Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trú Tâm Tỉnh Giác Để Sống Đời An Lạc

20 Tháng Mười Hai 202120:21(Xem: 3187)
Trú Tâm Tỉnh Giác Để Sống Đời An Lạc
Trú Tâm Tỉnh Giác Để Sống Đời An Lạc 

Thích Thiện Mãn


mua xuan cua hien tai

Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,… khiến con người mỏi mệt và đầy lo toan. Trước nhịp sống hối hả đó, đã có không biết bao mảnh đời lầm đường lạc lối và khổ đau. Họ muốn tìm những năng lượng yêu thương và đồng cảm, những phút giây bình yên và không bị lôi cuốn theo các pháp hiện tại để sống đời an lạc hơn.

KHỔ ĐAU TỪ LỐI SỐNG PHÓNG DẬT 

Trong Kinh Pháp Cú, phẩm Không Phóng Dật, bài kệ số 21 ghi rằng:

“Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết,
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi” [1].

Hằng ngày, con người sống vội vã trong ăn uống, nấu nướng, tắm giặt, giao tiếp, ngủ nghỉ,… Vì sao như thế? Bởi họ sợ không kịp thời gian, lo chạy đua với cuộc sống vật chất và mong muốn một tương lai tươi sáng. Trong cuộc rong ruổi tìm cầu đó, đã có không ít người khổ đau và tuyệt vọng trước những nghịch cảnh tự thân hoặc ăn năn trước việc sa đọa vào những tệ nạn xã hội. Trong Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Đức Phật đã dạy cho Thi-ca-la-việt về sáu nguyên nhân phung phí tài sản:

1. Đam mê các loại rượu sẽ khiến tài sản tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, ảnh hưởng danh dự, trí lực tổn hại,…

2. Du hành đường phố phi thời sẽ ít ai che chở, vợ con không được bảo bọc, tài sản không được bảo quản, bị tình nghi với các việc xấu ác, nạn nhân của tin đồn, tự rước vào thân nhiều khổ não.

3. La cà đình đám ở những nơi hát, múa, nhạc, tán tụng, trống,…

4. Đam mê cờ bạc sẽ sanh tâm oán khi thắng hoặc sầu lo khi thua, tài sản tổn thất, lời nói nơi pháp đình không hiệu lực, bạn bè khinh chê, ảnh hưởng hôn nhân.

5. Thân cận bạn ác để loạn hành, cờ bạc, nghiện rượu, trá ngụy, bạo động và lừa gạt.

6. Lười biếng khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, hoặc việc làm quá sớm hay quá trễ, hoặc khi bụng quá đói hoặc quá no [2].

Vì sống buông lung theo năm dục (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống và ngủ nghỉ), không tin Nhân quả Nghiệp báo: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” [3], khiến biết bao thói hư tật xấu, những tập khí bất thiện, nghiệp chướng đã và đang gây tạo, những lối suy nghĩ tiêu cực cùng các việc làm sai trái,… gây phiền khổ cho ta. Nguồn gốc khổ đau đó được Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái” [4]. Trong nhiều bài pháp, Đức Phật đã giảng về cách tu tập chuyển hóa để con ngườiđời sống hạnh phúc hơn.

KINH NHỨT DẠ HIỀN GIẢ: MỘT TRONG NHỮNG PHÁP TU CHUYỂN HÓA ĐỜI SỐNG PHÓNG DẬT 

Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta) là bài kinh số 131, thuộc Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya), được Đức Thế Tôn thuyết cho chúng Tỳ kheo tại tinh xá Kỳ Viên. Đức Phật dạy rằng:

“Quá khứ không truy tìm,

Tương lai không ước vọng,

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại,

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển,

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Đêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng” [5].

Đức Phật đã khuyến tấn hàng đệ tử thực hành quán chiếu năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) là vô ngã, không truy tìm sự hân hoan trong quá khứ cũng như ước vọng với tương lai, sống trọn vẹn hạnh phúc an vui ngay trong từng phút giây hiện tại. Để không bị lôi cuốn theo các pháp hiện tại, Đức Thế Tôn dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, có vị đa văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; đi đến các bậc chơn nhân, thuần thục pháp các bậc chơn nhân, tu tập pháp các bậc chơn nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ,… không quán tưởng,… không quán hành,… không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức là trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại” [6].

Ngoài ra, vào một buổi chiều nọ, trước khi Đức Thế Tôn đến giảng trường Kỳ Viên, Tôn giả A-nan (Ānanda) đã “Thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỳ kheo. Con đã giảng Nhứt dạ hiền giả, tổng thuyết và biệt thuyết” [7]. Ngược lại, một hôm khác, sau khi Tôn giả Samiddhi và đại chúng nghe Đức Phật tổng thuyết vắn tắt bài kệ, nhưng không được giải nghĩa, nên đã đến thỉnh Tôn giả Đại Ca-chiên-diên (Mahākaccāna) giảng giải ý nghĩa bài kệ đó. Đức Phật khen Tôn giả Đại Ca-chiên-diên rằng: “Này các Tỳ kheo, Mahākaccāna là bậc Hiền trí. Này các Tỳ kheo, Mahākaccāna là bậc Đại trí tuệ. Này các Tỳ kheo, nếu các ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các ông như vậy, như Mahākaccāna đã giải thích. Thật sự ý nghĩa là vậy, và các ông hãy thọ trì như vậy” [8].

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG AN LẠCTỈNH GIÁC TRONG TỪNG PHÚ GIÂY HIỆN TẠI 

Nhận chân được rằng quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, hiện tại cũng không trụ, bởi vạn pháp đều do duyên sinh vô ngã, người đó sẽ điều phục thân tâm, an trú tỉnh giác, tu tập hướng thiện để đạt hạnh phúcan lạc ngay trong hiện tại:

“Sống tỉnh giác,

Sạch thân tâm,

Thấu rõ mọi thứ,

Duyên sinh không thật,

Vui giải thoát” [9].

Thứ nhất là quán chiếu năm uẩn, Đức Phật đã dạy hàng Tỳ kheo nói riêng và mọi người nói chung hãy sống xa lìa tham chấp, đoạn diệt ái, để đặt gánh nặng năm uẩn xuống, không còn khổ đau qua bài Kinh Gánh Nặng:

“Năm uẩn là gánh nặng,

Kẻ gánh nặng là người,

Mang lấy gánh nặng lên,

Chính là khổ ở đời.

Còn đặt gánh nặng xuống,

Tức là lạc, không khổ,

Đặt gánh nặng xuống xong,

Không mang thêm gánh khác.

Nếu nhổ khát ái lên,

Tận cùng đến gốc rễ,

Không còn đói và khát,

Được giải thoát tịnh lạc!” [10].

Đức Phật từng dạy có hai hạng người cao quý giữa cuộc đời: Một là người chưa từng phạm tội lỗi; hai là người phạm tội lỗi mà biết ăn năn hối cải và không tái phạm nữa. Vì thế, những tâm hồn lầm lỗi, sa ngã vào con đường mại dâm, ma túy, cờ bạc, trộm cướp,… Hãy thức tỉnh quay về con đường chân chánh, sống trong sạchlương thiện, vun bồi đạo đức tự thân và có ích cho xã hội. Phật giáo, các tổ chức đoàn thể xã hội và Nhà nước luôn chung tay góp sức, động viên tinh thầngiới thiệu việc làm để tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho những con người khổ đau đó. Vì thế:

Mỗi người như một đóa hoa góp phần tô điểm sơn hà đẹp tươi,

Mỗi người như một nụ cười để cho nhân loại cùng vơi nỗi sầu [11].

Thứ hai là nâng cao thân lực và tâm lực, mọi người phải thường xuyên thể dục để thân thể khỏe mạnh, ăn ngủ tiết độ, ứng xử đúng mực, suy nghĩ thiện lành, lời nói từ ái, hành động chân chánh (làm việc đúng lương tâm, tọa thiền, nghe và tìm hiểu Phật pháp, kính trọng Tam bảo, từ thiện giúp những gia đình khó khăn,…) nhằm phát triển năng lượng sống tích cực. Đặc biệt, Đức Phật dạy các Tỳ kheo nói riêng và mọi người nói chung vượt qua năm điều sợ hãi:

1. Sợ hãi về sinh sống.

2. Sợ hãi về tiếng đồn xấu.

3. Sợ hãi về xấu hổ trong hội chúng.

4. Sợ hãi về chết.

5. Sợ hãi về ác thú [12].

Để thẩm sát và nhiếp phục năm sợ hãi đó, hành giả tu tập cần thành tựu bốn lực là:

1. Tuệ lực.

2. Tinh tấn lực.

3. Vô tội lực.

4. Năng nhiếp lực [13].

Tức là, trong sinh hoạt hàng ngày, người đó phải rõ biết pháp thiệnbất thiện để tinh tấn hành trì, nhiếp phục ba nghiệp không gây tạo các điều tội lỗi; đồng thời thực hành bốn nhiếp pháp như bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Trong bốn pháp nhiếp phục đó, pháp thí là hơn hết trong bố thí, thuyết pháp là hơn hết trong ái ngữ, khuyến tấn người an trú đối với niềm tin, bố thí, trì giớitrí tuệ là hơn hết trong lợi hành, tu tập với các vị chứng quả đồng phạm hạnh là hơn hết trong đồng sự [14]. Bằng năng lượng an lành, không sợ hãi, hành giả sẽ không gây áp lực, chống trái hoặc hãm hại người khác, mà luôn hộ trì mình và người bằng tình thương an lạc trong hiện tạimai sau.

Thứ ba là phát triển thiện phápnăng lượng bình an, ai trong đời cũng có những phút giây lầm lỗi, đối diện khổ đau, để rồi lo nghĩ vẩn vơ, không liên hệ gì đến thiện pháp. Nếu hồi đầu cảnh tỉnh, tập buông xả những ký ức khổ đau sẽ là một liệu pháp điều phục tâm bệnh. Bao chuyện u hoài trong quá khứ, nhiều nỗi đau âm ỉ hiện về khiến lòng người tái tê, quằn quại. Buông xả để thanh lọc nội tâm và cũng là phương thức vươn lên, khắc phục khiếm khuyết của chúng ta. Người đó dứt trừ tham chấp, không để những điều bất thiện hay tệ nạn xã hội làm che mờ lý trí, không dung túng những tập khí xấu ác làm khổ đau cho mình và mọi người. Ta tự hứa với lòng không được sa lầy vào hố sâu tội lỗi hay những thói hư tật xấu, nguyện nỗ lực thực hành các thiện pháp như: “Ly sát sanh, ly thâu đạo, ly tà dâm, không vọng ngôn, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ, ly tham, ly sân, ly si” [15].

Hằng ngày, hành giả sống không phóng dật, hộ trì các căn, không chạy theo năm dục, siêng năng thực tập thiền định để tăng sức định tĩnh, kinh hành tạo ra sự an ổn thư thái, niệm Phật để gia tăng an định, từ thiện hoặc cúng dường để tạo niềm an vui tích cực, nghe pháp để định hướng tu tập,… Đức Phật cũng đã từng bảo rằng: Sự an lạc về sở hữu vật chất chỉ bằng một phần mười sáu những an lạc, hạnh phúc về mặt tinh thần [16]. Tiêu biểu như Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness) của đất nước Bhutan cũng đề cập đến việc cảm thọ hạnh phúc tinh thần.

Tóm lại, hạnh phúc hay khổ đau đều do chính chúng ta quyết định. Đừng buông lung theo năm dục, chấp chặt vào năm uẩn và gây ra nhiều điều bất thiện để rồi phải gánh chịu nhiều điều khổ đau. Vươn lên từ vấp ngã, hành giả nói riêng và mọi người nói chung siêng năng làm các việc phước thiện, sống trọn vẹn và an vui trong từng phút giây hiện tại, từng bước hoàn thiện đạo đức tự thân, góp phần kiến tạo cõi Tịnh độ giữa nhân gian, lợi lạc cho mình và cho mọi người.

 

Chú thích:

* ĐĐ. Thích Thiện Mãn – Học viên Thạc sĩ khóa III, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[1]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Pháp Cú, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.44.

[2]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.622-623.

[3]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương 5, phẩm Triền cái, Kinh Sự Kiện Cần Phải Quan Sát, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.672.

[4]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tương Ưng Bộ, Đại phẩm, chương Tương ưng sự thật, phẩm Chuyển pháp luân, Kinh Như Lai Thuyết, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.783.

[5]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2017), Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.519-520.

[6]. Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả, tr.521.

[7]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2017), Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh A-Nan Nhứt Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.524.

[8]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2017), Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh Đại Ca-Chiên-Diên Nhứt Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.534.

[9]. Thích Hạnh Tuệ (2017), Hạnh phúc minh trần, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.29.

[10]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tương Ưng Bộ, tập 3, chương Tương ưng uẩn, phẩm Gánh nặng, Kinh Gánh Nặng, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.657.

[11]. Thích Hạnh Tuệ (2017), Sđd., tr.166.

[12]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương Chín pháp, phẩm Chánh giác, Kinh Những Sức Mạnh, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.447.

[13]. Kinh Những Sức Mạnh , tr.446.

[14]. Kinh Những Sức Mạnh, tr.446-447.

[15]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.688.

[16]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Bốn pháp, phẩm Nghiệp công đức, Kinh Không Nợ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.413.

(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 379 Chủ Đề: An Trú Trong Hiện Tại)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4623)
Thời đại bây giờ hầu như con người cứ bị xoáy vào cơn lốc của cuộc sống một cách mãnh liệt, thế nên rất nhiều người cảm thấy bức bối...
(Xem: 3982)
Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm.
(Xem: 3265)
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang đẩy mạnh công tác hoằng pháp, coi đó là chiến lược mũi nhọn để phát triển Phật giáo.
(Xem: 3433)
Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy tư và tuyên bố rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnhthù thắng nhất!”
(Xem: 3786)
Tại Kinh Thành có một vị cư sĩ, có thể nói là bậc “Thiên kinh vạn quyển”, viết không biết bao nhiêu bài bình giảng về giáo lý...
(Xem: 3957)
Khi cầu nguyện, tâm trở nên tĩnh lặng và tập trung. Đó là việc khá tốt cho đời sống nhân loại khi những cầu nguyện mang tính chân, thiện, mỹ.
(Xem: 3575)
Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng.
(Xem: 4551)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và...
(Xem: 3897)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng.
(Xem: 3372)
Như tất cả những vị nghiên cứu đều biết rằng Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương, hầu hết được dịch thẳng từ bản chữ Hán của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 3841)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để...
(Xem: 3547)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 2892)
Bài Pháp thoại (Dharma Talk) ngày 28 tháng 3 năm 2021 tại Chùa Beeh Low See, Singapore và Chùa Mahakaruna Buddhist Center cũng như Chùa Vihara Mahavira Graha Medan tại Indonesia.
(Xem: 3562)
“Một thời Đức Phật ở Câu-tát-la, du hành giữa nhân gian và có đại chúng Tỳ-kheo đi theo.
(Xem: 3826)
"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, là gì?" Xếp Kinh lại gối nơi đầu, ngủ trong dòng suối mát của lời Kinh nhiệm mầu.
(Xem: 2966)
Theo quan điểm của anh chị, Nhẫn nhụcAn phận khác và giống nhau chỗ nào? Quý anh chị chia sẽ kinh nghiệm Người Huynh Trưởng thực hành Hạnh Nhẫn Nhục như thế nào trong đời sống và sinh hoạt GĐPT?
(Xem: 5129)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng
(Xem: 3599)
Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là...
(Xem: 3380)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để bước vào thế giới một đức tin khác.
(Xem: 3984)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị
(Xem: 3959)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản.
(Xem: 4432)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3816)
Huyền Trân Công Chúa, một anh thư rực sáng của nền trời nước Việt!
(Xem: 4169)
Bốn mươi câu trích dẫn lời Đức Phật dưới đây được chọn lọc trong số 60 câu đã được đăng tải trên một trang mạng bằng tiếng Pháp
(Xem: 3862)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon )
(Xem: 3837)
Tôi nhớ lại một cuộc trao đổi đầy băn khoăn vài năm trước đây mà tôi có với một người Mỹ
(Xem: 3878)
Vào ngày 06.3.2021, Tu Viện Pháp Vương khởi sự cho một công trình "Ngày Hội Trồng Cây". Quí Phật tử vân tập về mảnh đất yêu thương của mình mà Tu Viện đã sẵn sàng cho khoảnh vườn cây ăn trái.
(Xem: 3872)
Tôi chưa bao giờ được rèn luyện trong khoa học. Kiến thức của tôi chính yếu có từ việc đọc những tin tức bao gồm...
(Xem: 4365)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 4236)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 3428)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020
(Xem: 3401)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3346)
Vào lúc Hán học còn thịnh hành tại Việt Nam trước 1975, những nghiên cứu về phật giáo đa phần quy chiếu vào kinh sách hay ...
(Xem: 5709)
Phật tánh là tạng báu tánh giác (giác bảo tạng) mà tất cả chúng sanh đều sẳn có, như kho vàng ròng của người...
(Xem: 3691)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại...
(Xem: 4007)
Trong chương này tôi sẽ giải thích về tính vô thường, trình độ thứ nhất của hai trình độ của tuệ giác vào tiến trình của sinh tử luân hồi.
(Xem: 4165)
Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho Long Vương ở tại cung điện Long Vương Ta Kiệt La rằng...
(Xem: 3699)
Cứ mỗi độ xuân về, khoảng đầu tháng chạp là nhà ngoại rộn ràng tất bật.
(Xem: 4345)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo.
(Xem: 4146)
Có một vấn đề tưởng chừng như đáng cho Phật tử chúng ta để ý: Vấn đề ân nghĩa.
(Xem: 4211)
Mỗi năm Tết đến, khi những làn mưa Xuân nhè nhẹ, gió Xuân mơn man ùa về trên những vườn mai vàng, những cành đào
(Xem: 3673)
Hoằng pháp là một trong những trách nhiệm quan trọng của người đệ tử Phật. Chính vì thế mà chư tổ dạy rằng
(Xem: 3488)
con người, chúng ta sống trong đời này đều trải qua nhiều giai đoạn với niềm vui lẫn nỗi buồn.
(Xem: 3899)
Cuộc pháp thoại giữa Đức PhậtTrưởng lão Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang Bát Nhã là một pháp thoại sâu sắc
(Xem: 3942)
Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng...
(Xem: 3678)
Trên con đường tu hành, hành giả thường gặp phải những thứ chướng ngại và những thứ chướng ngại đây gọi chung là “Ma”.
(Xem: 5303)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người cảm thấy rất khó để hướng lòng nhân ái đến bản thân.
(Xem: 3101)
Cảm Nhận Sự Thấu Cảm - Nguyên bản: Feeling Empathy. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7337)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3507)
Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúatác phẩm có tính đặc trưng nhất về thủ pháp nghệ thuật lồng ghép truyện trong truyện, đan xen tình tiết, cài cắm tư tưởng khi trần thuật của nhà văn Thích Như Điển
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant