Tu đạo hay hành đạo là tu lục độvạn hành, giữ tam quy, ngũ giới, lấy giới luật làm thầy, lấy kinh sách làm tông chỉ, lấy tâm làm trực ngộ, lấy giáo hóa làm hành pháp, lấy thân khẩu ý làm tam tự kinh, lấy giới định huệ làm giải thoát. Trong đó con đường tâm là con đườngdiệt khổ. Vì khổ cũng từ tâm sinh ra, cũng là do tâm mà diệt. Khi khổ hết tự có an lành, hạnh phúc, vui vẻ. Tuy vậy sự khổ diệt hay sinh cũng chỉ là khổ vô thường. Khổ thật không phải khổ vì nó cũng chỉ là giả hợpgiả danh, là cảm nhận mà ra thông qua lục giác tiếp xúclục trần sinh ra lục thức mà từ đó có hỷ, nộ, ai, ái, ố, cụ, dục (mừng, giận, buồn, yêu, ghét, sợ, ham muốn) là thất tình của thế gian. Khổ không do bên ngoài sinh mà từ tâm sinh, tâm sinh ra vạn pháp khổ, cũng sinh ra muôn pháp lành. Tâm bám chấp vào hư vọng nơi trần thế liền có khổ hiện, tâm buông xả thì có sự an lành tĩnh tại, tâm lại sinh ra vô số nhân lành của thiện pháp. Tu đạo là làm sao hướng thiện, hành thiện, an vui, tĩnh tại giải thoát mọi buộc ràng nơi tâm từ đó đưa tâm mình về bổn nguyên thanh tịnh trong hư khôngpháp giới, tâm là chủ, tâm tạo tác nên muốn làm chủ được tâm thì cần có giác để biết, có huệ để hiểu mà từ đó sống đúng với bản tâmthanh tịnh của mình.
Trong cuộc đời có bao lần vấp ngã, bao lần nước mắt lệ rơi, bao lần nuốt hận đẳng cay, bao lần than khóc ai oán, bao lần khổ cực trầm luân, bao lần phóng túng niệm suy, bao lần làm ác bất thiện...nhưng chung quy bởi do tâm sinh diệt điều khiển và bị che đậy bởi vô minh tối ám đi trí huệsáng tỏ trong tâm, khi mây mờ che phủ tan của vô minh không còn thì ánh sánh của đạo pháp, của giác ngộ, của an lành, của vị tha, của hạnh phúc và bình an, giải thoáthiện tiền. Nên tu là dùng trí huệ để tu, hành là dùng tâm để hành, giải thoát là ở nơi tự thân, và niết bàn là niết bàn trong tâm.
Trong cuộc đờivô thường sớm còn tối mất, không biết khi nào ta sẽ đi, hay đối diện với những bất trắc của cuộc đời như già, bệnh, chết, khổ công danh, buồn tình cảm, thiếu vật chất, sở nguyện không thành, oán tăng hội khổ, ái biệt ly khổ...đến bởi quy luật nghiệp số, bởi nhân quảnghiệp báo, bởi vận hạn định quy, bởi số mệnh an bài cũng do nhân tạo tác đời trước hay quá khứ mà chiêu cảmhiện tại hung hay lành. Hãy cho đi khi còn có thể, cho đi là cho đi sự an vui, cho đi nụ cười, cho đi sự quan tâm, cho đi sự yêu thương, cho đi sự nhân nghĩa, cho đi sự tâm lành, cho đi niềm ước vọng để cuộc đời thắp sáng sự yêu thương và hạnh phúc, an lành trong cõi đời vô thương của trần thế.
Hạnh phúc là cho đi, bình an tới do tâm buông xả, và bình tâm là tĩnh lặng nơi cõi lòng, bình là bên ngoài không động bởi trần cảnh, an là bên trong yên tĩnh cõi tâm. Hãy mỉm cười nhìn cuộc đời dẫu có còn bao nhiêu cay đắng và khổ đau, vì ta còn hiện hữu trong giờ phút này là phút giây hiện tại trân quý của cuộc đời. Mỗi sự sống, mỗi mạng sống đều trân quý, hãy trân quý bản thân cũng như trân quý yêu thươngmọi ngườixung quanh, vạn vật muôn loài. Tình yêu cho đi muôn nơi là sẽ nhận được lại một tâm hồn rộng lớn, và tâm càng rộng lớn thì đạo càng cao cả anh minh. Bình tâm và hãy bình tâm, mỉm cười nhẹ nhìn cuộc đời, và thấy ta chỉ còn là chiếc bónghư ảo nơi trần thế.
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt độngPhật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Thực hànhTịnh độ là đơn giản. Cách tu tập này không yêu cầuhành giả phải được học về tư tưởngPhật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.