Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Hiểu Về Chữ Hiếu Trong Đạo Phật

08 Tháng Tám 202216:14(Xem: 2450)
Tìm Hiểu Về Chữ Hiếu Trong Đạo Phật
Tìm Hiểu Về Chữ Hiếu Trong Đạo Phật

Thích Nữ
 Liên Định

Tìm Hiểu Về Chữ Hiếu Trong Đạo Phật



Mỗi đất nước đều mang một sắc thái văn hóa, phong tục tập quán riêng biệt, nhưng tất cả mọi người sinh ra trên thế gian này lại có cùng điểm giống nhau đó là tinh thần Hiếu đạo. Chữ Hiếu từ xưa cho đến nay mang giá trị vượt khỏi phạm trù không gian và thời gian mà ngôn ngữ khó diễn tả hết về giá trị cao đẹp đó. Hiếu đạo chính là bức thông điệp gửi đến những người con hãy hướng về hai đấng sinh thành để niệm ân giáo dưỡng thiêng liêng của cha và mẹ. Đồng thời, người viết muốn khẳng định rằng Phật giáo có vai trò rất lớn trong việc chấn chỉnh lại nền đạo đức hiện nay đang có chiều hướng tụt dốc trong xã hội.

QUAN NIỆM VỀ CHỮ HIẾU TRONG DÂN GIAN 

Nguồn gốc chữ Hiếu vốn không tài liệu lịch sử nào ghi lại, chỉ biết rằng khi chúng ta hiện hữu thì chữ Hiếu đã xuất hiện và lớn dần theo năm tháng; hình thành rất lâu đời không những ở Việt Nam mà còn khắp phương Đông và phương Tây. Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa khác nhau, vì vậy quan niệm chữ Hiếu và hình thức báo hiếu cũng có đôi nét khác biệt. Đặc biệt, ở mỗi giai đoạn lịch sử, khái niệm chữ Hiếu tuy có chút khác nhau về mặt ngữ nghĩa song vẫn luôn đề cao công ơn cha mẹ. Trong tác phẩm “Lý hoặc luận”, Mâu Tử cho rằng: “Nếu làm việc đức lớn, thì không câu nệ tiểu tiết. Cũng như cha mẹ ngã xuống nước thì cứu cha khỏi chết đuối là đức lớn, còn nắm chân kéo tay, dốc đầu cha để nước trong bụng cha chảy ra hết để cứu cha khỏi chết, tất cả chuyện đó là tiểu tiết” [1].

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ bằng cách tôn thờ, phụng dưỡng cha mẹ ốm đau sớm tối. Cha mẹ chỉ dạy điều hay điều tốt phải biết vâng lời. Nếu một người ngay cả việc Hiếu đạo với cha mẹ không tròn thì làm sao được bạn bè, thầy cô, làng xóm, xã hội,…yêu mến và kính trọng. Tại Việt Nam, mỗi người từ khi sinh ra trên cõi đời, lớn lên và trưởng thành đều nhờ vào ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹCông lao ấy trải qua bao nhiêu thế hệ vẫn to lớn tựa biển trời, thế nên nghĩa tình ấy được thể hiện qua câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộc và ăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé, trong những lời hát ru hay câu chuyện cổ tích dân gian mẹ kể. Qua điệu nhạc vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng âu yếm đó là cả hệ thống triết lý dạy về đạo đức làm người, dạy con người phải biết “uống nước nhớ nguồn” hay “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nên ở đời trước tiên phải báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Đây chính là nền tảng đạo đức căn bản nhất để bước vào đời. Dẫu thế nào, ngôn từ cũng không thể truyền tải hết công ơn cha mẹ, cho nên chỉ biết mượn điệu nhạc, vần thơ, ca dao tục ngữ bình dị để biểu lộ tấm lòng chân thành mà người con một đời luôn khắc cốt ghi tâm.

Cha mẹ là đấng sinh thành thiêng liêng vô bờ bến, không có gì so sánh được. Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là vô điều kiện, chỉ cho đi mà không cần nhận lại. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, dù vạn vật có thay đổi nhưng tinh thần Hiếu đạo vẫn giữ nguyên nét truyền thống riêng biệt, trở thành giá trị đạo đức trong thuần phong mỹ tục nước ta. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng đề cao đạo Hiếu và xem như là bổn phận đầu tiên của con cái. Thúy Kiều hy sinh hạnh phúc bản thân để làm tròn chữ Hiếu.

“Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn,
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sanh thành” [2].

Lịch sử bao đời nay, “Hiếu” đã trở thành truyền thống giá trị đạo đức cao cả. Trải qua nhiều thế hệ, “Hiếu” bao giờ cũng được đề cao. Dù khoa học có phát triển đến đâu, nhưng triết lý làm người của những bậc cổ nhân vẫn bất diệt theo thời gian và hằn sâu trong lòng mỗi chúng ta. Thế nên “báo hiếu là một quan niệm chính đáng, một hành động hợp lý trong cử chỉ: làm con chúng ta không thể quên được nỗi lao thân khổ thứ của cha mẹmải miết lo cho con từ miếng cơm manh áo, có đức rộng tài cao; lo cho con từ khi mới lọt lòng cho đến ngày đầu bạc răng long; không kể gì khó khăn vất vả… Luôn luôn vì nghĩ làm sao cho con mình được thông minh nhân đức mà cha mẹ quên mình dốt nát tội lỗi” [3].

Vì vậy, Hiếu không phải là những gì nói suông mà phải được cô đọng bằng những việc làm cụ thể như: Quan tâm, chăm sóc và phụng dưỡng mẹ cha,… bằng những hành động cụ thể nhất để cha mẹ yên lòng an hưởng tuổi già. Nhưng dù có làm tất cả cũng không thể đền đáp hết được công ơn lớn như biển trời ấy. Cho nên, hàng đêm, chúng ta hãy cầu nguyện cho cha mẹ dù còn sống hay đã mất luôn luôn được an lành.

CHỮ HIẾU THEO QUAN NIỆM NHO GIÁO 

Trung Hoa vốn nổi tiếng với cách giáo dục uốn nắn con người từ nhỏ. Thông qua đạo Hiếu của Nho giáochúng ta càng hiểu rõ hơn về nền văn hóa lâu đời có sức lan tỏa rộng khắp phương Đông. Vì “Nho giáo đề cập nhiều nội dung, trong đó có nội dung giáo dục tư tưởng “Hiếu” của con người. “Hiếu” là một phạm trù đạo đức của Nho giáo” [4]. Theo Nho giáo, cách báo hiếu cao nhất là phải lập thân hành đạo, có địa vị trong xã hội. Người con có thành công cha mẹ mới hiển vinh, nở mày nở mặt với dòng họ tổ tiênKhổng Tử cho rằng thân thể này do cha mẹ sinh ra, người con có Hiếu không được hủy phạm: “Thân thể, tóc da, đều nhận từ mẹ cha, không được để bị hủy hoại, tổn thương, đó là khởi đầu của chữ Hiếu. Lập thân hành Đạolưu danh cho hậu thế, để hiển vinh mẹ cha, đó là tột cùng của Hiếu”. Đồng thời: “Cha mẹ còn sống thì phụng sự cho hợp lễ, mất rồi thì tống táng cho hợp lễ, cúng tế cho hợp lễ” [5].

Như vậy, theo Nho giáo người con phải thể hiện lòng hiếu kính với cha mẹ bằng cách: “1. Quý trọnggiữ gìn thân thể do cha mẹ sinh ra; 2. Lập thân dương danh ở đời để vinh hiển cha mẹ; 3. Đối với cha mẹ, phải phụng dưỡng khi còn sống và lo hậu sự cho hợp lễ” [6]. Thật vậy, Nho giáo là tôn giáo rất coi trọng đến chữ “Hiếu”, dù cha mẹ có làm sai cũng không dám trái lời. Khổng Tử nói: “thờ cha mẹ nên nhỏ nhẹ khuyên can, nếu thấy cha mẹ không theo ý mình thì vẫn cung kính mà không xúc phạm cha mẹ, tuy khó nhọc, lo buồn nhưng không được oán hận” [7]. Vì thế, Hiếu được Nho giáo đặt ở vị trí đầu, Tăng Tử nói: “Hiếu là nết đứng đầu trăm nết. Hiếu cảm đến trời thì gió mưa hòa thuận. Hiếu cảm đến đất thì muôn vật tốt tươi. Hiếu cảm đến người thì phúc lộc thịnh vượng” [8].

Có thể thấy, Nho giáo có một hệ thống giáo dục con người được áp dụng từ xưa đến nay, trong đó luôn đề cao vai trò “Hiếu đạo”. “Hiếu” như sợi dây vô hình nối kết và thắt chặt tất cả mối quan hệ trong gia đìnhbiến thành chất liệu xây dựng cuộc sống hạnh phúcNgoài ra, chính chữ “Hiếu” cũng mang đến những giá trị tinh thần to lớn cho chúng ta.

CHỮ HIẾU TRONG PHẬT GIÁO 

Đạo Phật cũng nói đến chữ Hiếu, nhưng với nội dung và ý nghĩa rộng lớn hơn. Qua câu mở đầu trong tập truyện thơ dân gian “Nam Hải Quan Âm” đã nói lên điều đó:

“Chơn như Đạo Phật rất mầu,
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân

Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.


Trên thời hiếu báo sanh thành,
Dưới thời nhân cứu chúng sanh Ta bà” [9].

Bên cạnh đó, những lời dạy của Đức Phật về phương pháp tu tập để đi đến giải thoát được thấy rất nhiều trong Kinh tạng Pali của Phật giáo Nguyên thủy. Có thể thấy, những lời Đức Phật dạy về chữ “Hiếu” thật đầy đủ, sinh động và cụ thể. Điều này đã được Đức Phật tuyên bố trong Kinh Tương Ưng tập I: “Này các Tỷ kheo, cái gì là nhiều hơn, sữa mẹ mà các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển”. Không phải sữa của mẹ nhiều hơn nước trong bốn biển, mà Đức Phật muốn dạy rằng công ơn của mẹ thật không gì sánh nổi, làm sao đáp đền cho hết. Thật vậy, công ơn cha mẹ không thể dùng ngôn ngữ diễn tả, dù chúng ta có báo hiếu bằng cách nào cũng không đủ.

Trong Phật giáo, đối với người xuất gia việc cạo bỏ râu tóc, tức là hủy hoại một phần mà người đời rất quý để sống đời phạm hạnh. Hàng ngày, mỗi buổi sáng người xuất gia thường sờ lên đầu để tự nhắc nhở mình phải cố gắng đoạn trừ tham, sân, si và hướng đến mục tiêu “Thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh”. Đây cũng được xem là một hành động cụ thể để hồi hướng phước báo đến đấng sinh thành của mình, tuy trọn vẹn không bằng vật chất giống thế gian nhưng bằng tinh thần hướng thượng đúng với tính chất triết lý đạo đức của Phật giáo.

Qua đó, chúng ta thấy được Đạo Phật là đạo nhập thế không rời xa thế gianVì vậykinh Phân Biệt kể rằng, Đức Thế Tôn thường nhắc nhở đến công ơn cha mẹ Ngài: “Ta trải qua nhiều kiếp tinh tấn nay mới thành Phật, toàn là công ơn của cha mẹ Ta. Vậy nên, người muốn học đạo không thể tinh tấn hiếu thảo với cha mẹ”. Do đó bổn phận của người con đối với đấng sinh thành đáng được cung kính và cúng dường, tất cả những điều đó Đức Phật đã dạy trong rất nhiều Kinh điểnNgoài ra, trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt chỉ rõ năm trường hợp người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông: “Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời” [10]. Vì vậyĐức Phật đã nói người nào thành kính nuôi nấng, phụng dưỡng mẹ cha sẽ hưởng những công đức tốt lành do lòng hiếu dưỡng đem lại.

Đức Phật đã liệt kê những điều đó vào năm tội ngũ nghịch, trích trong kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, trang 738: “Có năm nghịch tội này, này các Tỳ kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa ngục, không có thể chữa trị. Thế    nào là năm? Đoạt mạng mẹ, đoạt mạng cha, đoạt mạng vị A-la-hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu, phá hòa hợp Tăng” [11]. Chữ “Hiếu” trong Phật giáo mang giá trị quan trọng và cao quý đối với chúng ta. Không chỉ trong phạm vi “Hiếu đạo” nhỏ hẹp mà còn chứa đựng đạo đức mang tính “Chân-thiện-mỹ” để ứng dụng vào cuộc sống, ngoài bản thân còn đem đến lợi ích cho tha nhângia đình và xã hội. Điều này cho chúng ta thấy đạo đức Phật giáo là nếp sống hướng thiện không những đề cao vị trí con người mà còn đưa con người tiến đến con đường giải thoát ở hiện tại. Như trong kinh Pháp Cú 183, Đức Phật có dạy:

“Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy” [12].

Thật vậy, đạo đức Phật giáo không những được thể hiện qua luật nhân quả, nghiệp, vô ngã,… mà giáo lý nhà Phật còn chỉ ra cái khổ, nguyên nhân khổ, sự diệt khổ và con đường đoạn tận khổ đau. Do đó, Đức Phật tuyên bố: “Chư Tỳ kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ”. Đạo Phật không những chỉ rõ con đường khổ đau của con người, mà còn khích lệ chúng ta làm lành tránh dữ, giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý được thanh tinh. Bên cạnh đó, Đức Phật dạy: “Con người là chủ nhân của mình, là hòn đảo của tự thân”. Vì vậy, khổ đau hay hạnh phúc là do chính nình quyết định.

4. CHỮ HIẾU TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY NHƯ THẾ NÀO?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đang chóng mặtcon người cũng chạy đua với thời gian mà quên đi bổn phận và trách nhiệm hiếu thảo với ông bà, cha mẹPhải chăng sự tác động của nền công nghệ 4.0 đã làm con người quên đi những truyền thống xưa, chỉ biết lao đầu vào những thứ hiện đại? Bên cạnh đó, chúng ta phải đối mặt với những vấn đề tiêu cực như tệ nạn xã hội, sự suy thoái trầm trọng về giá trị đạo đức, nhất là chữ “Hiếu” đang bị xói mòn bởi lối sống thực dụng, trọng về vật chất hơn tình cảm. Tuy nhiên, làm tròn chữ “Hiếu” ngoài việc nuôi dưỡngcúng dường cha mẹ với của cải vật chất, tiền bạc,… tất cả những điều đó vẫn chưa đủ. Vậy mà trên thực tế vẫn có không ít những câu chuyện thương tâm mà chúng ta được nghe qua từ các phương tiện truyền thông đưa tin vẫn đang diễn ra hàng ngày như: Con cái mắng chửi cha mẹ, anh em đùn đẩy nhau không chịu nuôi cha mẹ, thậm chí đánh cha giết mẹ… Phải chăng giới trẻ bây giờ sống quá ích kỷthờ ơ, chỉ nghĩ cho bản thân mà không nghĩ đến người khác. Vì thế, việc quan tâm chăm sóc cha mẹ trở thành gánh nặng nên nói gì đến chữ hiếu. Có bao giờ chúng ta đặt mình vào vị trí của cha mẹ chưa? Thật vậy, cha mẹ đã hy sinh tất cả để cho các con nên người, thậm chí dầu cho có phạm tội chỉ mong con đầy đủ. Trong kinh Vu Lan có đoạn:

“Con còn nhỏ phải lo săn sóc
Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con
Phải tắm, phải giặt, rửa trôn
Biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì”.

Vì vậyĐức Phật nói trong kinh Trường Bộkinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt về bổn phận của cha mẹ cũng có năm trách nhiệm đối với con cái: “Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của thừa tự cho con”. Vì thế, cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng con cái đến trưởng thành mà còn phải có trách nhiệm dạy dỗ con trở thành người có ích trong xã hội. Qua đó, là người xuất gia học Phật, trước hết chúng ta cần trang bị cho mình đầy đủ những phẩm chất đạo đức chuẩn mực nhất để góp phần gìn giữ nét văn hóa của dân tộc ta trong thuyền thống giáo dục xưa và nay, giúp đất nước ngày càng ổn định văn minh, giàu đẹp hơn. Qua đây, người viết muốn gửi đến thông điệp: “Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương” của HT. Thích Nhất Hạnh như lời nhắc nhở đến tất cả mọi người phải tự ý thức và sống có trách nhiệm với chính mình. Điều quan trọng là biết đối nhân xử thế, “Hiếu đạo” chính là những bậc thang đầu tiên để chúng ta bước tiếp vào trường đời. Ngay từ đầu mà chúng ta thiếu sót việc đền đáp công ơn cha mẹ thì chúng ta đã thất bại.

Chính yếu tố của Phật giáo đã đáp ứng và giải quyết nỗi khổ niềm đau ngay trong hiện tại qua các bài giáo lý ứng dụng vào đời sống, giúp cho người đang làm ác biết hồi đầu hướng thiện, người chưa làm các điều ác sẽ phát sinh thiện tâm, giữ “thân, khẩu, ý” trong sạch để mang lại lợi ích cho cuộc đờiPhật giáo mang dáng dấp hoàn toàn khác các tôn giáo còn lại, bởi tính thực tế, không chỉ trên hình thức ngôn ngữ qua loa mà Phật giáo đi sâu vào lòng người, làm thay đổi nỗi khổ niềm đau họ đang gặp phải và mang lại lợi ích cũng như bình an cho toàn thể vạn vật trong vũ trụ.

SC. Thích Nữ Liên Định

 

Chú thích:

[1] Minh Chi – Lý Kim Hoa (Nhiều tác giả), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, 1989, tr.58.

[2] Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1972, tr. 195.

[3] HT. Thích Thiện Siêu – HT. Thích Minh Châu, Chữ Hiếu trong đạo Phật, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr. 8.

[4] Cao Vọng Chi, Đạo Hiếu trong Nho gia, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2014, tr. 5.

[5] Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ, “Thiên II. Vi Chính”, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995, tr. 40.

[6] Thích Nhật Từ (Biên tập), Nền Tảng Giáo Dục Phật Giáo Về Đạo Đức, Nxb. Tôn Giáo, 2019, tr. 445.

[7] Nguyễn Hiến Lê (chú dịch và giới thiệu), Luận Ngữ, Nxb. Văn Học, Hà Nội, 2003, tr. 313.

[8] Tạ Thanh Bạch (dịch chú), Minh Tâm Bửu Giám, Nxb. Thanh Hóa, 2003, tr. 55.

[9] HT. Thích Thiện Siêu – HT. Thích Minh Châu, Chữ Hiếu trong đạo Phật, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr.18- 19.

[10] HT. Thích Minh Châu (dịch), Trường Bộ KinhKinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Viện NCPHVN, Nxb. Tôn giáo, 2018, tr. 627, 628.

[11] HT. Thích Minh Châu (dịch), Tăng Chi Bộ Kinh, tập 1, Chương 5, Phẩm Bệnh, phần Ngũ Nghich, Viện NCPHVN, Nxb. Tôn giáo, 2016, tr. 738.

[12] HT. Thích Minh ChâuKinh Pháp Cú, Nxb. Hồng Đức, 2017, tr. 81.

[13] HT. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ, tập 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, Viện NCPHVN, Nxb. Tôn giáo, 2017, tr. 185.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2777)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2366)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3310)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2541)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2485)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2415)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3196)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3949)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2968)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3037)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2593)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2642)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2646)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2312)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2630)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2993)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3933)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2948)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3623)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2817)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2442)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3311)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2866)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2567)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2856)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3511)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3832)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3951)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2535)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2525)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2254)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3822)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2880)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4090)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3281)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3743)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2931)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3811)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3290)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3351)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2934)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2778)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3698)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2654)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3172)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3568)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3745)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2876)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2648)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant