Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngồi Giữa Mùa Thu Nhớ Lá Vàng

29 Tháng Mười 201906:39(Xem: 5700)
Ngồi Giữa Mùa Thu Nhớ Lá Vàng
NGỒI GIỮA MÙA THU NHỚ LÁ VÀNG

Toại Khanh
 
mua thu

Tôi dĩ nhiên cũng có một thời tuổi trẻ, giai đoạn đòi hỏi gì cũng phải sòng phẳng, rõ ràng: Vui buồn, thương ghét, gần, xa,…và mỗi thứ trong đó xô tôi về từng góc riêng của những tâm cảnh hỷ nộ, ái ố. Rồi thì tuổi đời chồng chất, cộng thêm những hoàn cảnh sống đặc biệt, dần dần tôi nhận ra những thay đổi rất tự nhiên trong lòng mình. Chúng như những khúc quanh phải có trên một cuộc đi dài, và đôi khi là những lối thoát cần thiết cho từng bế tắc. Những lúc đó, từng ranh giới biện biệt vẫn khiến tôi cực lòng trước giờ bỗng nhạt nhoà rồi biến ảo thật đẹp mắt, đến mức khó ngờ.

Một trong những bước đi ấn tượng nhất mà tôi còn nhớ được là một ngày bỗng nhiên buột miệng đọc suông bài thơ Xóm Ngự Viên của thi sĩ Nguyễn Bính và rồi cùng lúc bắt gặp một bài Hài-Cú của Basho. Như cách nói của người Nhật, tôi đã một thoáng Satori (bừng tỉnh). Bài thơ của ông Nguyễn Bính dài lắm, nhưng tôi đặc biệt nhớ hoài hai câu cuối cùng:

Hôm nay có một người du khách
Ở ngự viên, mà nhớ ngự viên !

Thật kỳ lạ, tám thế kỷ trước, nhà thơ Basho của Nhật cũng từng có một cảm niệm tương tự thế. Như một tao ngộ từ hai cực thời gian. Ở đây tôi dùng bản dịch của Robert Hass (trong The Essential Haiku):

Even in Kyoto
Hearing the cuckoo’s cry
I long for Kyoto
Đang ở Kyoto
Nghe tiếng chim gù
Mà nhớ Kyoto !

Thì ra khái niệm xa gần chỉ là của giả. Trong tâm tưởng chúng ta, một khuôn mặt bên cạnh hay ngoài ngàn trùng thật ra vẫn luôn giống hệt nhau về khoảng cách. Độc giả làm ơn nhắm mắt lại để kiểm nhận câu nói này của tôi xem đúng hay sai. Trong mắt ta, có thể có xa với gần. Nhưng trong tâm tưởng, gần xa là một. Lúc này đến cả thời gian cũng không là thật. Đó là lý do vì sao trong A-Tỳ-Đàm nguyên thủy thời giankhông gian chỉ được xem là những khái niệm Thi Thiết giả lập, không có thực tướng. Người học Phật hôm nay có thể nhìn thấy đức Phật với ba mươi hai hảo tướng, thấy cả những khổ quỷ dạ-xoa kỳ hình dị tướng một bụng sân si, mà không cần đến khả năng thiên nhãn của một người chứng đắc thiền định. Ở đây tôi tuyệt không phủ nhận giá trị của pháp môn Chỉ Tịnh (samatha), cũng không phải đề nghị độc giả sống mộng mị ảo tưởng, một điều đối lập với trí tuệ quán chiếu (vipassanà). Tôi chỉ đang lạm bàn về một khía cạnh của A-Tỳ-Đàm.

Đêm qua một người quen email cho tôi bảo rằng họ cứ thấy bực mình khi thiên hạ cứ bắt chước thiền sư kêu gọi sống trong hiện tại khi mà cuộc sống trước mắt buồn khủng khiếp. Nhớ lại, đó cũng là một nổi riêng của tôi. Tôi đã quá hãi với những câu nói đã vào khuôn mẫu, như Hãy Vui Với Giây Phút Hiện Tại hoặc những chữ Thiền, Đạo, Tỉnh Thức, Quán Chiếu được sử dụng tràn lan bừa bãi như một thứ thời thượng. Tôi nghĩ rằng dù từ lập trường nào, thiên hạ có lẽ cũng nên bắt đầu hành trì lời Phật từ những bài vỡ lòng về những vấn đề căn bản. Chẵng hạn Hữu Bộ có 75 pháp, Duy Thức có 100 pháp, Thượng Toạ Bộ có 84 (Niết-Bàn, 1 Tâm Vương, 52 Tâm Sở, 28 Sắc pháp, 2 Thi Thiết). Trong một bài viết lãng đãng mù sương thế này lại nhắc đến những quy tắc khô khan kiểu đó hình như không phải chỗ. Nhưng không hiểu được Kiếm Tông, Khí Tông là gì thì võ học Hoa Sơn sẽ kết thúc xót xa trong tay một quân tử kiếm kiểu Nhạc Bất Quần!
Xin nhắc lại, tôi đang lạm bàn về một chuyện nhỏ trong A-Tỳ-Đàm, cộng thêm cái email hiu hắt kia, nên tôi phải nghiêm túc xác định rằng cuộc chơi nào cũng phải có luật. Tôi đang nói đến tính tương đối của hai thứ Thời Không bằng cách nói lai rai của một người gần bạc tóc vẫn ham chơi. Và giờ thì xin quay lại với mấy câu thơ của hai thi sĩ đã nhắc ở trên với một khẩu quyết căn bản là muốn rong chơi trên những cành lá hãy tìm về nguồn gốc trước đã. Nói vậy cũng có nghĩa là muốn thấy cái như thực thì phải hiểu ra cái gì là ảo hoá, và thấy được cái gì là ảo hoá thì mới thấy ra được cái như thực.

Thấy được tính ảo hoá trong những cái mình vẫn cho là thật, chắc chắn ta được an lạc hơn nhiều. Vì hiểu chúng chỉ là những thứ tương đối, áp lực trong ta không còn là chuyện bắt buộc nữa. Đó chính là lý do của bài viết này.

Độc giả có thấy khó chịu khi tôi nói rằng theo những gì vừa viết ở trên thì chưa bao giờ có một cuộc chia tay hay gặp gỡ nào đúng như ta vẫn tưởng. Dẩu có đứng cạnh nhau hay cách nhau nửa vòng trái đất thì khoảng cách của đôi bên vẫn là vấn đề tâm lý mà thôi. Anh phải nghĩ đến tôi trước đã. Trong tâm tưởng của anh không có tôi thì coi như tôi đã là người khuất mặt. Đó là lý do vì sao có người đứng giữa ngự viên mà than nhớ ngự viên, ngồi giữa lòng phố Kyoto mà bảo rằng nhớ Kyoto. Ngự viên hay Kyoto mà họ tưởng nhớ có thể là một dĩ vãng. Tôi biết có độc giả muốn xăn tay áo nhảy vào giải thích với tôi như thế. Nhưng xin thưa, nếu hai nhà thơ kia có nghĩ về cái ngự viên hay Kyoto trước mặt thì liệu có khoảng cách nào giữa hai cái xưa nay đó trong lòng họ chứ !

tồn tại vì ta nghĩ đến nó. Nên nếu bây giờ tôi có ngồi giữa một trời thu mà nghĩ về những chiếc lá vàng năm cũ hay những chiếc lá vàng đang rơi đầy trước mặt thì trong lòng tôi trước sau chỉ có một khoảng cách. Vậy thì những khái niệm cô đơn hay gặp gỡ hình như lại cũng là những thứ ởm ờ không thật có giữa nhân gian.

Sáng nay tôi ra thùng thư trước nhà và rồi thấy thêm một mảnh giấy thông báo tìm người mất tích. Một câu chữ thiệt ngắn bên trên mấy bức ảnh người cứ làm tôi suy nghĩ: Have You Seen Us (bạn có từng thấy qua chúng tôi ?). Một câu hỏi có ý nghĩa sâu thẳm như một công án, hiểu sao cũng có thể giác ngộ. Bởi như đã thưa ở trên, chúng ta chưa từng gặp gỡ hay ly biệt, gần hay xa chỉ là một cách nói, và như vậy trên đời làm gì có sự mất tích của ai đó. Có chăng là trường hợp chữ Mất Tích được dùng để gọi một người sống phóng dật không tự biết mình là ai hoặc để gọi một vị đã Niết-Bàn. Họ đích thực là những người Mất Tích đúng nghĩa nhất. Nhưng nói cho vui vậy thôi, mai kia tôi có đãng trí đi lạc và cảnh sát đăng tin tìm người thì quý độc giả cũng làm ơn thực tế một chút, nghĩa là có gặp tôi thì gọi giùm cảnh sát. Quý vị cứ lo ngồi đó quán chiếu thì chỉ tội cho cái thân già của tôi phải ngũ dưới gầm cầu theo kiểu ngũ dưới hải đăng ngày trẻ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13812)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13698)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13198)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 14069)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13723)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13826)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14745)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12799)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13771)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14762)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 15016)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 15086)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17965)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 16069)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15885)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17506)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16625)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15947)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13491)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14274)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12541)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 13053)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16696)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28904)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19460)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 15054)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11455)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13723)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13854)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12955)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19911)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14959)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13366)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13939)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 12017)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14512)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 27033)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14167)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18745)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13840)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15751)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16461)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13813)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13560)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18355)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12912)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12568)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12205)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13413)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14352)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant