Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tự Hữu Thần Tiên Thái

26 Tháng Chín 202019:44(Xem: 4114)
Tự Hữu Thần Tiên Thái

TỰ HỮU THẦN TIÊN THÁI

Hạnh Chi

 

 

         Ít khi bạn tôi tới thăm mà không gọi trước. Hôm nay là một, trong những “ít khi” ấy. 

         Chuông reo, ra mở cửa, thấy bạn không mừng, lại hỏi một câu thừa thãi:

         - Đi đâu vậy ?

         Quen nghe lối nói năng lẩn thẩn của tôi, bạn tự đẩy cửa rộng hơn, bước vào, rồi thuận tay kia đóng cửa lại. Cứ như không làm nhanh, tôi sẽ mời bạn đi không bằng ! Bạn nhìn quanh phòng như quan sát xem tôi đang làm gì rồi mới hỏi:

         - Có bận không ?

         Tôi lừng khừng:

         - Muốn bận thì bận mà thích rảnh lại rảnh ngay.

         Hiểu nhau quá, bạn nói luôn:

         - Vậy thì coi như đang rảnh, này, ngồi xuống đây, tại hạ lùng được mấy đoạn thơ chữ Hán này của Thầy Tuệ Sỹ, nhà ngươi đọc rồi nói sơ ta nghe.

         Trời đất ơi, đọc thơ chữ Hán rồi bầy đặt lịch sự, xưng “tại hạ” câu trước, câu sau đã trở về bản chất ngông, lại “ta” với “ngươi” ngay! Tôi làm khó:

         - Lùng được thì đọc đi, công nương mang tới hạ thần làm chi?

         Bạn ấn vào tay tôi mấy trang giấy rồi vào bếp. Một thoáng, nước đã reo và hương trà thơm phảng phất.

         Bạn thành thật:

         - Mình đọc, chưa hiểu hết ý mà đã xúc động đỏ mắt nên mới chạy đến đây. Đạo hữu thử chuyển sang lục bát xem. 

         Thôi rồi, chắc tại một lần chúng tôi thăm biển, ngồi trên ghềnh đá khi chiều xuống, chạnh nhớ quê, tôi đã mượn hai câu cuối bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị. Yên ba giang thượng sử nhân sầu” mà lơ mơ dịch rằng: “Chiều buông khuất bóng quê nhà. Khói lan sóng vỗ trong ta điệu buồn” nên bạn tưởng là tôi lầu thông Hán tự lắm! 

         - Thì cứ đọc đi, đọc xem có cầm lòng được không. Một người mang án tử hình, ngồi trong tù mà viết những câu thơ khí khái như vầy, thật là ….. 

         Nhìn bạn vừa rót trà, vừa thổn thức, tôi không dám chối nữa, bèn vội vã lẩm nhẩm những giòng bạn viết:

                                        Tự vấn

                           Vấn dư hà cố tọa lao lung

                           Dư chỉ khinh yên bán ngục khung

                           Tâm cảnh tương trì kinh lữ mộng

                           Cố giao gia tỏa diện hư ngưng

         Nhìn thoáng trang giấy, tôi biết mỗi đoạn có 4 câu. Mới đọc đoạn đầu đã mắc nghẹn vì ý, tình cô đọng, xúc tích thế này, dịch làm sao cho đủ và cho thoát!

         Tôi diễn nôm na rằng “Trong lao tù, người tù tự hỏi, sao ta phải ngồi tù? rồi lại tự nói với mình rằng ngồi tù thì cũng là chuyện nhỏ thôi, giam ta cũng như giam làn khói mỏng trong phòng vì dù tâm cảnh này có là cơn mộng dữ nhưng nhớ lời người xưa dạy, ta vẫn ngẩng mặt nhìn trời bao la” 

         Bốn câu thơ ngắn mà chất chứa đủ bi hùng, diễn ra văn lủng củng thế này thật là đắc tội

         Vẫn cầm trang thơ trong tay, tôi nhắm mắt lại. Bên cạnh, bạn tôi ngồi lặng im, không biết là thông cảm cho tôi hay đang nghĩ gì. 

         Tôi đã từng được đọc thơ Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, nhưng bằng chữ Hán thì đây là lần đầu. Vốn chữ Hán của tôi, học được 3 chữ thì vì lười, đã rớt mất 2, làm sao tôi dịch nổi ra lục bát cho bạn tôi thấy được cả thân và tâm nhà tu hành khả kính đó! Nhưng vì có cơ duyên được đọc thi tập Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy, nên tôi đã thấp thoáng “thấy” Thầy đôi lần qua những bài thơ chứa chan ý Đạo, tình Người. 

         Tôi bỗng như nghe thấy tiếng nói nào trong tôi “Hãy đốt trầm hương từ những giòng châu ngọc đó lên, hãy đốt lên, hương Bát Nhã đang dẫn dắt chúng sanh dần về Biển Tuệ, hương Pháp Hoa soi tỏ chúng sanh cùng Phật không hai, hương Kim Cang liễu ngộ vạn pháp là huyễn mộng bào ảnh mà thôi ….Hãy đốt lên, để lửa ngục tù này bừng cháy cho rõ nét bi tráng của những người đã cùng với lịch sử mà thăng hoa …”

         Tôi mở mắt, nhìn bạn, và tự ngạc nhiên nghe mình dịch trôi chảy:

                           Hỏi ta, sao ở trong tù?

                           Thì như khói mỏng thoảng mờ phòng giam!

                           Cảnh, tâm, quyện mộng bàng hoàng

                           Nhớ lời xưa dạy, hân hoan nhìn trời.

         Bạn đưa tách trà cho tôi bằng cả hai tay:

         - Cám ơn, cám ơn ! Tôi biết bạn sẽ dịch được tuy không ….hay lắm nhưng đọc bằng lục bát, cái đầu già này đỡ băn khoăn hơn. Để tôi đọc đoạn tiếp nhé! Nghe này:                                
Trách lung

                           Trách lung do tự tại

                           Tán bộ nhược nhàn du

                           Tiếu thoại độc ảnh hưởng

                           Không tiêu vĩnh nhật tù

         Vừa đọc xong câu cuối bạn đã hỏi ngay:

         - Trách lung là gì?

         Hai chữ này thì tôi biết mà không phải vò đầu bứt trán. 

         Trách lung là lồng hẹp. Ý tưởng đoạn này rõ ràng quá. Dù ở trong lồng hẹp mà tâm vẫn thênh thang; vì tâm thênh thang nên ta như khách nhàn du đi dạo, có biên giới nào ngăn chặn được tâm đâu; cũng do tâm tự tại nên ta hân hoan mà cười nói một mình thì ngày tù dài cũng qua như không thôi.

         Nhấp một ngụm trà, tôi mơ hồ thấy bóng dáng vị sa môn thong thả thiền hành bên bờ sông Neranjara. Bước chân vị đó khoan thai tự tại quá, “lồng hẹp” nào mà giam hãm được. 

         Từ hình ảnh đó tôi đã tạm dịch được đoạn thơ “Trách lung” như sau:

                           Nhà tù chật, khó giam lòng tự tại

                           Khách nhàn du ta thả bộ thong dong

                           Ta cười nói, mình ta nghe thanh thản

                           Ngày tù dài trôi nhẹ tựa như không.

         Bạn cảm động, cầm tay tôi, vỗ nhẹ. Tôi đọc đoạn tiếp:

                                    Tảo thượng tẩy tịnh.

                                    Tảo khởi xuất tẩy tịnh

                                    Thung dung lập phiến thì

                                    Tự hữu thần tiên thái

                                    Hà tu sơn thủy vi

         Bạn nhanh nhẩu dịch tựa “Tảo thượng tẩy tịnh” là “Buổi sáng rửa mặt”. Tôi tiếp sức bạn bằng cách diễn nôm cả đoạn, là buổi sáng sớm khi thức dậy rửa mặt ta đã cảm thấy an nhiên ngay tức khắc, ta đâu có để cho thân phận tù đầy làm ta phiền não nhức nhối. Ta đạt được điều đó vì bản chất ta vốn có phong thái thần tiên, cứ gì phải ở chốn non cao nước biếc ta mới an nhiên tự tại.

         Bạn xoắn hai tay vào nhau, thở nhẹ. Tôi ra vườn, hái một đóa hồng nhung, rắc nắm bỏng cho bầy cá đang nhấp nhô chờ đợi giữa hồ sen đang vươn lá. Lúc trở vào, thấy bạn vừa hý hoáy tẩy xóa, vừa đọc khẽ:

                                    Sớm mai dậy rửa mặt

                                    An nhiên ngay khoảnh khắc

                                    Vì tự thân thần tiên

                                    Cần chi cảnh mây nước.

         Tôi tặng bạn đóa hồng. Bạn cảm động nhận hoa, còn tôi, đọc lại câu  “Tự hữu thần tiên thái” mà thương cho những kẻ lấy nhà tù thế gian mà giam người tiên cảnh ! Trú xứ các ngài là Tầng Không Vô Biên Xứ, nơi đó là cõi thiền tĩnh lặng, không có vật, không có người nên có đâu nhiễu sự thế gian; có chăng chỉ thấy mơ màng thiên nữ rải trời hoa. 

         Ngay nơi phòng biệt giam, người tù tử hình được giảm án chung thân khổ sai đã bình thản khắc thơ lên đá:

 

                                             Biệt cấm phòng

                                    Ngã cư không xứ nhất trùng thiên

                                    Ngã giới hư vô chân cá thiền

                                    Vô vật, vô nhân, vô thậm sự

                                    Tọa quan thiên nữ tán hoa miên

         Chúng tôi cùng chia xẻ dịch đoạn này:

                                    Ta cư ngụ cõi trời Không Vô Biên Xứ

                                    Cõi riêng ta, tĩnh lặng cõi thiền

                                    Không xôn xao, không người, vật, huyên thuyên

                                    Ta ngồi ngắm muôn hoa thiên nữ rải.

         - Còn một đoạn nữa đây. Đoạn này mình muốn xin đạo hữu chuyển thành lục bát vì ….. 

         Tôi có nghe tiếp bạn nói gì đâu ! Bốn câu thơ ngắn này đang khiến tôi cực kỳ xúc động:

                                    Phụng thử ngục tù phạn

                                    Cúng dường Tối Thắng Tôn

                                    Thế gian trường huyết hận

                                    Bỉnh bát lệ vô ngôn !

         Trời ơi ! Người tù chung thân nâng bát cơm tù hẩm hiu cúng dường Đấng Thế Tôn trước khi thọ thực, nước mắt chan hòa chẳng vì hận thân mình tù đầy oan nghiệt mà vì thương khắp thế gian còn ngụp lặn trong máu lệ triền miên! 

         Ôi, tấm lòng Bồ Tát bao dung, sáng ngời châu ngọc, cõi ta-bà, đốt đuốc thấy là bao! Tôi có học ngàn năm, dịch ngàn lần cũng không rung nổi một thanh âm trong giòng diệu âm kỳ ảo, bất tận này. Nhưng tôi muốn được bầy tỏ lòng kính ngưỡng sâu xa, muốn góp một giọt lệ trong biển mặn trầm luân, muốn đảnh lễ “Người ngồi tù vì thế gian khổ nhục” nên dù chữ nghĩa đơn sơ, tôi xin dịch đoạn thơ “Cúng dường” với nén nhang trầm đang cháy đỏ trong hồn tôi:

                           Cơm tù kính cẩn tay nâng

                           Cúng dường bậc Tối Thắng Tôn Giác Toàn

                           Thế gian máu hận ngập tràn

                           Bát dâng, mà lệ hàng hàng tuôn rơi ! … 

 

         Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát.

          Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

          Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

          Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát,

 

 

Hạnh Chi

(Tào Khê Tịnh Thất, đọc lại thơ Thầy)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3328)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
(Xem: 4680)
Thời đại bây giờ hầu như con người cứ bị xoáy vào cơn lốc của cuộc sống một cách mãnh liệt, thế nên rất nhiều người cảm thấy bức bối...
(Xem: 4037)
Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm.
(Xem: 3265)
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang đẩy mạnh công tác hoằng pháp, coi đó là chiến lược mũi nhọn để phát triển Phật giáo.
(Xem: 3476)
Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy tư và tuyên bố rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnhthù thắng nhất!”
(Xem: 3837)
Tại Kinh Thành có một vị cư sĩ, có thể nói là bậc “Thiên kinh vạn quyển”, viết không biết bao nhiêu bài bình giảng về giáo lý...
(Xem: 4003)
Khi cầu nguyện, tâm trở nên tĩnh lặng và tập trung. Đó là việc khá tốt cho đời sống nhân loại khi những cầu nguyện mang tính chân, thiện, mỹ.
(Xem: 3623)
Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng.
(Xem: 4556)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và...
(Xem: 3898)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng.
(Xem: 3374)
Như tất cả những vị nghiên cứu đều biết rằng Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương, hầu hết được dịch thẳng từ bản chữ Hán của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 3903)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để...
(Xem: 3550)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 2939)
Bài Pháp thoại (Dharma Talk) ngày 28 tháng 3 năm 2021 tại Chùa Beeh Low See, Singapore và Chùa Mahakaruna Buddhist Center cũng như Chùa Vihara Mahavira Graha Medan tại Indonesia.
(Xem: 3603)
“Một thời Đức Phật ở Câu-tát-la, du hành giữa nhân gian và có đại chúng Tỳ-kheo đi theo.
(Xem: 3830)
"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, là gì?" Xếp Kinh lại gối nơi đầu, ngủ trong dòng suối mát của lời Kinh nhiệm mầu.
(Xem: 2972)
Theo quan điểm của anh chị, Nhẫn nhụcAn phận khác và giống nhau chỗ nào? Quý anh chị chia sẽ kinh nghiệm Người Huynh Trưởng thực hành Hạnh Nhẫn Nhục như thế nào trong đời sống và sinh hoạt GĐPT?
(Xem: 5133)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng
(Xem: 3601)
Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là...
(Xem: 3382)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để bước vào thế giới một đức tin khác.
(Xem: 3990)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị
(Xem: 3962)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản.
(Xem: 4438)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3819)
Huyền Trân Công Chúa, một anh thư rực sáng của nền trời nước Việt!
(Xem: 4170)
Bốn mươi câu trích dẫn lời Đức Phật dưới đây được chọn lọc trong số 60 câu đã được đăng tải trên một trang mạng bằng tiếng Pháp
(Xem: 3865)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon )
(Xem: 3838)
Tôi nhớ lại một cuộc trao đổi đầy băn khoăn vài năm trước đây mà tôi có với một người Mỹ
(Xem: 3881)
Vào ngày 06.3.2021, Tu Viện Pháp Vương khởi sự cho một công trình "Ngày Hội Trồng Cây". Quí Phật tử vân tập về mảnh đất yêu thương của mình mà Tu Viện đã sẵn sàng cho khoảnh vườn cây ăn trái.
(Xem: 3872)
Tôi chưa bao giờ được rèn luyện trong khoa học. Kiến thức của tôi chính yếu có từ việc đọc những tin tức bao gồm...
(Xem: 4365)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 4237)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 3429)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020
(Xem: 3404)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3347)
Vào lúc Hán học còn thịnh hành tại Việt Nam trước 1975, những nghiên cứu về phật giáo đa phần quy chiếu vào kinh sách hay ...
(Xem: 5710)
Phật tánh là tạng báu tánh giác (giác bảo tạng) mà tất cả chúng sanh đều sẳn có, như kho vàng ròng của người...
(Xem: 3691)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại...
(Xem: 4009)
Trong chương này tôi sẽ giải thích về tính vô thường, trình độ thứ nhất của hai trình độ của tuệ giác vào tiến trình của sinh tử luân hồi.
(Xem: 4165)
Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho Long Vương ở tại cung điện Long Vương Ta Kiệt La rằng...
(Xem: 3702)
Cứ mỗi độ xuân về, khoảng đầu tháng chạp là nhà ngoại rộn ràng tất bật.
(Xem: 4351)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo.
(Xem: 4151)
Có một vấn đề tưởng chừng như đáng cho Phật tử chúng ta để ý: Vấn đề ân nghĩa.
(Xem: 4212)
Mỗi năm Tết đến, khi những làn mưa Xuân nhè nhẹ, gió Xuân mơn man ùa về trên những vườn mai vàng, những cành đào
(Xem: 3674)
Hoằng pháp là một trong những trách nhiệm quan trọng của người đệ tử Phật. Chính vì thế mà chư tổ dạy rằng
(Xem: 3490)
con người, chúng ta sống trong đời này đều trải qua nhiều giai đoạn với niềm vui lẫn nỗi buồn.
(Xem: 3902)
Cuộc pháp thoại giữa Đức PhậtTrưởng lão Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang Bát Nhã là một pháp thoại sâu sắc
(Xem: 3947)
Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng...
(Xem: 3678)
Trên con đường tu hành, hành giả thường gặp phải những thứ chướng ngại và những thứ chướng ngại đây gọi chung là “Ma”.
(Xem: 5303)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người cảm thấy rất khó để hướng lòng nhân ái đến bản thân.
(Xem: 3103)
Cảm Nhận Sự Thấu Cảm - Nguyên bản: Feeling Empathy. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7346)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant