Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đằng Vương Các Tự

29 Tháng Mười 201000:00(Xem: 6345)
Đằng Vương Các Tự


Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
 Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713).
 Con của vua Cao Tông nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hồng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là "Đằng Vương Các". Lúc Diêm Bá Dư ra giữ chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thết tân khách. Muốn khoe tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm một bài tự ngay bữa tiệc.
 Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến họp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc.
 Thấy Vương Bột, viên Đô Đốc họ Diêm khinh là con nít, miễn cưỡng cấp giấy bút. Nhưng cho người đứng bên cạnh Vương, hễ Vương viết được câu nào thì chép lại cho ông xem.
 Mới đọc hàng đầu, họ Diêm đã ngạc nhiên vì lời già giặn. Đến câu:
 Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
 Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc
 Nghĩa:
 Ráng chiều với cò lẻ cùng bay,
 Nước thu cùng trời dài một sắc
 thì ông vô cùng khâm phục.
 Bài của họ Vương đặc sắc hơn tất cả. Từ đó, danh càng vang dậy khắp nơi.
 Bài phú "Đằng Vương các" viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì cực đẹp nên rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.
 Cuối bài thơ, có 8 câu tuyệt diệu, nhất là 4 câu cuối:
 Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
 Vật hoán tinh di, không độ thu?
 Các trung đế tử kim hà tại?
 Hạm ngoại trường giang không tự lưu.
 Nghĩa:
 Đầm chiếu mây bay, trời lửng lơ,
 Sao dời vật đổi, mấy thu rồi.
 Con vua trong gác nào đâu nhỉ?
 Dòng nước ngoài hiên vẫn tự trôi.
 Nhưng người có tài như thế mà mạng yểu. Nhân khi đi thăm cha làm quan ở Giao Chỉ, Vương bị đắm thuyền, chết ở giữa biển giữa 29 xuân xanh.
 Tương truyền rằng hai câu thơ:
 Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
 Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc.
 tuyệt diệu như thế mà có người cho Vương Bột còn dốt, nhưng không chỉ dốt chỗ nào. Vì thế khi chết, hồn còn uất ức nên trong đêm khuya thanh vắng thường hiện hình trên bãi bể, níu áo những văn nhân sĩ tử qua đường, miệng ngâm nga hai câu thơ trên và hỏi dốt chỗ nào, xin chỉ giúp. Nhưng ai nấy đều khen hay. Hồn Vương không bằng lòng, cho rằng sĩ tử kia còn dốt, thi khoa này không thể đậu. Quả thật như thế.
 Rồi, cũng từ đó, giọng ngâm hai câu thơ kia vẫn còn văng vẳng bi ai theo hình bóng họ Vương thơ thẩn, dật dờ trên bãi biển.
 Nhưng một hôm có một văn nhân đi ngang qua đấy, hồn Vương hiện hình níu lại hỏi, thì chàng văn nhân ấy cười bảo:
 - Hai câu thơ ấy không phải sai nhưng nhà ngươi còn dốt thật. Đã bao năm có tiếng là tứ kiệt Sơ Đường mà không nhận biết được cái dốt của mình trong hai câu thơ ấy ư?
 Nói xong dứt áo ra đi. Vương tha thiết yêu cầu giải thích. Khách không phụ lòng, nên bảo:
 - Hai câu thơ thừa chữ "dữ" và chữ "cộng". Nếu bỏ hai chữ thì thật tuyệt, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:
 Lạc hà cô vụ tề phi,
 Thu thủy tràng thiên nhất sắc.
 Vương Bột nhận ra, quả còn dốt thật, mới bái tạ lãnh lời chỉ giáo.
 Từ đó, trong đêm khuya thanh vắng, trên bãi biển không còn hình bóng của nhà thơ tài danh trẻ tuổi hiện ra nữa. Và giọng ngâm hai câu thơ bất hủ bi ai, não ruột kia cũng chìm mất trong không gian cao rộng, mịt mờ. Đây là một câu chuyện hoang đường.
 Do câu chuyện gió đưa thuyền Vương Bột đến Đằng Vương các làm cho Vương nổi tiếng tài danh, nên cổ thi có câu: "Thời lai, phong tống Đằng Vương các" (Thời tới thì gió đưa đến Đằng Vương) để chỉ sự may mắn của kẻ gặp thời. Những từ ngữ: "duyên Đằng", "gió đưa Đằng các" đều có ý nghĩa như thế.
 Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du có câu: "Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa" là do điển tích trên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10558)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
(Xem: 9717)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
(Xem: 8732)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
(Xem: 8681)
Xưa có một ông vua ốm thập tử nhất sinh, ai cũng cho là không thể sống được nữa. Ba con trai thấy vậy, buồn lắm.
(Xem: 7863)
Ngày xưa, có một người sinh được bảy con trai, nhưng không có con gái, cầu mãi cũng chẳng được. Mãi về sau, vợ có mang, bác ta chứa chan hy vọng...
(Xem: 7266)
Ngày xửa ngày xưa, có hai Hoàng tử đi phiêu lưu, sống lang bạt không về nhà nữa. Người em út, thường gọi là "Chú Ngốc", lên đường đi tìm hai anh.
(Xem: 7493)
Xưa có một người thợ săn trẻ tuổi vào rừng rình thú. Lòng anh phơi phới. Anh vừa đi vừa thổi kèn bằng lá, bỗng gặp một bà lão già nua, xấu xí.
(Xem: 6686)
Ngày xưa có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng. Người đàn ông có một con gái, người đàn bà cũng có một con gái.
(Xem: 7103)
Một người lái buôn có hai con, một gái một trai đều nhỏ, chưa biết đi. Bác trang bị hai chiếc tàu, đầy đủ hàng hóa quý giá, tất cả gia tài, của cải đều ở đó.
(Xem: 8053)
Xưa có một người nghèo có mười hai đứa con. Bác phải làm ngày làm đêm để nuôi chúng. Khi đứa con thứ mười ba ra đời...
(Xem: 6907)
Ngày xưa có một cô gái lười biếng, không chịu kéo sợi. Mẹ cô khuyên bảo thế nào cô cũng không nghe. Một hôm, bà mẹ không chịu được nữa...
(Xem: 6884)
Có hai anh em nhà kia mồ côi mẹ. Một hôm, anh dắt em gái đi thủ thỉ nói: - Từ ngày mẹ mất, anh em mình không có lúc nào sung sướng nữa.
(Xem: 7212)
Xưa có người có hai con trai. Con trai lớn thông minh, khôn ngoan, gặp khó khăn đến đâu cũng biết đường xoay xở. Còn em thì ngốc nghếch...
(Xem: 7039)
Xưa có một người có ba con. Con thứ ba tên là chàng Ngốc thường bị khinh rẻ chế giễu và làm việc gì cũng bị gạt ra.
(Xem: 6867)
Một ngày hè, gấu và sói đi dạo chơi trong rừng. Gấu nghe có tiếng chim hót véo von, liền hỏi bạn...
(Xem: 6796)
Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, lúa mạch đen đang độ đâm bông. Mặt trời đã lên cao. Ngọn gió ấm áp thổi lướt trên các thân rạ.
(Xem: 7911)
Ngày xưa, có một người lính tận tụy với nhà vua bao nhiêu năm trời ròng rã. Hết thời chinh chiến, người ấy bị thương nhiều, không phụng sự được nữa...
(Xem: 8246)
Ngày xưa có một ông vua sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, nhưng kiêu căng ngạo ngược. Ai đến hỏi cô làm vợ, cô cũng chê bai giễu cợt.
(Xem: 6979)
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua.
(Xem: 6975)
Xưa có một bà hoàng hậu già, vốn là một mụ phù thủy. Mụ sinh được một con gái đẹp vào bậc nhất trên đời.
(Xem: 6509)
Xưa có hai vợ chồng người thợ xay bột sống rất sung sướng. Họ có tiền của, mỗi năm lại sung túc thêm. Nhưng hoạn nạn thường đến bất ngờ.
(Xem: 6685)
Một buổi sáng mùa hè, một chú thợ may ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bà nông dân đi qua phố rao hàng...
(Xem: 7166)
Ngày xưa có một cô gái xinh đẹp nhưng phải cái lười biếng và cẩu thả. Khi phải kéo sợi thì cô làm thật miễn cưỡng.
(Xem: 7379)
Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi với nhau. Một hôm, mặt trời vừa lặn sau núi, họ thấy xa xa có tiếng nhạc, càng đến gần nghe càng rõ.
(Xem: 6923)
Xưa có một anh thợ may, dáng người nhanh nhẹn, tính tình dễ thương. Anh đi tập nghề, đến cánh rừng kia vì không biết đường nên bị lạc.
(Xem: 18418)
Xưa có một bác nông dân khôn ngoan ranh mãnh, mẹo vặt của bác thì không sao kể hết được. Lý thú nhất là chuyện bác có lần lừa được cả quỷ.
(Xem: 6908)
Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi.
(Xem: 6743)
Hanxơ đi ở đã được bảy năm. Một hôm, chú thưa với chủ: - Thưa ông, tôi ở với ông đã hết hạn rồi, xin ông trả tiền công cho tôi để tôi về nhà với mẹ.
(Xem: 6752)
Một hôm, một bác nông dân rút ở xó nhà ra chiếc gậy gỗ trăn rồi bảo vợ: - Này nhà ạ, tôi đi ba ngày nữa mới về đấy.
(Xem: 7855)
Xưa có một chú bé chăn dê nghèo, bố mẹ đều chết cả, quan trên đưa chú cho một nhà giàu nuôi dạy. Song vợ chồng nhà này rất cay nghiệt.
(Xem: 6315)
Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp.
(Xem: 7375)
Xưa có một ông cụ già nua tuổi tác, mắt mờ, tai nặng, chân tay run lẩy bẩy. Khi ngồi ăn, cụ cầm thìa không vương, đánh đổ xúp ra khăn bàn...
(Xem: 6455)
Xưa có một ông vua. Quanh cung điện của vua là một khu rừng lớn trong đó có đủ các loài dã thú. Một hôm, có một người thợ săn được vua phái vào rừng...
(Xem: 6164)
Ở một nhà xay bột kia có một bác thợ xay nghèo, không có vợ con gì cả. Bác có ba gã giúp việc. Ba gã ở với bác được vài năm thì một hôm...
(Xem: 8052)
Một chàng chăn chiên muốn hỏi một trong ba chị em nhà kia làm vợ. Ba cô đều xinh, anh chàng phân vân mãi, không biết nên chọn cô nào.
(Xem: 6407)
Mèo làm thân với chuột. Mèo kể lể tâm tình tha thiết, chuột nghe bùi tai đồng ý ăn ở chung với mèo.
(Xem: 6017)
Xưa có một gã con trai học nghề thợ khóa. Một hôm anh thưa cha, muốn ra ngoài thiên hạ để thi thố tài năng. Người cha bảo...
(Xem: 6563)
Xưa có hai anh em, anh thì giàu mà em thì nghèo. Người anh giàu có làm nghề thợ vàng, tính vốn ác nghiệt. Người em tết chổi bán kiếm tiền ăn...
(Xem: 6483)
Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.
(Xem: 6432)
Ngày xưa có một vị Hoàng tử yêu vợ chưa cưới tha thiết. Một hôm, chàng đang ngồi bên nàng rất đỗi sung sướng thì nhận được tin cha ốm sắp chết...
(Xem: 6207)
Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, vẫn gọi là Tí hon. Tí hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố...
(Xem: 6063)
Xưa có một ông vua tuổi già lâm bệnh, nghĩ bụng: "Ta chết đến nơi mất rồi". Vua cho đòi "bác Jôhannơt trung thành" tới.
(Xem: 6528)
Ngày xưa có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là khôn ngoan. Không cái gì là vua không biết, dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất.
(Xem: 6440)
Một hôm, hai vợ chồng bác nông dân già ngồi nghỉ trước túp lều tồi tàn sau khi làm việc vất vả. Bỗng có một chiếc xe tứ mã lộng lẫy đến đỗ ngay trước nhà.
(Xem: 5937)
Ngày xưa có một bác tiều phu nghèo khổ. Bác luôn luôn phải làm việc từ sáng sớm đến tối mịt. Mãi rồi bác cũng dành dụm được ít tiền.
(Xem: 5840)
Ngày xưa có một ông vua rất giàu, vua giàu đến nỗi tưởng là của cải của mình không bao giờ hết được. Vua sống xa hoa, chơi bàn cờ bằng vàng...
(Xem: 6030)
Ngày xưa, có một bà có ba cô con gái. Con lớn tên là Một Mắt vì cô chỉ có độc một mắt ở giữa trán. Cô thứ hai tên là Hai Mắt vì cô có hai mắt như mọi người khác.
(Xem: 5394)
Xưa có hai vợ chồng nhà kia rất nghèo. Của cải chỉ có độc một túp lều nhỏ. Ngày ngày hai người đi bắt cá, làm chẳng đủ ăn.
(Xem: 5566)
Có một bác tiều phu nghèo sống với vợ và ba con gái trong túp lều nhỏ ven một khu rừng hẻo lánh. Một buổi sớm, lúc sắp đi làm bác dặn vợ...
(Xem: 5891)
Giữa mùa đông tháng giá, tuyết rơi xuống trắng như bông. Một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant