Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cảm hứng bản thể giải thoátcảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm màu trong tác phẩm thi ca chữ Hán-Nôm của thiền phái Trúc Lâm đời Trần

19 Tháng Chín 201000:00(Xem: 20685)
Cảm hứng bản thể giải thoát và cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm màu trong tác phẩm thi ca chữ Hán-Nôm của thiền phái Trúc Lâm đời Trần


Khi bàn về cảm hứng sáng tạo, Võ Gia Trị cho rằng “Suy đến cùng cảm hứng là một dạng năng lượng của trí tuệ con người, cái sức mạnh được tập trung cao độ đó giúp họ vượt qua được những khó khăn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, giải phóng họ vượt qua những ràng buộc, đem lại cho người nghệ sĩ cái cảm giác tự do tuyệt vời nhất trong sáng tạo nghệ thuật”(1). Và nếu cảm hứng sáng tạobản chất của người nghệ sĩ trước cái đẹp, thì cảm hứng chứng ngộ tâm linh là thuộc tính tất yếu của những con người siêu phóng, ngập tràn niềm tin trong cuộc hành trình tìm cầu, chứng đạt chân lý.

Đọc thi ca chữ Hán và chữ Nôm của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu, cảm hứng nhân văn - thế sựcảm hứng quê hương đất nước quê hương Thiền tông thật phong phú, đầy sáng tạo của các giá trị thẩm mỹ, được bắt nguồn từ sự trực cảm tâm linh của những tâm hồn nghệ sĩ - thiền gia, thiền sư chứng ngộ. Trong khuôn khổ bài này xin trình bày hai cảm hứng: cảm hứng bản thể giải thoátcảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu mà thôi.

1. Cảm hứng bản thể giải thoát trong thơ văn của thiền phái

Cũng như các thiền sư đời Lý, tác giả Thiền phái Trúc Lâm đời Trần diễn đạt tiến trình tu tập, chứng đạt nguyên lý và sự vận hành của vạn pháp, sự lĩnh hội thế giới tự chứng tự nội qua thơ văn của mình. Điều lý thú là chúng được trình bày bằng những hình ảnh khá sinh động bóng bẩy, sinh động và giàu sắc thái nghệ thuật. Về khía cạnh mỹ cảm này, các tác giả Thiền phái hơn hẳn các thiền gia đời Lý. Lê Văn Siêu trong sách Văn học thời Lý đã nhận xét khá tinh tế “Người thời lý đã dùng một loại thơ trầm lặngtrang nghiêm (không vui, không buồn, không sợ, không đau, không yêu, không ghét)” (2). Mặt dù, thỉnh thoảng đó đây, chúng ta cũng bắt gặp các tác giả đời Lý nói về bản thể giải thoát có hương vị hữu tình, nhưng cũng là những hình ảnh nguyên bản trong kinh điển Đại thừa của thế giới chân tâm thường trụ, duyên sinh vô ngã, sắc không, hữu vô… trong nguyên lý vạn vật đồng nhất thể.

Trong khi đó, các tác giả Thiền phái Trúc Lâm thì rất sở trường trong việc hình tượng hóa vấn đề bản thể giải thoát luận. Điều này là có cơ sở, bởi vì các nhà mỹ học chỉ ra rằng chính các trước tác kinh điển là “ngọn nguồn vô tận để khơi gợi cảm hứng sáng tác”. Mặt khác, “ngoài giá trị gợi ý khuynh hướng sáng tác, các trước tác kinh điển còn để lại cho văn học đời sau một số hình tượng nghệ thuật trở thành nguồn thi liệu giúp cho nhà thơ, nhà văn sáng tác” (3).

Thơ văn của các tác giả của Thiền phái trước tác, phản ứng khá sinh động, hấp dẫn về thế giới bản thể giải thoát đối với người đọc. Việc quy định các thể loại luận thuyết tôn giáo, kệ và ca, thơ Thiền để họ trước tác cũng phản ánh sự cảm thức sâu lắng trong tiến trình tu tập giải thoát tâm qua nguyên lý duyên sinh vô ngã. Chính đức Phật từng nói: “Ai thấy duyên khởi là người đó thấy pháp là người đó thấy Như Lai” được ghi lại trong nhiều bản kinh. Do đó, các thiền gia, thiền sư nhìn nhận các pháp, con ngườiduyên sinh vô ngã, vô thường, chúng là giả danh, thực tướng vạn pháp là “không” theo tinh thần Bát bất của Trung Quán luậnLong Thọ diễn giải “Bất sinh diệc bất diệt, Bất thường diệt bất đoạn. Bất nhất diệc bất dị, Bất lai diệc bất khứ” (4). (Chẳng sinh cũng chẳng diệt, chẳng thường cũng chẳng đoạn. Chẳng một cũng chẳng khác, Chẳng đến cũng chẳng đi).

Đề cập vấn đề này, tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết “Quan niệm về bản thể của bộ phận tàng trữ thi ca trong Thiền uyển tập anh” cho rằng: “Xem xét bộ phận thơ ca được tàng trữ trong Thiền uyển tập anh nói riêng - trong toàn bộ triết họcvăn học Phật giáo nói chung - vấn đề “bản thể” thường xuyên được đặt ra và giữ vị trí trọng yếu. Điều này thể hiện trước hết bởi nó liên quan trực tiếp đến nhận thức, cách hiểu và giải thích thế giới (vật chất, hiện tượng, tâm linh…) và cuối cùng là chính các biện pháp nghệ thuật, các hình thức thể hiện in đậm sắc thái thi ca - triết học Phật giáo về vấn đề bản thể” (5).

Điểm đáng chú ý nữa là việc hội ngộ các pháp và chứng ngộ giải thoát được giải trình qua các thể loại sáng tác nói trên không chỉ dành cho các đệ tử xuất giaphổ biến rộng khắp cho các đối tượng tiếp nhận. Việc sử dụng cho các thể loại như luận thuyết tôn giáo như kệ, ca, thơ Thiền mang tính chức năngyếu tố hình tượng hóa triết lý Thiền - Phật trong sự phản ánh vấn đề bản thể giải thoát của Thiền phái là tất nhiên và hợp lý.

Từ các điểm nhìn nói trên, cảm hứng bản thể giải thoát khi đi vào thơ văn của Thiền phái Trúc Lâm đã trở nên tự nhiên hơn so với thời Lý. Nó như bức tranh hiện thực, cuộc sống có nhiều đường nét chấm phá, với nhiều gam màu lung linh huyền diệu. Do đó, hành trình trở về bản thể giải thoát được giải trình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu, cách biểu đạt, thi liệu mang tính hiện thực với bút pháp nghệ thuật cao để hấp dẫn người đọc. Hơn nữa, bản thân các nhà sáng tác thơ văn của Thiền phái là những người không thuần túy sống trong cảnh giới Thiền đường u tịch mà thể nhập cuộc sống bụi trầnchứng ngộ. Vì thế, nó không còn là cuộc diễn trình độc thoại giữa thầy và trò “ Dĩ tâm truyền tâm” nói về hình ảnh bản tâm, chân tâm thường tịnh mà thay vào đó là các hình tượng hóa mang sắc thái thi ca nghệ thuật để phổ cập quần chúng. Rõ ràng, các nhà thơ văn của Thiền phái đã có một sự thay đổi cách nhìn trong cảm quan Thiền học, tạo ra hướng tư duy thẩm mỹ về bản thể giải thóat. Khởi đầu là Thần Thái Tông lĩnh thụ tuyên ngôn của Nam TuyềnBình thường tâm thị đạo” trong Niêm tụng kệ 17; Tuệ Trung khởi xướng “ Bồ tát nói pháp, ta nói thực”. Tất cả đã cùng cất lên khúc nhạc với những giai điệu đa âm, cung bậc thăng trầm khác hẳn cái âm hưởng “ kệ thị tịch” thuần chất Phật pháp của các nhà sư thời Lý vang lên từ cánh cửa Thiền môn thanh tịnh.

Trên bình diện tổng thể, ta thấy các bài kệ thâu tóm ý Phật pháp hay Thiền học được viết sau các bài Phổ thuyết và các bài kệ trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông; Thượng sĩ ngữ lục của Tuệ Trung; kệ thị tịch và kệ kết thúc bài Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Sư đệ vấn đáp của Trần Nhân Tông; kệ thị tịch và các bài kệ trong Yếu minh học thuật của Pháp Loa; bài kệ kết thúc Vịnh Hoa Yên tử phú của Huyền Quang, bài nào cũng hay và khá giàu hình tượng nghệ thuật với việc sử dụng thi liệu từ suối nguồn kinh điển Đại thừathiên nhiên hữu tình. Có bài kệ nếu ta thêm tựa đề vào thì trở thành bài thơ trữ tình diễn đạt phong vị bản thể giải thoát của Thiền. Chẳng hạn, bài kệ kết thúc đoạn mở đầu bài Phổ thuyết tứ sơn để lại dấu ấn tâm linh cho người đọc trong cuộc hành trình tìm về bản lai diện mục với hình tượng hóa “ lư nhi tam cước đại” (con lừa ba chân) vượt quatứ sơn tiểu bích” (bốn núi cheo leo) (6). Hay bài kệ thứ sáu trong phần Tụng cổ của Tuệ Trung cũng thật ấn tượng không kém gì bài kệ trên đối với người đọc khi diễn đạt Phật tínhbất sinh bất diệt, bất động bất tĩnh với hình ảnh con giun bị chặt đứt thành hai khúc, mổ bụng con rùa mà tìm kiếm “ Khâu dẫn trảm vi lưỡng đoạn thùy, lưỡng đầu câu động hữu thùy truy. Vấn lai Phật tính toàn nan đắc, Cô phụ khoa trường tạng lục quy” (7) chặt đứt con giun thành hai khúc, hai đầu đều động, có ai ngờ. Hỏi rằng tính (Phật không hề biết, Mổ bụng cất rùa uổng phí chưa).

Khi đi vào chi tiết cụ thể của từng tác phẩm thơ văn của Thiền phái, hành trình tìm về bản thể giải thoát càng được thi hóa mang tính mang tính nghệ thuật cao qua các hình ảnh sống động, lung linh huyền ảo và thật gần gũi. Từ hình ảnh ánh trăng soi chiếu dòng sông, con thuyền lướt sóng, cho đến hạt châu ma ni lấp lánh hay gương soi huyền diệu…Tất cả như tạo nên dòng mạch cảm hứng mới rọi chiếu bản thể giải thoát, khiến người đọc dễ nắm bắt và cảm thụ một cách sâu lắng.

Ai từng đọc kinh Phật thì sẽ thấy hình ảnh ánh trăng bừng sáng như rọi chiếu khắp mọi không gian bao la của vũ trụ, con người cảm nhận vẽ đẹp của trăng mà hằng sống với bản tính thanh tịnh huyền diệu của mình “ Thế nhân tính tịnh, do như thanh thiên, Tuệ như nhật, Trí như nguyệt, Trí tuệ thường minh” ( Tính của thế nhân thanh tịnh, như trời quang tịnh, Tuệ như mặt trời, Trí như trăng, Trí tuệ thường minh). Trăng trở thành hình ảnh biểu trưng cho trí tuệ Bát nhã thường nhiên của chân tâm người đạt đạo “Trí giả do như nguyệt chiếu thiên” (8). (Người trí tự tại, tự do như ánh trăng trời cao). Trăng hồn nhiên, lặng lẽ bước vào thế giới thi ca Thiền phái khiến người đọc có cảm giác như đi giữa không gian ngập tràn ánh trăng. Trăng xuất hiện đến 18 lần trong toàn thể kệ thơ Thiền phái. Trăng trở thành suối nguồn của cảm hứng triết lý bản thể giải thoát. Trăng gợi lên cái tự tính thường nhiên, tịch tịnh sáng trong, rọi chiếu tất cả. Trăng trở thành hình tượng nghệ thuật sinh động, đầy gợi cảm.

Ta hãy chiêm nghiệm vẽ đẹp ánh trăng bản thể diệu kỳ của thi nhân Thiền: “Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt” (Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng sáng đêm nay) (Đốn tỉnh) (9), “Kiến nguyệt an năng khổ tâm chỉ” (Thấy mặt trăng rồi sao còn vất vã tìm ngón tay) (Sinh tử nhàn nhi dĩ) (10). Có khi “ cõi trăng” được tác giả thi hóa thành “cõi vô tâm”: “Bao nhiêu phong nguyệt, về cõi tâm”. (Vịnh Hoa Yên tự phú) (11) Trăng cũng vào cõi thơ Trần Nhân Tông với đẹp diệu kỳ, tự soi mình để hướng tâm nhìn về hành trình bản thể “Ỷ lan hoành ngọc địch, Minh nguyệt mãn hung khâm”(12). (Tựa lan can nâng ngang chiếc áo ngọc, ánh trăng sáng chan hòa trước ngực). (Đăng Bảo đài sơn). Trăng không chỉ là vẽ đẹp ngoại cảnh mà còn là thế giới nhiệm mầu, đầy ắp hoa xuân giữa trần thế “Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú, Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường” (13). (Trời trong như nước, trăng sáng như ban ngày, Bóng hoa tràn ngập cửa sổ, giấc mộng đêm xuân triền miên).

Hình ảnh con thuyền Bát nhã hay chiếc bè sang sông trong kinh điển Phật giáo thường được biểu đạt cho phương tiện chuyên chở người mê cập bến bờ giải thoát. Khi đi vào thơ văn của Thiền phái, nó trở thành hình ảnh chiếc thuyền con, một khách hải hồ lướt sóng nước, trăng trời mênh mông “Tiễu đĩnh trường giang đãng dạng phù” (14) (Thuyền nhỏ lênh đênh trên sông dài), hay “Nhất diệp biển chu hồ hải khách” (Một lá thuyền con, một khách hải hồ) (15). Rõ ràng, các tác giả của Thiền phái là những người trần tục gặp nhau giữa bến bờ sinh tử, nhưng tâm họ luôn khai phóng của người đạt đạo. Đó là những con người lướt trên sóng gió để an trú tâm giữa cõi “thanh phong minh nguyệt” ( trăng thanh gió mát), nghe được tiếng vi vu của gió trời, tiếng nhạn vừa vụt thoáng qua. Chính trong những giây phút thanh tịnh của chân tâmThiền gia và thi nhân hội ngộ khắc họa những vần thơ mô tả cuộc hành trình về bản thể giải thoát thật tuyệt đẹphuyền diệu: “Hồ hải sơ tâm vị thủy ma, Quang âm như tiễn hựu như thoa. Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc, Lục thủy thanh sơn hoạt kế đa” (16). (Chí xưa hồ hải chưa từng khuấy, Tên vút, thoi đưa, tháng lại ngày. Gió mát trăng thanh, sinh nhai đủ, Non xanh nước biếc, thú vui đầy. Giương buồm, sáng sớm băng mù thẳm, Nâng sáo, chiều hôm giỡn khói mây. Dấu tích Tạ Tam nay đã bặt, Thuyền không bãi luống còn đây).

“Hồ hải sơ tâm” là chân tâm của con người, cũng là tự tính uyên nguyên của vũ trụ giữa không gian vô cùng, thời gian vô tận. Và như thế “thuyền không” là con thuyền vừa thực, vừa hư vẫn tự tại giương buồm lướt sóng nước với tiếng sáo vi vu, đi qua những sớm mai chiều hôm trong cõi “sắc không” nhiệm mầu của trần thế. Vậy là từ chiếc “thuyền con” đến chiếc “thuyền không”, mà con người an nhiên cập bến bờ giải thoát như lời Nguyễn lang nhận định “Không những đứng về phương diện tư tưởng mà đứng về phương diện văn học, hình ảnh một chiếc thuyền trống không, lặng lẽ vượt biển dưới ánh trăng tịch tĩnh Lăng Già là một hình ảnh mầu nhiệm” (17).

Sự nhiệm mầu đó nằm ngay cảnh giới thực tại bụi trần để hằng sống với cảnh giới uyên nguyên bao la của trời đất. Vì thế, cảm thức giải thoát của thi nhân Thiền phái cứ tiếp tục trào dâng với những hình ảnh an nhiên tự tại nhưng cũng đầy chất siêu phóng trào lộng: “Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu, Thùy thính cô viên đề xứ thâm” (18) (Người đời chỉ thấy nghìn non sáng, Tiếng vượn rừng sâu ai biết không?) (Phỏng Tăng Điền đại sư), hay “Thượng đầu đả quá hồ hà hữu, Nhất cá nê ngưu nhậm đảo ky” (19) (Vượt qua mọi “cái không chi cả”, Cưỡi ngựơc trâu bùn mặc sức ta) (Điệu tiên sư), hoặc “A thùy hội đắc nương sinh diện, Thủy tín nhân tín nhân thiên tổng giả danh” (Khuôn trăng người mẹ ai hay biết, Trời nọ người kia thảy giả danh” (Thời tiết an định) (20)…Thực chất đây chỉ là cách biểu đạt khác nhau về sự cảm hứng bản thể giải thoát mà Tuệ Trung say sưa biến tấu qua nhiều cung bậc lúc trầm, lúc bỗng theo nhịp đập trái tim con người trần tục.

Cũng cung bậc ấy, Trần Thánh Tông có nhiều bài thơ, tứ thơ nói về bản lai diện mục từ khi ông bước vào làng Thiền như trong bài Tự thuật (21):

“Tự tòng quán giốc nhập thiền lưu,

Đả ngõa toàn qui một ngoại cầu.

Nhận đắc bản lai chân diện mục,

Dao đầu hà xứ bất hưu hưu”.

(Từ phen để chỏm, nhập làng Thiền,

Đập ngói dùi rùa dốc chí bền.

Nhận được khuôn trăng như nó có,

Đến đâu mà chẳng thấy hồn nhiên).

Thấy được bản lai diện mục là thấy được tự tính giác ngộ, là nghe được “Cá trung khúc phá vô nhân hội, Duy hữu tùng phong họa thử âm” (22) (Khúc nhạc trong lòng, không kẻ hiểu, Hòa âm họa có gió thông ngàn). Đây cũng là hình tượng “Nương sinh diện” chỉ cho bản thể giải thoát mà trong bài Độc Đại Tuệ ngữ lục hữu cảm, ông viết “Nhất triêu nhất phá nương sinh diện, Tỷ không nguyên lai một bán biên” (23) (Một mai nhìn thấy dung nhan mẹ, Mới biết khuôn trăng khuyết một bên). Ý thư thật hàm súc, cô đọng, kiệm lời nhưng diễn tả cả thế giới nhị nguyên khi con người chưa nhìn thấy rõ dung nhan “mẹ” và thế giới chân như tràn đầy của “mẹ” cùng song hành một lúc trong một lúc trong một câu thơ.

Như vậy, giữa Phật và chúng sinh, sinh tửNiết bàn, phiền nãoBồ đềđối đãi chỉ là do cái nhìn có vọng kiến khởi lên “Niết bàn sinh tử mạn la lung, Phiền não Bồ đề nhân đối địch” (24) (Niết bàn, sinh tử buộc ràng suông, Phiền não Bồ đề đối nghịch dối, thực chất chỉ là thế giới chứng ngộ diễn bày khi con người khởi lên cái nhìn chánh kiến tuệ giác “Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu, Thu đáo vô phi thu thủy thâm” (25) (Xuân đến tự nhiên hoa xuân nở, Thu sang đâu chẳng nước thu trong) (Phật tâm ca) mà Tụê Trung muốn bày tỏ. Hay nói cách khác, đó là thế giới thực tại thường nhiên “Sinh như nước sam, tử như thoát khố” (26) (sống như mặc áo, chết như cửi quần) để rồi tung hứng toát nhiên đại ngộ “Bát tự đả khai phân phó liễu, Cánh vô dư sự khả trình quân” (27) (mở toang tám chữ mà trao, Có đâu dư chuyện ngõ hầu trình anh) mà Trần Thánh Tông hát khúc ca Sinh tử trước một ngày giả từ trần thế.

Bát tự chính là “Sinh diệt diệc dĩ, tịch diệt vi lạc” (Sinh diệt là diệt rồi, thì tịch diệt là vui), chỉ cho “tuyết sơn bát tự”. Trong bài Hữu cú vô cú, Trần Nhân Tông viết: “Bát tự Đã khai, toàn vô ba tị” (28) (Tám chữ mở ra, không còn khó nghĩ). Trong văn cảnh bài thơ này thì “bát tự” có thể là tám chữ mở đầu bài thơ “sinh như trước sam, tử như thoát khổ”, nó không ngoài ý nghĩa trên. Đây chỉ là cách diễn đạt khác về bản thể giải thoát rất hình tượng và gần gũi người Việt hơn, trên hết là nó đẩy đưa cái hương vị Thiền của bài thơ đi xa hơn, có thể vào nơi sâu thẳm nhất của tâm thức người đọc.

Rõ ràng, các tác giả Thiền phái từ trong cuộc sống tùy duyên mà vui với đạo, đã tạo ra những đoạn văn, bài kệ, bài ca, với những cung bậc, tiếng nói “đa thanh”, như lời nhận định tinh tế của Trần Thị Băng trong bài viết Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại, những vần thơ nhiều hàm nghĩa (29). Theo chúng tôi, đó là cách diễn đạt bản thể giải thoát bằng hình tượng, có khi tỏ ra nghiêm cẩn, lúc thì trầm lặng, hay bay bỗng trào lộng, khi thì tự tại, mộc mạc bình dị hết mức có thể. Nghĩa là cảm thức Thiền học của các nhà trước tác Thiền phái Trúc Lâm có sự thay đổi cách nhìn với biên độ rộng hơn so với các nhà thơ - Thiền sư đời Lý, đồng thời cuộc sống trần tụcgiải thoát đã tạo cảm hứng sáng tạo trong sáng tác vừa mang tính triết lý, vừa có tính triết học của mỹ học Thiền “rất riêng”.

Trần Thái Tông với cảm hứng sám hối,Tuệ Trung với cảm hứng phóng cuồng, Trần Thánh Tông với cảm hứng trần thế tùy tục, Trần Nhân Tông với cảm hứng tùy duyên ngộ đạo, Pháp loa trung thành cảm hứng Phật ý kinh điển, Huyền quang với cảm hứng giải thoát trong trời đất bao đầy thế sự; tất cả đã tạo ra những án văn, vần thơ tuyệt tác đầy hương vị giải thoát, thấy rõ bản tính thường nhiên bằng đôi mắt “kiến tính” thật nhẹ nhàng thi vị như thúc giục con người hướng về phía trước. để rồi Huyền Quang mộng thấy Quan Âm vào trong cỏ, ngủ tít canh ba sẽ thấy chính mình, ngồi ngắm hoa rụng, ngoảnh nhìn đời bụi bặm như cuộc hành trình tìm về bản lai thanh tịnh mà ông thường hát khúc ca quen thuộc “Phản quang trần thế giới, Khai nhãn túy mang mang” (30) (ngoảnh nhìn đời bụi bặm, Mở mắt dường say sưa).

2. Cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu

Theo tác giả sách Văn học Phật giáo thời Lý - Trần - Diện mạo và đặc điểm thì: “Đối với những sáng tác văn chương chịu ảnh hưởng nho giáo, có thể nói, thiên nhiên là đối tượng để người sáng tác bày tỏ, chia sẽ tâm trạng vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn du), thiên nhiên là bầu bạn tri kỷ tri âm với con người. Còn những sáng tác văn chương chịu ảnh hưởng Phật giáo thì giữa thiên nhiên với con người có sự giao cảm, cộng hưởng, hòa nhập, nhất là khi con người đạt đến cái tâm trong suốt, vắng lặng. Lúc đó, con người thể nhập cái tâm của mình làm một với cái tâm bản thể chân như vũ trụ, đất trời vạn vật” (31). Đây cũng là lý do mà các nhà nghiên cứu trước đây như Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia Khánh, Lê Trí Viễn, Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Huệ Chi, Thích Mãn Giác, Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Thị Thu Vân, Thích Phước An… qua các chuyên luận đều phản ánh hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng bởi một cảm quan Phật giáo Thiền tông, hoặc hình ảnh thiên nhiên hiện thực với sinh động ngập tràng thẩm mỹ thông qua cảm quan Thiền học để rung cảm phản ánh.

Như vậy, thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận cho các thiền gia, thiền sư Thiền phái Trúc Lâm sáng tác không chỉ để giải bày thế giới tâm thức chứng ngộ nói trên, mà nó còn phản ánh thế giới thiên nhiên Phật nhiệm màu qua thế giới tự chứng tự nội, thực tại bây giờ và tại đây của người chứng đạo. Nghĩa là từ trạng thái thăng chứng thuần tịnh tuyệt đối của “tâm” mà con người sinh hoạt với thân khẩu ý hành cùng tương duyên, tương tác, tỉnh thức mà không hề đối nghịch, cũng như không hề hủy hoại bản sắc cá biệt của mỗi hiện hữu.

Nói theo ngôn ngữ của kinh Hoa Nghiêm, đó là trú xứ của những ai mong mỏi bước vào trong vinh dự của gia tộc Như Lai - một dòng sống với đặc biệt. Và nó không đơn giản chỉ là một thế giới u huyền như người ta lầm tưởng mà trú xứ ấy vốn hiển hiện trần gian, một trú xứ rất thực mà kinh bảo rằng: “Khi Phật nhập diệt vào Tam muội (Samàdhi), bỗng phút chốc, cái túp liều Ngài đang ngự đột nhiên tan biến và trải rộng đến tột cùng bờ mé của vũ trụ; nói khác đi, Phật là vũ trụ, vũ trụ là Phật. Màu hắc ám của rừng Thệ Đa (Jetanana) nơi trần gian, vẻ trần tục của đống cỏ khô thiết tòa sư tửđức Thế Tôn đang ngự thuyết pháp, một nhóm khất sĩ lam lũ đang nghe kinh, trong cái thực tại không bản ngã - tất cả đều hoàn toàn tan biến ở đây” (32).

Với thực tại duyên khởi tính mà các nhà trước tác của Thiền Phái đã diễn trình thế giới thiên nhiên chính là cõi Phật nhiệm mầu, xuất phát từ trong thế giới thiên nhiên chính là cõi Phật nhiệm mầu, xuất phát từ trong thế giới hiện thực “bây giờ và tại đây” qua cái nhìn duyên khởi từ sự “thăng chứng tâm linh” mà không phải là sự “tùy thuộc phát sinh” trên lăng kính vật lý. Như thế chúng ta có thể giải mã những án văn, vần thơ của các tác giả Thiền phái từ nguồn cảm hứng nói trên. Cụ thể, Trần Thái Tông đã viết về thế giới Phật được chuyển hóa từ thế giới thực tại “…xứ xứ đại quang minh tạng; cơ cơ bất nhị pháp môn. Trực nhiên ám khứ minh lai; quản thậm vân già nguyệt tế. Minh châu tại chưởng, thanh ánh thanh, hoàng ánh hoàng; cổ kính đương đài Hồ hiện Hồ, Hán hiện Hán. Khởi quang huyễn thể; tận thị pháp thân (33) (Chốn chốn là đại tạng quang minh; cơ cơpháp môn bất nhị. Mặc sức mờ đi tỏ lại; ngại chi trăng phủ mây che. Hạt trai sáng ở tay, xanh ánh xanh, vàng ánh vàng; gương cổ đặt trên đài, Hồ hiện Hồ, Hán hiện Hán; Can chi huyển thể; thảy đều pháp thân). Có thể nói, thiên nhiên Phật được các tác giả của Thiền phái Phật hóa từ hiện thực cuộc sống qua một tâm thức chứng ngộ. Biện chứng giải thoát có khả năng lý giải thiên nhiên hữu tình được chuyển hóa thành thế giới thiên nhiên Phật quốc an tịnh với một trực cảm tâm linh của người đạt ngộ:

“Thanh sơn đê xứ kiến thoát,

Hồng ngẫu khai thời văn thủy hương” (34)

(Non xanh nơi thấp trông trời rộng,

Sen đỏ mùa hoa nghe nước thơm).

Khi không gian thiên nhiên được chuyển hóa thì tâm thức con người mở rộng, tiếp cận cái vô hạn bao la của trời đất, cái tỉnh lặng của hư không, thời gian như thể nhập vào giác tính thường nhiên, bởi con người đã giác ngộtâm thức vắng lặng, như Niêm tụng kệ 38 viết: “trúc ảnh tảo giai trần bất động, Nguyệt luân xuyên hải thủy vô ngân” (35) (bóng trúc quét thềm, bụi chẳng động, Vành trăng Xuyên biển, nước không nhăn).

Với tâm thức khai mở của tuệ giác vô thượng, con người thể nhập vũ trụ bao la, thiên nhiên hữu tình trong cõi sắc không có một sự giới hạn nào cả. Nó chiếm lĩnh tất cả các chiều của không gian trong sự hòa điệu không thể tách biệt từ một điểm nhìn như trong Ngữ lục vấn đáp môn hạ diễn đạt. “Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt, Vạn lý vô vân vạn lý thiên” (36) (Muôn sông có nước trăng muôn sông, Vạn dặm không mây trời vạn dặm). Thiên giang, vạn lý là những con số tượng trưng mang tính ước lệ, biểu đạt cho khoảng cách xa, gần, rộng, dài, trên hết là sự vô cùng tận của không gian đa chiều. Con người, thiên nhiên, thời gian dường như là một thực thể duy nhất, cứ thế mà vận hành trong dòng sống tương tục. Và Trần Nhân Tông thường diễn đạt thế giới thiên nhiên qua cảnh xuân thường tịnh, chứ không phải theo mùa xuân thời tiết. Trong số 32 bài thơ của ông còn lưu trữ trong Thơ văn Lý - Trần (Tập 2) thì có đến 12 bài nói đến cảnh xuân với những cảnh vật thiên nhiên hữu tình được tâm thức ông chuyển hóa ở những cấp độ thăng chứng tâm linh khác nhau.

Chẳng hạn, lúc sáng sớm, cảnh vật mùa xuân chẳng khác gì thiên nhiên Phật thường được diễn đạt trong kinh điển đại thừa: “Nhất song bạch hồ điệp, Phách phách sấn hoa phi” (37) (kìa một đôi bướm trắng, Nhằm hoa, phơi phới bay - Xuân hiểu). Khi đối diện trước cái chết của chị mình là công chúa Thiên Thụy, Trần Nhân Tông vẫn khác vọng chuyển hóa thế giới mùa xuân cỏ cây hoa bướm hữu tình trong cõi sắc không thành cõi Phật: “Ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thắng xuân” (38) (Cung ma nếu quản chặt, Cõi Phật xuân không cùng). Thậm chí khi ông đang ngự trong long sàng chiếu trúc hay ngắm xuân tàn giữa cánh hoa tan tác rụng, thơ của ông vẫn chất chứa sự an tịnh tâm hồn vừa siêu phóng vừa dân dã đầy sự trãi nghiệm tâm linh. Cuộc sống trần thế có khi mịt mờ, khuê cung lắm lúc ảm đạm, tâm thế mùa xuân trong ông vẫn bình lặng an tĩnh: “Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú, Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường” (39) (Trời trong như nước, trăng vằc vặc, Giấc mộng xuân dài dưới bóng hoa); lúc lên núi Bảo Đài mây núi ngập trùng, tâm thế của nhà thơ vút lên cao đồng điệu sự trực ngộ tâm linh qua hình ảnh “Minh nguyệt mãn hung khâm” (Đăng Bảo Đài sơn) (40) (Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực).

Cũng từ ảnh thiên nhiên với núi - mây hữu tình, đức Phật cùng khai pháp âm vi diệu Pháp Hoa trên đỉnh núi Linh Thứu. Còn Thiền sư Vân Nham thì chứng đắc yếu chỉ Thiền từ hình ảnh núi cao sông dài “Núi sông đất đai điều hiển lộ pháp thân” nhiệm mầu. Như một lẽ tự nhiên, núi - mây khi đi vào thơ văn Thiền phái thì hình ảnh mây núi trở thành hình ảnh biểu trưng của quá trình chuyển hóa tâm thức của người học đạo. mây núi tạo ra bức tranh thiên nhiên Phật hữu tình với những đường nét chấm phá, dáng vẻ khác nhau. Có khi chúng như nhiên; lúc thì trầm lặng, u tịch của cái đẹp “chân như”. Người đọc sẽ dể dàng cảm nhận được thế nào là “thi - Thiền hợp nhất”: “Sơn vân dã hữu xuất sơn thế, Giản thủy chung vô đầu giản thanh” (41) (mây ngàn vốn tự bay ra núi, nước suối thường khi đổ xuống ghềnh) (An định thời tiết). Hay “Thủy sơn minh tĩnh bạch âu quá, Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ” (42) (Núi lặng, nước quang, âu trắng lượn, Tạnh mây, im gió, đỏ cây thưa) (Lạng Châu vãn cảnh).

Rõ ràng giữa cái động của mây trôi” và cái tỉnh của núi uy nghiêm”, trong đôi mắt các thiền gia - thi sĩ bao giờ cũng có sự dịch chuyển qua lại, hòa quyện vào nhau: trong động có tỉnh và ngược lại, hay trong đời vẫn có đạo. Thật xa, nhưng cũng thật gần, cõi Phật thiên nhiên hiện ra từ cái nhìn biện chứng giải thoát của thi nhân “Vân sơn tương viễn cận, Hoa kính bán tình âm” (43) (Núi mây như xa, như gần, ngõ hoa bên nắng, bên râm) (Đăng Bảo Đài Sơn).

Xét trong mối tương quan, tương duyên của kinh điển Đại thừa và thơ văn Phật giáo thời Lý - Trần thì vần trăng của Trần Nhân Tông cũng được biểu tượng cho trí tuệ Bát nhã của người đạt đạo. Trước đó, Lý Thái Tông mượn hình ảnh Hạo hạo Lăng già nguyệt” (44) (Trăng lăng già lồng lộng) trong kinh Lăng Già để tán dương công đức Tỳ Ni Đa Lưu Chi thì thật hữu tình gợi cảm. Bảo Giám thì khắc họa cảnh trí Phật như “Trí giả do như nguyệt chiếu thiên” (45). (Phật tựa vần trăng ở giữa trời). Đó cũng là hình ảnh vầng trăng thật lung linh, tĩnh lặng chiếu rọi qua đầm lạnh Mà Trần Thánh Tông hướng đến để chứng đạt “năm huyền nghĩa lý” nhà Phật (Như Lai, chính pháp, pháp thân, xuất thế pháp thân, xuất thế, tự tính thanh tịnh): “tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh, Cú lý ngũ huyền thân thấu đắc” (Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm) (46). Còn Tuệ Trung tả cảnh thiên Phậttây phương trang nghiêmpháp thân thì thể nhập bốn phương Đông Tây Nam Bắc với tầng trăng đơn chiếc giữa trời bao la “Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt, Sát hải trừng trừng dạ mạng thu” (Bầu trời chỉ thấy vần trăng quạnh, đêm lắng vào thu, biển Phật trong). Qua bài Thị tu tây phương bối (47) tâm thức và ngòi bút của tác giả thật đồng điệu với thực tại thiên nhiên hữu tình.

Thực tế việc thiết lập mô hình “Đất vua - chùa làng – phong cảnh Bụt” được giới lảnh đạo quốc giaPhật giáo chú trọng là nhằm kiến thiết quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo tồn văn hóa dân tộc, cũng là cách để duy trì mạng mạch Phật pháp. Ba thành tố đó thực chất là một, Bởi vì khi nói đất là của vua tức là của dân; trong đó mỗi làng đều có chùa, và chùa do sư ở và trông coi đời sống - vật chất tâm linh số đông quần chúng Phật Tử thực thi đời sống đạo. Hóa ra, khắp cả nước đâu cũng có chùa, mà nhiều chùa trở thành phong cảnh Bụt là nguyện vọng được chung sống hòa bình của cả dân tộc từ xưa đến nay. Thể hiện rõ nét nhất là từ khi nước nhà độc lập, mô hình này càng nhân rộng. Tiếp nối triều đại Đinh, Lê, Lý, đến các vị vua đời Trần như Thái Tông, Nhân Tông, Anh Tông mà sách Thánh đăng ngữ lục ghi là những vị vua thực hiện xứ mệnh đó trong việc cụ thể hóa việc xây dựng nhiều chùa, nhiều danh lam thánh tích Phật thiên nhiên hữu tình như Yên Tử, Quỳnh Lâm…

Chính những ngôi chùa thân thương,thắng cảnh Phật quốc như thế là suối nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ của thiền phái Trúc Lâm khắc họa hình ảnh cõi Phật thiên nhiên. Trần Thái Tông từng ca ngợi tâm cảnh Phật qua bài thơ Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn với cảm xúc chân thật,nhưng thật đẹp làm sao: “Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình, Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh” (48) (gió đập cửa thông trưng lấp loáng, Lòng đây, cảnh đấy cùng thanh sảng). Trong chiều hướng tìm cầu giải thoát, Tuệ Trung trong bài Thị chúng đã khuyến cáo mọi người đừng tìm cầu cõi PhậtThiếu Thất, Tào Khê mà ngay cảnh thiên nhiên thực tại an bình “Thu quang hắc bạch tùy duyên sắc, Liên nhị hồng hương bất trước nê (49) (Thu trong, biếc hẳn tùy duyên sắc, Sen ngát, hồng đâu bởi nước đâu). Rõ ràng có sự chuyển đổi cách nhìn về thế giới tự nhiên để con người có thể tiếp cận cõi Phật ngay giữa đời thường mà Sơ Tổ phát họa trong bài Đắc thú lâm tuyền đạo ca: “Cảnh tịch an cư tự tại tâm, Lương Phong xuy phong đệ nhập tùng âm. Thiền sàng phụ họa nhất kinh quyển, Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm” (50) ( Sống yên giữa cảnh lặng lòn không, gió mát hiu hiu lặng bóng thông. Dưới gốc, giường Thiền, kinh một quyển, Thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng).

Vẫn là thi liệu mùa thu, ánh trăng, gió mát, mây núi, sông hồ dùng để mô tả thiên nhiên hữu tình trong thơ văn Phật giáo Thiền tông nhằm biểu đạt thế giới thực tại tự chứng tự nội của người đạt đạo điểm khác biệt giữa thơ thiền đời trần và đời Lý là thi liệu đã được các tác giả Thiền phái mô tả trong một không gian thiên nhiên Phật có khi cao rộng, khoáng đãng của trời đất với non sanh, nước biết. Nhưng có khi, nó chỉ là không gian nhỏ hẹp - nơi sinh hoạt tu tập của nhà thơ ở gốc cây thiền sàng, quyển kinh nơi thảo am nhỏ, hay là nữa song cửa sổ có ánh đèn, một giường đầy sách, một mảnh sân trước văn phòng… Tất cả khiến cho người đọc có một cảm nhận về sự mênh mang vô hạn qua những giọt sương rơi trong đêm tỉnh lặng như tạo ra chiều sâu thăm thẳm của sự tinh khiết hư không “Lộ trích thu đình dạ khí hư” (51) mà Trúc Lâm tả trong Nguyệt; hoặc chỉ là nắng hương vừa tắt trong liều tranh, bên ngoài có mấy khóm cây, vầng trăng chiếu sáng mà Huyền Quang họa trong Tảo thu: “Trúc đường vong thích hương sơ tận, Nhất nhất túng chi võng nguyệt minh” (52)

Tất cả các yếu tố thi liệu đó tạo nên cõi thiên nhiên Phật sống động được chuyển hóa qua cái nhìn tuệ giác mang đậm sắc màu, âm thanh giao hưởng đa chiều nhưng thật tĩnh lặng. Nơi đó chính là cõi Phật Yên Tử, chẳng khác gì cõi Tây Trúc, Linh Thứu, Phi Lai - Xứ Phật ngày xưaHuyền Quang hướng đến. Con người hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ, an trú trong thế giới thanh bình, tùy duyên mà vui với đạo, ngập tràn cảm hứng thi họa qua bài Vịnh Hoa Yên tự phú: “Lạ những ôi! Tây trúc dường nào; Nam châu có mấy. Non linh thứu ai đêm về đây; Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đấy. Vào chưng cõi tháng thênh thênh; Thoát vẽ lòng trần phây phấy. Bao nhiêu Phong nguyệt, thề thốt chẳng cùng” (53).

Nhìn chung, việc tiếp cận các tác phẩm Thiền phái Trúc Lâm là tiếp cận cái hay, cái đẹp từ cái nhìn mỹ học Thiền tông. Ở đó sự thật thế giới được giải trình qua thi ca chữ Hán và chữ Nôm của các tác giả Thiền phái Trúc Lâm như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang được bắt nguồn từ cảm hứng bản thể giải thoát nếu tự thân mỗi cá thể nổ lực tu trì và thăng chứng ngay giữa đời thường. Từ điểm nhìn này, thế giới thực tại trở thành cõi Phật trong suối nguồn cảm hứng thiên nhiên Phật nhiệm mầu qua từng tác phẩmchúng ta bắt gặp. Và như thế thơ ca của các tác giả Thiền Phái Trúc Lâm trở thành những giai điệu kết nối yêu thương của những tâm hồn thăng chứng từ trong cuộc sống trần thế đầy những gom màu đa dạng. Tất cả không ngoài mục đích chuyển hóa tâm thức con người để thiết lập một cuộc sống an lành, giải thoát khổ đau ngay giữa đời thường./.

Chú thích:


(1) Võ Gia Trị: Văn chương và nghệ sĩ, Nxb. Văn học, 2001, tr. 131.

(2) Lê Văn Siêu: Văn học Việt Nam thời Lý, Hướng Dương, SG, 1957, tr.98.

(3) Nguyễn Công Lý: Văn học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm, Nxb. ĐHQG. TP. HCM, 2002, tr.166..

(4) Thích Thiện Siêu: Trung luận dịch và tóm tắt, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2001, tr.327

(5) Nguyễn Hữu Sơn: “Quan niệm về bản thể ở bộ phận “tàng trữ giá trị thi ca” trong Thiền uyển tập anh”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2, H.,trang. 25.

(6) Viện văn học. Thơ văn Lý - Trần, Tập 2, Nxb. KHXH, h. 1989, tr.45.

(7) Viện Văn học. Sđd., Tập 2, tr. 337.

(8) Viện Văn học, Thơ văn Lý - Trần, Tập 1, Nxb. KHXH, H.1977, tr.482.

(9) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr. 269.

(10) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.282.

(11) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.711.

(12) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.456.

(13) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.460.

(14) Viện Văn học,Sđd., Tập 2, tr.244.

(15) Viên Văn học, Sđd., Tập 2, tr.684.

(16) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.256.

(17) Nguyễn Văn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb. Lá Bối, SG, 1974, tr. 126.

(18) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.228

(19) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr. 230.

(20) Viện văn học, Sđd., Tập 2, tr.246.

(21)(22) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr. 406.

(23) Viện Văn học, Sđd., t2, tr.405.

(24)(25) Viện Văn học,Sđd.,Tập 2,tr.272.

(26)(27)Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.415.

(28) Viện văn học, Sđd., Tập 2, tr.487.

(29) Trần Thị Băng Thanh: Những suy nghĩ từ văn học trung đại, Nxb KHXH - 1999, tr. 78.

(30) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr. 682.

(31) Nguyễn Công Lý: Văn Học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm, Nxb. ĐHQG, Tp. HCM, 2002, tr.235.

(32) Thích Tâm Thiện: Lý thuyết khoa giáo về con người qua tư tưởng Gandavyuha (Hoa Nghiêm). Luận Văn Tốt nghiệp Khóa Bồi dưỡng Giảng sư Ban hoằng Pháp TW – GHPGVN, 1996, tr. 1.

(33) Viện Văn học,Sđd., Tập2, tr. 73.

(34) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.63.

(35) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.134.

(36) Viện Văn học, Sđd., Tập 2,tr.104.

(37) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.453.

(38) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.454.

(39) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.460.

(40)(43) Viện Văn học, Sđd,. Tập 2, tr.246.

(42) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.468.

(44) Viện Văn học, Sđd., Tập 1, tr.243.

(45) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.482.

(46) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.409.

(47) Viện Văn học, Sđd., Tập2, tr.242.

(48) Viện Văn học, Tập 2, tr, 21.

(49) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr.265.

(50) Viện Văn học, Sđd., tập 2,tr.535.

(51) Viện Văn học, Sđd., Tập 2, tr. 465.

(52) Viện Văn học, Sđd., tr. 699.

(53) Viện Văn học, Sđd., tr. 712.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9841)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11267)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9131)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9688)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9771)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
(Xem: 13757)
Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn…
(Xem: 9710)
Đâu hay tất cả đều là sự công bằng tuyệt đối khi ta soi vào nhân duyên nghiệp báo không chỉ ở kiếp này mà từ những kiếp quá khứvị lai được giải thích cặn kẽ trong kinh điển nhà Phật.
(Xem: 12817)
Vận nước như dây quấn, Trời Nam mở thái bình, Vô vi ở điện các, Chốn chốn dứt đao binh...
(Xem: 9856)
Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà)
(Xem: 10354)
"Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại..."
(Xem: 17107)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 9274)
"Từ lúc này cho đến hết ngày hôm nay, tôi sẽ đưa vào sự thực tập những gì tôi tin tưởng một cách tối đa như tôi có thể"...
(Xem: 10477)
Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn...
(Xem: 14198)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 9915)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp...
(Xem: 11344)
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó."
(Xem: 9254)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 11345)
Đọc trong “Tưởng Niệm và Tri Ân,” người đọc sẽ thấy nhà thơ trẻ của chúng ta lúc nào, ở đâu và đối với bất cứ điều gì cũng nghĩ đến ân đức và tình nghĩa.
(Xem: 10829)
Bài phát biểu của của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL - MỸ
(Xem: 14488)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 10481)
John Stuart Mill: “Tôi đã học cách tìm hạnh phúc bằng cách giới hạn các ham muốn của mình hơn là nỗ lực để thỏa mãn chúng”
(Xem: 9308)
Có lẽ ngày nay nhân loại đã thực sự thức tỉnhnhận ra rằng, không ai có thể cứu rỗi được cho ai hết. Và sẽ không có một thiên đường nào ở ngày mai...
(Xem: 13319)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 9753)
“Người ngu thấy là ngọt, Khi ác chưa chín muồi; Ác nghiệp chín muồi rồi; Người ngu chịu khổ đau”.
(Xem: 13902)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 20169)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 10120)
Ta giao tiếp với bạn bè điều tối kỵ nhất là nói về lợi và đừng bao giờ dùng thủ thuật về lợi để mưu cầu.
(Xem: 8568)
Bệnh tật là một nỗi khổ căn bản của chúng sanh, sanh lão bệnh tử khổ. Hễ có thân thì có bệnh, mà đã bệnh tật đau yếu thì không ai muốn và chẳng vui chút nào.
(Xem: 9632)
Nghiệp là một thói quen được tích lũy từ ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng hành với chúng ta trong từng hơi thở, gắn bó thủy chung từ khi ta vừa lọt lòng mẹ cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay.
(Xem: 8687)
... những câu chuyện buồn và bất hạnh bao giờ cũng để lại những vết khắc sâu thẳm trong tim, khó mà nguôi ngoai dễ dàng.
(Xem: 10987)
Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận.
(Xem: 12442)
Phật tử, chúng ta cần phải nhận định rõ ràng, đức Phật không phải là một vị thần hay thượng đế để ban ơn, giáng họa cho bất cứ ai.
(Xem: 27998)
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây ra đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình...
(Xem: 10603)
Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những vòng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên giòng nước xanh.
(Xem: 9773)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đềgiác ngộ thành Phật.
(Xem: 11822)
Nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không nói lời từ biệt.
(Xem: 10419)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Đời Đạo.
(Xem: 8863)
Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào.
(Xem: 10520)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu.
(Xem: 8900)
Cuộc đời của đức Phật rất vĩ đại, vô vàn những điều hay, chúng ta không tài nào học hết được.
(Xem: 9886)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever.
(Xem: 9541)
Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có.
(Xem: 13920)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 16089)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 11730)
Hoan hỷ trong mùa Phật Đản đang về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắng không ai bằng.
(Xem: 9028)
Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình.
(Xem: 17634)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 9908)
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật. Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả... Vĩnh Hảo
(Xem: 9327)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10671)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant