Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cô bé quàng khăn đỏ

09 Tháng Hai 201100:00(Xem: 5752)
Cô bé quàng khăn đỏ

Ngày xưa có một cô bé thùy mị, ai thấy cũng yêu. Yêu nhất vẫn
là bà, có gì bà cũng đem cho cháu. Bà cho cháu một chiếc khăn
quàng bằng nhung đỏ. Chiếc khăn hợp với cô quá đi mất, đi đâu cô
cũng quàng. Vì vậy người ta gọi cô là Cô bé quàng khăn đỏ.
Một hôm, mẹ bảo cô:
- Khăn đỏ con ạ, đây có miếng bánh và chai rượu vang. Con
mang đến cho bà nhé. Bà ốm yếu, mang biếu bà để bà xơi cho lại
người. Con đi đi kẻo lát nữa nắng. Con đi cho ngoan, đừng có đi
lung tung ra khỏi đường cái kẻo vỡ chai, không có gì mang đến biếu
bà. Vào buồng bà thì con nhớ chào bà, đừng có vội mắt là mày lét
nhìn khắp các xó nhà.
Khăn đỏ bảo mẹ:
- Con sẽ làm đầy đủ như mẹ dặn.
Rồi cô bé chào mẹ ra đi.
Nhà bà Khăn đỏ ở trong rừng, đi khỏi làng độ nửa giờ. Khăn đỏ
vào rừng thì gặp chó sói. Em không biết sói là một con vật độc ác
nên không sợ.
Sói chào Khăn đỏ. Khăn đỏ chào lại.
Sói hỏi:
- Cháu Khăn đỏ đi đâu sớm thế?
- Cháu đi đến nhà bà.
- Cháu mang gì ở khăn gói thế?
- Bánh và rượu vang đấy. Hôm qua ở nhà làm bánh. Bà ốm,
cháu mang đến để bà xơi cho khỏe người.
- Bà cháu ở đâu, cháu Khăn đỏ?
- Đi vào rừng độ mười lăm phút nữa thì tới. Nhà ở dưới ba cây
sồi to, mé dưới có nhiều bụi dẻ. Bác biết chứ!
Sói nghĩ bụng: "Cái mồi non này hẳn là béo ngon hơn mụ già
kia". Hắn tự nhủ phải lập mưu chén được cả hai. Hắn mon men lại
gần Khăn đỏ bảo:
- Này cháu Khăn đỏ ạ, cháu hãy nhìn những bông hoa tươi đẹp
quanh đây. Sao cháu không chịu nhìn một tí? Bác chắc là cháu
chẳng bao giờ để ý nghe chim hót véo von nhỉ. Cháu đi đâu mà cứ
đăm đăm như đi học thế. ở trong rừng là vui lắm nhé!
Khăn đỏ mở to mắt ra nhìn. Em thấy ánh nắng rập rờn qua
cành cây, hoa tươi la liệt, em nghĩ bụng giá mang bó hoa tươi đến
tặng bà chắc bà thích lắm. Trời còn sớm thế nào đến chả kịp. Em
bèn ra khỏi đường rẽ vào rừng hái hoa. Hái được một bông, em nghĩ
là vào sâu chắc có bông đẹp hơn, và em lại mon men đi tới. Cứ thế
mãi, càng ngày em càng tiến sâu vào rừng.
Chó sói đi thẳng tới nhà bà cụ, gõ cửa.
- Ai đấy?
- Cháu Khăn đỏ đây, bà mở cửa cho cháu bà ơi. Cháu mang lại
cho bà bánh và rượu vang đây.
Bà nói:
- Thì cháu cứ việc đẩy then mà vào. Bà yếu quá không dậy được
đâu.
Sói đẩy then cửa, cửa mở tung. Nó chẳng nói chẳng rằng, đến
thẳng giường bà, nuốt chửng bà. Rồi nó mặc quần áo bà, đội mũ bà,
nằm vào giường bà, kéo rèm che lại.
Khăn đỏ tha thẩn chạy đi hái hoa. Mãi đến lúc hái nhiều quá
mang không xuể, nó mới chợt nhớ đến bà, vội lên đường đi đến nhà
bà. Nó thấy cửa mở, lạ lắm. Nó vào phòng thấy có gì khang khác.
Nó nghĩ bụng sao hôm nay ở nhà bà lại cảm thấy rờn rợn, không
thấy thoải mái như mọi khi. Nó chào bà nhưng không thấy có tiếng
đáp. Cô bé lại bên giường, kéo rèm ra, thì thấy bà nằm, mũ kéo
chùm kín mặt, trông lạ quá.
Cô bé nói:
- Bà ơi bà! Sao tai bà to thế?
- Tai bà to để nghe cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao mắt bà to thế?
- Mắt bà to để nhìn cháu rõ hơn.
- Bà ơi bà! Sao tay bà to thế?
- Tay bà to để bà ôm cháu chặt hơn.
- Úi trời ơi, sao mồm bà to thế kia?
- Mồm bà to để bà ăn cháu ngon hơn.
Sói nói xong liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng em bé Khăn
đỏ đáng thương.
Sói đã no nê lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o. Có người đi
săn qua nhà nghĩ bụng:
- Quái! Sao bà lão ngáy to thế này, phải tạt vào xem bà ấy có
làm sao không.
Bác bước vào phòng, đến giường thì thấy sói đang nằm. Bác ta
nói:
- Con quỷ tội lỗi này, thì ra tao lại gặp mày ở đây. Tao tìm mày
mãi...
Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ ra là chắc sói
đã ăn thịt bà lão, và tuy vậy vẫn còn có cơ cứu bà. Bác nghĩ không
nên bắn mà nên lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ ra. Vừa rạch
được vài mũi thì thấy chiếc khăn quàng đỏ chóe, rạch được vài mũi
nữa thì cô bé nhảy ra kêu:
- Trời ơi! Cháu sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực.
Bà lão cũng còn sống chui ra, thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt
đá to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên, nhưng đá
nặng quá, nó ngã khuỵu xuống, lăn ra chết.
Ba người đều vui mừng. Người đi săn lột lấy da sói mang về
nhà. Bà lão ăn bánh, uống rượu vang của Khăn đỏ mang đến
cảm thấy lại sức. Khăn đỏ nghĩ bụng: "Từ nay trở đi, mẹ đã dặn gì
là phải nghe mẹ, không bao giờ được rời khỏi đường chạy một mình
vào rừng sâu".
Có một người còn kể là có lần Khăn đỏ lại mang bánh đến cho
bà thì có một con sói khác đến nói chuyện với nó, định lừa cho nó rời
khỏi đường. Khăn đỏ đã đề phòng, cứ đi thẳng. Khăn đỏ đến nói cho
bà biết là em đã gặp sói chào em, mắt trông rất ác.
- Nếu không phải ở đường cái thì nó đã ăn thịt cháu rồi.
Bà bảo:
- Cháu vào đây ta đóng cửa lại kẻo nó vào.
Được một lát, chó sói đên gõ cửa gọi:
- Bà ơi, bà mở cửa cho cháu. Cháu là Khăn đỏ mang bánh lại
đây.
Hai bà cháu im lặng không mở cửa. Con vật đầu xám bèn rón
rén đi quanh nhà mấy lần. Rồi nó nhảy lên mái nhà, định đợi đến
chiều tối, khi nào Khăn đỏ ra về thì sẽ lén đi theo sau, và sẽ ăn thịt
cô bé trong bóng tối. Nhưng bà cụ biết rõ ý định của nó. Ở trước cửa
nhà có một cái máng nước bằng đá. Bà bảo cháu:
- Cháu đi lấy thùng, Khăn đỏ ạ. Hôm qua bà làm xúc xích.
Cháu đi xách nước nấu xúc xích đổ vào trong máng ấy.
Khăn đỏ xách nước xúc xích đổ mãi cho đên khi chiếc máng to
đã đầy. Lúc đó mùi thơm điếc mũi sói, sói nhìn xuống hít mãi. Nó
thò mãi cổ xuống, không kìm người được nữa, trơn tuột từ mái nhà
rơi đúng vào cái máng to và chết đuối. Khăn đỏ vui vẻ về nhà,
không bị ai đụng đến.
Các em đã bao giờ không nghe lời mẹ chưa? Cô bé quàng khăn
đỏ không nghe lời mẹ dặn, chơi la cà dọc đường nên mới bị sói lừa
ăn thịt. Khi làm việc gì thì các em phải làm đến nơi đến chốn và
tuyệt đối nghe theo lời người lớn thì sẽ không bao giờ bị sói ăn thịt
như cô bé quàng khăn đỏ đâu!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5597)
Có lần, bố đi chợ phiên hỏi hai con vợ kế muốn xin quà gì. Một cô xin quần áo đẹp, một cô xin ngọc.
(Xem: 5696)
Xưa có một bác nông dân nghèo. Buổi tối, bác thường ngồi bên bếp lửa, nói với bác gái đang xe chỉ...
(Xem: 5883)
Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và một con mèo. Các con trai xay bột...
(Xem: 5549)
Ngày xưa có một bà già nua, sống cùng đàn ngỗng tại một nơi hẻo lánh giữa núi rừng. Bà ở trong một căn nhà nhỏ. Chung quanh có một khu rừng lớn.
(Xem: 6181)
Ngày xưa có một cô ả nấu bếp tên là Grêten. Ả thường đi giày gót đỏ khi dạo chơi. Ả ngó đông ngó tây...
(Xem: 5931)
Ngày xưa xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Nhà vua có rất nhiều lính, trả lương cho họ quá ít, không đủ để sống.
(Xem: 5422)
Hanh tính lười biếng. Chú chẳng phải làm gì khác ngoài việc hàng ngày chăn một con dê ở ngoài cánh đồng.
(Xem: 5831)
Ngày xưa có hai vợ chồng một bác tiều phu nghèo khó, sống ở ven một khu rừng lớn. Gia đình có hai con.
(Xem: 5496)
Ngày xưa, có một bà già sống một mình trong một tòa lâu đài cổ giữa một khu rừng bao la, rậm rạp. Đó là một mụ phù thủy cừ khôi.
(Xem: 5942)
Ngày xưa có hai anh em đều đi lính. Anh thì giàu, em thì nghèo. Người em không muốn sống nghèo khổ mãi, bỏ lính về làm nông dân.
(Xem: 7978)
Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã Lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp.
(Xem: 7250)
Âu Dã Tử là một kiếm sư đại tài thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta đúc ra những thanh gươm rất tốt, chém sắt như chém bùn. Vua nước Việt là Doãn Thường bèn triệu tới...
(Xem: 6443)
Ninh Thích, người nước Vệ đời Xuân Thu. Người có tài kinh bang tế thế. Lúc còn hàn vi, chưa gặp thời, mình mặc áo cộc, đầu đội nón rách, đi chân không...
(Xem: 14474)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
(Xem: 6967)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
(Xem: 12824)
Tây Thi là một giai nhân tuyệt sắc ở nước Việt đời Chiến Quốc, có tiếng là "Lạc nhạn" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 12024)
Ngũ Kinh (năm quyển sách) cũng như Tứ Thư là những sách làm nền tảng của Nho giáo. Nguyên trước có sáu kinh nhưng vì sự đốt sách của Tần Thủy Hoàng...
(Xem: 8761)
Tứ ThưNgũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
(Xem: 14336)
Giả Đảo là một nhà sư giỏi thơ đời Đường. Một hôm trăng sáng, sư cưỡi lừa thong thả trên con độc đạo, định đến thăm nhà một người bạn.
(Xem: 8504)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
(Xem: 6766)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
(Xem: 10492)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
(Xem: 5941)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
(Xem: 9996)
Đuốc hoa do chữ "hoa chúc" là đèn cầy, nến đốt trong phòng của vợ chồng đêm tân hôn. Tiếng "chúc" thời cổ là "đuốc" tức bó đóm to. Ngày nay gọi là "Hỏa bả".
(Xem: 7107)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ảibiên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
(Xem: 6903)
Hàn Tín người đất Hoài Âm nước Sở đời Tây Hán, thuở hàn vi thường câu cá ở sông Hoài. Có khi cả ngày tìm không được một bữa cơm. Phiếu mẫu thương thình thường cho cơm ăn.
(Xem: 6063)
Tướng nước Yên là nhạc Nghị đem quân đánh nước Tề. Trong vòng 6 tháng mà hạ được 70 thành của Tề. Chỉ còn hai thành thôi là Cử Châu và Tức Mặc đương hấp hối trước lực lượng của Yên.
(Xem: 6145)
Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
(Xem: 6076)
Nước Nam vào thời kỳ Nam Bắc phân tranh (1528-1788). Từ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê đến nhà Lê trung hưng, nước Nam lại chia làm hai miền: Bắc thuộc họ Trịnh, Nam thuộc họ Nguyễn.
(Xem: 8307)
Bình Nguyên Quân tên Thắng, người nước Triệu đời Chiến Quốc. Được vua Huệ vương cử làm Tướng quốc phong cho đất Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân.
(Xem: 8768)
Hậu Nghệ có công bắn 9 mặt trời cứu bá tính khỏi chết trong biển lửa nên được nhân dân kính mến, suy tôn làm hoàng đế. Lên làm vua, Nghệ lại cướp giựt của cải của nhân dân.
(Xem: 8175)
Hán đánh triệu. Tướng Hán là Hàn Tín bảo các tướng sĩ của mình: - Hôm nay phá Triệu ắt thành công. Vậy ba quân chỉ ăn cơm sơ qua đỡ lòng...
(Xem: 5815)
Tề là nước tiếp giáp của Lỗ. Trước sự cường thịnh của Lỗ, Tề hầu là Tề Cảnh Công lo sợ bị Lỗ thôn tính. Quan đại phu nước Tề là Lê Di hiến kế...
(Xem: 5764)
Sô Kỵ là một người hiền lại có tài chính trị đời Chiến Quốc, làm Tướng quốc nước Tề dưới triều Tề Uy Vương. Ông hết lòng lo chính sự, thường lưu ý dò xét trong bọn các quan ấp để xem ai hiền, ai không hiền.
(Xem: 5810)
Nguyên nhà Đường từ đời vua Đại Tông (763-765) đến Hy Tông (874-888) thì quốc thế càng suy vi. Phiên trấn hoành bạo ở ngoài, hoạn quan chuyên chính bên trong.
(Xem: 5858)
Đời Xuân Thu, Sái Hầu và Tức Hầu cùng lấy gái nước Trần làm phu nhân. Tức phu nhân là nàng Tức Vĩ nhan sắc tuyệt vời. Nhân khi về thăm cố quốc, ngang qua nước Sái, Sái Hầu mời vào cung thết đãi.
(Xem: 5468)
Trong kho tàng dân ca Việt Nam, trống quân là một loại hát rất bình dânphổ biến tại miền Bắc; và đặc biệt hát trong các dịp hội hè mùa thu...
(Xem: 5939)
Điêu Thuyền là một giai nhân tuyệt sắc đời mạt Hán. Cũng như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Ngọc Hoàn, Điêu Thuyền có tiếng là "bế nguyệt" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa.
(Xem: 5266)
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu...
(Xem: 6423)
Đời Tam Quốc, em trai của Ngô chúa Tôn Quyền là Tôn Dực làm Thái thú quận Đan Dương. Dực vốn tính cương cường, nóng nảy lại hay rượu.
(Xem: 6374)
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch.
(Xem: 6196)
Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Nga.
(Xem: 7690)
"Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa...
(Xem: 9386)
Đời Tam Quốc, nhà Thục đến hồi suy mạt. Thục chúa là Lưu Thiện, con của Lưu Bị, sau khi Khổng Minh chết, nghe lời gian thần là Hoàng Hạo đắm mê tửu sắc, không nối được chí lớn của cha...
(Xem: 8714)
Chu Công tên Đán, người đời nhà Chu (1135-221 trước D.L.), có tài trị nước. "Thổ bộ" do nguyên câu: "Nhất phạn tam thổ bộ" nghĩa là "Một bữa ăn phải nhả cơm ba lần".
(Xem: 6827)
Tư Mã Thiên tự Tử Thường (145-87 trước D.L.), người huyện Long Môn (nay thuộc huyện Hán Thành, tỉnh Thiểm Tây) đời Hán Vũ đế. Cha của ông là Tư Mã Đàm, một nhà văn học danh tiếng làm chức thái sử tại triều.
(Xem: 5550)
"Mây Tần" nghĩa bóng chỉ nhớ nhà, nhớ quê hương, cha mẹ. Còn những tiếng "Mây trắng", "Mây Hàng", "Mây bạc", "Mây vàng" cũng để nói ý nhớ gia đình, nhớ cha mẹ, quê hương.
(Xem: 6457)
"Tiền Xích Bích phú " là một áng văn chương kiệt tác của Tô Đông Pha (1036-1101), một văn hào đời nhà Tống (950-1275). Đông Pha tên là Thức, tự Tử Chiêm...
(Xem: 8542)
Nước Việt, năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua. Vua Lê Chiêu Tông bị họ Mạc bắt nhốt định giết chết.
(Xem: 6211)
Năm Nhâm thân (1572), nhà Mạc sai tướng là quận công Lập Bạo đem quân đánh Thuận Quảng là đất chúa Nguyễn ở miền Nam. Lập Bạo huy động cả thảy lục quân tiến vào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant