Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Vua trộm

14 Tháng Hai 201100:00(Xem: 6808)
Vua trộm

Một hôm, hai vợ chồng bác nông dân già ngồi nghỉ trước túp
lều tồi tàn sau khi làm việc vất vả. Bỗng có một chiếc xe tứ mã lộng
lẫy đến đỗ ngay trước nhà. Một vị ăn mặc sang trọng bước từ trên
xe xuống. Bác giai đứng dậy, tiến đến gần vị quí tộc, hỏi ông cần gì.
Người lạ mặt bắt tay bác và nói: "Tôi chỉ ước ao có một điều là được
ăn bữa ăn nông thôn một lần xem sao. Hai bác hãy nấu cho tôi một
món khoai tây như bác thường nấu, tôi sẽ rất vui sướng được ăn
cùng hai bác".
Bác nông dân cười và nói: "Ngài hẳn là bá tước, hoàng thân hay
hầu tước. Những người lịch sự đôi khi hay thèm như vậy. Tôi xin
làm theo ý thích của ngài."
Bác gái vào bếp rửa và gọt khoai tây để làm món khoai theo
kiểu nông thôn. Trong khi bác gái làm bếp, bác giai bảo khách:
"Trong khi chờ ăn, mời ngài ra vườn cùng tôi. Tôi còn phải làm việc
ngoài đó". Bác đã đào hố để trồng cây.
Khách hỏi: "Bác không có con cái đỡ đần cho à?" "Không - bác
trả lời. Thật ra tôi cũng đã có một thằng con trai, bác nói tiếp,
nhưng nó đi chu du thiên hạ từ lâu rồi. Nó là một thằng hư hỏng,
láu cá và nhiều mưu mô. Nhưng nó lại không muốn học hành gì cả,
chỉ chuyên đi phá quấy. Cuối cùng, nó bỏ nhà đi, và từ bấy đến nay,
tôi không có tin gì về nó cả".
Bác già lấy một cây non đặt vào hố và cắm vào một cái cọc
chống bên cạnh. Rồi bác vun gốc; khi đã đắp được đất khá cao, bác
buộc cây trồng vào cái cọc chống bằng những cây rạ, buộc trên cao,
ở giữa và ở dưới.
"Bác ơi, - vị khách giàu sang nói, - sao bác không buộc cả cọc
chống cho cái cây còi cọc ở trong góc kia cho nó mọc thẳng. Nó mọc
gần sát mặt đất vì thân cây quăn queo".
Bác già cười và nói:
- Ông nói mà chẳng hiểu gì cả. Người ta biết ngay là ông chưa
từng làm vườn. Cái cây ấy đã già cỗi, còi cọc. Không ai có thể dựng
nó mọc thẳng lên được. Phải uốn cây từ lúc còn non.
- Cũng như thằng con bác ấy, - người lạ mặt nói, - khi nó còn
trẻ, nếu bác dạy dỗ nó tử tế thì nó đã không bỏ nhà ra đi, hẳn bây
giờ nó cũng còi cọc rồi.
- Cái đó thì chắc rồi, - bác già nói, - nó đi đã lâu hẳn là nó đã
thay đổi.
- Liệu bác có nhận được ra anh ta nếu anh ta đứng trước mặt
bác không?
- Nhận được mặt nó cũng khó đấy, Bác nông dân trả lời. Nhưng
nó có một dấu vết đặc biệt, một cái nốt ruồi ở vai, giống như hạt
đậu.
Khi bác nói tới đó, người lạ mặt cởi áo ngoài ra, trật vai ra và
chỉ nốt ruồi cho bác nông dân xem.
- Trời ơi! - Bác kêu lên, - đúng là con ta đây rồi. Và tình yêu con
tràn ngập trong lòng bác. - Nhưng, - bác nói thêm, - có thể nào anh
lại là con ta? Con ta trở thành một ông lớn sống trong giàu sang
phú quí! Làm thế nào con lại được như thế?
- Thưa cha! Người con trả lời: - Cây non đã không được buộc
vào cọc chống nên đã cong queo. Bây giờ cây già rồi, không mọc
thẳng lại được nữa.
- Sao con lại được như thế này ư?
- Con đã thành thằng ăn trộm. Nhưng cha đừng sợ. Con là Vua
trộm. Đối với con thì không có khóa, có then cài nào cả. Cái gì con
thích là con chiếm được. Cha đừng nghĩ con là thằng ăn trộm như
một tên trộm tầm thường. Không. Con chỉ lấy cái thừa mứa của nhà
giàu. Những người nghèo thì có thể yên tâm, con còn cho họ là đằng
khác, chứ không lấy của họ. Mà lấy trộm cái gì mà không vất vả,
không cần có mưu mẹo và khéo léo thì con không lấy.
- Ừ, ừ! Bác già nói, - nhưng dù sao, ta cũng không hài lòng về
con. Thằng ăn trộm vẫn là thằng ăn trộm. Ta nói cho con biết, rồi
cũng không ra gì đâu.
Bác dẫn con đến bác gái. Khi nhận ra con trai mình, bác gái
khóc vì vui sướng, nhưng khi bác giai cho biết con là Vua trộm thì
hai dòng nước mắt buồn tủi lại tràn đầy mắt bác. Cuối cùng bác nói:
"Dù nó có là thằng ăn trộm đi nữa thì nó vẫn là con tôi, tôi rất sung
sướng được gặp lại nó".
Mọi người cùng ngồi vào bàn ăn và tên ăn trộm lại được cùng
ăn với bố mẹ cái món ăn đạm bạc mà lâu nay nó không được ăn.
Sau đó người cha bảo: "Nếu ngài bá tước ở trong lâu đài kia mà biết
mày đi ăn trộm thì ông ấy đã không bế mày trong lòng ông mà ru
như hôm làm lễ rửa tội cho mày. Ông ấy sẽ lấy thừng treo cổ mày
lên cho mày đu đưa"
- Cha đừng lo, người con nói, ông ta sẽ không làm gì con đâu:
con thạo nghề của con. Ngay hôm nay, con sẽ đến gặp ông ta.
Đến chiều, vua trộm lên xe đi đến lâu đài. Bá tước tiếp đón anh
một cách kính nể, coi anh là một vị khách cao quý. Khi khách nói
cho chủ biết mình là ai thì ông tái mặt đi và ngồi lặng yên một lúc.
Rồi ông nói:
- Anh là con đỡ đầu của ta. Đáng lẽ phải xử theo pháp luật thì
tha thứ cho anh, xử sự với anh có độ lượng. Anh đã huênh hoang là
Vua trộm, vậy ta thử tài anh xem. Nếu anh thất bại thì sợi dây
thừng sẽ là vợ anh và tiếng quạ kêu sẽ thành nhạc cưới của anh.
- Thưa ngài, tên trộm nói ngài hãy thử thách tôi ba lần thật
khó tùy theo ý của ngài; nếu tôi không làm nổi, thì ngài muốn xử
tôi thế nào cũng được.
Ông bá tước suy nghĩ một lúc, rồi nói:
- Vậy thì, đầu tiên, anh hãy lấy trộm được con ngựa của ta
đang ở trong chuồng. Hai là anh phải lấy trộm được cái khăn trải
giường trong khi vợ chồng ta đang nằm ngủchúng ta không
biết, đồng thời, anh phải rút được cái nhẫn cưới vợ ta đeo ở ngón
tay. Ba là anh phải bắt cóc được cha xứ và người giúp việc ông ngay
trong nhà thờ. Hãy để ý đến các điều đó nếu không thì toi mạng
đấy!
Vua trộm đến một đô thị gần nhất. Anh mua một bộ quần áo cũ
của một bà nông dân rồi mặc vào. Anh bôi mặt thành da màu nâu,
vẽ lên mặt nhiều nếp nhăn. Không ai có thể nhận ra anh. Anh đổ
đầy rượu vang Hung vào một cái thùng to; trong rượu anh trộn một
loại thuốc ngủ rất mạnh. Anh đặt thùng rượu trên một cái giá vác
trên lưng và đi chuệnh choạng, bước chậm chạp đến lâu đài bá tước.
Khi anh đến nơi, thì đêm đã khuya. Anh ngồi trên một hòn đá
ở sân, ho lụ khụ như một bà già đau ngực và xoa tay mạnh vào
nhau như sắp chết rét. Trước cửa chuồng ngựa, lính canh đang nằm
dài quanh đống lửa. Một người trong bọn họ trông thấy bà già, liền
gọi:
- Lại đây mẹ ơi, mẹ hãy lại đây mà sưởi với chúng con. Mẹ
không có nơi ngủ, thì mẹ hãy bạ đâu ngủ đấy vậy.
Bà già loạng choạng bước lại gần, nhờ họ nhấc xuống hộ cái giá
đỡ và thùng rượu, rồi ngồi bên họ.
- Mẹ có gì trong thùng thế? Một người lính hỏi
- Rượu ngon đấy, bà già trả lời, tôi buôn rượu mà. Các chú nói
tử tế và trả cho tôi ít tiền thì tôi vui lòng để các chú uống một cốc.
- Mẹ rót rượu cho con uống thử xem, một chú lính nói. Uống
xong, anh nói: - Nếu rượu ngon thật, con sẽ làm cốc nữa.
Bà rót rượu cho anh, những người lính khác cũng bắt chước
bạn.
- Này! Các bạn ơi, - một người trong bọn họ gọi những người ở
chuồng ngựa, - ở đây có bà mẹ mang rượu vang lâu năm, tuổi rượu
ngang tuổi bà mẹ. Hãy lại đây mà uống, các bạn sẽ ấm bụng hơn
sưởi lửa.
Bà già mang thùng rượu vào chuồng ngựa. Một người lính ngồi
trên con ngựa đã đóng yên của bá tước; một người khác cầm dây
cương, người thứ ba đang tết đuôi ngựa. Bà rót rượu cho mọi người
uống thỏa thích, cho tới khi thùng rượu cạn. Chẳng mấy chốc dây
cương tuột khỏi tay cầm và anh ta lăn ra đất mà ngáy. Người kia
buông đuôi ngựa ra, rồi cũng nằm dài ra đất mà rống to hơn. Người
ngồi trên ngựa thì vẫn ngồi yên nhưng cái đầu thì cúi rạp xuống
gần cổ ngựa; anh ta cũng ngủ và ngáy như kéo bễ lò rèn. Những
người lính ở bên ngoài đã ngủ từ lâu. Họ không động đậy, cứ như
người đá. Khi Vua trộm đã thấy mọi việc đều trôi chảy, anh đặt vào
tay người lính sợi thừng thế cho dây cương, anh đặt vào tay người
lính kia cái chổi rơm thế cho cái đuôi. Nhưng trường hợp thứ ba,
giải quyết người ngồi trên yên ngưa bằng cách nào đây? Anh không
muốn làm cho người lính ngã xuống đất, anh ta sẽ tỉnh dậy và có
thể kêu la lên. Vua trộm tìm được một kế hay: anh tháo sợi dây
buộc yên ngựa ra treo cái yên lên tường bằng những sợi thừng luồn
qua các cái vòng, rồi kéo chàng kỵ mã lên sát trần nhà. Sau đó anh
buộc thật chắc dây thừng vào một cái cột. Loáng một cái, anh đã
tháo được ngựa ra khỏi xích. Nhưng từ lâu đài người ta có thể nghe
thấy tiếng vó ngựa đập trên nền sân bằng đá. Anh bèn lấy giẻ bọc
móng ngựa lại, dắt ngựa cẩn thận ra khỏi chuồng và đi qua sân, rồi
anh nhảy lên ngựa và phi nước đại.
Khi trời sáng, Vua trộm phi ngựa đến lâu đại. Bá tước vừa ngủ
dậy và đứng nhìn qua cửa sổ. "Chào ngài bá tước! Vua trộm kêu to.
đây là con ngựa tôi đã lấy được ra khỏi chuồng ngựa; ngài hãy nhìn
kìa, lính của ngài đang ngủ ngon giấc! Nếu ngài ra chuồng ngựa thì
ngài sẽ thấy quân canh gác của ngài thoải mái như thế nào". Bá
tước không nhịn được cười. Ông nói: "Lần này, anh được cuộc.
Nhưng lần sau thì không dễ may mắn thế đâu. Ta báo cho anh biết
nếu ta bắt được anh đang ăn trộm, thì ta sẽ đối với anh như một tên
ăn trộm".
Buổi tối, khi đi ngủ, bà bá tước nắm chặt tay có đeo nhẫn. Bá
tước bảo vợ: "Tất cả các cửa ra vào đều đóng và cài then chặt. Tôi sẽ
thức để rình thằng ăn trộm. Nếu nó chui cửa sổ nào thì tôi sẽ bắn
hắn".
Vua trộm lẩn vào trong bóng tối, đến cái giá treo cổ, tháo gỡ
xuống một người phạm tội đáng thương treo ở đó; anh cõng cái xác
trên lưng đi đến lâu đài. Anh dựng một cái thang ở dưới cửa sổ
phòng ngủ của bá tước, công kênh xác chết trên vai và trèo lên. Khi
anh lên đã khá cao, đầu người chết đã hiện ra ở cửa sổ, thì bá tước
nằm trong giường vẫn rình, bắn một phát súng lục. Lập tức, tên
trộm để xác người bị treo cổ rơi xuống đất, và nó cũng nhảy xuống
khỏi thang chạy nấp vào một góc. Sáng trăng vằng vặc, nó trông
thấy rõ ràng bá tước trèo thang xuống, vác cái thây ra vườn... Ông
ta đào hố để chôn. Đúng dịp may đây rồi, tên trộm tự nhủ, nó chạy
nhanh ra khỏi nơi đang trốn, leo lên thang và vào phòng bà bá tước:
"Bà nó ơi, tên trộm bắt chước giọng ông bá tước để nói, thằng ăn
trộm đã chết rồi. Nhưng nó là con đỡ đầu của tôi, và nó là thằng bịp
bợm chứ không phải là một tên gian ác. Tôi không muốn đưa ra
công chúng để làm nhục nó. Tôi cũng thương bố mẹ nó nghèo khổ.
Tôi sẽ đem chôn nó ở ngoài vườn trước khi trời sáng để câu chuyện
khỏi vỡ lở. Bà đưa cho tôi cái khăn giải giường để tôi liệm nó rồi
lẳng lặng vùi nó như một con chó" - Bà bá tước đưa cho tên trộm cái
khăn trải giường " À mà này, bà ạ, tôi lại nổi máu hào hiệp đây, bà
đưa tôi cái nhẫn của bà. Thằng xấu số này đã liều mạng vì cái
nhẫn, thôi thì ta cho nó để nó mang xuống mồ". Bà bá tước không
muốn trái ý chồng; tuy miễn cưỡng, bà cũng rút nhẫn ra đưa. Tên
trộm bước ra với hai thứ đã lấy được, nó về nhà không bị cản trở
trước khi ông bá tước chôn xong ở trong vườn.
Sáng hôm sau, ông bá tước ngẩn tò te ra khi tên trộm mang lại
cho ông cái khăn và cái nhẫn!
- Mày là phù thủy à? Ông hỏi. Ai đã kéo mày ra khỏi nấm mồ,
là nơi chính tao đã chôn mày? Ai đã làm mày sống lại?
- Ông có chôn tôi đâu, thưa ông bá tước, tên trộm nói, đó là xác
một người phạm tội đáng thương ở giá treo cổ - Và nó kể lại tỉ mỉ nó
đã làm như thế nào. Ông bá tước phải công nhận nó đúng là một
tên trộm nhiều mưu mẹo.
- Nhưng chưa xong đâu! Ông bảo tên trộm. Mày còn việc cuối
cùng phải làm và nếu không làm được thì tất cả những gì mày đã
làm đều vô ích.
Đến đêm, nó lại nhà thờ làng, vác một cái bao tải to trên lưng,
cắp nách một cái gói, tay cầm một cái đèn. Trong bao tải có cua,
trong gói có những cây nến nhỏ. Tên trộm ngồi ở trong nghĩa địa sát
nhà thờ, lôi một con cua trong bao tải ra, gắn lên mai cua một cây
nến. Nó thắp nến lên rồi đặt con cua xuống đất cho nó bò đi. Nó lấy
con thứ hai, cũng làm như vậy, và tiếp tục đến khi trong bao hết
sạch cua. Lúc đó nó khoác một cái áo lông đen dài, giống cái áo của
cha xứ, và gắn vào cằm một bộ râu dài màu xám. Không ai nhận
được ra nó nữa. Nó vào trong nhà thờ, đứng lên trên bục giảng.
Đúng lúc ấy, chuông đồng hồ điểm nửa đêm. Khi tiếng chuông
cuối cùng đã âm vang, nó kêu gầm, giọng vang lên: "Hãy nghe đây,
hỡi các người tội lỗi. Ngày tận thế đã đến! Ngày phán xử cuối cùng
không còn xa! Hãy nghe đây! Hãy nghe đây! Ai muốn lên thiên
đường thì hãy chui vào cái bao này. Ta là thánh Pê-tơ-rut, làm
nhiệm vụ đóng và mở cửa Thiên đường. Hãy nhìn ra ngoài kia,
những xác chết đang chui ra khỏi mồ và đang gom hài cốt lại. Hãy
lại đây và chui vào bao này, ngày tận thế đã đến!"
Tiếng tên trộm vang khắp làng. Cha xứ và người giúp việc ở sát
nhà thờ, là người nghe thấy trước tiên. Khi họ trông thấy ánh sáng
trong nghĩa địa, họ hiểu là có chuyện bất thường xảy ra và họ chạy
đến nhà thờ. Họ nghe lời phán truyền của tên trộm một lúc. Người
giúp việc lấy khuỷu tay huých cha xứ và nói: "Dầu sao cũng không
nên bỏ lỡ cơ hội, cùng nhau lên Thiên đường không phải khó khăn
vất vả gì cả" - "Nhất định rồi, cha xứ trả lời: Tôi cũng nghĩ thế. Nếu
anh đồng ý thì ta cùng đi" - "Vâng, người giúp việc nói, nhưng người
đi trước phải là cha, con xin đi theo sau". Cha xứ tiến lên trước, trèo
lên bục giảng, ở đó tên trộm đang cầm bao. Cha chui vào bao trước,
theo sau là người giúp việc.
Ngay lập tức, Vua trộm cột chặt miệng bao và kéo bao từ bục
giảng xuống. Mái đầu của hai người ngớ ngẩn chạm phải bậc lên
xuống, tên trộm lại kêu to: "Chúng ta đang leo lên núi!" Cứ như vậy
nó lôi họ đi qua làng, khi qua một vũng nước thì nó lại kêu: "Bây
giờ chúng ta đang qua những đám mây sinh ra mưa đấy!" Và cuối
cùng, khi leo lên bậc thềm của lâu đài thì nó kêu: "Chúng ta đang
trèo các bậc thang lên Thiên đường; chúng ta sẽ vào tiền sảnh!" Khi
trèo lên cao, nó vứt cái bao vào chuồng chim bồ câu; chim đập cánh
thì nó nói: "Các ông có nghe thấy tiếng đập cánh của các thiên thần
đang vui đùa không?" Xong đâu đó, nó đóng cửa chuồng chim lại và
bỏ đi.
Sáng hôm sau, vua trộm đến gặp bá tước bảo đã làm xong việc
thứ ba là bắt cóc cha xứ và người giúp việc ngay trong nhà thờ -
"Thế mày để họ ở đâu", bá tước hỏi - "Họ đang ở một cái bao trên
chuồng chim bồ câu và họ tưởng là đang ở trên trời".
Bá tước đích thân lên xem và thấy tên trộm nói đúng. Khi ông
mở bao cho cho cha xứ và người giúp việc ra, ông nói: "Mày là Vua
trộm và mày đã thắng cuộc. Nhưng mày hãy đi khỏi xứ sở của ta!
Nếu người ta còn thấy mày luẩn quẩn ở đây thì chắc chắn mày sẽ
hết đời trên giá treo cổ". Vua trộm về từ biệt bố mẹ, rồi lại lên
đường đi chu du thiên hạ. Từ đấy, không ai có tin gì về anh ta nữa.
Các em có thấy tên trộm trong câu chuyện có thực sự tài giỏi
không? Nhưng tại sao ông Bá tước lại đuổi ông Vua trộm ra khỏi xứ
sở của mình? Bởi vì không ai ưa những tên trộm các em ạ. Nếu ông
Bá tước không đuổi tên trộm ra khỏi xứ sở của ông thì sẽ có ngày
của cải trong nhà ông sẽ lọt vào tay tên trộm mất thôi, đúng không
nào?



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1528)
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
(Xem: 13597)
Cái vô cái hữu vốn là không, Hiểu được duyên sanh chớ nặng lòng. Đông đến tuyết rơi, sương giá lạnh, Hè qua phượng trổ, cảnh trời trong.
(Xem: 18989)
“Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”...
(Xem: 29621)
Hay những cụm từ có tính cách kinh điển hóa như "ăn cơm Hương Tích", "uống trà Tào Khê", "ngồi thuyền Bát Nhã", "ngắm trăng Lăng Già"...
(Xem: 32923)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 44281)
Sự Tích Khăn Tang - Tường Dinh sưu tầm
(Xem: 235674)
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
(Xem: 27248)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
(Xem: 23715)
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắchách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
(Xem: 19682)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
(Xem: 18695)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
(Xem: 24427)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
(Xem: 18741)
Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối...
(Xem: 20560)
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang.
(Xem: 15305)
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông...
(Xem: 16175)
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn...
(Xem: 13713)
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.
(Xem: 15284)
Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ. Người mẹ sau một thời gian tang chế cũng đi lấy chồng.
(Xem: 14570)
Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau.
(Xem: 13042)
Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay...
(Xem: 13184)
Ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ nghèo rớt mồng tơi, anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai cho thuê cả.
(Xem: 11280)
Ngày xửa ngày xưa, có một em bé tên là Vàng, Vàng mới lên tám tuổi thì bố chết. Nhà nghèo, em phải theo mẹ đi làm thuê khắp đó đây.
(Xem: 14246)
Nỗi oan của nàng Thị Kính - Truyện kể dân gian
(Xem: 11535)
một lần, đôi giày bát kết tự bước đi. Đã từ lâu đôi giày vốn của nhà vô địch chạy đua. Một hôm anh ta vứt vào sọt rác.
(Xem: 11615)
Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi. Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn.
(Xem: 11521)
Một cây thông non xinh tươi mọc trong rừng. Thông mọc chỗ có nắng và quang đãng. Khắp chung quanh có nhiều cây thông khác lớn hơn.
(Xem: 11724)
Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen...
(Xem: 11953)
Hoàng tử nhận chăn lợn. Người ta cho chàng một căn buồng tồi tàn gần chuồng lợn. Chàng cặm cụi suốt ngày...
(Xem: 10515)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
(Xem: 10419)
Công chúa chỉ ra hạn có từng ấy ngày, nhưng như thế cũng thừa đủ đối với các cậu: các cậu tài cao học rộng nên sau tám ngày đã chuẩn bị xong xuôi.
(Xem: 9933)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
(Xem: 10158)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
(Xem: 10239)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
(Xem: 10767)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
(Xem: 16165)
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
(Xem: 10682)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
(Xem: 10533)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹptrong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
(Xem: 10894)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
(Xem: 9862)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
(Xem: 12305)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
(Xem: 10439)
Bé Tí hon sống một mình suốt mùa hạ trong khu rừng lớn. Bé lấy cọng rơm làm cho mình một cái võng, treo dưới một lá thu mẫu đơn to...
(Xem: 11072)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
(Xem: 10201)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu cóquyền quý. Ông lái buôn là người có học...
(Xem: 11767)
Một hôm có một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là thanh tú lắm, nên cứ tưởng mình là một cái kim khâu.
(Xem: 11493)
Một hôm quỷ ta rất sung sướng vì đã làm ra một tấm gương rất kỳ lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều nom chẳng ra gì cả...
(Xem: 10529)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
(Xem: 10584)
Ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá ở một túp lều cũ kỹ sát ven biển. Hôm nào người chồng cũng đi câu cá suốt ngày.
(Xem: 11259)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
(Xem: 9699)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
(Xem: 11291)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM