Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kẻ Độc Hành Miệt Mài Đi Tìm Chính Mình

31 Tháng Giêng 202017:00(Xem: 5693)
Kẻ Độc Hành Miệt Mài Đi Tìm Chính Mình
Kẻ Độc Hành Miệt Mài Đi Tìm Chính Mình

Thích Nữ Huệ Trân

cac yeu to giup ngu can ben nhay


Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua.

Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!   

Có phải cây phượng bên bìa rừng kia từng rực rỡ, nhắc nhở một thời hồn nhiên cắp sách đến trường.

Và ngọn đồi đây nữa, đúng rồi, ngọn đồi lấp lánh những nụ mai vàng, cùng rủ nhau về chào đón mùa Xuân.

Vậy là, ta đã từng qua đây, bao mùa hoa nở, bao mùa lá rơi, để phút giây này ta thấy lại nhau, như chưa từng đứt đoạn, như chưa từng cách xa!

Bấy lâu nay ta đã đi đâu? Đã tìm cầu gì, để phút giây này tình cờ về lại chốn xưa, nơi ta khởi bước?

Quỳ bên bờ suối, cúi sát xuống dòng nước êm đềm nhẹ chảy, lữ khách khum tay, định vốc một ngụm. Nhưng tay chưa chạm nước đã thấy thấp thoáng dưới lòng suối, một gương mặt, lạ mà quen!

Lữ khách nhíu mày, nhìn chăm chú hơn.

Chính ta đây mà, có ai khác hơn đâu! Cảm giác chớp nhoáng giữa lạ và quen là gì vậy?

Thay vì vốc nước uống, lữ khách đứng lên, vô tình trực diện cảnh trí phía trước là ngọn đồi, lấm tấm những nụ mai vàng đang chào đón mùa Xuân.

Trong tâm tưởng nhân gian, không phân biệt mầu da, chủng tộc nào, thì mùa Xuân thường được xem như mùa đoàn tụ, mùa trở về. Kẻ tha phương cầu thực, dẫu khó khăn thế nào cũng cố gắng dành dụm để những ngày đầu Xuân được thăm lại quê nhà. Người đang bôn ba năm châu bốn biển, dẫu nghìn trùng xa cách nhưng khi hương Xuân về cũng là những đốm lửa hồng gợi ấm trong lòng, nối đôi bờ muôn dặm sơn khê.

Lữ khách chậm bước lên đồi hoa mai bằng những bước chân đi tìm lại chính mình.

Mùa Xuân và nơi chốn cũ có phải là thông điệp của vòng luân hồi vô thỉ vô chung, không khởi đầu, không kết thúc? Và vạn hữu, nhân sinh, trong vòng luân hồi đó có sát na nào dừng theo dòng chảy mà tự hỏi “Ta là gì? Ta đang đi về đâu?”

Nụ mai gần nhất, rung rinh theo làn gió nhẹ, bất ngờ thở ra một âm thanh tự thẳm sâu tiềm thức “Siddhartha!”

Lữ khách chợt hiểu, khi nhìn bóng mình dưới lòng suối mà thấy như vừa lạ, lại vừa quen. Thì ra, do tâm tưởng phút giây đó đang mang chung niềm khát khao với một kẻ độc hành từng miệt mài đi tìm chính mình.

Kẻ độc hành đó là Hermann Hesse, nhà văn lẫy lừng trong nhiều thập niên, một người đã đoạt những giải Nobel giá trị nhất, qua hàng loạt tác phẩm được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ. Riêng cuốn “Siddhartha”, tại Việt Nam, trong khoảng hơn bốn thập niên đã tái bản mười lần, với tựa đề “Câu chuyện dòng sông” dịch giả Phùng Khánh và Phùng Thăng.

Lữ khách cũng đã từng bị cuốn hút vào dòng sông đó, từng khi thì theo dõi, khi thì đồng hành với nhân vật chính Siddhartha, được Việt dịch là Tất Đạt.

Người nghệ sỹ khi thả một dòng thơ, phác một nét cọ, viết một lời văn, dạo một phím  đàn …. là trải chính cõi lòng mình, rung động mình, nên Tất Đạt cũng chính là Hermann Hesse, một tâm hồn trĩu nặng niềm cô đơn cùng cực của tâm linh, luôn bị thôi thúc đi tìm chính mình.

Tất Đạt, chàng thanh niên ưu tú, trong một gia đình giầu có, dòng dõi Bà La Môn được mọi người yêu thươngkính trọng đó lại luôn khắc khoải với những gì mờ mịt quanh thân phận con người. Chắc chắn hạnh phúc không phải danh này, lợi này, cao sang quyền quý này.

Tất Đạt biết rõ như vậy vì ngay trong chiếc nôi quá đầy đủ mà bao người ao ước được có, Tât Đạt lại ngày đêm ưu tư sầu muộnmơ hồ cảm nhận trong thân phận vật vờ của kiếp nhân sinh, phải có một cái gì đó, tuyệt kỷ, bất động mà sáng rỡ, ưu việt mà giản đơn.

Phải tìm cho ra nguồn hạnh phúc chân thực này. Tìm ở đâu? Có phải ở chính tự thân không?

“Did not Atman dwell inside him, did not the primal source flow within his own heart? It had to be found.

Such was Siddhartha’s thinking, such was his thirst, such his suffering” (*)

Điều phải đến, tất đến, là Tất Đạt quyết bỏ hết, ra đi, dù cha mẹ xót thương, quyến luyến.

Suốt dặm trường vô định đi tìm chính mình, từ tuổi thanh xuân cho tới ngày bạc tóc, qua muôn thử thách giầu nghèo, đói no, bị khinh, được trọng … Tất Đạt chỉ cúi đầu trước một người, một người toàn thiện, toàn bích. Đó là khi Tất Đạt theo đoàn hành hương, gặp Đức Phật Cồ Đàm đang thuyết pháp trong một khu rừng thưa.

“This man, this Buddha, was true even down to the gesture of his little finger. This man was holy. There is one human being I have seen, Siddhartha thought, one single man before whom I had to cast down my eyes. Before no one else do I want to look down anymore, for no one else” (*)

Cơ duyên như vậy mà Tất Đạt vẫn chưa tìm được điều muốn tìm. Kẻ độc hành lại miệt mài cất bước vì điều muốn tìm phải là thực chứng, không chỉ là cảm nhận.

Rồi những cô đơn và khổ đau cùng cực đã đến với tự thân, khi Tất Đạt gặp lại người lái đò năm xưa, trên dòng sông cũ.

Mỗi chúng sanh đều có những phước riêng và nghiệp riêng. Phải trải qua cho hết mới có thể nghe được tiếng nói của dòng sông.

Vệ Sử - ông lái  đò - biết như vậy.

Những lần gặp trước, Vệ Sử chỉ lặng lẽ là người chèo đò, đưa khách qua sông, nhưng lần này, gặp lại Tất Đạt, kẻ đã trải nghiệm tạm đủ cuồng phong thác lũ dòng đời, thì Vệ Sử là vị thầy, từng ngày, chỉ cho Tất Đạt biết lắng nghe tiếng nói của dòng sông, để thấu rõ, để chấp nhận mọi trạng huống, mọi khát vọng, mọi khổ đau, mọi mục đích đều hợp nhất thành dòng chảy, đồng hòa tấu khúc nhân sinh.

Từng ngày.

Từng ngày.

Tất Đạt lắng nghe.

Tiếng nói của dòng sông chính là âm thanh của dòng đời.  Nghe cho thấu, tới không còn niềm đau, tiếng cười nào riêng lẻ nữa.

Chỉ còn sự Toàn Thiện, Nhất Thể.

“Seeking means: having a goal; but finding means: being free, being open, having no goal” (*)

Kẻ độc hành miệt mài đi tìm chính mình, đã gặp được mình, khi không còn mục đích đi tìm nữa!

Tự do, tự tại ngay nơi bình an đón nhận.

Đứng giữa ngọn đồi với muôn nụ mai vàng, lữ khách giang rộng hai tay, cùng với vạn hữu, đón mùa Xuân đang tới.


Thích Nữ Huệ Trân

(Tào Khê Tịnh Thất – nụ mai đầu mùa vừa chớm vàng)

(*) Siddhartha – tác giả: Hermann Hesse

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8950)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 8979)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8638)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12136)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10898)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10613)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13485)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8382)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10286)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8730)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9850)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10380)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10193)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 9012)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22557)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10290)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12064)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14247)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11180)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9928)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18923)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10542)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10705)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11783)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10207)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11352)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8920)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12796)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10495)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11100)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17311)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10717)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10213)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11387)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16414)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12613)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16558)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24995)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9210)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11724)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9815)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11494)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9534)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15550)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10734)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14802)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10745)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11410)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8757)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9765)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant