Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

23 Tháng Ba 202215:37(Xem: 3309)
Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

Huệ Trân

 khoang trong

           

 Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị khôngKhông tức thị sắc …”

Gió chỉ kịp nghe như vậy vì gió còn tiếp tục bay xa. Nhưng âm thanh không chỉ ngân theo tiếng chuông gia trì, mà gió ngỡ như tiếng đại hồng chung thỉnh lên mỗi sớm mai mới khiến gió thêm năng lượng, nâng những cánh diều đang la đà, lướt gió mà lên cao, vượt non ngàn, qua mây trắng …

Ba nghiệp lắng thanh tịnh

Gửi lòng theo tiếng chuông

Nguyện người nghe tỉnh thức

Vượt thoát nẻo đau buồn.

Công phu sáng chủ nhật, hành trì theo Nhật Tụng Thiền Môn Làng Mai có thời tụng kinh Hải Đảo Tự Thân. Kinh được kết tập khi Đức Thế Tôn và tăng đoàn dừng bước trong khu Vườn Xoài bên bờ sông Bạt Đà La, thuộc vương quốc Ma Kiệt Đà. Hôm đó là ngày rằm và là thời điểm hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vừa nhập diệt không lâu!

 Sau khi trải toạ cụ, ngồi trước đại chúngĐức Thế Tôn đưa mắt quan sát rồi nhẹ nhàng cất tiếng:

“Nhìn đại chúng hôm nay, tôi thấy một khoảng trống lớn. Đó là vì hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã nhập Niết Bàn. Trong phái đoàn Thanh Văn của chúng ta, hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là những người có tài năng đầy đủ nhất về các phương tiện thuyết pháp, khuyên bảo, dạy dỗ và biện thuyết” (*)

Đức Thế Tôn thở thật sâu, rồi nói tiếp, chậm rãi hơn, như để thính chúng thấm được từng lời:

“Các vị đừng vì sự kiện hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên nhập diệt mà ưu sầu, khổ não! Một cây đại thụ thì có đủ rễ, thân, lá, cành, hoa và quả sum suê tươi tốt, nhưng chúng ta biết, những nhánh lớn sẽ bị tàn lụi và gãy trước  những nhánh nhỏ. Cũng như trên dãy núi châu báu kia, đỉnh cao nhất là đỉnh sẽ sụp đổ trước. Muốn cho chúng còn hoài mà không hoại diệt là chuyện không thể  xảy ra! “ (*)

Đức Thế Tôn lại nhìn khắp đại chúng, như nhận ra vẻ ưu sầu đang chuyển hoá, những hạt lệ nhớ thương đang ngừng rơi; và Cha Lành ân cần dạy tiếp:

“Vì vậy quý vị phải thực tập làm Hải Đảo Tự Thân, quay về nơi hải đảo tự thân để nương tựa nơi hải đảo tự thân, quay về nơi Hải Đảo Chánh Pháp để nương tựa nơi hải đảo chánh pháp mà không nương tựa vào một hải đảo nào khác …”(*)

Những lời Đức Thế Tôn chỉ dạy và an ủi đại chúng trong đêm trăng rằm đó đã khai mở trong tâm thính chúng những điều mầu nhiệm.

Những nhánh lớn, theo luật vô thường mà hoại diệt trước, nhưng đại thụ vẫn còn đây! Chính những nhánh lớn vừa biến đi, đã và đang góp sức bồi dưỡng những nhánh nhỏ xanh tươi để đại thụ vững vàng với thời giankhông gian. Những nhánh nhỏ hôm nay cũng sẽ lớn dần, cũng đi vào chu kỳ không còn hiện hữu nơi sắc thân, nhưng quán chiếu giòng sinh diệt thì những nhánh lớn rơi xuống, thực ra chưa từng rời đại thụ vì chủng tử vẫn rạt rào nơi những mầm non đang vươn lên!

Quay về nơi Hải Đảo Chánh Phápquay về nơi Hải Đảo Tự Thân để cảm nhận được sự kỳ diệu nhiệm mầu là Đạo Phật vẫn còn đây, Chư Phật, Chư Bồ Tát vẫn còn đây. Tiếng đại hồng chung ngân vang mỗi sáng vẫn theo gió, tải rộng âm thanh Giáo Pháp tới núi cao rừng thẳm để chúng sanh nương theo mà giảm thiểu khổ đau, tìm đường giác ngộ …

Hai mươi sáu thế kỷ qua, bao nhiêu nhánh lớn đã biến diệt nhưng đại thụ còn đây, nào có khoảng trống nào đâu! Người con Phật nương lời Cha Lành mà quán chiếu sẽ thấy được những Khoảng-Trống mà thực Không-Trống.

Hai mươi sáu thế kỷ qua, dù từng gặp nghịch duyên thử thách, những pháp hội vẫn tuỳ duyên tiếp diễn qua mọi thời gian, dưới mọi hình thức phù hợp với căn cơ chúng sanh.

 Có phải đó là Linh Sơn pháp hội vẫn còn đây, khai tam mà hiển nhất?

Đồng tâm đồng nguyện tự cảm nhận nhau mà tìm đến, tạo lập không gian chánh báo theo khả năng, để cùng nhau hành trì.

Có phải đó là Venuvana ( TV Trúc Lâm), Jetavana (TV Kỳ Viên), Kudagarasala (TV Trùng Các), Isipatana (TV Lộc Uyển) ..v..v.. thời xưa vẫn còn đây?

Nào có khoảng-trống nào đâu!

Chỉ là những chuyển hoá, những tiếp nối.

Ôi, những chuyển hoá, những tiếp nối chưa từng ngưng vun bồi niềm tin yêu, như ánh dương toả rạng mỗi sáng cho muôn hoa bừng nở. như vầng mây đang chuyển thành mưa cho muôn rễ đâm chồi, nảy lộc!

Đám mây không bao giờ chết!

Đám mây chỉ đang chuyển thành mưa!

Mưa bồi dưỡng đất mầu để cây lại hiến tặng hoa trái cho đời!

Kinh bạch Giác Linh Thầy

Chúng con đang ngồi đây, tại Deer Park Monastery, trước bàn linh có di ảnh Thầy trong Lễ Chung Thất của Thầy ngày 13 tháng 3 năm 2022.

Chúng con biết Thầy không còn hiện diện qua thân tứ đại nhưng không ai trong các con của Thầy không cảm nhận sâu sắc là Thầy Vẫn Còn Đây, vẫn trong không gian Làng Mai khắp năm châu, nơi chúng con từng được quây quần quanh Thầy, được Thầy ân cần chỉ dạy, chăm sóc, để mỗi cá nhân phải chuyên cần thực tậpthiết lập được hải đảo tự thân mà quay về nương tựa. Chỉ nơi hải đảo đó chúng ta mới không bất ngờ bị xô đẩy, bị gục ngã, vì nơi đó không có khoảng-trống ! Nơi đó luôn có Chánh Pháp mà chúng ta từng thực tập.

Kính bạch Giác Linh Thầy

Chúng con quá hạnh phúc, vì luôn nhận được tình thương trực tiếp từ Thầy qua lời nhắc nhở từ những việc đơn sơ. Như, chỉ là buổi thiền hành leo núi, Thầy cũng dặn dò: “Nếu các con có lên núi sinh hoạt thì ngồi chung với nhau, ăn sáng với nhau và pháp đàm với nhau trên cùng một tảng đá. Ngồi để thấy tất cả đều là anh chị em trong một nhà và để chỉ nói với nhau bằng những lời thương yêu … Thầy ôm tất cả các con…” (**)

Thầy cũng di chuyển khắp nơi, chẳng quản xa gần, theo lời thỉnh mời của nhu cầu tu họcVậy mà trên những chặng đường đó, Thầy vẫn có thì giờ cho chúng con. Như, từ chùa Sùng Phúc, Hà Nội: “Hôm qua, ngồi trên võng bên cạnh thất, Thầy thấy rõ là dù đang ở đâu, các con cũng đang tiếp nối Thầy, bằng cách này hay cách khác. Nơi nào có con ngồi thì có Thầy ngồi, nơi nào có con thở thì có Thầy thở, nơi nào có con đi thì có Thầy đi, nơi nào có con mỉm cười thì có Thầy mỉm cười …” (**)

Ôi, tình thương vô biên, tặng phẩm vô cùng Thầy đã và đang cho chúng con đang choáng ngợp nơi nơi! Nghĩa thầy trò, tình huynh đệ luôn được nuôi dưỡng bằng mật ngọt trong trái tim Hiểu và Thương là những gì không sức mạnh nào bên ngoài tàn phá hoặc cướp đoạt được!

Thầy kính thương của chúng con,

 của muôn người đủ duyên gặp Chánh Pháp,

Đất trời còn phảng phất hương xuân. Chúng con đang nắm tay nhau để lại được Cùng Thầy Đi Gặp Mùa Xuân.

 

49 ngày, 100 ngày hay 1000 ngày … chỉ là những con số ước định mà nhân gian đặt ra như dấu mốc để nhớ về.

Hơi thở chánh niệm không có thời giankhông gian.

Đó là hơi thở của tinh thần Bát Nhã.

Với hơi thở đó, thầy trò chúng ta chưa từng rời xa nhau!

A cloud never dies.         

Đứa con nuôi phương xa của Thầy

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – toạ thiền, tâm nương theo bước chân Thầy )

(*) Kinh Hải Đảo Tự Thân - Nhật Tụng Thiền Môn Làng Mai.

(**) Tay Thầy Trong Tay Con – Thích Nhất Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3450)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3490)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4450)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3481)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4474)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
(Xem: 3408)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4604)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3570)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3386)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3877)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3176)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3527)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3511)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3470)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3636)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3320)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4193)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3768)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3574)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3611)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3950)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3310)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3455)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3292)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5518)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3634)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3839)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3519)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3587)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3780)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3521)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3918)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3870)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3655)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3831)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3544)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4155)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3708)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4123)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3529)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3399)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3782)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3721)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4267)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 4001)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3512)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3487)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3517)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
(Xem: 3123)
Trong kỳ Đại Hội Khoáng Đại kỳ II lần nầy chúng con tôi) được phép trình bày với quý Ngài và quý vị một đề tài có liên quan đến sự tu học
(Xem: 3264)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant