Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện ít người biết về xá lợi Phật - Thiền sư từ VN sang đất Ngô

20 Tháng Chín 201000:00(Xem: 20654)
Chuyện ít người biết về xá lợi Phật - Thiền sư từ VN sang đất Ngô
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch). Ngài đến kinh đô Kiến Nghiệp của nước Ngô (là một trong ba nước chia nhau thế chân vạc thời Tam Quốc) để dựng am tranh và lập bàn thờ Phật.

Thời đó, tuy đạo Phật đã truyền vào nước Ngô song vì mới manh nha buổi đầu nên người trong nước còn ngờ vực và rất ngạc nhiên khi thấy một "ông thầy tu" xuất hiện, họ đã tâu lên với vua là Tôn Quyền rằng: "Có một người ở nước ngoài mới vào, trông dáng điệu và cách ăn mặc của người ấy khá lập dị, lạ mắt, vì thế xin nhà vua cho kiểm tra xét hỏi kỹ càng".

Nghe tâu, Tôn Quyền sai người mời Khương Tăng Hội đến gặp và hỏi: "Đạo Phật có gì linh nghiệm?". Khương Tăng Hội đáp: "Có ngọc xá lợi Phật". Tôn Quyền hỏi xá lợi là gì? Ngài giải thích, đại ý xá lợi là phần còn lại sau khi dùng lửa hỏa thiêu thân của Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài mới qua đời. Thân ấy là thân kim cương, không có gì làm hư hoại được, song vì lòng đại bi thương xót chúng sanh nên Phật đã dùng thần lực khiến nát thành hàng chục vạn hạt ngọc sáng đẹp li ti để lại cho đời. Ai nhìn thấy và cung kính chiêm ngưỡng, lễ bái xá lợi, người ấy sẽ được phước lớn. Chính vì vậy, sau ngày Phật tịch diệt khoảng 100 năm, vua A Dục đã tìm kiếm và phân phát xá lợi cho người khắp các phương, đồng thời ra lệnh xuất vàng bạc trong kho, quyên góp thêm của bá tánh bên ngoài, để xây tám vạn bốn nghìn tháp thờ xá lợi ở nhiều quốc gia: "Phàm việc dựng tháp cũng là nhằm giữ gìn ngọc Phật, để làm rõ thêm cho đời sau biết sự linh ứng của những gì còn sót lại từ thân kim cương bất hoại của đấng chí tôn". Tôn Quyền vẫn chưa tin hẳn, bảo Khương Tăng Hội:

- Thầy nói Phật linh ứng thì thầy hãy thử cầu Phật ban xá lợi xuống nơi đây, đem đến ta xem tận mắt. Nếu thật có xá lợi ta sẽ truyền cho dựng tháp để thờ. Còn như thầy cầu không có xá lợi tất nhiên thầy sẽ mang tội khinh dối và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc theo phép nước của ta.

Khương Tăng Hội đồng ý mở pháp hội cầu xá lợi Phật tại kinh thành Kiến Nghiệp trước sự chứng kiến của vua tôi nhà Ngô và xin cho 7 ngày để báo kết quả. Liền đó ngài về am tranh gọi hết các pháp thuộc tức các đệ tử đã đi theo ngài từ Việt Nam sang đất Ngô thông báo: "Giáo pháp của đức Thích Cathịnh hành hoặc bị gạt bỏ ở đất Ngô này sẽ do chính kết quả của pháp hội lần này quyết định, nên các ngươi phải chí thành cầu nguyện nếu không về sau hối hận cũng vô ích". Nói rồi ngài cùng các pháp thuộc rút vào hẳn trong tịnh thất, chay tịnh cả thân lẫn tâm, nâng chiếc bình rỗng đặt lên bàn thờ, thành kính thắp hương lễ lạy nguyện cho xá lợi Phật hiện ra trong bình. Nhưng 7 ngày trôi qua không thấy ứng nghiệm, bình vẫn rỗng không. Ngài bèn xin thêm 7 ngày nữa, vẫn không hiệu quả... Tôn Quyền tỏ ý bực dọc nói: "Thật là dối gạt người khác" và định kết tội ngài. Song ngài lại xin gia hạn lần cuối nữa, thêm 7 ngày tiếp đó. Tôn Quyền cũng rộng rãi chấp thuận, y theo. Lần này, đến sẩm tối ngày thứ 7 rồi, vẫn chưa thấy động tịnh gì, Tôn Quyền muốn xử tội ngài thích đáng. Ai nấy đều lo sợ và nghĩ chắc tính mạng của ngài và các đệ tử đã được định đoạt, nhưng khi tới canh năm, lúc trời mờ mờ sáng, bỗng "nghe có tiếng leng keng, loảng xoảng trong bình, Khương Tăng Hội đến mở ra xem, thấy có xá lợi hiện ra trong đó, sáng hôm sau Khương Tăng Hội đem trình cho Tôn Quyền xem. Cả triều đều tụ lại chiêm ngưỡng và thấy ánh sáng năm màu của xá lợi chói sáng lên quanh miệng bình rất đẹp. Tôn Quyền tự tay mình nâng bình lên để trút ra chiếc mâm bằng đồng đặt sẵn. Lạ thay, xá lợi lăn tới đâu thì mâm đồng vỡ nát tới đó".

Đoạn trích trên đây không phải là lời nói cửa miệng, mà được chính các sách sử Trung Quốc ghi lại, như Cao tăng truyện của Huệ Hạo (496 - 553) hoặc Xuất tam tạng ký tập của Tăng Hựu (445 - 518), tham khảo sử sách các triều Tấn, Tống, Tề, Lương, Ngụy... Riêng Cao tăng truyện ghi lại chi tiết tiếp theo như sau: Khi thấy xá lợi trút ra lăn vỡ mâm đồng, Tôn Quyền quá đỗi kinh ngạc, nói: "Thật là điềm lành hiếm có".

Khương Tăng Hội nói thêm với Tôn Quyền: "Oai thần của xá lợi không chỉ dừng lại ở những tia sáng ngũ sắc kia đâu. Mà còn ở chỗ đem lửa đốt không cháy, lấy chày bằng kim cương đập cũng không thể nát". Tôn Quyền sai người làm thử, đặt xá lợi trên chiếc đe sắt, bảo lực sĩ cầm chày để đập, nhưng xá lợi không hề gì, mà cả đe sắt lẫn chày đều bị nứt vỡ: "Quyền tận mắt chứng kiến việc ấy nên thán phục không ngớt, truyền cho dựng tháp để thờ và lập một ngôi chùa gọi là chùa Kiến Sơ. Chỗ đất ấy về sau gọi là xóm Phật". Và đạo pháp ở Giang Tả hưng thịnh bắt đầu từ câu chuyện một thiền sư từ Việt Nam cầu nguyện cảm ứng xuất hiện ngọc xá lợi tại Trung Hoa như thế.

Khi Tôn Quyền bệnh chết năm 252, nước Ngô trải qua cuộc biến động, đến Tôn Hạo nối ngôi cha năm 264 muốn hủy báng Phật pháp, sai đem tượng vàng đào được sau hậu cung đặt ở ngoài trời, lấy nước bẩn tưới lên gọi là "tắm Phật" để đùa cợt, nhạo báng. Chỉ trong chốc lát, cả mình mẩy Hạo sưng to, bìu đái đau nhức, gào kêu suốt ngày không bớt, liền cho mời Khương Tăng Hội vào hỏi chuyện.

Nghe lời tấu trên, Tôn Hạo chùn tay lại, sai một người “có tài ăn nói lưu loát, bắt bẻ ngọn ngành” là Trương Dục đến chùa Kiến Sơ gặp Khương Tăng Hội để chất vấn về ngọc xá lợiPhật pháp. Hai người đàm đạo suốt ngày, Hội giải thíchđối đáp trôi chảy, khiến Dục tâm phục, hỏi thêm: “Sát cổng chùa có ngôi miếu thờ dâm từ trái với Phật pháp sao chưa đập phá?”. Hội đáp:

- Khi sấm sét vang dậy, sức nổ đánh sập cả ngọn núi lớn, nhưng người điếc không nghe tiếng sấm ấy, không phải vì thế mà tiếng sét bị nhỏ đi. Thưa ngài, cũng vậy, giáo lý nhà Phật rất sâu mầu, nếu có kẻ tăm tối không rõ chánh pháp thì chánh pháp vẫn không vì thế bị lu mờ theo. Nay dâm từ ở cạnh chùa, chùa không vì thế mà mất chân pháp...

Nhớ lời đáp ấy, Trương Dục đem về tâu với Tôn Hạo. Hạo ngẫm nghĩ nghĩa thâm diệu, mới quyết định không đập phá chùa tháp nữa. Khi Tôn Hạo ngã bệnh (như viết ở kỳ trước), cho người cầu đảo khắp miếu đường không lành, phải đem tượng Phật đặt lên điện lễ bái, sám hối ngày đêm và lấy nước thơm rửa tượng mấy chục lần, cơn đau mới giảm dần. Khương Tăng Hội vào cung thuyết pháp cho Hạo, đến đoạn nói người tu hành đi, đứng, nằm, ngồi (tứ oai nghi) đều nghĩ đến nỗi khổ của chúng sanh để cứu vớt, Hạo cảm động thấu tim, mới xin quy y tam bảo (là ba ngôi cao quý: Phật, pháp và tăng). Quy y được 10 ngày, bệnh lành, Tôn Hạo xuống lệnh tu sửa chùa Kiến Sơ rỡ ràng trang nghiêm hơn nữa và bảo các tôn thất quần thần phải phụng thờ chư Phật, ai nấy đều tuân theo.

Sống và truyền pháp như thế trên đất Hoa hơn 30 năm, Khương Tăng Hội đã viên tịch năm 280, để lại nhiều công trình dịch kinh, dựng chùa, xây tháp thờ xá lợi. Đến đời Đường, ngài Huyền Trang sau chuyến Tây du mang về 150 viên ngọc xá lợi Phật và rất nhiều kinh tiếng Phạn để phiên dịch sang tiếng Hán, người ta đã vẽ trên tường của Viện phiên kinh ở chùa Đại Từ Ân các dịch giả kinh Phật trước đó, trong đó có tượng Khương Tăng Hội.

Ngài là một thiền sư Việt Nam, song tác giả người Trung Quốc (như Tỉnh Mại) khi viết về ngài đã tước bỏ nguồn gốc Việt Nam (người Giao Chỉ) của ngài, để thay vào đó “quốc tịch” Trung Hoa, cụ thể viết: “Khương Tăng Hội là trưởng tử của đại thừa tướng nước Khương Cư”. Sự thật không phải như thế và nguồn gốc Việt Nam của ngài Khương Tăng Hội đã được các thiền sư cũng như nhiều nhà nghiên cứu Phật học nước ta truy nguyên, như thiền sư Thích Nhất Hạnh (Nguyễn Lang) khẳng định: “Tăng Hội chắc chắn là sinh trên đất Giao Chỉ. Cha và mẹ ông mất năm ông lên mười tuổi (...) lớn lên ông đi xuất giatu học rất tinh tiến”.

Còn học giả Lê Mạnh Thát cũng nêu rõ: “Tổ tiên Khương Tăng Hội gốc người Khương Cư (Sogdiane), nhưng đã mấy đời đến ở Ấn Độ, tới thời cha Hội vì buôn bán lại di cư sang nước ta và sinh sống tại Giao Chỉ (...). Qua các tác phẩm (của Khương Tăng Hội) để lại có nhiều dấu vết chứng tỏ Hội đã chịu ảnh hưởng truyền thống Lạc Việt một cách sâu đậm.

Một là, về mặt ngôn ngữ, hiện nay Lục độ tập kinh (một dịch bản của Khương Tăng Hội) chứa đựng nhiều cấu trúc mang ngữ pháp tiếng Việt cổ, mà ngoài lý do Hội phải dùng một nguyên bản tiếng Việt, còn có yếu tố thói quen ngôn ngữ hình thành từ chính mẹ đẻ (người Việt) của mình mới mạnh mẽ như thế để có thể lưu lại dấu ấn trong tác phẩm. Hai là, về nội dung và tư tưởng, Khương Tăng Hội đã chứng tỏ một lòng yêu mến tha thiết truyền thống văn hóa người Việt đến nỗi truyền thuyết Trăm trứng - một truyền thuyết đặc biệt Việt Nam - nói về nguồn gốc của dân tộc Việt, vẫn không bị Khương Tăng Hội cải biên”.

Sử sách ở Trung QuốcViệt Nam đều ghi chép Khương Tăng Hội là một vị sư “hiểu rõ ba tạng (Kinh, Luật, Luận của Phật giáo), xem khắp sáu kinh, thiên văn đồ vĩ, phần lớn biết hết, giỏi việc ăn nói, viết văn rành rõi”. Vậy một thiền sư, một bậc học giả lớn như Khương Tăng Hội trưởng thành từ Việt Nam (Giao Chỉ) với bản lĩnh như thế, chứng tỏ lúc ấy nước ta đã có một nền văn hóagiáo dục vững chắc như Lê Mạnh Thát kết luận: “Có thể nói Khương Tăng Hội là một thành tựu đầu tiên và xuất sắc của nền giáo dục Việt NamPhật giáo Việt Nam, khác hẳn các sản phẩm của nền giáo dục nô dịch Trung Quốc đang hoạt động mạnh mẽ vào thời đó (thế kỷ thứ 3)...”.

Khoảng 46 năm sau ngày Khương Tăng Hội qua đời, tháp thờ xá lợi do ngài dựng nên bị Tô Tuấn đốt cháy, sau được Tư không Hà Sung dựng lại và tướng Triệu Dụ đứng dưới tháp thách thức: “Ta nghe từ lâu tháp này phóng ra ánh sáng năm màu rực rỡ, ta cho đó là lời thêm thắt hư ngụy không có thật, ta không tin, nếu ngay bây giờ ta thấy ánh sáng ấy mới tin”. Chưa dứt lời, tháp xá lợi đã phóng quang bừng sáng cả chùa.

Dụ lóa mắt, rợn tóc gáy, lập tức sai dựng thêm một tháp nhỏ và vẽ hình Khương Tăng Hội lưu truyền. Hơn 700 năm sau, ở Việt Nam, chuyện lạ thứ hai lại xuất hiện khi người ta thấy một luồng ánh sáng chói chang đột nhiên phóng lên từ đất chùa Pháp Vân. Đào xuống chỗ phát nguồn sáng ấy, lấy lên được một hòm xá lợi Phật còn nguyên, với màu ngũ sắc lung linh như vừa từ lửa đỏ đem ra. Việc ấy thế nào?

Giao Hưởng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8219)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8017)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8996)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15914)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9541)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 9001)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9133)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9515)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9283)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8921)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10139)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10047)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9173)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10937)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9644)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9322)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10066)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11836)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12204)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9419)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11925)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9778)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9722)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11697)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17943)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8738)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9343)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 9008)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9460)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9953)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9256)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9105)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9034)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10939)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7931)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10266)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8830)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8903)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17884)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8159)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8649)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10818)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10138)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8494)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10647)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9028)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8210)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9283)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9164)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9401)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant