Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

An Lạc Trong Thực Tại Hạnh Phúc Mãi Bên Ta

16 Tháng Tám 202316:09(Xem: 1405)
An Lạc Trong Thực Tại Hạnh Phúc Mãi Bên Ta
An Lạc Trong Thực Tại  Hạnh Phúc Mãi Bên Ta 

Hải Thuần Bảo Hải

mua xuan cua hien tai

Thời buổi hiện nay, chúng ta rất dễ sao lãng những cái thuộc về bên trong, ưa chuộng hình thức bên ngoài. Người con Phật phải dè dặt cẩn thận chớ có dễ vui, quên cái gọi là phản văn văn tự tánh, phản quan tự kỷ… là điều thiếu sót vô cùng tận. Diễn đọc kinh văn, tông cao trầm bổng du dương, nhưng quên đi rằng, đạt ý quên lời thì hỏng tuốt. Chân tu thật học, chúng ta mới có niềm vui chân thật trong sự tu hành của chính mình, kể cả cư sĩ hay tu sĩ đều vậy, miệng tụng tâm hành, lý sự viên dung mới có kết quả. Giới luậtPháp hành trong Phật giáo tựa ngón tay chỉ trăng, đưa hành giả trở về pháp hành an lạc. Nếm được pháp vị, hành giả tăng trưởng tín tâm lợi lạc trong cuộc sống, trong lộ trình tu tập. “Bước chân an lạc” không thể thiếu đối với mỗi người. Vậy làm sao để có sự an lạc thiết thực nhất trong cuộc sống hiện nay, thời đại công nghệ số? 

Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau. Trăm sông cũng về biển lớn, Đạo Phật cùng vị chung, đó là vị giải thoát. Tu sao mỗi ngày chúng ta xét lại thấy bản thân, an vui trong tâm, dù ngoại cảnh có bập bùng sóng vỗ. Biết rõ bản thân, hơn là soi chiếu ngoại cảnh, biết mình còn khuyết điểm nào, tu sửa ra sao, nên phát triển và hạn chế điều gì?

Người tưới nước lo phần dẫn nước
Thợ cung tên lo chuốc cung tên
Thợ hồ tô vách xây nền
Cũng như người trí ngày đêm luyện lòng.
(Kinh Pháp Cú – NT. Huỳnh Liên dịch)


Nguồn tâm vẫn là quan trọng nhất, an lạc hay không cũng từ tâm mà ra, tâm là đầu mối của sanh tử luân hồi, tâm cũng là cội nguồn của giải thoát. Chính vì thế Phật đã dạy trong Kinh Lăng Nghiêm, người tu hành phải cẩn trọng, nếu lầm nhận vọng là chơn mà dụng công thì chẳng khác nào, nấu cát muốn thành cơm ngon, trọn không thể được. Đối với phàm phu chúng ta tâm này có chơn có vọng, rõ biết chúng để điều phục tu hành mới được lợi ích an vui. Miệng tụng tâm hành lời Phật dạy thì tuyệt vời còn gì bằng? 

Thập chủng đại nguyện xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm thường được tụng sau khi gần kết thúc thời kinh trong Thiền môn, vậy ý nghĩa từng câu chữ, mình có lần nào ngồi lắng lòng chiêm nghiệmứng dụng được gì trong cuộc sống thường nhật chăng? Để đem lại niềm vui, hạnh phúc chân thật cho chúng ta trong từng câu kinh tiếng kệ mà Thế tôn đã chỉ dạy.

Đệ tử chúng đẳng,
Tùy thuận tu tập,
Phổ Hiền Bồ tát,
Thập chủng đại nguyện.
(Đệ tử các chúng, tùy thuận tu tập, mười đại nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền).

Nhứt giả lễ kính chư Phật

Một là nguyện kính Lễ mười phương chư Phật, ngoài nghĩa trên câu chữ chúng ta còn nên hiểu thêm một tầng nghĩa nữa, kính lễ khiêm hạ với mọi người vì ai cũng có tánh Phật, đức Thế tôn từng khẳng định, ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành.

Nhị giả xưng tán Như Lai

Hai là dùng ngôn ngữ xưng tán, khen ngợi công hạnh của các Đức Phật. Ngoài ra chúng ta nên tán thán ngợi khen những người xung quanh khi họ làm được những việc phước thiện, cao thượng, có cả trái tim tùy hỷ vui theo, không khởi sự đố kỵ ích kỷ, khi họ làm được mà mình không đủ khả năngđiều kiện. Phước tùy hỷ với công hạnh lành cũng rất lớn. Thay vì khởi niệm tiêu cực, ghét ganh chúng ta tùy thuận tán dương khen ngợi mọi người thì cuộc sống này nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Tam giả quảng tu cúng dường

Ba là nguyện rộng tâm từ tu bố thí cúng dường, một khi chúng ta biết cho đi là ta có tất cả. Người giàu họ cho đi là chuyện bình thường, nhưng nghèo chúng ta vẫn cho đi, chứng tỏ một điều rằng, ta đang rất giàu, giàu trái tim, tấm lòng, nhân nghĩa, tình người… Một khi biết bố thí, cúng dường ta đã vô tình tập buông xả, giảm bớt sự ích kỷ thâu tóm cho bản thân mình. Biết vì mình vì người mà chia sẻ yêu thương cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Chuyên tâm tu tập tự lợilợi tha, hành hạnh nguyện phụng sự, độ sanh giúp người cùng tu như mình cũng là pháp cúng dường. “Phụng sự chúng sanhcúng dường chư Phật”.

Tứ giả sám hối nghiệp chướng

Bốn là nguyện sám hối nghiệp của chính mình từ đời này và bao nhiêu kiếp về trước đã gây tạo khi bản thân không thể nhớ hết. Sám hối, tiếng Phạn gọi là sám ma, Trung Hoa dịch là hối quá, Sám là, chính mình tự biết những nghiệp ác đã lỡ gây ra từ trước, thật không đáng làm sanh lòng biết hổ thẹn, chừa bỏ lỗi cũ, hối là ăn năn. Hối hận không làm lỗi mới.

Ngũ giả tùy hỷ công đức

Năm là tùy hỷ công đức, tùy hỷ nghĩa là vui theo những công đức tu tập phước báu của mỗi người, tập mở rộng lòng thương là Từ bi trong Phật giáo. Tập yêu thương hoan hỷ tùy thuận, giúp chúng ta có nhiều năng lượng tích cực trong cuộc sống. Thay vì oán than khóc lóc, trách móc giận hờn, ta chọn vui vẻ hoan hỉ yêu thương, xóa tan bao muộn phiền trong cuộc sống thường nhật bởi những tâm chúng sanh dấy khởi.

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân

Sáu là thỉnh pháp của ĐứcThế Tôn luôn được luân chuyển trong thế gian. Chúng ta hãy để những bài pháp sống dậy thiết thực nhất là thực hành lời Phật dạy, mới đem lại lợi ích chân thật trong cuộc sống của chính mình.  

Thất giả thỉnh Phật trụ thế

Bảy là thỉnh Phật trụ ở đời. Trong thực tế đức Thế tôn đã nhập Niết bàn, điều này chúng ta có thể hiểu, mỗi người ai cũng có tánh Phật hằng sáng suốt hãy để tâm Phật sống dậy, hãy thỉnh Phật trụ thế trong từng sát na tâm của mỗi người.

Bát giả thường tùy Phật học

Tám là nguyện thường theo học Phật nhiều đời nhiều kiếp không bao giờ thối chí nản lòng và lui sụt đối với chánh pháp.

Cửu giả hằng thuận chúng sinh

Chín là nguyện thường hành sự tùy thuận, thương xót cứu giúp đối với tất cả chúng sinh trong tinh thần bình đẳng không phân biệt kẻ thân người sơ, như tâm Phật dành cho chúng sanh, như tâm mẹ hiền dành cho con dại.

Thập giả phổ giai hồi hướng

Mười là nguyện đem tất cả phước đức, công đức tu tập từ nguyện thứ nhất đến nguyện thứ chín, rộng khắp hồi hướng cho mọi loài. Đây là tâm rộng lớn bao la không bờ mé phân biệt đối đãi mà rộng độ quần sanh không gì chướng ngại. Tâm hạnh của Phật và Bồ tát, yêu thương cứu vớt, ban vui nếu chúng ta tu tậpthực hành lời Phật dạy thì lợi ích vượt ngoài mong đợi.

Thật sự tu để có sự an lạc chân thật, bất kể pháp môn nào đều không ngoài, chúng ta phải rõ biết tâm mình, muốn như vậy vâng lời Phật dạy: Trong Kinh Lăng Nghiêm, pháp “phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo” nghĩa, xoay ngược cái nghe để nghe tự tánh, tánh trở thành vô thượng đạo, của Bồ Tát Quán Thế Âm. Phật dạy chúng ta phương pháp xoay chuyển sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, quay ngược lại trở về tánh biết hằng sáng suốt, biết thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, rõ biết, của sáu căn hằng tri hằng giác khi tiếp xúc sáu trần gọi là “phản văn văn tự tánh”. 

Ta đã có sẵn tâm Phật, tánh giác hằng tri, mạnh dạn nhận lại, kích hoạt tánh giác ấy. không cần kiếm tìm đâu xa xôi, thực tại hiện tiền

 “Bụt ở trong nhà
 Chẳng phải tìm xa
Nhân quên gốc
Nên ta tìm Bụt
Đến lúc biết, chỉ Bụt là ta”. 
(Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông)

An lạc trong chánh niệm, hạnh phúc mãi bên ta. Hạnh phúc chỉ được thiết lập khi chúng ta tỉnh giác, biết rõ chính mình, biết để điều tiết, chỉnh đốn, trang bị, tu sửa bản thân từng giờ, từng ngày, có như thế mới tiến bộ trên con đường tu tập khi mình còn là phàm phu Tăng.

Quả thật cuộc sống này vốn mong manh như sương đầu ngọn, cỏ phút chốc tan biến khi duyên mãn, ngày nào còn hiện hữu chúng ta hãy sống hết mình trong chánh pháp, vâng lời chỉ dạy của Thế Tôn. Tập buông xả những vọng niệm chấp trước nơi tâm, sẽ giúp mình có sự an lạc trong thực tại, hạnh phúc mãi bên ta. Khổ là do ta chấp thật mọi thứ, buông đi để lòng nhẹ tênh, kệ đi để tâm thanh thản đón gió ngoài kia đang mát, hư không cảnh vật đất trời cho ta ôi tận tình. Những tên tuổi lẫy lừng, vang danh một thời rồi cũng vắng bóng với bao sự tiếc nuối yêu thương của mọi người, đâu phải đến già mới chết, vô thườngđợi chờ ai? Thôi thì ngày nào còn duyên nơi cõi tạm ta hãy sống ý nghĩa từng ngày, tu tập chuyển hóa lợi mình ích người. An vui hạnh phúc ngay tại đây, phút giây thực tại tỉnh sáng nay. Một lần đọc là là một nhắc nhở bản thân tu là hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1781)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1759)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2342)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 2044)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1830)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2406)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1996)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2126)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2307)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2624)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2647)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2140)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2636)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1936)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 2059)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2393)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2908)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1826)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1723)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1930)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1789)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2335)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2458)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2144)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1933)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1842)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 2025)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1785)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2788)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1904)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2247)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2195)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2558)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1877)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2048)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1922)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2095)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2674)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3795)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2348)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2365)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1723)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 2043)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2397)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2362)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2210)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3209)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2189)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2580)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2103)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant