Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

"Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say" Một bài thơ của Lý Bạch

17 Tháng Tư 202010:27(Xem: 8725)
"Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say" Một bài thơ của Lý Bạch

"Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say"

Một bài thơ của Lý Bạch

 

Hoang Phong

 

 

            Mùa "đại dịch" không được phép đi đâu cả, ra vườn xới đất trồng mấy dây bầu. Tiết trời đã sang xuân, vài loài hoa đầu mùa đang nở rộ. Nghỉ tay ngồi bên thềm sân, bỗng dưng chợt nhớ đến một bài thơ say của thi hào Lý Bạch. Cách nay lâu lắm, đã hơn 12 thế kỷ, có một thi hào say khướt giữa một mùa xuân. Tuy không biết uống rượu thế nhưng dường như tôi cũng say, say cái hơi men của một thi nhân thời Đường và cả sự đảo điên của thế sự. Bài thơ mang tựa là "Xuân nhật túy khởi ngôn chí" (春日醉起言志 ), có nghĩa là "Ngày xuân chợt tỉnh giấc trong lúc quá chén, tự nói lên những cảm nghĩ của mình"

 

            Đại ý bài thơ là người thi sĩ tìm nguồn vui trong chén rượu, thế nhưng thật ra dường như đấy cũng chỉ là một cách mượn hơi men để trốn tránh hiện thực. Thi nhân đang ngất ngây bên chén rượu, thế nhưng bất chợt giật mình và tự hỏi: ngày tháng nào đây? Thi nhân quên mất cả thời gian. Choáng váng vì hơi men, mùa xuân đang hiện ra trước mắt cũng chẳng hay, nỗi ray rứt hiện lên trong lòng cũng chẳng biết. Chẳng may trong lúc say nếu chợt tỉnh nhìn thấy hiện thực hiện ra với mình thì thi nhân lại phải rót thêm một chén rượu khác để nghêu ngao hát lên một bài ca vô nghĩa, để chờ đợi một cái gì đó thật êm ả và an bình của một đêm trăng sáng. 

            

            Bài thơ bắt đầu bằng một nhận thức trước sự bon chen của xã hội và cuộc sống điền rồ của con người

 

Xử thế nhược đại mộng

Hồ vi lao kỳ sinh

 

Nếu xem thế sự như một giấc mơ dài

Thì lao đao để mà làm gì?

            

            "Cuộc sống như một giấc mộng dài" là một ý niệm đã ăn sâu vào tư tưởng và nền văn hóa của Trung quốc từ nghìn xưa. Vào thế kỷ thứ IV trước Tây lịch, giữa ban ngày, Trang tử nằm mơ thấy mình hóa thành một con bướm - "Trang Chu mộng hồ điệp" - thế nhưng sau khi tỉnh giấc thì lại tự hỏi không biết là Trang Chu nằm mơ thấy mình hóa thành con bướm hay con bướm nằm mơ hóa thành Trang Chu. Cái thắc mắc đó đưa chúng ta vào một thế giới của ảo giác, lừa phỉnh và không thật

 

            Mới hôm qua, con người còn đang say sưa phát triển kinh tế, chứng khoán gia tăng, toàn cầu hóa xã hội con người. Thế nhưng đột nhiên dường như cả nhân loại đang giật mình và hoảng hốt giữa một cơn ác mộng. Phải chăng Lý Bạch từ ngàn xưa vội rót thêm một chén rượu để được tiếp tục làm một con bướm giữa mùa xuân, và hát lên để chờ một đêm trăng sáng?

 

            Thế nhưng ngày nay con trăng vằng vặc không còn là một hình ảnh lý tưởng nói lên một cái gì đó thật tinh khiết, êm ả và thanh tịnh nữa. Đèn điện khắp nơi, ô nhiễm làm mờ đục cả bầu trời, con người đã lên được mặt trăngtrở về địa cầu, không còn mấy ai để ý hay trông thấy ánh trăng vằng vặc của một đêm trăng tròn. Các bài thơ say với trăng của Lý Bạch ngày nay không còn mang một ý nghĩa nào nữa, không còn tạo được một xúc cảm nào nữa như hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên chúng ta hãy cố gắng trở về với một thời quá khứ xa xưa để cùng say với Lý Bạch giữa ban ngày, và cùng nhau chờ một con trăng sáng.

 

            Bài thơ như sau:

 

Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say

Thơ: Lý Bạch

Lời Việt: Hoang Phong

***

Cuộc đời ảo giác giấc mộng dài,

Lao đao chuốc khổ để làm chi?

Suốt ngày say khướt bên chén rượu,

Mình ta ngất ngưỡng mái hiên ngoài.

 

Giật mình, ô kìa con chim nhỏ,

Líu lo trước ngõ giữa khóm hoa.

À nhỉ, hóa ra mùa nào đấy?
Oanh vàng chào đón gió xuân sang.  

 

Xao xuyến, lòng ta chừng bật khóc,

Vội rót rượu thêm một chén đầy.

Hát vang ta chờ con trăng sáng.

Tiếng hát vừa vơi, mộng đã tàn.

 

             Bures-Sur-Yvette, 15.04.20

 

            Rót thêm một chén rượu để ngẩng cổ hát vang, thế nhưng tiếng hát vừa dứt thì thi nhân lại trở thành Lý Bạch, quên mất mình là một con bướm đang bay lượn trong một khóm hoa xuân. Ngày vẫn chưa tắt, con trăng vẫn chưa lên. Con người vẫn cứ tiếp tục nuôi dưỡng một giấc mơ dài. Vũ trụ "tuyệt vời" sinh ra một vị lãnh đạo "tuyệt vời", thế nhưng nơi quê hương của Lý Bạch dường như cũng sinh ra một con siêu vi khuẩn "bé xíu". Giấc mộng của một thi nhân phải chăng cũng chỉ là một con bướm "bé xíu" giữa một mùa xuân? 

 

            Sau đây là nguyên bản bài thơ bằng tiếng Hán của Lý Bạch, kèm theo một bản dịch âm và một bản dịch nghĩa:

春日醉起言志

XUÂN NHẬT TÚY KHỞI

NGÔN CHÍ

 

處世若大夢,(Xử thế nhược đại mộng)           Nếu xem cuộc sống như ảo mộng      

爲勞其生。    (Hồ vi lao kỳ sinh?)                   Thì lao đao để mà làm gì?      

所以終日醉,(Sở dĩ chung nhật túy,)               Hãy cứ suốt ngày say khướt.

頹然臥前楹。(Đồi nhiên ngọa tiền doanh.)     Ngả nghiêng trước mái hiên ngoài.

覺來盼庭前,(Giác lai phán đình tiền,)            Tỉnh giấc nhìn ra trước sân,

一鳥花間鳴。(Nhất điểu hoa giang minh.)      Một con chim đang hót trong khóm hoa.

借問此何日,(Tá vấn thử hà nhật,)                  Tự hỏi: hóa ra mùa (ngày) nào đấy? 

春風語流鶯。(Xuân phong ngữ lưu oanh.)      Con chim oanh líu lo trong gió xuân.

感之欲歎息,(Cảm chi dục thán tức,)              Xúc động chừng muốn khóc. (nghẹn thở)      

對酒還自傾。(Đối tửu hoàn tự khuynh.)         Tự mình rót thêm một chén rượu,  

浩歌待明月,(Hạo ca đã minh nguyệt,)           Hát vang chờ trăng sáng.

曲盡已忘情.   (Khúc tận dĩ vong tình.)             Bài ca vừa dứt, đã quên ngay các cảm nhận.

                                                                        

                                                                        (Hoang Phong dịch nghĩa)

 

            Bài thơ có hai chữ khó hiểu và khá "kín đáo": chữ thứ nhất là chữ cuối của tựa bài thơ đó là chữ / "chí", có nghĩa là "ý nguyện" hay "tâm nguyện" của mình (the will), và chữ cuối của câu cuối, tức câu kết, là chữ 情/"tình". Vậy Lý Bạch muốn nói lên điều gì qua hai chữ này?  Đối với chữ thứ nhất thì cũng có thể đoán được, đó là ý nguyện xa lánh cái bon chen của thế tục, chối bỏ hiện thực, và nhất là rất sợ khi tỉnh rượu thì quên mất các ảo giác của mình trong lúc say. Đối với chữ thứ hai là chữ 情/"tình", từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp dịch là "cảm tính", "cảm nhận", "xúc cảm" hay "trạng huống" (feeling / emotion / sense / situation /sentiment), từ điển Hán-Nôm thì lại dịch là "tình", khiến các dịch giả có thể liên tưởng đến "tình yêu" hay "tình thương" (?), hoặc một "mối tình" nào đó, điều này khiến không những câu kết không có nghĩa gì cả mà toàn thể bản dịch mất hết sự mạch lạc trong xúc cảm và cả nội dung. Một số bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp dịch chữ 情/tình là "xúc cảm", "cảm nhận" hay "cảnh huống", cách dịch này khá từ chương nhưng không nói lên được những gì mà thi nhân muốn nói. Nhiều bản dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt đã được tham khảo, thế nhưng dường như không có bản dịch nào nói lên được tâm nguyện (/chí) của Lý Bạch và "tình" hay các sự "cảm nhận" của Lý Bạch là gì.

     

Bức họa này thường được kèm chung với các bản dịch tiếng Anh, thế nhưng cũng không được đúng lắm với nội dung của bài thơ. Lý Bạch say khướt giữa ban ngày, hát vang để chờ trăng lên, thế nhưng ngày vẫn chưa tắt, đêm thanh trăng sáng vẫn chưa hiện lên với mình, chỉ giật mình thoáng thấy một mùa xuân.   

 

            Xin trích dẫn dưới đây ba bản dịch tiếng Việt của các vị Hán học tiền bối: Trần Trọng Kim, Tản Đà, Trần Trọng San, củng với một bản dịch tiếng Anh và một bản dịch tiếng Pháp. 

 

Bản dịch của Trần Trọng Kim

Ngày xuân say dậy nói chí của mình

 

Ở đời tựa giấc chiêm bao
Làm chi mà phải lao đao nhọc mình
Suốt ngày mượn chén khuây tình
Say rồi nghiêng ngửa bên mành hàng ba
Tỉnh ra trông mé trước nhà
Một con chim hót trong hoa ngọt ngào
Hỏi xem ngày ấy  ngày nào
Chim oanh ríu rít đón chào gió đông;

Thở than cảm xúc nỗi lòng
Chuốc xem ít chén say cùng cảnh vui
Hát ngao chờ bóng trăng soi
Ca vừa dứt khúc đã nguôi mối tình

____________________

Bản dịch của Tản Đà

 

Ngày xuân say rượu dậy nói chí mình

Ở đời như giấc chiêm bao
Cái thân còn đó, lao đao làm gì?
Cho nên suốt buổi say lì,
Nằm lăn trước cột, biết gì có ta.
Tỉnh thôi đưa mắt sân nhà.
Một con chim hót bên hoa ngọt ngào.
Hỏi xem: nay đó ngày nào?
Ngày xuân gió mát, vui chào tiếng oanh.
Ngậm ngùi cám cảnh sinh tình,
Nghiêng bầu, mình lại với mình làm vui.
Hát ran, chờ tấm trăng soi,
Thoạt xong câu hát thời rồi đã quên (?).

____________________

                                              Bản dịch của Trần Trọng San

(không truy tìm được tựa?)

 

Đời là một giấc mơ thôi
Thì làm nhọc cuộc sống này mà chi
Cho nên say khướt li bì
Suốt ngày uể oải nằm kề trước hiên
Tỉnh ra sân trước trông nhìn
Trong hoa thấy một con chim thì thào
Hôm nay là cái hôm nào
Tiếng oanh trò chuyện lào xào gió xuân
Buồn lòng những muốn thở than
Thuận tay vẫn cứ rót tràn mãi thôi
Hát vang chờ đợi trăng chơi
Vừa xong khúc đã quên rồi tình kia

________________

 

Bản dịch tiếng Anh

 

(Waking from Drunken Sleep on a Spring Day) 

Life is a dream. No need to stir.

Remembering this I’m drunk all day.
Lying helpless beside the porch,
Waking to see the deep garden.
One bird calls among the flowers.
Ask myself what’s the season?
Song of the oriole in Spring breezes,
Voice of beauty sadly moves me.
Is there wine? Ah, fill the cup.
Sing and watch the white moon rise,
Until song’s end and sense is gone.

_______________

 

Bản dịch tiếng Pháp

Un jour de printemps, 
le poète exprime ses sentiments au sortir de l’ivresse

Si la vie est comme un grand songe,

A quoi bon tourmenter son existence !

Pour moi je m’enivre tout le jour,

Et quand je viens à chanceler, je m’endors au pied des premières colonnes1.

A mon réveil je jette les yeux devant moi :

Un oiseau chante au milieu des fleurs ;

Je lui demande à quelle époque de l’année nous sommes. 

Il me répond : A l’époque où le souffle du printemps fait chanter l’oiseau.

Je me sens ému et prêt à soupirer,

Mais je me verse encore à boire ;

Je chante à haute voix jusqu’à ce que la lune brille, 

Et à l’heure où finissent mes chants, j’ai de nouveau perdu le sentiment de ce qui m’entoure.

 

(1. Les maisons chinoises ont presque toutes, à leur entrée, une sorte de vestibule abrité, mais non fermé, qui ressemble assez aux galeries extérieures des chalets suisses. Le pied des premières colonnes, c’est donc à peu près le seuil de la porte-)

 

 

                                                                             Bures-Sur-Yvette, 16.04.20

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9509)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13832)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15547)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 17029)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9904)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10077)
Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 8284)
Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực.
(Xem: 10213)
Có chăng một cái gì bất diệt? Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu)... Vĩnh Hảo
(Xem: 9795)
Vấn đề “Hộ pháp” được nêu lên trong trường hợp nầy. Nó là vấn đề tự lợi lợi tha mà muốn sống có ý nghĩa và muốn phổ biến ý nghĩa ấy trong mọi tầng lớp và mọi thế hệ, bổn phận chúng ta buộc chúng ta phải có... HT Thích Trí Quang
(Xem: 9852)
Chuyện về hai người “vô gia cư” James và Harris chứng minh cho chúng ta thấy cái “quả” tốt đẹp, bất ngờ... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10911)
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không... Hồ Dụy
(Xem: 11045)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11389)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11189)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13282)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11320)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10800)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12645)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 10152)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10878)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
(Xem: 10363)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10863)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10447)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 6167)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11450)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10776)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9971)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10639)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10806)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 10017)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11161)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11257)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 11161)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 13288)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 18030)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14740)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11658)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11559)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11450)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10695)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10131)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10855)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11793)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9536)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 10016)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9654)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12311)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10518)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 11005)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11851)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant