Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một nén hương lòng tiễn đưa hương linh nghệ sỹ Kim Ngọc

20 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 29859)
Một nén hương lòng tiễn đưa hương linh nghệ sỹ Kim Ngọc


Tôi không có nhiều kỷ niệm với cô Kim Ngọc trên bình diện hoạt động nghệ thuật sân khấu xã hội. Nhưng ở khía cạnh nghệ thuật sân khấu Phật giáo thì một vài kỷ niệm cũng nói lên được nhiều điều.

Nhất là một người nổi tiếng như Cô, đã sớm hòa nhập vào trang sử văn hóa nghệ thuật Phật giáo trong những tháng ngày còn khó khăn, thì đó là cả một công trình rất to lớn và mang nhiều ý nghĩa, vì nó được khởi phát từ tâm.

Ngày ấy, quan hệ của tôi chỉ gói gọn gồm cố NSND Út Trà Ôn, nghệ sĩ Út Bạch Lan, nghệ sĩ Kim Ngọc, Cô Sáu Châu, Cô Ba (Chị Chồng của Cô Kim Ngọc)…


Đây chính là những nghệ sĩ đã sớm tham gia, khơi dậy nền nghệ thuật sân khấu Phật giáo và góp phần thúc đẩy các phong trào văn nghệ Phật giáo khắp nơi nở rộ.


Đỉnh điểm đáng nhớ nhất là năm 1991.


Đây là thời gian các hoạt đông văn hóa Nghệ thuật Phật giáo được nở rộ nhiều mặt. Nhất là hai mảng Cổ Nhạc - Cải lương và Tân Nhạc.


Tôi được Thượng Tọa Thích Đồng Bổn giao nhiệm vụ phát triển và xây dựng cổ nhạc - cải lương Phật giáo. Tất cả đếu mang tính chất tiên phong nên có vấp phải rất nhiều cản ngại.


Nhưng với tâm nguyện của Thấy Đồng Bổn và sự trợ lực quý báu ban đầu của Bác Mười, Cô Út, Cô Ba, Cô Kim Ngọc, Thầy khuyên tôi cố gắng hoàn thành một vở cải lương, vì một vở cải lương sẽ quy tụ được nhiều nhân tố đóng góp hơn.


Vở cải lương Phật giáo đầu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy, đó là vở “THÁI TỬ A – XÀ - THẾ”.


Vì là một công trình mang danh Phật giáo nên ai cũng đều thận trọng trong chuyên môn của mình. Do đó phần phục trang tôi phải tự vẽ luôn và giao cho vị có trách nhiệm thực hiện. Khi vẽ phục trang, ngoài ý nghĩa Phật giáo ra phần còn lại chính cô Kim Ngọc đã giúp tôi rất nhiều trong việc đánh giá tính cách nhân vật, để từ đó có ý tưởng phác họa trang phục.


Trong thời gian viết vở, Cô Kim Ngọc thường hay hỏi thăm tôi và nói cứ phân cho Cô vai nào cũng được, đừng có ngại, bởi theo cô “Đây là việc cúng dường Tam Bảo, vai nhỏ lớn gì cũng là cái tâm của mình cả”.


Dù vậy, tôi cũng cố gắng hư cấu ra hai nhân vật phù hợp với khả năng và tài nghệ của cô để cô có dịp dốc hết tài năng của mình cho vở diễn.


Lúc này Nghệ sĩ Quốc Hòa đã là bạn diễn thường xuyên của cô rồi. Tôi tìm đến nhà cô (lúc đó còn ở đường Trần Hưng Đạo) hỏi dò xem cô có thể mời nghệ sĩ Quốc Hòa cùng tham gia không.


Cô cười ha hả, vỗ vai tôi rất mạnh nhưng lại nói “Được hôn cưng?”.


Có nghĩa là Cô lo ngại có diễn chút hài vui vui trong một vở Phật giáo được không.


Tôi nói hoàn toàn không có gì cả và chính Bác Mười Út Trà Ôn nói thêm vô Cô mới an lòng chấp nhận.


Và thế là tôi viết cho nghệ sĩ Quốc Hòa vai Quan Cận Thần và Cô là Vợ Quan Cận Thần.


Hai nhân vật này chuyên chở tính đạo lý rất lớn, giúp hỗ trợ ý nghĩa đường dây câu chuyện thêm sinh động, và nhất là giúp giảm bớt tính căng thẳng vốn xuyên suốt cả vở diễn.


Dù vở diễn chỉ dừng lại ở mức thể nghiệm nhưng các nhân tố tích cực đóng góp đã cố gắnghy sinh rất nhiều. Vì là vở ban đầu, còn nhiều khiếm khuyết nhưng có thể nói cũng từ đó mà các vở sau phát triển hoàn thiện hơn.


Bên cạnh những vở Cải Lượng như vậy, còn có cả buổi biểu diễn phục vụ, dù ở đâu, xa xôi hay gần và có ảnh hưởng đôi chút giờ giấc chạy sô, Cô Kim Ngọc luôn hoan hỷ vui vẻ, chưa bao giờ nghe hoặc thấy Cô lộ một cử chỉ khó chịu nào.


Trong suốt quãng thời gian đó, tôi đã vâng lời Thầy Đồng Bổn biên tậpthực hiện 6 album Ca Cổ Phật Giáo, chương trình nào Cô cũng đều tham gia đóng góp.


Cô ca vọng cổ rất ngọt, đến nỗi khi vừa mới nghe qua băng mộc, Thầy Đồng Bổn phải gọi điện cho Cô và khen lấy khen để.


Những tháng ngày đáng nhớ ấy qua rồi. Cũng khá lâu lắm rồi. Đó cũng là thời gian tôi chưa lần gặp lại Cô, dù vẫn nghe thấy Cô trên các phương tiện truyền thông hàng ngày.


Vậy mà hôm nay Cô lại ra đi, bỏ lại sau lưng nhiều công đức còn ngập tràn trong tâm khảm của riêng tôi.


Tôi chợt nghĩ, những công đức đó chính là nhiên liệu nội tại, giúp đưa Cô đi về nơi thanh thản nhất của nẻo đạo.


Cách bày trí Linh cữu của Cô cũng nói lên được chất nhà Phật, Tiền Phật Hậu Linh, rất đúng, rất đẹp lẽ đạo.


Cô Kim Ngọc! Một người Nghệ sĩ Phật tử rất đẹp trong tâm trí tôi và cả mọi người đang hướng đến một chân trời hạnh phúc vĩnh hằng, không còn khổ đau, chẵng có oán hờn.


Như lời Cô nói vui với tôi trong một lần đi diễn “Cô ráng làm nhiều, để mai sau nếu có mất (Cô nói từ “NGỦM”) thì còn có chút đỉnh vốn liếng mà xài”.


Đúng vậy! Ngày hôm nay mọi người khóc thương tiếc Cô mà Cô thì ung dung tự tại ra đi, chẳng chút vướng bận gì cõi trấn thế. Đó há chẵng là vốn lẫn lãi - lãi quá nhiều đấy ư?


Sáng mai này tôi không có dịp được trực tiếp đưa tiễn Cô về nơi an nghĩ cuối cùng, do vậy, tôi viết đôi dòng này, xin làm nén nhang thắp lên ven đường đễ vĩnh biệt.


Mong Cô chứng tri cho lòng tôi, một người em thưở còn sum họp bên Thầy Đồng Bổn ngày nào.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14916)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13879)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14032)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13959)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13077)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14562)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14484)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19334)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13791)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15536)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13919)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14744)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15274)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14792)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13957)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13537)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12808)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 14009)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13164)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13721)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13074)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 13016)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13296)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14785)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 15010)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13130)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15112)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21942)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15230)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14308)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14817)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14368)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17601)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17844)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17860)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13910)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13551)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12807)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14718)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15083)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15687)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15902)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15518)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13156)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15271)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15689)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16446)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16183)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17273)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15805)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant