Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đôi dòng tưởng niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18739)
Đôi dòng tưởng niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển

Một bậc Thạch Trụ Thiền gia, Tòng Lâm Mô Phạm đã hưng khởi uy nghi, đức độ dưới vòm trời Sơn Môn xứ Huế vào các thập niên 40-80, uy đức ấy mãi rạng ngời trong tâm thức người Phật tử mỗi khi tưởng niệm về Ôn – Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển.

Chúng con là đàn hậu học, ít có cơ may được hầu Ôn, mà nhất là học Tăng của các Phật Học Viện miền trong. Hơn nữa, chưa một lần được ra thăm chùa viện xứ Huế. Thời ấy, 1970-1975, chúng con nghe và biết qua sách vở rằng: Huế đẹp, Huế mộng mơ. Huế nên thơ nên xứ Huế có nhiều tao nhân mặc khách, hay Huế là cái nôi, nắm rún thai nghén sinh thành Phật giáo miền Trung. Các Tự viện, Tổ đình, Tòng Lâm, Sơn môn xứ Huế uy nghiêm, kính cẩn, phong kín nét thâm u cổ tự mà nhiều thế kỷ qua cho đến bây giờ vẫn không phai nhạt theo thời gian mà lại còn hiện thân một cách rộng rãi hơn nữa để đem đến cho mọi người một chiều sâu tâm thức thuần hậu, kính cẩn khi nói về Phật giáo Huế, hay danh đức các bậc kỳ Túc Thượng Nhân.

Huế được ca ngợi là đất thần kinh văn vật, với cái đẹp thiên nhiên của đất trời ưu việt dành cho, từ cảnh núi sông cẩm tú ấy đã sinh ra biết bao bậc Tôn Túc Thiền Gia, trong đó có Ôn – Đại Lão Hòa Thượng Thích Mật Hiển.

Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ đi vào đời bằng hạnh nguyện độ sinh.

Đọc lại dòng lịch sử của Ôn, từ thuở thiếu thờisơ tâm xuất gia, cho đến ngày hóa duyên dĩ tất, an tường xả bỏ báo thân, thị tịch, qua 86 năm trụ thế, Ôn đã là hóa thân của một Đấng Tôn Sư trong chốn Thiền môn để nhiếp hóa chúng Tăng, giữ gìn kỷ cương phạm hạnh; ngoài xã hội, Ôn là bóng đại thọ tòng lâm che mát hàng nhơn thiên quy ngưỡng.

Lần đầu tiên chúng con gặp Ôn tại Phật Học Viện Nha Trang và lần thứ hai tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam Sài Gòn, chỉ thoáng nhìn qua thân tướng Ôn mọi người đã cảm nhận được bài thuyết pháp vô ngôn qua thân giáo. Với dáng đi thong dong tự tại, thân hình thẳng tắp, hai tay thả duỗi an nhiên, đôi mắt sáng quắc nghiêm nghị luôn nhìn thẳng vào người đối diện, một ánh mắt ít người có được, ánh mắt tuy nghiêm nghị nhưng ẩn tàng tấm lòng bao dung, từ hòa của đấng Cha lành lo cho đàn con mọn, của bậc Tôn sư huấn thị hàng hậu học tương lai. Giọng nói của Ôn trầm hùng uy lực, dù chỉ là cuộc nói chuyện bình thường, nhưng vẫn biểu hiện được nội chứng thâm hậu, khiến người nghe phải đem tâm quy phục.

Chúng con còn nhớ:

Vào một buổi chiều năm 1970, quý Thầy học Tăng Phật Học Viện Nha Trang, bách bộ trước sân nhà, Ôn từ Chánh điện chùa Hải Đức đi lên cốc Ôn Già Lam trên đồi Trại Thủy, khi đi ngang qua dãy Tăng đường, quý Thầy học Tăng thấy Ôn, nhưng không ai biết là Ôn Mật Hiển từ Huế vào thăm Ôn Già Lam, Giám Viện Phật Học Viện Nha Trang, vì thế quý Thầy cứ tự nhiên xem Ôn như một khách Tăng đến thăm viện. Nào ngờ, đến 8:00 giờ tối, Ôn Già Lam sai Thầy quản chúng, họp chúng tại cốc của Ôn, quý Thầy học Tăng vân tập lên cốc Ôn Già Lam, thấy Ôn Già Lam ngồi ngang hàng với Ôn Mật Hiển, nên mọi người hồi hộpchấn động trước uy dung của Ôn. Ôn Già Lam nói:

- Các Thầy hãy đảnh lễ Ôn Trúc Lâm.

- Sao hồi chiều các Thầy thấy Ôn mà không chào? Tui buồn các Thầy quá, các Thầy ở Phật Học Viện, thấy quý Ôn tới thăm viện mà không biết thưa hỏi.

Ôn Mật Hiển ôn tồn tiếp lời Ôn Già Lam, từng chữ, từng lời thắm thiết:

- Tui tưởng quý Thầy biết tui, nhưng quý Thầy không biết thôi thì đừng chấp trách. Tuy nhiên là người học Phật, cầu làm Phật, và nơi đây đào tạo người làm Phật, quý Thầy phải biết, gặp quý Thầy dù lớn hơn hay ngang hàng hoặc nhỏ hơn mình, tất cả đều nên chào hỏi thân mật. Ai thọ giới trước mình một đàn thì đã lớn hơn mình rồi, đừng nói là quý Ôn Trưởng thượng.

Rồi Ôn nói nhẹ một câu:

- Ôn Già Lam làm Giám Viện chiều quý Thầy quá.

Thì ra hồi chiều quý Thầy học Tăng thấy Ôn mà không chào, nên Ôn nói lại với Ôn Già Lam và Ôn Già Lam họp chúng để dạy bảo.

Từ tâm thức của bậc Sư trưởng là muốn giáo dục toàn diện – là sự giáo dục con người thành bậc Thánh, thành người mô phạm chân thân, là người đi trong cuộc đời mà không vấy nhiễm thanh sắc, Ôn đã hiện bày cuộc đời Ôn qua hai phạm trù giáo hóa: thân giáo và khẩu giáo, mọi người sống nơi Sơn Môn xứ Huế đều biết rõ nếp sống đạo hạnh của Ôn.

Trong đời sống hằng ngày của Ôn nơi tự viện là một bài học làm “Thầy tu” đầy lòng từ bi, trí tuệ, đầy sự hoành tráng uy nghiêm với tứ chúng, đầy sự nhiếp phục và tùng phục của chúng Tăng pháp lữ, mà qua lời dạy của Hòa Thượng Phước Huệ để trả lời cho đức Từ Cung khi được hỏi:

- Sau khi Hòa Thượng – Tổ Phước Huệ, về rồi, chúng con muốn học giáo lý, kinh điển thì biết làm sao?

Hòa Thượng Phước Huệ trả lời:

- Sau này quý vị nào muốn học thêm kinh điển thì nên theo học với chú Hiển (tức Hòa Thượng Mật Hiển bây giờ). Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế. Trang 166, xuất bản 1993 – Tín Nghĩa

Bấy nhiêu lời của Tổ Phước Huệ, chúng ta thấy được đầy đủ những gì cần có nơi Ôn. Từ tánh đức trang nghiêm, từ tướng thể tự tại, từ tâm ý thuần hòa, từ trí tuệ mẫn tiệp để dung nạp, hoằng truyền giáo pháp tiếp dẫn hậu lai. Từ những đức tánh ấy mà Tổ Giác Tiên đã thấy được một vị Tổ đức hóa thân vào đời kham nhẫn để phổ độ quần sanh, quyền bày phương tiện lập hạnh tùy duyên: Nội bí Thanh Văn, ngoại hiện Bồ Tát, mà Tổ đã truyền kệ phú pháp:

“Tâm Hương pháp giới huân,

Xứ xứ kiết tường vân

Phú nhữ Tâm Hương tánh

Cừ kim chánh thị quân”

Để thấy được rằng, hương thơm của tâm đã xông ướp khắp pháp giới, mà hương thơm của tâm, của người có đức hạnh chính là hương thơm của giới đức, vì Phật dạy: “Trong tất cả các loại hương thơm của hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma Ha Mạn Thù Sa, hoa Mạt Lị, hay hương thơm của các loại hương chiên đàn, trầm thủy, không có một loại hương thơm nào có thể bay ngược gió, chỉ có loại hương thơm của người giới đức mới bay ngược gió tỏa ngát mười phương.”

Bằng giá trị này, Tổ đã mật ý nơi Ôn tánh giới trang nghiêm, thanh tịnh thấm nhuần cùng khắp kết thành những đóa tường vân mầu nhiệm, thanh thoát bao trùm, hàm dụng, nuôi dưỡng tánh đức Tâm Hương - pháp danh của Ôn - trong ngôi nhà Phật pháp và được tôn xưng là bậc Tướng quân trong hàng Chúng Trung Tôn.

Sư Bà Diệu Không, vì cảm phục hạnh nguyệnquy ngưỡng tánh đức nhiếp dẫn chúng Tăng, làu thông kinh luật của Ôn đã đề thơ ca tụng:

“Hòa Thượng kim triêu ngoại thất tuần,

Hoa niên xuất tục thậm gian truân

Trực tâm nhất niệm kinh thường diễn

Phật tánh viên dung luận quán quân...”

(sđd)

Đất thần kinh xứ Huế, ai trong chúng ta đều biết, dù người chưa từng đặt chân lên xứ Huế, là nơi có nhiều thắng duyên hội ngộ, là miền thánh địa của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Miền thánh địa này đã viết nên trang sử bi hùng của Phật giáo qua thời pháp nạn, và hình ảnh quý Ôn là sức sống miên trường, bất tận trong mọi tâm thức của nhiều thế hệ Phật tử, và đã góp một phần nhân duyên từ đây, Phật giáo Việt Nam đã dựng lên ngôi nhà Phật giáo Thống Nhất, mà hình ảnh Đức đệ Nhất Tăng Thống Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân. Đức đệ Nhị Tăng Thống Hòa Thượng Thích Giác Nhiên chùa Thiền Tôn. Đức đệ Tam Tăng Thống Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, chùa Thiên Mụ, đã trải dài một chặng đường lịch sử Phật giáo uy hùng, đã băng qua và vượt trên mọi nguy nan thời đại để tự sống còn mà hộ quốc an dân, xiển dương Phật pháp, góp phần thêm bề dày cho dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm qua.

Nếu bảo rằng các bậc kỳ túc Hòa Thượng Trí Quang, Hòa Thượng Thiện Minh... là những vị đối ngoại, góp mặt với thời cuộc thì Ôn Mật Hiển là người đối nội giữ vững rường cột Tăng già, là xương sống ngôi nhà Phật giáo Huế. Hình tướng Ôn, tâm lượng Ôn là sức sống miên mật, bền bỉ như một năng lượng dạt dào làm tươi mát hàng Tăng đoàn qua nhiều thập niên ấy. Chính vì năng lượng sống đã kết thành tường vân, đã quyện thành hương từ, đã giữ ngôi Tướng quân, đã tác thành chúng đức mà khi Ôn viên tịch, từ Tăng Ni cho đến Phật tử tại gia ai cũng nức lòng thương tiếc để cảm thán nên lời thơ công đức:

Hương Từ Rừng Trúc

Đầu đà giới hạnh nghiêm thông,

Đạo phong cao ngất, trăng rằm trời thu

Viên dung phước huệ song tu

Ngàn năm còn hưởng Hương từ Trúc Lâm”

(sđd)

Làn hương của lòng từ mẫn, của lòng thương tưởng, bao dung độ lượng vẫn còn phảng phất trên từng chiếc lá, nụ hoa, trên từng lối mòn quanh chùa rêu phong phủ kín, trên từng dấu ấn thời gian tự thủa sinh tiền.

Suốt một đời hiện thân hóa độ, công hạnh Ôn tương tác tương chỉ như pháp hiệu của Ôn – Mật Hiển – khi phương tiện hiện bày thị oai trấn nhiếp thì Ôn Hiển lộ khí thế xung thiênáp đảo tà ma quỷ mị, còn khi sách tấn dưỡng tâm tu đức thì Ôn Mật cảm khuyên răn, từ tâm thương xót, tiếp độ người khế lý, khế cơ. Có khi, Ôn như Tiêu Diện Thiên Vương, Hộ Pháp Già Lam, nhưng lắm lúc Ôn dịu hiền như Mẹ Quan Âm bơi thuyền từ đưa người qua bể khổ. Hiển Mật viên dung, lý sự vô ngại mà Ôn thong dong tự tại giữa bờ mê bến mộng bất phân sai thù. Chúng ta nghe Hòa Thượng Thiện Siêu nói về Ôn:

“Làm sao chúng tôi quên được những tháng ngày đồng lao cộng khổ, chung lo Phật sự, đạo phong của Hòa Thượng thì trác việt, nếp sống bình dị, nói năng khẳng quyết hùng hồn: “Đã là Thầy tu thì đừng sợ chết, nếu sợ chết thì đừng làm Thầy tu.” (sđd)

Từ đó, chúng ta hiểu Ôn đã liễu tri sinh tử như mộng, vô thường như huyễn, có không như bọt bể đầu ghềnh, thì có gì phải sợ. Sự sinh, sự tử nơi Ôn như là hiện thân hóa độ chúng sinh, khi công viên quả mãn thì an nhiên tự tại ra đi, để tiếp tục con đường độ sinh vô tận. Đó là Mật Hạnh của bậc Đại sỹ, là Hiển Thông của chư Thánh xuất trần.

Hơn ai hết, là những người đệ tử thân cận, thấy rõ hạnh nguyện của Ôn, mà cảm thán nên câu đối:

“Mật tại ý trung, thiền đăng tục diệm ư chánh nhơn, tác tòng lâm chi mô phạm

Hiển ư tướng ngoại, tổ ấn cao quang ư thục quả, vi tứ chúng chi chiêm y”

Hay:

“Mật hạnh dụng thần lợi nhơn lợi vật ly trước tướng

Hiển công viên tựu đương quán đương chỉ ứng Thiền cơ”

(sđd)

Tạm dịch:

- Mật ở nơi trong ý, làm chánh nhân tiếp nối ngọn thiền đăng, là khuôn mẫu nơi chốn tòng lâm phạm vũ.

Hiển là tướng bên ngoài, tựu thành kết quả tổ ấn sáng soi, làm nơi nương tựa cho hàng môn đồ cùng tu.

- Mật tàng công hạnh, làm lợi ích khắp cả quần sanhkhông chấp tướng.

Hiển lộ công phu, tu quán tu chỉ để phù hợp mọi căn cơ Thiền.

Đây là đôi dòng tưởng niệm của chúng con, hàng hậu học kính thành đảnh lễ Giác Linh Ôn thùy từ chứng giám và thầm gia hộ cho quê hương Ôn, quê hương của mọi người con Phật được thái hòa, thịnh trị, được tự do hạnh phúc mọi nhà, để hộ pháp các Sơn môn Tự viện, các Tổ đình Tòng Lâm Phật giáo Việt Nam mãi bền vững, giữa đất trời thiên thu vĩnh tận.

Kính thành đảnh lễ Giác Linh Ôn như lời cầu nguyện, Đạo pháp được xương minh, chúng môn đồ tinh chuyên tu học để giữ tròn tâm ý rỗng không mà chẳng dính mắc đôi bờ nhơn ngã, như lời kinh sám hối đêm qua.

“Xử thế giới như hư không

Dụ liên hoa bất trước thủy

Tâm thanh tịnh siêu ư bỉ

Khể thủ lễ Vô Thượng Tôn”

Hồi chuông công phu sáng của Tổ đình Trúc Lâm, Huế, mãi vang vọng như lời kinh siêu độ cứu vớt loài trầm luân.

Chùa Phật Đà, ngày 12 tháng 02 năm 2007

Thích Nguyên Siêu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1560)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1409)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1825)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1583)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1354)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1643)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2176)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1914)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1267)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1446)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1444)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1733)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1489)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1353)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1500)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1436)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1765)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1459)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1423)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1434)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1520)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1700)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1595)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1532)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1414)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1507)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1253)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1981)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1389)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1543)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1549)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1739)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1598)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2039)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1583)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1784)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1983)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2179)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1647)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2618)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1714)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1892)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1853)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1618)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2360)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1796)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1856)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1727)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2097)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant