Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Có Điều Tốt Không?

16 Tháng Tư 202019:32(Xem: 4585)
Thực Có Điều Tốt Không?

Thực Có Điều Tốt Không?

Nguyễn Thế Đăng

hoan hi



1. Tốt và xấu trong đời thường

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn dựa trên một cơ sở đạo đức nào đó. “Anh này làm biếng, anh kia siêng năng”. “Anh kia hay nóng giận, anh này điềm tĩnh”. “Anh này trung thành, anh kia bội bạc”.

Làm biếng và siêng năng, nóng giận và điềm tĩnh, trung thành và bội bạc, chỉ là những sự kiện, nhưng những sự kiện được đánh giá theo tốt và xấu, thiện và ác, nghĩa là theo đạo đức.

Cái tốt có thật có hay không? Nếu có, nó phát xuất từ đâu? Trả lời những câu hỏi này mới có thể tự mình làm điều tốt và không làm điều xấu, rồi sau đó khuyên người khác làm điều tốt, không làm điều xấu.

Thiện ác, tốt xấu đã được bàn luận từ buổi bình minh của nhân loại như Platon (“cái Thiện tối cao, Hữu thể tối cao”), Aristotle (“đức hạnh đưa đến hạnh phúc”), cho đến Kant (“mệnh lệnh tuyệt đối”). Ở Trung Hoa, từ xưa, nếu có Mạnh Tử với “nhân chi sơ tánh bổn thiện”, thì cũng có Tuân Tử với “nhân chi sơ tánh bổn ác”. Và đến thế kỷ XX thì đạo đức học cùng với tôn giáo bị phai mờTây phương, nhường chỗ cho các triết học phân tích về thực tiễn, xã hội, khoa học, ngôn ngữ…

Nhưng ở thời đại nào, đạo đức vẫn là một phần không thể thiếu của con người. Chẳng hạn xã hội hiện đại tôn vinh những nhà khoa học, những nhà văn, những người thành công rất giàu có… không những chỉ do tài năng của họ, mà còn là vì lối sống đạo đức của họ.

Ở đây chúng ta chỉ nói về cái tốt, cái xấu theo cảm nghiệm và cảm nhận bình thường của chúng ta.

Tốt xấu, thiện ác đến từ gia đình, học đường và xã hội. Từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ dạy: “Ăn cơm đổ bừa bãi là xấu, gọn gàng là tốt”. “Hiếp đáp em mình là xấu, dơ là xấu, biếng học là xấu, không biết vâng lời cha mẹ là xấu. Và ngược lại là tốt”.

Vào trung học, tốt xấu còn có nghĩa giá trị. Học giỏi là tốt, thông minh là tốt, có kỷ luật là tốt, có mục đích cho việc học là tốt… Ngược lại là xấu. Ở thời thiếu niên này, tốt xấu còn mang thêm nghĩa giá trị. Cái tốt thì có giá trị, cái xấu không có giá trị. Đến đây những tính tốt - còn gọi là đức tính - được thu nhập và bồi dưỡng, tạo thành nhân cách.

Ra xã hội, quan niệm tốt xấu còn được mở rộng thêm và tinh tế thêm. Tuân thủ pháp luật là tốt, công bình là tốt, bình đẳng là tốt, thương yêu là tốt, có lý tưởng là tốt và ngược lại, không tuân thủ pháp luật là xấu, bất công là xấu, không bình đẳng là xấu, thù ghét là xấu, sống không lý tưởng là xấu. Cũng là tốt và xấu, nhưng với sự trưởng thành của thân thểtâm thức, tốt và xấu càng tinh tế.

Tóm lại, tốt và xấu là những quan niệm chúng ta học tập được từ gia đình, trường học, và xã hội. Ngay cả đời sống xã hội cũng được xây dựng trên nền tảng tốt xấu, hay nền tảng đạo đức. Hệ thống pháp luật là để trừng phạtngăn ngừa cái xấu. Trong kinh tế, làm đồ giả là xấu, phải dùng đến pháp luật. Làm chứng gian, thấy người bị nạn không cứu, cố tình gây hại cho người khác… là xấu, pháp luật phải can thiệp.

Những khái niệm tốt xấu ấy có phải chỉ là những quy ước xã hội, trường học và gia đình được thu nạp vào tâm trí chúng ta? Nếu chúng chỉ là những quy ước do con người đặt nên thì giá trị của chúng cũng chỉ là quy ước, chúng ta có thể tuân thủ “sơ sơ”, miễn sao pháp luật không đụng chạm chúng ta là được.

Rồi đến các tôn giáo. Các tôn giáo lớn đều có những điều răn, những lời khuyên như không giết người, không ngoại tình, không trộm cướp, không nói dối… Nhưng nếu tôi là người không có tôn giáo thì những lời khuyên, những cấm đoán ấy có phải chỉ là những quy ước hay không?

Những điều tốt có thực sự hiện hữu hay chỉ là những quy ước được đặt ra tùy hoàn cảnh, tùy thời đại, tùy người cầm quyền?

Chúng ta thấy, nơi người bình thường chúng ta, vẫn luôn luôn ngầm ẩn một ý niệm nào đó về cái tốt. Bằng cớ là khi làm điều gì xấu không ai biết, chúng ta vẫn cảm thấy ăn năn, hối hận. Nơi bản thân chúng ta luôn luôn có một sự cân nhắc, chọn lựa tốt xấu theo đạo đức. Tốt xấu, trí thông minh đạo đức, nếu có thể nói như vậy, luôn luôn có sẵn nơi ta.

Hướng đến cái tốt y như là một bản năng có sẵn nơi ta mà giáo dụctôn giáo chỉ làm mạnh thêm. Có thể định nghĩa con người, dù là con người thấp kém nhất, là một sinh vật biết phân biệt thiện ác. Và chúng ta thấy ai cũng mong muốn mình trở nên con người tốt chứ không phải con người xấu.

Văn chương, phim ảnh… dù có những đoạn nói về tội lỗi, xấu xa nhưng bao giờ cũng hướng con người đến cái tốt, bao giờ cuối cùng cái thiện chứ không phải cái ác thắng. Chẳng có nhà văn nào, đạo diễn nào tạo ra một tác phẩm với mục đích làm cho con người xấu hơn.

Nhìn rộng ra, lịch sử nhân loại, dầu rất nhiều trắc trở, ngưng trệ, có khi thụt lùi nhưng luôn luôn hướng đến cái tốt hơn, thiện hơn. Chẳng hạn ngày xưa có chiến tranh là do ý muốn có khi rất cảm tính, chủ quan của một ông vua nào đó. Ngày nay có ngoại giao thương thuyết, có Liên Hiệp Quốc, mặc dầu chẳng có sức mạnh quân sự, đứng ra hòa giải, tìm biện pháp. Luật pháp là để xác định cái gì tốt cái gì xấu, và có những cơ chế để khuyến khích cái tốt và trừng phạt cái xấu.

2. Cái tốt là một nhu cầu tâm linh của con người

Einstein là một nhà vật lý vĩ đại, nhưng ông không hoàn toàn dựa vào khoa học, mà chú ý nhiều đến con người, mà con người là tính đạo đức:

Cho nên tôi tin rằng những con người như Khổng Tử, Đức Phật, Chúa Jesus và Gandhi đã góp phần mài sắc tinh thần đạo đức của con người hơn là khoa học từng làm được. Con người có thể ý thức về sự tác hại của hút thuốc và rồi vẫn là kẻ hút thuốc dây chuyền. Cũng như thế đối với tất cả những động lực xấu xa và đầu độc cho đời sống.

Tôi không cần nhấn mạnh rằng tôi quý trọngđánh giá cao thế nào mọi nỗ lực hướng đến chân lýhiểu biết. Nhưng tôi không tin rằng sự thâm thủng những giá trị đạo đứcluân lý có thể được bù đắp bằng những nỗ lực thuần túy trí thức”. (Einstein, Nguyễn Xuân Xanh, 2011 trang 306)

Và làm một con người bình thường, có lẽ không ai không cảm nhận được tính đạo đức như Kant đã nói trong phần kết luận cuốn Phê bình Lý tính Thực hành:

“Hai điều tràn ngập tâm trí tôi với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới lạ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi”.

Những người bỏ nhà, sống một cuộc đời thiện lành, trong đó có những người trở thành những con người tốt đẹp đến độ chúng ta gọi là những vị thánh, đó là những người đam mê cái tốt một cách kỳ lạ, thậm chí có vẻ điên cuồng. Cái thiện là một niềm đam mê, một nỗi ám ảnh, là động lực đẩy họ đi trên con đường tự hoàn thiện chính mình. Cuộc đời của họ cho chúng ta biết có cái thiện, và họ là những người sống được cái thiện ấy, dù có nhiều danh từ khác nhau để gọi cái thiện ấy.

Trong mười năm nữa, trí thông minh nhân tạo (AI) với các thuật toán của chúng sẽ vượt hẳn trí thông minh con người. Thậm chí chúng có thể chọn lựa tốt xấu về đạo đức chính xác hơn con người, bởi vì chúng có thể phân tích rất nhiều thông số để chọn cái nào là tốt nhất nên làm mà không bị cuốn theo cảm tính và phiền não như con người. Nhưng vinh quang chiến thắng vẫn thuộc về con người, vì trí thông minh nhân tạo có thể chọn lựa tốt xấu rất chính xác, nhưng chúng không chiến thắng vì không biết chiến đấu, nhất là tự chiến đấu để chiến thắng chính mình:

Dầu tại bãi chiến trường
Thắng ngàn ngàn quân địch
Tự thắng mình tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng.
(Pháp cú, câu 103)


Nguyễn Thế Đăng
Văn Hóa Phật Giáo số 342 ngày 01-04-2020
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2628)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2515)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2319)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2632)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2415)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3222)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2298)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2392)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2513)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2451)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2521)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2176)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2565)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3032)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2632)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2681)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2950)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2524)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2557)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4056)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2759)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3030)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3283)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2276)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2491)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2784)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2978)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2853)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2597)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2612)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3176)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2585)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2261)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2369)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2467)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2581)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2668)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2721)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3248)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2544)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2119)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2574)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2034)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2802)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2880)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2913)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2688)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2493)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2759)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2337)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant