Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Thoại Bên Ao Di Hầu

16 Tháng Bảy 202019:18(Xem: 4302)
Pháp Thoại Bên Ao Di Hầu

PHÁP THOẠI BÊN AO DI HẦU

Thích Nguyên Hùng

Con Đường Chư Phật Đã Dạy

Địa danh

Đại lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay Cao-các giảng đường, Trùng-các đường, Phổ tập giảng đường, Trùng-các tinh xá. Theo ghi chép của cao tăng Pháp Hiển, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tinh xá Trùng-các trong rừng Đại lâm, là nơi Phật từng cư trú.”[1]

Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa, quyển 10, cho biết, “rừng này không phải do con người trồng, mà là rừng nguyên sinh, kéo dài từ vương quốc Ca-tỳ-la-vệ đến dãy Tuyết sơn, nên có tên là Đại lâm. Cao-các giảng đường được xây dựng bằng gỗ của rừng này, với lối kiến trúc như hình con chim nhạn, đầy đủ mọi tiện nghi, để cúng dường Phật.”[2]

Theo ghi chép của ngài Huyền Tráng, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tháp do vua Vô Ưu xây dựng. Bên phải tòa tháp có trồng trụ đá cao 60 thước, trên đầu trụ đá có tượng sư tử.[3] Phía Nam trụ đá có ao, đó là ao do bầy khỉ đào để cúng dường Phật. Xưa Như Lai từng ở đây. Cách không xa về phía Tây ao Di hầu, có tháp, đó là nơi bầy khỉ leo lên cây lấy mật để dâng cúng Như Lai. Phía Nam ao Di hầu không xa cũng có tháp, đó là nơi bầy khỉ dâng mật lên cúng Đức Phật. Góc Tây Bắc ao Di hầuhình tượng khỉ.”[4]

Huyền ứng âm nghĩa, quyển 14, cũng ghi nhận: “Xưa, loài khỉ muốn cúng dường Phật nên đã tập hợp lại đào một cái ao, gọi là Di hầu trì, nay người ta gọi là Di hầu giang, đó là gọi theo thói quen của người đời.”[5]

Nhiều tư liệu cho thấy rừng Đại lâm với tinh xá bên ao Di hầu (Markaṭa-hrada-vihāra) là một, nhưng luận Đại trí độ lại ghi nhận tại thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ mà Đức Phật từng cư trú. Luận ghi “Thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ, một là Đại lâm; hai là tinh xá bên ao Di hầu.”[6]

Sự kiện

Trung A-hàm, Kinh Vị tằng hữu pháp, tôn giả A-nan thuật lại rằng:

“Con nghe rằng, một thời Thế Tôn trú tại nước Tỳ-xá-li, trong Đại lâm. Bấy giờ các Tỷ-kheo để bát ngoài chỗ đất trống, bát của Thế Tôn cũng có trong số ấy, có một con khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi. Các thầy Tỷ-kheo la lên, sợ nó làm bể bát của Thế Tôn. Nhưng Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo rằng: ‘Hãy để yên. Hãy để yên. Đừng la. Nó không làm bể bát đâu.’ Thế rồi khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi, đến một cây sa-la, chậm rãi leo lên, lấy đầy bát mật nơi cây sa-la, rồi chậm rãi leo xuống, trở về chỗ Đức Phật, đem dâng bát mật ấy lên Đức Phật. Đức Thế Tôn không thọ nhận. Lúc ấy khỉ liền ôm bát qua một bên, dùng đũa gắp bỏ sâu. Sau khi nhặt bỏ sâu, nó ôm bát trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn lại không nhận. Khỉ lại ôm qua một bên, múc nước đổ vào trong mật, rồi ôm trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn liền thọ nhận. Khỉ thấy Thế Tôn lấy bát mật rồi liền vui mừng hớn hở, múa may nhảy nhót rồi bỏ đi.”[7]

Pháp thoại bên ao Di hầu

Thuở ấy, bên ao Di hầu, Thế Tôn có một căn nhà lá. Gần đó, có một ngôi nhà sàn mà các Trưởng lão Thượng tôn danh đức như Cāla, Upacāla, Kukkuṭa, Kaḷimbha, Nikaṭa, Kaṭissa… tá túc. Thế rồi, rừng Đại lâm u tịch, thanh nhàn bỗng trở nên náo nhiệt. Ấy là do những vương tôn công tử bộ tộc Licchavī, với thói quen của bậc vua chúa, ưa biểu hiện uy quyền và muốn mọi người chú ý, đã đánh trống khua chuông khi đến chỗ Đức Phật để cúng dường, kính lễnghe pháp. Bấy giờ, chư vị Trưởng lão Thượng tôn nghe thấy những tiếng ồn ào liền nghĩ rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’, Đức Thế Tôn cũng nói rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền.’ Rồi thì chư vị Trưởng lão Thượng tôn liền rời khỏi Đại lâm đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy.

Sau khi những người Licchavī được Đức Thế Tôn thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra về. Họ về rồi, Đức Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo rằng: “Các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử đã đến nơi nào?” Được biết chư vị đã đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy, Đức Thế Tôn liền khen ngợi và dạy rằng:

- “Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, “Tiếng ồn là gai cho thiền”, đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười?

- Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.

- Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán.”[8]

Đọc đoạn kinh trên đây và ngẫm nghĩ cuộc sống hiện tại mới thấy hình như ngày nào, lúc nào chúng ta cũng tự đâm thêm những chiếc gai nhọn vào thân và tâm mình bằng những âm thanh, hình sắc, lễ nghi, trống kèn, tán tụng; với những công việc mang danh Phật sự… Giữa cuộc thế bộn bề, náo nhiệt, nhiễm ô, chất ngất những thứ hàng gian, hàng giả và đạo đức cũng giả nốt thì hình ảnh những bậc Trưởng lão Thượng tôn tìm đến những khu rừng tịch tĩnh, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy thật xứng đáng làm nơi nương tựa cho trời người!

Việc khó làm

Một thời, Đức Phật ở tại giảng đường Trùng-các, bên ao Di hầu. Bấy giờ, đám đông thiếu niên Licchavī đến chơi trước cổng tinh xá. Chúng lấy cung tên và cùng nhau tập bắn, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào. Tôn giả A-nan trông thấy và lấy làm lạ bởi chúng bắn bách phát bách trúng, các mũi tên đều lọt qua lỗ khóa nhỏ. Tôn giả A-nan cho rằng đó là việc khó làm, nhưng khi đem chuyện này kể lại với Đức Phật thì Phật hỏi: “Thầy nghĩ thế nào? Các thiếu niên Licchavī tranh nhau bắn tên vào lỗ khóa nhỏ và tất cả những mũi tên đó đều xuyên qua. Việc này là khó hay chẻ một sợi lông thành trăm phần, rồi bắn trúng vào một phần sợi lông và tất cả những mũi tên đó đều trúng, là khó?”[9]

Hẳn chúng ta đều có câu trả lời, nhưng Đức Phật cho biết việc làm khó ấy vẫn “chưa bằng đối với Khổ Thánh đế mà biết như thật, thì điều này mới thật là khó hơn. Cũng vậy, đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà thấy biết như thật, điều này mới thật sự là khó.”[10]

Vì sao vậy? Bởi vì: “Này các Tỷ-kheo, vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn sự thật cao quý mà Ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử.”[11]

Con rùa mù

Rồi Thế Tôn sử dụng hình ảnh thí dụ vô cùng sâu xa, rằng: Ví như đất liền đều biến thành biển lớn, có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp; trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ hổng, lênh đênh trên sóng nước theo gió trôi nổi Đông Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần kia, sẽ gặp được cái lỗ hổng này không? – Không thể! Giả sử, con rùa mù và khúc gỗ nổi tuy trái chiều nhau, nhưng có thể gặp được – sự kiện thật vô cùng hy hữu - thì vẫn chưa hy hữu bằng phàm phu ngu si phiêu lưu trong năm đường, tạm thời được thân người, sự kiện này còn khó hơn việc trên. Vì sao? Vì những chúng sanh này không thực hành nghĩa này, không thực hành pháp, không thực hành điều lành, không thực hành chân thật, lần lượt sát hại lẫn nhau, kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo ra v ô lượng điều ác. Cho nên, các Tỷ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán.[12]



[1] ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2085, p.861c.

[2] ĐTK/ĐCTT, T.24, n°.1462, p.743c.

[3] Hiện nay trụ đá này vẫn còn nguyên vẹn.

[4] ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2087, p.908b14.

[5] ĐTK/ĐCTT, T.54, n°.2128, p. 699b18.

[6] ĐTK/ĐCTT, T.25, n°.1509, p.77c.

[7] Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, HT. Thích Tuệ Sỹ dịch.

[8] Tăng chi bộ kinh, phẩm Ước nguyện, (II) (72) Cây Gai, HT. Thích Minh Châu dịch. Tham chiếu Trung A-hàm, kinh Vô thích.

[9] Tạp A-hàm, kinh 405. Tham chiếu Pali: S. 56. 45. Chiggala.

[10] Kinh dẫn thượng.

[11] Kinh Niết-bàn.

[12] Tạp A-hàm, kinh 406.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11062)
Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất.
(Xem: 10099)
... người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó.
(Xem: 11870)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11654)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11705)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10191)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9481)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10336)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9809)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11839)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11521)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10540)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11873)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10307)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10496)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10740)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11553)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12302)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10160)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9802)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10432)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9678)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11287)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9925)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 12007)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9706)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 22019)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10252)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9512)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10258)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16728)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14347)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10302)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9288)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9361)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13107)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10925)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12463)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10927)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13081)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11583)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9888)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12947)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11424)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13168)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12694)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13488)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25277)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12506)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 13004)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant