Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Buông Bỏ Bè Khi Tới Bờ Bên Kia

09 Tháng Sáu 202007:01(Xem: 4692)
Buông Bỏ Bè Khi Tới Bờ Bên Kia

Buông Bỏ Bè Khi Tới Bờ Bên Kia

Nguyễn Hữu Đức

Đời Như Tấm Gương Soi

Gánh nặngảo tưởng của tự do

Tôi có thú vui vẽ tranh biếm họa khi có giờ rảnh. Để rèn nghề tay trái này, tôi thường xem tranh biếm họa nước ngoài. Mới đây tôi đã được xem hai tranh nước ngoài. Hai tranh này không chỉ làm tôi mỉm cười vì nét vẽ hài hước mà mà trong đầu tôi nảy ra những suy nghĩ sâu xa hơn, so với những lần thưởng ngoạn tranh biếm trước đây…

Trước hết là tranh biếm của hoạ sĩ người Nga Victor Bogorad (nguồn: Cartoon Gallery, xem tranh). Tranh có tựa “Gánh nặng của tự do”. Tranh diễn tả nỗi khốn khổ cho cái… tư tưởng nô lệ của một con chim vì đã thoát khỏi lồng (cửa lồng đã mở toang rồi), thế mà lại phải còng lưng cõng hoài cái lồng như cái gánh nặng đi suốt cuộc đời còn lại!

Tranh biếm thứ hai là của hoạ sĩ Shaditoon người Syria (nguồn: Cartoon Movement, xem tranh). Tranh có tựa “Ảo tưởng của tự do”. Tranh diễn tả một người mừng rỡ vui hết cỡ vì thoát ra khỏi chiếc lồng nhốt mình từ bấy lâu nay. Tưởng là thoát lồng hưởng được tự do, ngờ đâu đó chỉ là ảo tưởng bởi vì có cái lồng to hơn nhiều úp chụp lên cái lồng nhỏ, người tưởng tự do vẫn bị nhốt trong lồng lớn hơn thôi.

Cả hai tranh vừa gây cười vừa nói lên được ảo tưởng muôn đời của con người. Tranh thứ nhất vẽ về chim nhưng thật ra nói về người. Chim cõng lồng trước đây nhốt nó và sau đó cửa lồng mở cho nó hưởng tự do, nó cứ tưởng lồng là thứ đã đem lại tự do cho nó. Không khác gì con người cõng gánh nặng quá khứ trong tâm tưởng và cho rằng sự nhớ nghĩ quá khứ, tiếc nuối ký ức, chìm đắm trong hồi tưởng chuyện đã qua làm cho con người cảm thấy hạnh phúc. Còn tranh thứ hai vẽ về con người, ý tưởng của tranh nói về ảo tưởng của con người rất rõ. Trong cuộc sống của mình, con người rất thường nghĩ và làm trong ảo tưởng của mình.

Xem hai tranh tôi đã nghĩ sâu xa hơn, đã nghĩ đến những điều đã biết về triết lý Phật giáo.

Triết lý Phật giáo, chủ yếu giúp con người thoát khổ, đã chỉ ra chính sự nhớ nghĩ quá khứ, tiếc nuối ký ức, chìm đắm trong hồi tưởng chuyện đã qua làm cho con người rơi vào bất an, phiền não, khổ đau.

Trong kinh Nhất dạ hiền (số 131, kinh Trung bộ), Đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa đến, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây…”. Hoặc trong kinh Pháp cú (PC.348): “Bỏ qua quá khứ, hiện tại, vị laivượt qua bờ bên kia, tâm giải thoát hết thảy”.

Rõ ràng là phải xem ký ức thường là một kinh nghiệm bất toàn, ký ức là một chướng ngại cho sự thấu hiểu cuộc sống, ký ức là sự tác hại cho mối liên quan giữa người và người, ký ức là sự bám giữ và mắc kẹt trong ảo tưởng sai lầm.

Xem hai tranh tôi nhớ lại chuyện kể về Đức Phật đã đọc.

Buông bỏ bè khi tới bờ bên kia

Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Đức Phật đã bảo các Tỳ-kheo:

Ta sẽ nói về chiếc bè. Các Thầy khéo suy nghĩ, ghi nhớ trong tâm.

Các Tỳ-kheo thưa: Xin vâng! Bạch Thế Tôn.

Đức Phật bảo: Hãy khởi tâm từ, bi, hỷ, xả đối với tất cả chúng sanh. Vì sao? Pháp thiện còn phải bỏ, huống chi pháp ác. Như có người gặp ách nạn tại chỗ ở, muốn tránh nơi xảy ra ách nạn để đến nơi chốn an ổn. Người ấy phải qua con sông rất lớn, thế mà không có thuyền để có thể sang bờ bên kia. Người ấy suy nghĩ suy tính: ‘Sông này rất sâu rất rộng, ta chỉ có thể thu thập cây cối, cỏ lá kết lại làm bè qua sông, nhờ chiếc bè này chèo từ bờ bên này sang bờ kia’. Bấy giờ, người ấy liền thu góp cành cây, cỏ lá kết bè mà chèo từ bờ này sang bờ bên kia. Thế là người ấy đã qua con rông rộng, sang đến bờ bên kia. Người ấy lại khởi nghĩ: ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích cho ta, do bè này đưa ta qua được qua chỗ ách nạn, từ chỗ sợ hãi đến chỗ an bình. Nay ta không bỏ bè này đâu, đi đâu cũng mang nó theo’. Thế nào, các Tỳ-kheo! Người kia đến nơi rồi có thể vác chiếc bè theo chăng? Hay không nên vác theo?

Các Tỳ-kheo thưa: Bạch Thế Tôn, không nên. Nguyện vọng của người ấy đã được kết quả, còn dùng bè vác theo làm gì!

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Pháp còn phải bỏ, huống chi là phi pháp”.

Biết buông bỏ ký ức

Xem kỹ có hai loại ký ức: ký ức thực tại và ký ức thuộc tâm lý. Ký ức thực tại còn có thể gọi là ký ức sự kiện, kiến thức, kỹ thuật là những gì thuộc sự kiện thật đã xảy ra trong quá khứ liên quan đến kiến thức và kỹ thuật cần thiết tạo nên cuộc sống. Như ký ức về kiến thức kỹ thuật của công nghệ dược phẩm, thiếu nó thì con người không thể tạo ra những viên thuốc dùng cho việc chữa bệnh, phòng bệnh cho con người. Rõ ràng ký ức thực tại rất cần thiết, không có nó con người không thể tồn tại và phát triển. Nhưng bên cạnh đó, con người sở hữuđối phó với ký ức tâm lý. Ký ức tâm lý là sự nhớ lại những gì đã xảy ra có sự can thiệp của “cái tôi” của người sở hữu ký ức đó. Khổ nỗi, “cái tôi’ luôn phóng chiếu đủ loại dục vọng, khát khao cạnh tranh, đam mê thành tựu. Khổ hơn nữa, ký ức thực tại và ký ức tâm lý luôn tương quan, hòa lẫn, không tách bạch ra một cách rõ ràng. Tôi có ký ức về một người mà người đó đã làm chuyện gây đau lòng cho tôi. Ký ức thực tại giúp tôi nhận biết hình hài, nhân thân người đó nhưng bên cạnh đó, ký ức tâm lý làm tôi nhớ lại sự đau đớn mà hắn ta gây cho tôi. Và “cái tôi” do ký ức tâm lý ảnh hưởng thúc giục tôi phải trả thù. Đến đây không cần kể thêm, ai cũng thấy ký ức tâm lý vừa kể sẽ gây tổn hại cho người và cho mình.

Krishnamurti, bậc thầy về sự thấu hiểu ký ức tâm lý, đã nói: “Ký ức về những chuyện kỹ thuật là điều thiết yếu; nhưng ký ức tâm lý duy trì cái ngã, cái “tôi” và “của tôi”, nó tạo ra trạng thái đồng hóatrạng thái muốn trường tồn của bản ngã, cái ký ức ấy là hoàn toàn có hại cho cuộc sống và thực tại” (Tự do đầu tiên và cuối cùng).

Biết buông bỏ ký ức có nghĩa là làm chủ ký ức, không để ký ức tâm lý làm chủ lấy mình.

Trong cuộc sống thường ngày, rõ ràngchúng ta rất cần ký ức. Nhưng rất dễ chúng ta sẽ lầm lạc, không còn minh định sự cần thiết mà sa vào sự nô lệ ký ức tâm lý. Chúng ta dễ có sự nỗ lực và nghĩ hạnh phúc có được khi ta có cái này cái kia, thành đạt cho được điều này điều nọ, cho nên, chúng ta thường nghĩ nhiều về quá khứ và dồn tâm tư để hoạch định tương lai. Thế là, chúng ta không còn làm chủ bản thân mà đánh mất mình trong tiếc thương vô vàn quá khứ, lo lắng quá đáng cho tương lai và hoàn toàn không nhận thức được hiện tại đang sống. Nói theo nhà Phật là chúng ta không có “chánh niệm” để buông bỏ ký ức. Khi an trú trong hiện tại, ta đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc và suy nghĩ trong sự vững chãi, thảnh thơi, an vui và hạnh phúc trong từng giây phút hiện tại.

Từ xa xưa, triết lý đạo Phật đã nói về phương pháp tu tập để “an trú trong hiện tại”. Nhờ tu tậpcon người biết vượt qua các ảo tưởng tai hại của ký ức. Vượt qua đây không có nghĩa là chối bỏ hoàn toàn ký ức, mà là không câu nệ, cố chấp vào ký ức bằng tâm tham sân si

Hãy buông bỏ ký ức tâm lý như con chim buông bỏ cái lồng cõng trên lưng nó, như con người thoát ra khỏi cái lồng lớn nhỏ nhốt anh ta trong hai tranh biếm họa tôi đề cập ở trên.

Hãy buông bỏ ký ức tâm lý như “buông bỏ bè khi tới bờ bên kia”.  

Nguyễn Hữu Đức
Văn Hóa Phật Giáo số 345 1-6-2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14023)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13956)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13072)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14547)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14480)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19319)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13781)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15518)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13913)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14737)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15264)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14788)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13952)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13536)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12795)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 14005)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13160)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13714)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13068)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 13001)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13292)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14780)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 15002)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13127)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15101)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21937)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15214)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14301)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14804)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14358)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17587)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17830)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17853)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13904)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13548)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12802)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14713)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15070)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15677)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15899)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15515)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13151)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15265)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15684)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16441)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16175)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17266)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15788)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14449)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15418)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant