, si, thù hằn, ganh ghét, ích kỷ, vô luân… cũng như những thói hư tật xấu như rượu chè, bài bạc, hút chích. Họ không chỉ đánh mất đi sự cân bằng của cuộc sống cá nhân mà còn đánh mất đi phẩm chất làm người. Không có hổ thẹn và sự e sợ, con người chẳng khác nào các loài vật vậy.

Con người phát triển rất nhanh trên nấc thang tiến hóa. Họ đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trong khoa học, tâm lý học và vật chất. Con người hiện nay cũng đang thực hành rất nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống, phong tục, từ thiện… Trong khi chúng ta rất tự hào mình là những người văn minh thì cũng có không ít người có cách hành xử còn thua các loài vật. Một người đáng được kính trọng là người biết tàm và quý, là người có lòng tốt, có từ bicảm thông, là người biết sợ khi làm hại người khác nhưng không bao giờ kể công khi giúp đỡ ai. Những người như thế rất đáng được yêu mến và tán dương. Chúng ta không được để cho những giá trị mang tính nhân văn bị xúc phạmcần phải phát triển chúng. Thông qua việc phục vụ cộng đồng, chúng ta có dịp phát triển các phẩm chất cao quý như hiểu biết, yêu thương, chân thật, giản dị, tử tế, nhu nhuyến, khiêm nhường. Và chúng ta có quyền tự hào khi làm được những điều đó.

Có một số đặc tính thuộc về bản chất của con người cần được bảo vệnuôi dưỡng một cách cẩn thận để trở thành một người hữu ích. Nói một cách thẳng thắn, có ba đặc tính trong con người của chúng ta là thú tính, nhân tínhthiên tính (đức tính thánh thiện trong sáng của mỗi người, hay còn gọi là Phật tính). Những đặc tính này tác động đến cách hành xử của chúng ta ở những mức độ khác nhau. Nếu chúng ta buông lơi thú tính mà không kềm thúc chúng lại thì chúng ta sẽ trở thành cái của nợ đối với xã hội. Tôn giáo là công cụ quan trọng để giúp con người kềm thúc thú tính của mình. Tôn giáo với những lời dạy cao quý của những bậc thầy tâm linh vĩ đại có thể hướng dẫn con người hành xử đúng mực. Tôn giáo cũng là công cụ để tu tập, nuôi dưỡngcải thiện nhiều khía cạnh ẩn sâu bên trong bản tính con người. Bằng sự thực tập kiên trì, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tối cao của con người. Đó là thiên tính hay bản tính thánh thiện vốn có của tất cả chúng sinh. Và khi đã đạt được thiên tính rồi thì những cảm xúc tầm thường như tham, sân, si, thù hận, ghen tuông, đố kỵ và những thuộc tính xấu xa khác sẽ được loại trừ. Điều này làm cho con người trở nên cao thượng và xứng đáng hơn với sự kính trọng cao nhất của con người. Thiên tính dựa trên sự phát triển của lòng từ hay sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác, lòng bi hay thương người đau khổ, lòng hỷ hay vui với sự phát triển của người khác và lòng xả hay không thiên vị đối với được mất, khen chê.

Điều đáng nói là một số tôn giáo có sự hiểu sai lầm rằng con ngườithể đạt được thiên tính bằng cách cầu nguyện hay sùng bái hoặc thực hiện một số nghi lễ nào đó. Không đơn giản như vậy. Chúng ta phải hoàn thành các trách nhiệm và bổn phận của con người, phải tu tập và phát triển bản chất cao thượng của con người mới có thể đạt được thiên tính. Một mặt chúng ta loại trừ tất cả những điều xấu ác, đồng thời thực hiện tất cả các điều thiện vì lợi ích và an vui cho hết thảy chúng sinh. Theo quan điểm của Phật giáo thì các tôn giáo là để hướng dẫn con người, chỉ cho con người con đường chân chính để sống trong bình yên và hạnh phúc. Tất cả các tôn giáo nên cung cấp cho các tín đồ những chỉ dẫn đúng đắnthích hợp để họ có thể sống, ăn uống và làm việc trong sự tương kính và hiểu biết lẫn nhau. Các tôn giáo nên cộng tác với nhau để tất cả mọi người có thể sống với nhau một cách hòa đồng. Giữa các tôn giáo không nên có sự kỳ thị cao thấp, không thù hằn, ganh tỵ, không nên coi nhau như kẻ thù không đội trời chung.

Với những gì đã đề cập, rõ ràng ý nghĩa của đời người không phải là duy trì thái độ ích kỷ chỉ biết có lợi íchsung sướng cho bản thân mà là hành động vị tha giúp đỡ người khác. Những vĩ nhân và những người thông thái từ xưa đến nay đã tìm thấy sự mãn nguyện trong việc cứu giúp chúng sinh. Thông qua hành động cứu giúp người khác, những đức tính tốt đẹp vốn có trong mỗi người được khơi dậy và phát triển. Cho nên khi chúng ta phục vụ người khác cũng chính là phục vụ cho mình. Khi chúng ta giúp người khác thoát khỏi khổ đau thì chúng ta đồng thời cũng tìm được hạnh phúc và sự bình yên tĩnh lặng trong tâm hồn mình vậy.

Dhammananda
Thích Trung Hữu dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2517)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2789)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2388)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3334)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2561)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2493)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2426)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3205)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3975)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2976)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3057)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2597)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2655)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2667)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2327)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2647)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3012)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3940)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2967)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3652)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2827)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2460)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3330)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2887)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2577)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2872)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3524)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3852)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3960)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2559)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2531)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2273)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3835)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2890)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4108)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3298)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3751)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2957)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3842)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3303)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3368)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2959)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2788)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3714)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2663)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3184)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3577)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3751)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2885)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant