Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tánh Nghe

30 Tháng Năm 202215:46(Xem: 2527)
Tánh Nghe

TÁNH NGHE

Nguyễn Thế Đăng


 Lòng Biết Ơn Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật



Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểu và nhận biết tánh nghe.

1/Sự hiện hữu của tánh nghe

Một trong những thí dụ chứng minh có sự hiện hữu, thậm chí thường trực, của tánh nghe, được Đức Phật chỉ dạy trực tiếp cho ngài A Nan: “Nay ta thử đem các việc thế gian để giải trừ cái nghi của ông”.

Đức Phật bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông và hỏi A Nan có nghe không. A Nan và đại chúng đều nói: Dạ, có nghe. Khi tiếng chuông dứt, được hỏi có nghe không, A Nan và đại chúng trả lời: Thưa, không có nghe.

Đánh chuông lần hai, rồi lần ba, khi còn tiếng chuông, tất cả đã trả lời là có tiếng. Tiếng chuông dứt, tất cả trả lời là không có tiếng.

Bấy giờ Đức Phật nói:

A Nan, tiếng dứt không còn vang, ông nói là không nghe. Nếu thật không nghe thì tánh nghe đã diệt, đồng như cây khô, thì khi tiếng chuông lại được đánh lên, làm sao ông còn nghe được?

Biết rằng có biết rằng không, đó là tiếng của trần hoặc có hoặc không, chứ tánh nghe này đâu có vì ông mà thành có thành không. Tánh nghe mà quả thật không có thì cái gì biết là không có tiếng? Thế nên, A Nan, trong cái nghe, cái tiếng tự có sanh có diệt, chẳng phải vì ông nghe tiếng sanh tiếng diệt mà khiến cho tánh nghe của ông thành có thành không”.

Tiếng thì có sanh có diệt, do đó cái nghe của tai thành ra khi có khi thì không. Nhưng tánh nghe thì thường trực, có tiếng thì nghe, không có tiếng vẫn nghe, nghe cái không có tiếng.

 

Để rõ hơn, chúng ta trích từ kinh nghiệm trực tiếp của các thiền sư. Trong tự truyện của Đại sư Hám Sơn (1545-1623) viết:

Vào năm 1575 tôi ba mươi ba tuổi. Hồi mới bắt đầu kỳ thiền này, khi nghe tiếng gió hú và tiếng băng đập vào núi, tôi rất xao động, như là tiếng hàng ngàn quân và ngựa đánh trận. Tôi hỏi Diệu Phong, sư đáp: “Tất cả xúc tình phát xuất từ tâm, không phải ở ngoài tới. Ông không nghe các bậc cổ đức nói, ‘Ba mươi nghe tiếng nước chảy mà không chuyển ý căn thì thế nào cũng chứng Quan Âm viên thông’. Tôi bèn lên một cầu gỗ chơ vơ ngồi thiền mỗi ngày. Thoạt đầu tôi nghe tiếng suối chảy rất rõ, dần dần tôi chỉ nghe được khi muốn nghe. Nếu tâm động, tôi còn nghe, tâm tịnh thì chẳng nghe gì. Một hôm trong khi ngồi thiền trên cầu, tôi quên là mình có thân. Nó đã biến mất cùng những âm thanh chung quanh. Từ đó tôi không còn bị tiếng động nào quấy nhiễu nữa”.

Khi không nghe tiếng nào mà vẫn biết là không nghe tiếng, cái biết không có tiếng ấy là tánh nghe, hay nói theo Kinh Lăng Nghiêm là “nghe cái không nghe, không có tiếng”.

 

Thiền sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992) nói:

Rồi tôi hiểu: Khi tâm hợp nhất trong thiền định, nếu bạn hướng chú ý ra ngoài, bạn có thể nghe tiếng động, nhưng nếu bạn để nó trụ trong sự trống không của nó, nó hoàn toàn vắng lặng…

Từ trạng thái tâm thức bình thường tôi tiếp tục thiền, tâm lại đi sâu vào trong. Lần này toàn thể vũ trụ vỡ tan thành những mảnh li ti. Trái đất, núi non, đồng ruộng… tất cả mọi thứ trong thế giới phân hủy thành những nguyên tử của không gianCon người biến mất, mọi sự đều biến mất, hoàn toàn không có gì tồn tại nữa.

Tâm, sau khi đi vào trong, trụ lại đó một thời gian, chỉ sau một thời gian dài nó mới ra khỏi trạng thái đó. Tâm tự làm tất cả. Tôi chỉ là người quan sát, người chứng kiến”.

Thiền định là tâm đi vào trong, đến mức không thấy gì, không nghe gì, mọi sự đều biến mất, nhưng lúc ấy vẫn có cái biết, không phải là cái biết của ý thức phân biệt, cái biết rằng không nghe gì cả. Cái biết rằng không nghe gì cả, nghe cái không nghe, là tánh nghe, hay chính xác là tánh biết biểu lộ qua cái nghe. Sở dĩ các kinh điển Bắc tông gọi là tánh, vì nó là “người quan sát, người chứng kiến”, không lệ thuộcdính dáng gì đến đối tượng âm thanh hay hình sắc, hay là các tướng.

Kinh nói tánh giác chia thành cái biết ở sáu căn. Ở mắt gọi là tánh thấy, ở tai gọi là tánh nghe, ở mũi gọi là tánh ngửi… nhưng tất cả sáu căn đồng một nguồn tánh giác. Nguồn ấy được gọi là “tinh minh”: tinh là tinh tuý, hay bản tánh; minh là ánh sáng, sáng tỏ. Nguồn thanh tịnh và sáng chiếu này được các Kinh khác gọi là bản tánh của tâm, bản tâm.

Một căn đã về nguồn
Sáu căn thành giải thoát…
Xoay nghe, gốc lòa trừ 
Trần tiêu, Giác viên tịnh
Tịnh tột, quang thông suốt
Lặng chiếu trùm hư không…
Sáu căn cũng như thế
Vốn y một tinh minh
Phân thành sáu hòa hợp
Một căn đã về nghỉ
Sáu dụng đều chẳng thành…

 

Bồ tát Quán Thế Âm là vị đã thực hiện hóa hoàn toàn tánh nghe này. Cho nên không những danh hiệu ngài đồng nghĩa với tánh nghe, mà trong Kinh Lăng Nghiêm khi Đức Phật bảo Bồ tát Văn Thù chọn căn nào để thực hành có nhiều hiệu quả, ngài đã chọn Nhĩ căn viên thông của Bồ tát Quán Thế Âm

 

2/ Kinh nghiệm tánh nghe

Sau đây là Bồ tát Quán Thế Âm kể lại sự thực hành để chứng ngộ hoàn toàn tánh nghe, hay Nhĩ căn viên thông như sau:

Bấy giờ Bồ tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậyđảnh lễ dưới chân Phật và thưa rằng: Bạch Thế Tôn, con nhớ hằng sa kiếp về trước có Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm, từ Đức Phật ấy con phát tâm Bồ đềĐức Phật ấy dạy con từ Văn (Nghe), Tư (Suy nghĩ) và Tu (Thực hành), nhập vào tam ma đề.

Ban đầu ở trong cái nghe, vào dòng mất đối tượng được nghe (sở). Cái được nghe và chỗ vào đã vắng lặng, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng sanh. Như vậy dần dần tăng tiến thêm, cái nghe (chủ thể nghe, năng) và cái được nghe (đối tượng được nghe, sở) đều hết.

Chẳng dừng lại nơi hết cái nghe và cái được nghe thì cái năng giác và sở giác đều Không. Không và giác cùng tột tròn vẹn thì năng Không và sở Không đều diệt.

Sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền. Tức thì vượt khỏi thế gian lẫn xuất thế gian, tròn sáng khắp mười phương, được hai điều tột bậc: Một là trên hợp với Bản Giác Diệu Tâm của mười phương chư Phật, cùng với chư Phật đồng một lực Từ; hai là, dưới hợp với tất cả mười phương chúng sanh sáu nẻo, cùng với các chúng sanh đồng một Bi ngưỡng”.

Đây là công phu xoay lại cái nghe có chủ thể nghe và âm thanh được nghe để đi sâu vào tánh nghe không còn chủ thể và đối tượng.

Đại chúng và A Nan!
Xoay cơ nghe điên đảo
Xoay nghe, nghe tự tánh
Tánh thành: vô thượng đạo.
Viên thông thật như vậy
Đây một đường Niết bàn
Của hằng sa chư Phật.

Khi đi sâu vào cái nghe để đến tận tánh nghe, mọi phân hai năng giác và sở giác, năng Không và sở Không đều dứt, chỉ còn một tánh nghe hay tánh giác trùm khắp.

Đó là sự đi từ tướng vào tánh: “Mười hai là tiêu dung hình tướng trở lại thành tánh nghe, là đạo tràng bất độngthâm nhập thế gian mà không hoại thế gian…

Mười ba là sáu căn viên thông, sáng chiếu tất cả không hai, trùm khắp mười phương cõi, thành đại Viên Cảnh Không Như Lai tạng…

Tóm lại có thể tóm tắt sự thực hành là không chạy theo các âm thanh, mà xoay lại cái nghe để nghe vào tánh nghe luôn luôn có mặt:

Tánh nghe chẳng nhân duyên
Nhân thanh có danh tự
Xoay nghe thoát khỏi tiếng
Giải thoát đâu có danh
Một căn đã về nguồn
Sáu căn thành giải thoát…
Xoay nghe, nghe tự tánh
Tánh thành: vô thượng đạo.

Và tánh nghe hay tánh giác, hay bản tánh của tâm, là tánh Không-Minh và Từ Bi, như đoạn kể của Bồ tát Quán Thế Âm ở trên.

Khi thành tựu tánh nghe thì “cái thấy, nghe, hay, biết hợp nhất với Thường Lạc Ngã Tịnh của Như LaiSáng tỏ tinh thuần, tất cả các biến hiện không còn là phiền não, đều hợp với diệu đức thanh tịnh Niết bàn”.

 

3/ Vài câu chuyện về Khai Thị Ngộ Nhập tánh nghe.

Có nhà sư hỏi Hòa thượng Huyện Tỉnh về công án ‘Cây bách trước sân’ của ngài Triệu Châu.

Hòa thượng nói: Ta không từ nan mà nói với ông, nhưng liệu ông có tin không?

Nhà sư nói: Lời của Hòa thượng con đâu dám không tin.

Hòa thượng nói: Ông có nghe tiếng giọt mưa rơi từ đầu mái nhà chăng?

Nhà sư hoát nhiên tỏ ngộ, bất giác la lên, ‘Chao ôi!’

Ngài bảo: Ông thấy đạo lý gì? Nhà sư dùng kệ đáp:

Giọt mưa đầu mái
Rõ ràng rành rẽ!
Phá nát càn khôn
Ngay đó tâm dứt.

Khi tâm thức đã được chuẩn bị đầy đủ, đã chín muồi, một âm thanh bình thường có thể đánh thức sự nhận ra tánh nghe.

Patrul Rinpoche (1808-1887) một thành tựu giả Đại Toàn Thiện Tây Tạng, một buổi chiều ở trên núi với đại đệ tử là Nyoshul Lungtok. Họ cùng thực hành namkhai naljor, yoga như hư không, nằm trên đất, nhìn bầu trời đầy sao. Patrul Rinpoche hỏi:

- Con có thấy những ngôi sao trên trời không?

- Dạ có.

- Con có nghe tiếng chó sủa dưới tu viện Dzogchen không?

- Dạ có.

- Con có nghe ta đang nói với con không?

- Dạ có.

- Vậy đó, bản tánh của tâm, tất cả Đại Toàn Thiện chỉ là thế đấy.

Nyoshul kể lại, “ngay lúc ấy, tôi chứng ngộ rằng tất cả đều bao gồm ở bên trong, chẳng phải cái gì ngoài. Tánh giác Rigpa, tâm Phật nguyên sơ là vốn sẳn ở bên trong. Mọi sự là trò phô diễn của Rigpa, tánh giác vốn sẳn đủ từ xưa nay.

Qua câu chuyện này cho thấy tánh nghe là một hiện hữu thường hằng nơi mỗi con người, chỉ cần tịnh hóa tâm thức và lời khai thị đúng lúc của thầy thì thấy ra nó.

Sư Đông Sơn đến Thiền sư Vân Nham, hỏi rằng: Vô tình thuyết pháp, kẻ nào được nghe?

Thiền sư đáp: Vô tình được nghe.

Hỏi: Vì sao tôi chẳng nghe?

Thiền sư Vân Nham dựng đứng phất tử, nói: Lại nghe chăng?

Đáp: Chẳng nghe.

Thiền sư nói: Ta thuyết pháp, ông còn không nghe huống là vô tình thuyết pháp.

Hỏi: Vô tình thuyết pháp, kinh nào nói?

Thiền sư Vân Nham nói: Há chẳng thấy kinh A Di Đà nói, ‘chim, nước, cây cối, thảy đều niệm Phậtniệm Pháp, cây cỏ vô tình hòa tấu vui ca sao?’.

Sư Động Sơn ngay đó tỉnh ngộ, bèn nói bài tụng:

Thật lạ lùng, thật lạ lùng!
Vô tình thuyết pháp, chẳng nghĩ bàn
Nếu đem tai ngóng càng không hiểu
Nhãn xứ nghe thanh mới tỏ thông”.

Vô tình thuyết pháp là “tiếng vỗ của một bàn tay”, công án của Thiền sư Nhật Bản Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685-1768)

Lại có thiền sư Báo Từ lên tòa giảng, nghe chim tu hú kêu, bèn hỏi nhà sư: ‘Tiếng gì thế?’

Sư đáp: Tiếng chim tu hú.

Thiền sư nói:

Nếu muốn không mời vô gián nghiệp
Chớ báng Như Lai chánh pháp luân”.

Thiền sư Bổn Tịnh có bài kệ:

Thấy, nghe, hay, biết, không chướng ngại
Sắc, hương, vị, xúc, thường Tam muội
Như chim trong không, chỉ thế bay
Không nắm, không bỏ, không thương ghét
Nếu rõ ứng xứ chẳng phải tâm
Mới được gọi là Quán Tự Tại”. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16685)
Life is a gift… accept it. Đời là một món quà, hãy nhận lấy. Life is an adventure… pare it. Đời là một cuộc phiêu lưu, hãy giảm dần.
(Xem: 24150)
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
(Xem: 20578)
Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên.
(Xem: 18824)
Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ...
(Xem: 21325)
Sáng sớm vị sư nữ ra mở cổng Tam Quan quét dọn. Sương mù còn giăng kín ngõ. Thoáng chút se lòng sư cô đứng lặng giữa sân như để tĩnh tâm hít thở,...
(Xem: 18283)
Ngày nay, tiền có ít nhất bốn chức năng trong việc phục vụ con người. Dù tốt hay xấu, nó là một phương tiện trao đổi không thể thiếu trong xã hội hiện tại.
(Xem: 19852)
Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ.
(Xem: 14848)
Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng.
(Xem: 12977)
Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp.
(Xem: 13965)
Nhìn lên bản đồ (kèm theo), ta sẽ thấy Huyền Trang đi theo một đường zigzag rộng lớn, dài hơn nửa đường biên Trung Quốc, vòng quanh nửa nước Ấn Độ...
(Xem: 13148)
Người hộ trì chánh pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và bệnh người.
(Xem: 14014)
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống.
(Xem: 17639)
Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “chà đôl” và ơn ông “chà ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành.
(Xem: 15406)
Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất...
(Xem: 14702)
Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc...
(Xem: 14457)
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp...
(Xem: 17865)
Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợilợi tha Ôn vẫn bước đi...
(Xem: 21907)
Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch.
(Xem: 19460)
Ngày nay nhớ lại quãng đời làm điệu mà tôi cảm thấy nuối tiếc. Quãng thời gian để chỏm sao mà quá nhiều kỷ niệm dễ thương. Những kỷ niệm đầy đạo tình, đạo vị trong chốn thiền môn.
(Xem: 20607)
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được...
(Xem: 25139)
Chưa thấy ai/cái gì siêng năng như cái đồng hồ. Gő măi nhịp trường canh đều đặn từ giây này đến giây kế tiếp, từ phút này đến phút kia, từ giờ kia đến giờ nọ… cho đến khi hỏng, hoặc hết năng lượng, hết bin.
(Xem: 16880)
Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêngvị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo.
(Xem: 14718)
Trong lý tưởng Bồ tát đạo, có hai ý niệm quan hệ: Đại TríĐại Bi (hay Đại Hạnh). Đại Trí chỉ cho khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn hữu.
(Xem: 18986)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Ðà - Ðà Nẵng, Hải Ðức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn.
(Xem: 22012)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng.
(Xem: 20636)
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch)
(Xem: 25292)
Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
(Xem: 15773)
Cùng với tượng tròn (mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên tập văn số 10) điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo...
(Xem: 15776)
Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen...
(Xem: 20729)
Đọc thi ca chữ Hán và chữ Nôm của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu...
(Xem: 17018)
Một khi ta cảm nhận được sự rộng lớn của cuộc sống này, và thấy được khả năng kinh nghiệm sự sống của mình là bao la đến đâu, thì chắc chắn ta sẽ hiểu được sự buông bỏ.
(Xem: 18640)
Trong văn học cũng như trong thực tế, người ta thường đề cập đến mùa thu có lá rơi, nhưng ít ai lại thấy thực tế hơn, chính xác hơn là trong bốn mùa, mùa nào cũng có lá rơi rụng cả.
(Xem: 20024)
Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chánh kiến cũng là biết phân biệt những đoàn thực có hại và những đoàn thực không có hại.
(Xem: 39317)
Vào độ thu, khi lúa chín rộ, những cánh đồng bát ngát như một tấm thảm vàng hoe. Nông dân đây đó tụ tập chúc mừng nhau một vụ mùa thắng lợi, và trời đất cũng hòa nhịp trong bầu không khí tràn ngập niềm hạnh phúc ấy.
(Xem: 31519)
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờbất hạnh cho họ.
(Xem: 30661)
Thuở nhỏ cứ mỗi khi đến rằm tháng bảy, hình ảnh Đại Hiếu Mục Kiền Liên luôn hiện về trong tôi với đoản văn Bông Hồng Cài Aó của Thầy Nhất Hạnh.
(Xem: 36026)
Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dángsở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.
(Xem: 23873)
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.
(Xem: 26552)
Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant