Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đường Tu Trọn Vẹn

28 Tháng Bảy 202216:22(Xem: 2130)
Đường Tu Trọn Vẹn
Đường Tu Trọn Vẹn
Joan Sutherland*
Vô Minh 

Đường Tu Trọn Vẹn


Theo truyền thống ở châu Á, thiền định và giác ngộ là lãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga, trong khi những người cư sĩ thường đi theo con đường đức tin và tích lũy công đức. Ở phương Tây, một mô hình khác đang phát triển, trong đó các hành giả tại gia thiền định và tìm kiếm sự giác ngộ trong khi vẫn theo đuổi cuộc sống gia đìnhsự nghiệp và gắn bó với xã hộiThiền sư Joan Sutherland, một trong những tác giả sâu sắc và tao nhã nhất của Phật giáo phương Tây, lập luận rằng mô hình mới này phù hợp với tinh thần của Phật giáo hơn, khiến cho chiều sâu của giáo pháp có thể tiếp cận với nhiều người hơn và phù hợp với mọi khía cạnh của cuộc sống.


Làm người là một vấn đề phức tạp, và Phật giáo đã bắt đầu và tiếp tục phát triển như một phản ứng đối với thách thức này. Nó mô tả rất chi tiết những gì không được vừa ý (đau khổ) và lý do tại sao (tập), sau đó nó đưa ra các phương pháp thực hànhtriết học và nghệ thuật (đạo) để giúp chuyển đổi sự không vừa ý này thành sự thức tỉnh (giác ngộ, diệt) — hay chính xác hơn là giúp chúng ta thấy sự thức tỉnh luôn ở ngay đó, là một phần không thể tách rời của chính cuộc sống mà chúng ta coi là không vừa ý, không thỏa mãn.

Có nhiều hình thái Phật giáo và một loạt các thực hành Phật giáobao gồm thiền, cúng bái, nghiên cứuphụng sự, nghệ thuật và lòng sùng mộ... Thực hành là chìa khóa, bởi vì nó là cầu nối giữa ý tưởng và hiện thân; nó giúp biến đường tu thành hiện thực. Nói một cách khái quát, trong các nền văn hóa châu Á nơi Phật giáo phát sinh, đã có sự phân biệt giữa người tu hành xuất gia và tại giaRõ ràng họ là cộng đồng chia sẻ với nhau nhiều điều, nhưng những người xuất gia và cư sĩ thường có những nguyện vọng khác nhau, điều này đã dẫn họ đến những hình thái tu tập khác nhau.

Ở một mức độ rộng hơn, chúng ta đôi khi nhận ra, người phương Tây đã thừa hưởng sự phân biệt này. Sẽ dễ dàng nhận ra hơn nếu bạn nghĩ sự tu tập trong tu viện bao gồm các khóa nhập thất mà cư sĩ tham dự, với câu hỏi cứ đeo đẳng mãi vào cuối khóa tu về việc làm thế nào để mang kinh nghiệm tu tập vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, tôi sẽ nói về việc tu hành một cách tổng quát, có nghĩa là bao gồm cả hình thái tu viện và kinh nghiệm tu tập tại gia trong cuộc sống hàng ngày, mà hầu như chúng bao trùm tất cả mọi thứ khác.

Nhiều người trong chúng ta thường cho rằng chúng ta đang chuyển từ thế giới này sang thế giới khác khi chúng ta rời khóa tu nhập thất và trở về nhà. Một số người trong chúng ta tin rằng việc tu hành chân chính hơn, có phương pháp đúng đắn và giới luật nghiêm minh sẽ dẫn đến giác ngộ, phải được tổ chức trong tu viện hoặc khóa tu, ngoài ra đều là thứ yếu. Nhưng cũng có một số người cho rằng chỉ có thực hành và hòa mình vào thế giới mới có thể mở ra Con đườngChúng ta có phải lựa chọn cái này hơn cái kia, hay tự dung hòa với ý nghĩ rằng sự khác biệt giữa chúng là không thể tránh khỏi? Thức tỉnh có thực sự là phạm trù của một phương thức thực hành này hơn phương thức khác không? Hay có một viễn cảnh nào đó hợp nhất chúng thành một cái gì đó tổng thể, một cách không phân chia và liên tục?
* * *

Khi các vị phật không xuất hiện
Và tín đồ theo họ đã biến mất
Trí tuệ của sự thức tỉnh
Tự nó bùng nổ.
—NAGARJUNA (Long Thọ)

Năm ngoái, tôi chuyển đến vùng sa mạc cao ở phía bắc bang New Mexico, nơi mà nước lúc không lúc có không bao giờ rời khỏi ưu tư của chúng tôi: mưa gió vào mùa hè, tuyết rơi mùa đông, nước bị giữ trong một mùa bởi các con sông hoặc vài giờ trong những khe rãnh ngập lụt và lại khô đi, nước được giữ hàng nhiều thế kỷ trong các tầng chứa nước, sủi bọt lên như những dòng suối tự nhiên. Và từ thời xa xưa, con người chúng ta đã tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của khô và ướt với giếng và mương rãnh dẫn nước của chúng ta. Ngay cả với các hồ chứa và hệ thống cống rãnh hiện đại, người ta vẫn có cảm giác mạnh mẽ ở đây rằng sự sống đã được duy trì nhờ những giếng sâu và mạng lưới tiêu tưới (acequias, dẫn thủy nhập điền), những con mương chảy qua các cánh đồng và dọc theo hai bên đường, thậm chí ở một số khu vực lân cận của thủ phủ tiểu bang.
Đây là cách tôi nghĩ về sự thức tỉnh. Nó ở khắp mọi nơi – đột ngột và đầy đủ như tiếng sấm sét vào một buổi chiều mùa hè, hứa hẹn như một vệt mờ xa của cây bông vải, để lộ ra sự hiện diện của nước. Cũng có những lúc hạn hán, khi chính ý tưởng thức tỉnh dường như đã khô héo dưới bầu trời tàn nhẫn, không thương xótChúng ta có thể nghĩ về sự thức tỉnh như một điều gì đó xảy ra bên trong chúng ta, nhưng, như với cảnh vật bên ngoàichúng ta cũng diễn ra ngay bên trong nó.

Trong những khoảnh khắc thức tỉnh, rõ ràng là những gì trái tim của chúng ta trải nghiệm – những gì chúng ta cảm giác, nhìn thấy và cảm nhận – hoàn toàn liên tục với thế giới mà chúng ta thường nghĩ là bên ngoài chính mình. Không còn người quan sát và được quan sát mà là một trường duy nhất, và trường này là cái mà tôi đang gọi là thức tỉnh. Từ quan điểm này, thức tỉnh dường như là một lực cơ bản và phổ biến như lực hấp dẫn hoặc lực điện từ, và chúng ta thấy rằng nó ở bên trong chúng ta và chúng ta ở bên trong nó.

Và vì vậychúng ta cố gắng thiết lập mối quan hệ với nó, thảo luận về phương sách, khuyến khích sự thức tỉnh để khiến cho phương trời thế giới cụ thể của chúng ta phát triển mạnh mẽ. Chúng ta tu tập, giống như chúng ta đang đào giếng và đào mương. Có lúc chúng ta tập trung sức lực và đi sâu vào các nguồn nước ngầm. Lúc khác, chúng ta đứng trên mặt đất và khơi ngòi cho hệ thống dẫn thủy, để cho nhận thức của chúng ta tràn khắp đất như nước chảy, điều này khiến sự sống có thể thực hiện được ở bất cứ nơi nào nó lan tỏa. Mỗi thứ đều cần thiết; không có năng lực nào mà không nương nhờ vào năng lực khác. Cái giếng không có hệ thống dẫn thủy chỉ là một cái lỗ có nước ở đáy; một hệ thống dẫn thủy không có nguồn nước là một con mương khô. Việc thực hành của chúng ta là sự hợp tác với sự tỉnh thức để khám phá ra biểu hiện của nó trong cuộc sống con người cụ thể của chúng ta. Để làm được điều này, chúng ta phải chạm vào vực sâu của sự thức tỉnh đã bị che khuất khỏi cái nhìn bình thường của chúng ta, và chúng ta phải rộng mở với những gì chúng ta khám phá được.

Theo tinh thần này và được phát triển trong bối cảnh Phật giáo, một số người đã thực hành thích nghi để họ có thể được chia sẻ với những người khác vì những mục đích cụ thể như giảm đau hoặc giảm căng thẳng. Những người khác đã đưa những gì họ đã học được từ thực tập vào nhà tù, bệnh viện, nhà tế bầnhoạt động môi trường, công ty, công tác xã hộihoạt động chính trị — danh sách này còn dài và ngày càng tăng. Cuộc sống gia đìnhtình bạn, nghệ thuật và văn hóa đều bị ảnh hưởng, đôi khi rõ ràng và đôi khi không cần nhắc tới Phật giáo. Làm cho mọi người có thể tiếp cận được những ý tưởng và phương pháp có thể hữu ích cho họ là người tu theo đạo Phật hay không cũng là con đường chính đáng— hào phóng, sáng tạo, khéo léo.

Nếu ban đầu luồng ý tưởng và phương pháp từ tu tập trong tu viện chuyển vào cuộc sống hàng ngày, thì bây giờ nó di chuyển theo cả hai hướng. Lĩnh vực thức tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn và hữu hình hơn qua im lặng và bằng lời nói; sự tĩnh lặng và hành động học hỏi lẫn nhau trong các cuộc trao đổi mới có thể thực hiện được bằng cách vượt qua ranh giới từ thiền đường đến chợ và quay trở lại. Nếu câu hỏi được đặt ra là liệu sẽ tốt hơn nếu tất cả chúng ta đều thực hiện cùng một kiểu thực hành – chọn đời sống tu hành trong tu viện hoặc cuộc sống gia đình – thực ra, chỉ là sự thay đổi vị trí. Vị nữ tu ẩn tu trong hang thiền của bà, bà y tá hộ sinh Phật tử, và tất cả những người khác có trái tim hướng về Đạo — đều có một vùng trời bao la để chứa tất cả chúng ta. Đó là sự thức tỉnh chung của chúng ta, mà tất cả chúng ta đều đóng góp. Quá trình tiến hóa của nó có thể chậm chạp và đầy rẫy những thất bại, nhưng nó vẫn tiếp tục – cho dù chúng ta có nỗ lực hết mình hay không.
* * *
Một người đang đứng trên một ngọn núi đơn độc không có cách nào xuống được. Một người đang ở giữa ngã ba đường, không biết đi về hướng nào. Ai đi trước và ai đi sau? Nó không liên quan gì đến gia chủ và bồ tát.
— Lâm Tế

Sau đó, có một sự thuần khiết giả tạo trong sự phân biệt giữa thực tập trong tu viện và cuộc sống hàng ngày. Tất nhiên, mỗi cái đều chứa đựng những yếu tố của cái kia, và không phải lúc nào cũng phù hợp với lý tưởng hay bóng dáng của nó. Nói cách khác, không hoàn toàn là cõi tịnh độ cũng không hoàn toàn là phiền não; cả hai đều phức tạp và thú vị hơn thế. Có lẽ tôi đang nói tới việc của chính chúng ta có xu hướng nhìn mọi thứ với sự thuần khiết phi thực tế; và có lẽ tôi mời bạn vượt qua một ranh giới mong manh và nhập nhằng của chúng.

Tu tập miên mật trong tu viện và mạng lưới chằng chịt của cuộc sống hàng ngày đều có những bí ẩn, những vẻ đẹp của chúng và những khó khăn của chúng. Chắc chắn là, một số điều xảy ra dễ dàng hơn ở hình thái này hay hình thái khác, nhưng nếu khát vọng của chúng ta là hoàn toàn thức tỉnh và tự tại, thì điều này có vẻ như là một lý lẽ cho bản chất bổ sung giữa sự tu tập trong tu viện và cuộc sống hàng ngày, cho những cách chúng cần nhau. Nhiều người phương Tây dường như đang đưa ra giả định này, khi cho rằng chúng ta học cách thức tỉnh trong đời thường và tu viện đồng thời.

Ngay cả khi chúng ta giả định như vậy, thực hành nhập thất và cuộc sống hàng ngày vẫn có thể xung đột với nhau. Điều này có lẽ bắt nguồn từ tâm cảnh phân biệt giữa đời sống trong tu viện và đời sống thế tục mà nhiều người trong chúng ta vẫn có. Ở giữa cái này, chúng ta khao khát cái kia

Khi chúng ta thức dậy trong những giờ đầu thử thách của khóa tu, bước đi đầy sao, đầy hương thơm của cây thông đến thiền đường có thể tưởng như thiên đường. Nhưng cũng có thể diễn ra theo chiều hướng khác: Một người bạn đồng hành thân thiết của một người phụ nữ gọi điện để nói rằng trong khi cô ấy nhập thất, anh ta sẽ ra khơi trên chiếc du thuyền mà cô ấy từng đi, và cô ấy băn khoăn trong giây lát về ngã rẽ cuộc đời mình. Một người nào đó thức dậy trong thành phố vào mỗi buổi sáng, nhói buốt bởi một khao khát sâu sắc cho sự yên tĩnh và cô đơn; một người khác vội vã hấp tấp bởi sự cấp bách mà bà muốn gặp đứa con trai nhỏ của mình vào ngày nhập thất cuối cùng.
Các thể chế của Phật giáo, dù vô tình hay hữu ý, có thể củng cố sự phân biệt này. Hầu hết Phật giáo lần đầu tiên đến phương Tây vào thế kỷ XX đều có một dàn tu sĩ hùng hậu, ngay cả khi nó được tu tập bởi các cư sĩ. Theo thời gian, nhiều trung tâm được thành lập đã tích cực khuyến khích phát triển sự tu tập tại gia, trong khi nhiều cách thực hành mới đã xuất hiện mà không tạo ra giả định về sự tất yếu cần vào tu viện chút nào. Nhưng vẫn có một khuynh hướng khá mạnh mẽ, thường là vô thức, nghiêng về tu tập trong tu viện, còn tu tập trong gia đình chỉ được coi là một phiên bản phóng tác mà thôi. Khi xung đột bên trong gặp phải thẩm quyền thể chế, nó có thể tạo ra một sức ì thậm chí khó có thể nhìn thấy rõ ràng, chứ chưa nói đến việc tra vấn.

Hãy làm điều đó bằng mọi cách.

Tại sao nhiều người trong chúng ta cho rằng sự phân cách này là không thể tránh khỏi? Trên thực tế, tại sao nhiều người trong chúng ta lại trải nghiệm nó theo cách đó? Bản chất của khao khát là gì? Có phải con người đã bị cột chặt vào nỗi khao khát những thứ mà mình không có? Thay vào đó, nó có phải là một mong muốn sâu sắc về sự trọn vẹn? Đó có phải là triệu chứng của một điều gì đó chưa được giải quyết hoặc mất cân bằng trong cách chúng ta thực hành - một triệu chứng mà nếu chúng ta chú ý đến nó, có thể dẫn đến sức khỏe tốt hơn? Có phải chúng ta không sẵn sàng chấp nhận rằng việc tu học thực sự mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đòi hỏi sự hy sinh? Ước vọng liên quan như thế nào đến thệ nguyện và đến Bồ đề tâm, mong muốn giác ngộ để một người có thể giúp ích cho người khác? Còn khi niềm ước vọngcảm giác thiếu vắng thứ gì đó, cuối cùng lại vụt tắt, bởi vì, cho dù trong hoàn cảnh nào, dường như không còn gì nữa sao? 

Chúng ta càng không coi sự phân chia giữa tu viện và đời thường là điều hiển nhiên, thì càng có nhiều lĩnh vực tu tập phong phú mở ra, như nhiểu người đã khám phá ra như thế. Các cá nhân và cộng đồng tu tập có thể trả lời những câu hỏi này theo nhiều cách khác nhau và đưa ra những luận điểm khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta tiếp tục giữ các câu hỏi, tiếp tục kiểm tra các giả định và kết luận của chúng ta, bởi vì tất cả những điều này vẫn còn là công việc đang được tiến hành. Nó sống động, nó thú vị và cuộc khám phá này có thể trở thành một trong những đóng góp to lớn của phương Tây đối với con đường đạo đang trôi chày.
* * *
. . . tình yêu là sự giác ngộ bởi vì nó là sự thống nhất của kinh nghiệm.
— VIMALAKIRTI (Duy-ma-cật)

Theo thời gian, một người nào đó trong quá trình tu tập đến khi thức tỉnh không quá bị ảnh hưởng bởi sự chuyển nhập từ tu tập trong tu viện đến cuộc sống đời thường. Người ấy nhận thức được rằng thực sự chỉ có một hoạt động thực hành đang diễn ra và vị trí của nó tại bất kỳ thời điểm nào sẽ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Các vùng đất biệt lập ở hai bên ranh giới đang giảm dần, trong khi thị trấn biên giới phát triển. Thực hành thống nhất này đồng thời trở nên đơn giản hơn và lan rộng hơn; nó giống như hơi thởHít vào và thở ra. Quay đi quay lại. Xuống và sâu, ra và rộng. Giếng nước và hệ thống tiêu tưới.

Những gì từng có vẻ giống như hai hoạt động hoặc trọng tâm của sự chú ý bây giờ là các khía cạnh của một. Bạn không thể nín thở mãi mãi, và bạn cũng không thể thở ra vĩnh viễnChúng ta không gọi đây là hít vào và thở rachúng ta gọi nó là thở. Theo cách tương tự, người tu tập bắt đầu trải nghiệm một quá trình thực hành toàn bộ, một con đường toàn bộ, ngay chính người ấy dù đang ở đâu.

Tỉnh thức là sự thống nhất, hơi thở được tạo ra từ việc hít vào và thở ra. Đó là dòng thông suốt và là dòng nhạc cơ bản trong cuộc sống của chúng ta. Nếu ngay từ đầu, người tu có cảm giác rằng sự liên tục trong cuộc sống của người ấy là do bản thân cung cấp, thì cuối cùng sẽ xảy ra một sự thay đổi sâu sắc. Người ấy thấy rằng cái tôi lên cao và xuống thấp; người ấy vượt lên chính bản thân mình khi cần, và đôi khi đắm chìm sâu vào thiền định hoặc nghệ thuật hoặc cố sức vận động thể chất. Tất cả hoàn toàn tan biến. Bên dưới tất cả, sự thức tỉnh mở ra với mỗi trải nghiệm mới, và nó sẽ không hoàn thiện trong cuộc đời này cho đến khi người ấy trút hơi thở cuối cùng.

Sự thức tỉnh này không khó khăn hơn hoặc dễ tiếp cận hơn ở nơi này so với nơi khác. Sự thức tỉnh xảy ra trong thiền đường, và nó cũng xảy ra trên xa lộ và trên giường bệnh. Trong bất kỳ thời điểm nào của bất kỳ ngày nào, sự thức tỉnh đã có ở đó, và trong bất kỳ khoảnh khắc nào trong ngày chúng ta có thể trải nghiệm nó. Chúng ta có thể để điều đó buông trôi, nhưng chúng ta cũng có thể thực tập, điều này giúp chúng ta hòa điệu với sự tỉnh thức hơn là khiến chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào ân sủng. Hầu hết chúng ta đều nhận ra rằng thực tập không phải là điều chúng ta chỉ làm vào những thời điểm cụ thể và theo những cách cụ thể, mà là điều chúng ta làm trong mọi khoảnh khắc của cuộc đời mình. Điều mà người thực tập thức tỉnh thấy là người ấy không mang những thứ có được từ thực hành theo nghi thức vào phần còn lại của cuộc đời mình; người ấy cho phép thực hành đó thay đổi mình, thấm nhuần và chuyển hóa mình hoàn toàn, để bây giờ người ấy là người đã chuyển hóa trong mọi khoảnh khắc của đời mình. Thức tỉnh cũng là sự sẵn sàng của người ấy để bị ngâm mình và bị vấy bẩn bởi những thứ khác — để cảm nhận sự vuốt ve, để nhận trận đòn thù, bị chóang váng bởi một chút tin tức từ xa trên thế giới, để một cuộc gặp gỡ với vẻ đẹp thay đổi suy nghĩ của người ấy về mọi điều. Cho phép tất cả những điều này mở ra trái tim của người ấy là một phần thiết yếu của quá trình tu tập, bởi vì nếu không có nó, sự thức tỉnh không thể nào trọn vẹn.

Đôi khi con đường dài của sự thức tỉnh được chấm phá bởi những đột biến tuyệt vời. Trong khoảnh khắc, bản chất thực của sự vật trở nên sống động. Người tu nhìn thấy sự trống rỗng của mọi thứ, có nghĩa là người ấy trải nghiệm mọi thứ to lớn và rạng rỡ như thế nào, và mọi thứ được kết nối với mọi thứ khác như thế nào. Mọi người có được những trải nghiệm này trong thiền đường sau nhiều năm tu tập, và họ cũng có thể có được chúng một cách tự nhiên khi còn nhỏ, hoặc trong những trường hợp khác. Thức tỉnh không phải là điều hợm hĩnh, gò bó về địa điểm và thời điểm khi nó tự bộc phátvì vậy có lẽ chúng ta cũng không nên lệ thuộc vào thời-không như vậy. Tuy nhiên, bước đột phá sẽ bị tiêu mòn, trừ khi chúng ta tạo nền tảng cho kinh nghiệmNếu không có cách để đào sâu và mở rộng nó, để duy trì một mối quan hệ sống động với nó, nó có xu hướng phai nhạt dần thành một ký ức khó chịu hoặc bực bội về những gì có thể đã xảy ra.

Việc tu tập ngay trong cuộc sống hàng ngày có thể rất hữu ích. Sự thức tỉnh không chỉ xảy ra như một tia chớp; đôi khi đó là một nhận thức tỉnh táo rằng bầu trời đã dần trở nên trong sáng, nhẹ nhàng hơn qua một thời gian. Giữa cuộc sống hàng ngày của chúng tachúng ta nhìn thấy sự trống rỗng của mọi thứ trong những khoảnh khắc thân thiết và gần gũi. Một người định bắt đầu kể một câu chuyện quen thuộc đã có từ nhiều thế kỷ trước về một mối quan hệ nào đó, và anh ta thấy rằng anh ta không thể nói được câu đầu tiên; đột nhiên câu chuyện trở thành không thực, hoàn toàn bịa đặt, thậm chí buồn cười một cách lố bịch. Đó cũng là nhìn thấy sự trống rỗng, chỉ là sự trống rỗng cụ thể hơn là sự trống rỗng của tất cả mọi thứ cùng một lúc. Nếu chúng ta để sàn nhà bị kéo ra khỏi bên dưới mình và chúng ta rơi tự do trong một khoảnh khắc thì khoảnh khắc rơi tự do đó là khoảnh khắc đột phá. Với sự luyện tập, chúng ta sẽ không cố gắng nắm bắt chính mình quá sớm, để phục hồi lại bản thân đã biến mất trong chốc lát. Điều quan trọng là, nếu những khoảnh khắc rơi tự do này được công nhận và đánh giá cao, chúng có xu hướng ít bị tiêu mòn hơn so với những bước đột phá lớn; chúng tích lũy và gây ra sự thay đổi lâu dài, và điều này có thể rất đáng khích lệ. Nếu những bước đột phá mang lại cho chúng ta góc nhìn lớn hơn, thì việc rơi tự do này sẽ cho chúng ta thấy điều đó như thế nào trong bất kỳ thời điểm nào trong bất kỳ ngày nào.

Lời hứa cơ bản của Phật giáo là bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể thức tỉnh. Khi Phật giáo phát triển, rõ ràng rằng sự tỉnh thức không chỉ là một vấn đề cá nhân. Tất cả chúng ta đều cùng sống trên thế giới này, và chúng ta cùng thức tỉnhVì vậy, một vấn đề quan trọng là làm thế nào chúng ta khuyến khích tu tập không chỉ riêng cho sự thức tỉnh cá nhân và cũng không phải chỉ riêng sự thức tỉnh cộng đồng hay trong tu viện. Sự tu tập cần dựa trên hai điều này vì cả hai đều cần thiết cho con đường không phân chia, đường tu trọn vẹn. Thật là một điều phi thường, thật đẹp đẽ, một thử thách được mời gọi.

Ghi chú của người dịch
* JOAN SUTHERLAND là người sáng lập Open Source (Nguồn Mở), một mạng lưới các cộng đồng tu tập nhấn mạnh sự kết hợp của các công án Thiền, sự sáng tạo và sự đồng hành. Trước khi trở thành một giáo thọ Thiền, bà đã làm việc như một học giả và giáo sư trong lĩnh vực khảo cổ học, và cho các tổ chức phi lợi nhuận trong các phong trào chống bạo lực và môi trường nữ quyền. Bà quan tâm đến những điều có thể xảy ra khi các phương pháp thiền và tìm hiểu cổ xưa được đưa vào cuộc sống đương đại của phương Tây. Bà là tác giả nhiều sách giá trị:
- Through Forests of Every Color: Awakening with Koans.
- Vimalakirti & the Awakened Heart: A Commentary on The Sutra that Vimalakirti Speaks. 
- The Edge of Empire
- Desborough of the North-West Frontier
- Wynnegate Sahib
Bài dịch này được dịch từ bài “The Whole Way” trong tạp chí Shambala Sun, năm 2010.
Giác ngộ/tỉnh thức được tác giả đề cập đến trong bài này chỉ ở mức độ hữu lậu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2783)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2385)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3329)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2550)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2488)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2424)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3200)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3967)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2973)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3050)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2595)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2649)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2653)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2319)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2639)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3007)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3935)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2953)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3641)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2822)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2454)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3326)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2873)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2573)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2867)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3518)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3842)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3960)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2549)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2528)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2270)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3829)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2887)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4102)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3293)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3748)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2947)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3818)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3302)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3358)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2951)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2780)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3704)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2660)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3180)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3572)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3749)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2880)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2657)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant