Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Động Tâm Tịnh

21 Tháng Tư 202019:38(Xem: 4890)
Tâm Động Tâm Tịnh

Tâm Động Tâm Tịnh 

Tiểu Lục Thần Phong

Tâm Động Tâm Tịnh

 

  Suốt cuộc trăm năm, con người ta hầu hết sống trong sự lăng xăng, có mấy ai sống được trong sự thư thái, bình an của nội tâm. Cái tâm con người như chú khỉ trong rừng, chuyền cành liên lục, nhảy nhót, níu bám không phút giây ngừng nghỉ. Nó cũng còn được ví như ngựa hoang trên thảo nguyên, suốt ngày rông rỡ chạy tứ tung. Tâm con người không lúc nào yên, ngay cả lúc ngủ, các cơ quan khác tạm nghỉ nhưng ý thức (tâm) vẫn họat động không ngừng, bởi vậy mà có mộng mị tùm lum ( có thể là mộng đẹp, ác mộng hay cả mộng du…). Cái tâm lăng xăng, vọng tưởng, loạn động như thế thì cái thân sao có thể an, thế giới xung quanh cũng khó mà hòa được vì: “ Vạn pháp quy tâm”, “ Nhất thiết duy tâm tạo” kia mà!

 Từ một tâm lưu xuất ra muôn vạn pháp trần, từ tâm bám víu, dính chặt vào sáu trần nên mới sanh ra: đẹp-xấu, ngon-dở, thô-tế, thích-chán, yêu-ghét…Và cũng từ đó con gnười quay cuồng trong “Điên đảo, vọng tưởng” ( chữ trong Tâm Kinh)

 Cái tâm không hình tướng, không sanh diệt ấy vậy mà có thể sanh ra muôn hình vạn trạng, sanh ra sanh-diệt bất tận. Có người ví việc điều phục tâm cũng giống như huấn luyện thú trong nghề xiếc vậy. Những con khỉ loạn động; bọn heo tham lam, mê đắm; những con gấu mê mờ, và mấy con cọp cực kỳ hung tợn…sẽ tuân theo sự hướng dẫn của những tay huấn luyện cừ khôi. Những người yếu kém sẽ không điều phục được bọn chúng và sẽ bị bọn chúng làm cho mệt dài dài.

 Một ngày có hai mươi bốn giờ nhưng có được mấy phút ngồi tĩnh tâm? một tháng có ba mươi ngày, một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày, một đời có ba vạn sáu ngàn ngày nhưng có được bao phút giây mà ngồi xuống tịnh tâm? bởi vậy cho nên khổ, đời khổ, người khổ, cả bọn cùng khổ. Có nhiều người trong chúng ta, bảo họ ngồi yên năm hoặc mười phút quả là  khó khăn vô cùng. Họ bảo:” thà rằng làm nặng, đập đá vá đường, giặt giũ nấu nướng… suốt cả ngày cũng không sao nhưng bảo ngồi yên mười phút là chịu hổng nổí”. Một khi ngồi xuống được rồi nhưng bảo đếm hơi thở hay niệm Phật từ một đến mười, nghe qua tưởng dễ, ấy vậy mà cứ lộn tới lộn lui, đếm xuôi đếm ngược vẫn không làm sao cho đúng được, ấy là vì cái tâm nó vọng tưởngloạn động quá lâu rồi! Hoặc giả có người chịu ngồi yên nhưng chỉ vài phút điều hơi, điều tâm là lập tức ngủ gà ngủ gật. Ngược laị cũng có người vừa ngồi xuống năm hoặc ba phút là bao nhiêu chuyện đông – tây, kim- cổ; chuyện ơn-oán, ghét- thương…nó ùn ùn trỗi dậy. Từ đó mới biết rằng, ngồi yên với tâm an lạc, thảnh thơi không dễ chút nào. Cũng vì vậy mà người ta mới ví điều phục tâm ý cũng giống như thuần phục thú hoang. Laị có thể ví tâm loạn động như dòng nước( bộc lưu) cứ chảy mãi miết, giờ ngồi xuống tịnh tâm tức là chặn dòng nước ấy laị, tức thì nó phải dội ngược, nó phải dậy sóng vì thế ngồi yên không dễ chút nào. Vì thế mà hầu hết mọi người chúng ta cứ trôi xuôi theo dòng nước ( bộc lưu) ấy! trôi từ đời này sang đời khác, trôi miên viễn theo dòng danh tử bất tận. Vì vậy mà người ngoài đời trong đạo vẫn thường bảo: Người ta hành là những kẻ đi ngược dòng!

 Nhà Phật bảo: Tâm an vạn sự an, tướng tòng tâm sanh, tướng tuỳ tâm chuyển… Có thể không phải ai cũng đồng ý nhưng nếu bình tâm mà quán xét một tí thì sẽ thấy ngay thôi! điển tích nhà Phật hay ngoài đời cũng đều có nhiều chứng cứ lắm. Chuyện xưa kể về Khuất Nguyên, một trung thần nổi tiếng, một danh sĩ lẫy lừng, một văn tài trác tuyệt…Ấy vậy mà khi tâm bất an, thần khí bất bình làm cho hình tướng suy hao. Lão ngư phủ trông thấy phải thốt lên:” Ngài làm sao mà để phóng khí đến nông nỗi này? hình sắc suy vi, râu tóc phạc phờ!” giả sử khi ấy Khuất Nguyên giữ được tâm bình khí hoà, dụng tâm sáng suốt mà nhìn nhận vấn đề thì chuyện hôn quân cũng là lẽ thường trong thiên hạ, thì cũng đâu đến nỗi phải tự vận ở dòng Mịch La.

 Ngaỳ hôm nay thế giới chúng ta vẫn cứ tranh cãi hoài chuyện giới tính…Nếu tâm bình khí hoà , trí sáng suốt thì đâu có gì phải cãi nhau các vấn đề của nhóm LGBT. Những người ấy vì cái tâm hướng về đó nên họ mang hình tướng như thế đó. Bọn họ có cùng sở thích, cùng tâm nguyện nên họ hội tụ laị với nhau, tìm đến nhau…Có gì mà phải tranh cãi, chống báng hay kỳ thị cho thêm mệt tâm mình và cả tâm người. Đã tham dục thì không cứ đàn ông, đàn bà hay giới LBGT.  Cái tâm tham dục thì nó đâu có can hệ gì đến vàng, đen, trắng hay cái hình tướng mà họ mang.

 Kinh điển Nam Tông có câu:” tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo tác các pháp…” thì Bắc Tông cũng có:” …Duy tâm tịnh độ”, rõ ràng tất cả đều không ngoài một tâm! Hiện nay trên mạng cũng như trong đời sống vẫn có nhiều vị cực đoan cứ một mực bảo: Không có Tây Phương Cực Lạc, không có Phật A Di Đà. Đã bảo tất cả từ một tâm, vậy mà cho thế giới này có thế giới khác không thì liệu có còn “ Nhất thiết duy tâm tạo”?  Việc an trụ vào hơi thở, an trụ vào câu Phật hiệu đem laị lợi lạc biết bao, có cần phải tranh cãi Phật A Di ĐàTây Phương Cực Lạc là có thật hay không thật? việc phủ nhận này lại làm hoang mang rất nhiều người. Những ông già bà cả, những người ít học, ít chữ…cả đời niệm Phật, an lạctin tưởng vào câu Phật hiệu… giờ phủ nhận không có khiến cho họ mất niềm tin, mất sự bình an vốn có được từ việc tin tưởnghành trì bấy lâu nay! Các trường phái Phật giáo vốn có nhiều khác biệt vì truyền thống, vì văn hoá bản địa, vì căn cơ cư dân Phật tử… nhưng tất cả cùng thống nhất ở: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo… Vậy hà tất phải tranh luận là có hay không, là thật hay giả, là cứu cánh hay phương tiện làm gì. Việc tranh cãi, phủ nhận này chỉ khiến cho tâm con người thêm bất an mà thôi! Tâm con người luôn vọng, nếu phương pháp nào mà giúp an định được thì cũng đều tốt cả, không cứ phải thiền minh sát, mà có thể sổ tức, niệm Phật…Thậm chí chỉ đơn giảnngồi yên.

 Khi Phật còn taị thế, có lần trên đường hoằng dương Phật pháp. Đức Phật gặp một anh thanh niên và anh ta hỏi:” Bạch đức Thế Tôn, nếu con đi đường mà bị chết bất đắc kỳ, vậy thì con sẽ thác sanh về đâu?” đức Phật không bảo thẳng mà ngài tỷ dụ rằng:” Nếu một cái cây thường ngày nó nghiêng về hướng nào thì khi bị ngã nó sẽ đổ về phương đó!”, rõ ràng là tâm thế nào thì tướng thế đó, tâm tạo tác, tâm chủ tể…Tất cả từ một tâm mà ra!

 Thế giới chúng ta có những người mê tiền, có người mê sắc, có người mê đàn ca hát xướng…thậm chí có người mê đánh nhau. Ấy cũng không ngoài một tâm, tâm họ hướng tới đó và cũng vì tâm nó hướng họ vào những nhóm cùng tâm ý. Cái tâm nó tương tục, nó liền lạc nhau, những ý niệmsanh diệt liên miên không ngừng nghỉ, nó khởi lên trùng trùng kể từ khi vào đời cho đến khi lìa đời.

 Những nhà làm phim bộ, những người viết tiểu thuyết… là những tay sành tâm lý. Bọn họ thắt mở câu chuyện, đưa đẩy lên cao hoặc cho hạ nhiệt… và kéo dài mãi ra. Người xem cứ theo tình tiết câu chuyện mà quên cả thời gian. Có người xem cả đêm mà không buồn ngủ, không mệt; nhưng khi bảo ngồi tịnh tâm vài phút là ngủ ngay. Những người chế máy đánh bạc cũng thế, họ biết cái tâm lý con bạc: thắng muốn thắng thêm, thua muốn gỡ gạc, cho nên những cái máy ấy cứ thu một số tiền nhất định là laị nhả ra vài giải thưởng. Con bạc bị dụ khị, không thể rời ra được, cứ thế mà chơi đến xu cuối cùng. Có kẻ còn vay thêm để chơi, khó có ai thắng được cái tâm mình để dứt ra khỏi cái cuốn hút của dòng chảy.

 Thế đấy, lên xuống cũng một tâm này, cao thấp cũng nó, tốt xấu cũng từ đó, buộc ràng hay giải thoát cũng từ đây, tất cả tự cái tâm của mình! Bởi thế năm xưa ngài Huệ Khả lên non tham vấn. Bồ Đề Đạt Ma quắc mắt quát:” Ai ràng buộc ngươi?”

 Kẻ viết bài này bất chợt giật mình, cái tâm mình cũng miên man chảy không dừng bèn vứt bút đứng dậy bước ra vườn.

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 7/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10428)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8666)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8334)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15625)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10844)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10846)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8996)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 9033)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8689)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12210)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10962)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10666)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13544)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8427)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10336)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8831)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9883)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10422)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10266)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 9072)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22663)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10345)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12111)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14308)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11246)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9975)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 19040)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10605)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10783)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11895)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10320)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11475)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 9033)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12943)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10606)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11229)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17428)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10829)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10319)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11518)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16603)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12756)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16717)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 25111)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9287)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11796)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9947)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11562)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9611)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15618)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant