Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ánh Sáng Từ Tâm

22 Tháng Mười 202215:07(Xem: 1862)
Ánh Sáng Từ Tâm
Ánh Sáng Từ Tâm 

 Thích Phước Đạt

hinh phat 5


Sống trong thế giới hội nhập toàn cầu của thời đại 4.0, khi mà đời sống kinh tế thị trường phát triển, các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin bùng nổ, nhu cầu của con người cũng gia tăng cao độ. Một mặt đòi hỏi con người càng nỗ lực thăng tiến, tìm kiếm sự giàu cósự nghiệp công danh, hưởng thụ các điều kiện phương tiện vật chất, mặt khác cũng dẫn đến mọi mâu thuẫn đối kháng trong nội tâm. Hệ quả là con người mâu thuẫn tự thân, mâu thuẫn với môi trường sống, mâu giữa cá nhân với con người và xã hội. Và như thế, con người thường xuyên đối diện những vấn đề nan giải của thực tiễn đời sống văn minh đặt ra, đi kèm đó là sự khủng hoảng về những giá trị đạo đứctâm linh. Đây chính là lớp sương mù cần ánh sáng mặt trời chân lý rọi chiếu. Do đó, đã là người học Phật, Phật tử phải thực hiện nếp sống đạo đức Phật giáo, là ánh sáng từ tâm để con người tự thân bước ra khỏi thế giới khổ đau mà do mình tự tạo lập.

TÂM TỪ NHƯ LÀ TRẠNG THÁI TÂM THỨC ĐẸP NHẤT

Ánh sáng từ tâm là giá trị Phật giáo cốt lõi soi sáng vào nội tâm mỗi người giữa cuộc đời đầy biến động vô thường. Ánh sáng đó giúp con người tỉnh thứcnhận diện và trải nghiệm các phương pháp thực tập đời sống hướng nội, chỉ cho mọi người biết sống với nhau bằng trái tim yêu thương và một khối óc được vận hành bởi trí tuệ hiểu biết. Nói cách khác, người học Phật phải biết ứng dụng những chân giá trị của Phật giáo vào cuộc sống thì mới có thể khiến những giá trị đó hòa quyện vào thân tâmtrở thành xương máu của cơ thể, khiến cả cuộc đời thăng hoa, hướng tới chân – thiện – mỹ, thật sự an lạchạnh phúc. Do đó, trong đời sống hằng ngày, việc thực tập đời sống hướng nội được soi rọi từ ánh sáng từ tâm luôn làm mọi người yêu thươnghiểu biết nhau nhiều hơn. Thế nên, Đức Phật ca ngợi tâm Từ như là trạng thái tâm thức đẹp nhất trên thế gian. Ngài thường khuyên nhủ học trò, đệ tử hãy tu tập lòng từ, chỉ có lòng từ mới cho ta khả tính tình yêu vô hạn: 

“Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng lớn.
Phía trên và phía dưới,
Cũng vậy cả bề ngang,
Không hạn chế trói buộc,
Không hận, không thù địch”.
(Kinh Từ bi – Tiểu Bộ Kinh,
HT.Thích Minh Châu (dịch)

 

Đức Phật lại giảng tiếp:

“Khi đi hay khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy,
Được đời đề cập đến,
Là nếp sống tối thượng”.
(Kinh Từ Bi)

Đó là giá trị thật mà con người cần hướng đến, nó nuôi dưỡng ta lớn lên, trưởng thành, hội nhập vào dòng đời và làm cho đời thêm sáng tươi. Chính lẽ đó, trong Kinh Từ biĐức Phật ví tâm từ như ánh sáng tình thương của người mẹ đối với đứa con một của mình. Ví dụ này thật sâu sắc và có ý nghĩa cao quý. Tâm từ mà Đức Phật ca ngợi đâu có phải là đức hạnh xa vời của bậc thánh, siêu việt thế gian này, ngoài tầm với của chúng ta, mà trái lại vô cùng gần gũi và thân thương, vì trong chúng ta ai lại không có mẹ và từng được lòng từ của mẹ ấp ủ, đùm bọc. 

Nói như vậy để thấy, ai trong chúng ta cũng đều có thể ứng dụng từ tâm vào cuộc sống, ngay nơi đang sống và ngay bây giờ. Trong ngôi nhà chúng ta đang sống, hãy yêu thương cha mẹ, con cháu với tình thương rộng mở, bao dung. Là người chồng hãy yêu thương vợ nồng thắm thuỷ chung sắc son và vợ cũng phải yêu thương chồng như vậy với tình thương rộng mở và niềm tin kính nghĩa vô cùng. Rồi với bạn bè gần xa hay mọi người xung quanh trong các mối quan hệ xã hội cũng phải thật lòng, chân thật bất hư. Một điểm cần lưu ý nữa tâm từ không chỉ được vận hành trong nội tâm mà còn phải ứng xử thiện lành với mọi người, cũng như quan tâm yêu thương những con vật nuôi trong nhà, những loài vật quý hiếm, thậm chí cả với cây cỏ. Tất cả phải được săn sóc với tất cả tình thương yêu rộng lớn, một tình thương không giới hạn, không bến bờ. Thế nên, cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu thường dạy: “Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại”. 

THỨC TẬP HÀNH TRÌ TỪ TÂM 

Thực tế, trong một thế giới đầy biến độngcon người thường xuyên phải đối diện với những cơn lốc vô thường, sự mất mát, sự hơn thua,… Việc vận dụng tâm từ vào đời sống thường nhật là điều tất yếu. Nếu ta không thực tập hành trì từ tâm thì khó mà đối diện những lo âuphiền nãođối khángnghịch duyên từ đời sống thực tiễn đầy hấp dẫn bởi sự hào nhoángcám dỗ nhưng quá khắc nghiệt với con người. Không có ánh sáng từ tâm, bạn sẽ rơi vào sự chơi vơi, lạc lõng, mất quân bình về mặt tâm lý. Bạn phải cần có thái độ sống hoan hỷ mở rộng cõi lòng, đón nhận tất cả mọi tình huống xảy ra và sẵn sàng chuyển hóa. Nghĩa là thay vì đau khổ buồn chán và than khóc thì phải biết trải nghiệm thực tập hạnh từ, sự yêu thương để hướng tâm đi vào lộ trình sống thiện, sống hoan hỷ, sống an lạc. Trong một gia đình, nếu có một người con hiếu thuận với cha mẹ, thì trong các mối quan hệ ứng xử với mọi người còn có nghĩa tình. Cha mẹ yêu thương con mình, thì những người cha, người mẹ đó có thể khởi từ tâm bao dung những đứa con mồ côi không nơi nương tựa.

Là Phật tửchúng ta phải hằng ngày tự thân tu tậptụng kinhniệm Phậtngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ. Lời dạy trong kinh phải tác động đến thân tâm chúng tađể tâm trở nên thuận tịnh; Niệm Phật để nhớ nghĩ đến công hạnh của Phật và sống theo những gì Phật đã dạy, đã tu chứngNgồi thiền để tĩnh tâman trú trong định, để tuệ giác bừng khởi. Thế nên, khi ánh sáng từ tâm soi rọi đến đâu thì tuệ giác bừng khởi đến từ đó. Đó là sự chuyển biến thật sự của tâm thức. Một tâm thức bị vô minh che lấp, hạn hẹp, vị kỷ chuyển hoá thành rộng lớn, khai mở, trải rộng khắp bốn phương, trên dưới, thấm nhuần ánh đạo, an trú trong chính niệm:

“Thở vào tâm tĩnh lặng,
Thở ra miệng nở cười
An trú trong hiện tại
Giây phút thật tuyệt vời”.

Khi thực tập như thế, bạn sẽ có cơ hội trở về lại cội rễ tâm thức của chính chính, không bị đối tượng và môi trường quấy nhiễu tâm thức bạn. Từ đó bạn sẽ có thái độ tỉnh giác để điều tâm, an trú tâm vào đối tượng cần giải quyết trong thương yêu và tôn trọngỨng dụng từ tâm không có nghĩa gì khác là mở rộng tâm thức trong khi tiếp cận con ngườicuộc đời và mọi sự đổi thay. Kinh nghiệm cho thấy, càng mở rộng tình cảm yêu thương thật lòng bao nhiêu, tình cảm đó càng trong sáng bấy nhiêu, càng dễ cho con người chủ động, điều hòa bấy nhiêu. Trái lại, tình cảm càng hạn hẹp, càng khó cho con người điều hòa, hướng dẫn. Đó thật sự là chìa khoá của pháp tu tập từ tâm được trải nghiệm qua việc điều chỉnh tâm, đem lại sự an lạc cho tâm, sự mở rộng tâm, mà mở rộng tâm, cụ thể và thực tế nhất là mở rộng tâm từ, bao quát hết mọi ngườimọi vật, mọi chúng sanh

Khi tâm từ được mở rộng và trải khắp, con người mới có khả năng đón nhận khả tính tình yêu vô hạn, không còn giới hạn bằng sự chấp thủ và khát ái trong sự đối đãi phân biệt. Sự an lạc sẽ được an trú ngay trong lòng mình và có khả năng kết nối và lan truyền đến với mọi người xung quanh. Sự trải nghiệm từ tâm cho thấy, một người giữ tâm vắng lặng và nhiệt tâm tinh cần làm các việc thiện lành để hiến dâng cho đời thì sẽ được sự hạnh phúc cho chính bản thân và có sự tác động với người khác trong việc hướng tâm sống theo nếp sống hướng thiện. 

Kết quả, cá nhân đó không chỉ hiện tại lạc trú mà đời sau còn phước báu, được sinh vào trú xứ thiện lành đúng như lời Phật dạy. Ngược lại, một người chỉ biết sống cho cá nhân riêng tư của mình, không hành trì thiện pháp, không chia sẻ những khó khăn và khổ đau đối với người khác. Kết quả chắc chắn sẽ đón nhận một đời sống cũng không như ý muốn của chính mình.

Kinh Tăng Chi I, có bài kinh Hạt Muối rất hay, cũng có ý nghĩa tương tự. Một ly nước bé nhỏ, thì một dúm muối, cũng đủ làm cho nước trong ly mặn đến mức không uống được. Cũng như vậy, với một cái tâm hạn hẹp, bé nhỏ thì một chút đau khổ cũng đủ làm cho nó không chịu đựng được. Nhưng thay vì một ly nước nhỏ mà là cả nước sông Hằng rộng lớn, một nhúm muối bỏ vào có can gì. Với tâm từ mở rộng tới vô lượngvô biên, có khó khăn gì mà vị Bồ Tát không thể vượt qua. Hãy đối đãi với mọi ngườimọi vật với lòng từ rộng lớn, có công việc gì dù khó khăn đến đâu, mà chúng ta không làm được.

Tóm lại, khi ánh sáng từ tâm rọi chiếu thì cuộc sống nở hoa, đâm chồi kết trái của hương tình yêu thươngsoi sáng mọi con đường ta đi. Bạn ứng dụng từ tâm vào trong đời sống thực tiễn thì bạn sẽ thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt giữa tự thân với tự thân, giữa cá nhân và gia đình, với cộng đồng xã hội và môi trường sống. Cuộc sống con người có hạnh phúc hay không, thiết nghĩ một trong những điều cơ bản nhất là xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở thiết lập tình cảm thân thiệnyêu thương và tôn trọng hiểu biết lẫn nhau. Từ tâm chính cơ sở tạo dựng tình cảm, chuyển hóa tình cảm, hướng dẫn tình cảm bằng trí tuệ, khởi đầu bằng Chánh tri kiếnThực tế, có tình cảm, sự yêu thương  nào cao quý hơn, rộng lớn hơn, lôi cuốn hơn là từ tâm, mà Phật Thích Ca từng trải nghiệm, từng ca ngợi là niềm hạnh phúc tốt đẹp nhất trên thế gian. Và như thế là người học Phật, là đệ tử Phật hãy đón nhận ánh sáng từ tâm và chính mỗi người, hãy làm cho ánh sáng từ tâm rực chiếu nội tâm mọi người.

TT.TS. Thích Phước Đạt
(Trích từ: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 397)
Thượng tọa Tiến sĩ Thích Phước Đạt – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2789)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2388)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3333)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2560)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2493)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2426)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3205)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3975)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2976)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3057)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2596)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2654)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2664)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2327)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2646)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3009)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3939)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2966)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3650)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2827)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2459)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3330)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2884)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2577)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2872)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3524)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3850)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3960)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2558)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2531)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2272)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3835)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2889)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4108)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3298)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3751)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2957)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3839)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3303)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3367)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2959)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2786)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3714)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2663)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3182)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3576)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3751)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2883)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2666)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant