Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

8. Ngày 19 tháng 2, 2008

17 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6077)
8. Ngày 19 tháng 2, 2008

NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán

Phần 2: Cuộc hành trình về Dharamsala

8. Ngày 19 tháng 2, 2008

Sáng hôm đó chuyến xe lửa đến New Delhi lúc 9 giờ. Thầy viện trưởng và hai vị sư phụ tá cùng tôi đi đến nhà riêng của một trong hai vị sư này để nghỉ ngơi và dùng bữa trưa.

Khi bước chân ra khỏi nhà ga xe lửa, đến ngoài đường, điều đầu tiên đập vào thị giác, cũng như tràn đầy khứu giác của tôi là thành phố New Delhi thật là... đông dân và bẩn thỉu. Cảnh đập vào mắt là xe chen chúc chật cả mọi nơi, xe taxi chui ra được khỏi cái sân của nhà ga là một kỳ công. Vị tài xế phải vận dụng toàn thân người, vừa lái, vừa la hét om sòm cho những xe hơi và xe lam ba bánh khác nhích ra, bấm còi inh ỏi, và có lúc phải nhoài người ra khỏi xe để xem có đi lọt ra khỏi những khoảng cách bé xíu và sát rạt với các xe khác. Thật quả là nếu chưa đi đến New Delhi, chắc chắn không thể tưởng tượng ra nổi một thành phố kỳ cục như vậy. Mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy lái, không cần ngưng khi đèn đỏ, hễ không có xe là cứ chạy luôn. Đúng là một màn biểu diễn lái xe kinh hồn.

Tràn đầy khứu giác là mùi xăng nhớt và ô nhiễm. Bụi dơ bay loạn trong không khí và ô nhiễm đến độ nhìn vào khoảng không chỉ thấy một màu mờ mờ... Không khí khó thở đến mức độ tôi cảm thấy muốn ho. Rất tiếc là tôi không mang theo khẩu trang để đeo. Tự nhiên tôi đưa tay bịt mũi... và e ngại sẽ bị viêm cuống họng.

Rồi cũng về đến nhà vị sư phụ tá trong một ngõ hẻm. Người tài xế taxi nhất định không dám lái xe vào. Thầy và chúng tôi phải xuống đi bộ một quãng mang theo tất cả hành lý nặng nhọc vì đường gập ghềnh quá độ, không thể kéo hành lý trên bánh xe lăn, mặc dù hành lý nào cũng có bánh xe.

Vào được nhà thì thầy đi nghỉ. Tôi cũng thấy mệt và buồn ngủ, nên sau khi rửa mặt và làm vệ sinh, xin với vị sư phụ tá vào phòng trong để ngủ trên một cái ghế trường kỷ. Tôi thầm nghĩ là chuyến hành trình khó nhọc đi về Dharamsala sẽ thật sự bắt đầu từ New Delhi này đây.

Khi ngủ dậy, tôi cảm thấy sự lo ngại của tôi đã thành sự thật: tôi bắt đầu ho và cảm thấy có đờm trong cổ họng và trong xoang mũi. Có lẽ tôi đã bị nhiễm trùng cổ họng và viêm xoang mũi[22] rồi. Thây kệ, tôi ngồi xếp bằng, hành trì cho đến khi người trong nhà gọi tôi ra dùng cơm trưa.

Đến chiều hôm đó thầy viện trưởng gọi tôi vào phòng dặn dò. Ngài nói vé xe lửa không mua được vì số lượng người đổ về Dharamsala quá đông. Vì thế nên tôi phải lấy vé xe buýt để đi về Dharamsala, (thầy viện trưởng sẽ đi xe lửa đến đó). Trên xe buýt sẽ rất chật chội, nên ngài dặn tôi để hết hành lý lại tại nhà vị sư phụ tá, chỉ mang tối thiểu đồ đạc và bỏ vào trong hành lý xách tay để tránh nặng nhọccực khổ khi di chuyển. Khi xong thời gian tu học tại Dharamsala thì tôi chỉ phải ghé qua New Delhi lấy hành lý gửi tại đây và ra phi trường New Delhi để đi thẳng về Montreal. Tôi nhân tiện thưa với thầy về số tiền mang theo để cúng dường đức Đạt Lai Lạt Machư tăng. Vì phải đi một mình trên chuyến xe buýt, nên tôi cảm thấy ngại ngùng nếu phải mang nhiều tiền trong người, và xin cúng dường lên thầy ngay để thầy lo liệu mọi chuyện hộ cho tôi. Thầy hoan hỷ nhận lời.

Còn tôi, sau khi cúng dường tịnh tài xong, tôi cũng thấy trong lòng hoan hỷ và nhẹ nhõm. Đồng thời, tôi đã bắt đầu thực sự hiểu ra sự khó nhọc của đời sống ở đây, khi đi lang thang trên các nẻo đường gập ghềnh, và nhất là lúc phải leo cầu thang cao vời vợi để đi vào nhà ga xe lửa. Ở đây chẳng làm gì có thang cuốn bằng máy, cho nên tôi đi thu xếp lại hành lý, và chỉ chọn những vật dụng tối cần thiết để mang đi về Dharamsala trong cái va-li xách tay. Còn lại bao nhiêu đồ đạc, tôi nhét chật cứng vào trong va-li to và gửi lại đây cùng với cái thangka đức Phật Dược sư mà thầy viện trưởng đã cho người may lại (rất đẹp và khá lớn). Xong xuôi, tôi thở phào và cầu nguyện cho chuyến đi xe buýt tối nay được mọi sự an lành.

Đúng 4 giờ chiều, vị sư phụ tá đón tôi đi ra trại tỵ nạn của người Tây Tạng để chờ sẵn, vì trại tỵ nạn Tây Tạng rất gần trạm xe, có thể đi bộ ra được. Chuyến xe sẽ khởi hành lúc 6 giờ chiều, nhưng cần phải đi sớm để còn xếp hành lý lên trên xe. Vị sư phụ tá dẫn tôi vào trong một căn nhà nhỏ nghèo nàn để đợi chuyến xe buýt. Tôi nhân tiện đi vòng vòng khu phố của trại tỵ nạn.

Dọc khu phố có đầy các gian hàng bán trên vỉa hè. Đường sá và không khí cũng vẫn ô nhiễm và bẩn thỉu. Tôi quay trở về căn nhà ngồi nhắm mắt tụng chú, và chìm vào trong một giấc ngủ ngắn. Khi căn nhà ồn ào tiếng nói thì tôi tỉnh giấc và thấy rất nhiều vị tăng sĩ của Sera cũng tụ họp tại đây để lấy xe buýt như tôi đi về Dharamsala. Như vậy có nghĩa là trên xe buýt sẽ không đáng ngại lắm, vì hành khách gần như chỉ toàn các tăng sĩ Sera. Một vị tăng đến gần tôi và tự giới thiệu bằng Anh ngữ, tên là Achoo. Vị này được chỉ định đi theo tôi để giúp đỡ khi cần và chúng tôi có 3 người, sẽ ngồi gần nhau: hai tăng sĩ là Achoo, cháu của thầy viện trưởng tên là Tenzin Kelsang và tôi.

Tôi nhìn kỹ Achoo. Đó là một tăng sĩ trung niên, nhưng vẫn nhỏ tuổi hơn tôi khá nhiều, khuôn mặt thật hiền lành chất phác. Tôi thấy rất là cảm mến. Vị tăng sĩ cháu của thầy viện trưởng thì tôi đã quen biết từ năm 2002 và tôi thường hay giúp đỡ tịnh tài để tu học. Tôi cảm thấy yên tâm và nghĩ thầm: cho dù chuyến hành trình sẽ thật là cực nhọc, nhưng bên những người bạn tăng sĩ này, tôi sẽ cảm thấy trong lòng ấm áp và vui vẻ.

Lúc 6 giờ chiều, chúng tôi đi bộ ra bến xe, mỗi người tự xách hành lý của mình. Bến đã đông người và hai ba chiếc xe buýt đang nhận người lên xe và chất hành lý. Bến xe thì thực là bẩn thỉu vì bò lớn bò bé đi thanh thản và lâu lâu làm một bãi phân to tướng. Tôi cứ phải nhắc chừng hai vị tăng đi theo để tránh phân bò, họ cười nói là không có sao. Thật đúng là Ấn Độ! Tôi nghĩ bụng nếu hai vị này đạp phân mà leo lên xe buýt ngồi cạnh mình thì quả là khó khăn, chưa kể là nếu hành lý phải xếp dưới chân chỗ ngồi.

Cuối cùng chuyến xe của chúng tôi cũng đến, hai vị tăng đẩy tôi lên xe buýt cho lẹ, mang theo cả cái hành lý xách tay duy nhất của tôi và của họ lên xe. Ba chỗ ngồi của chúng tôi thuộc hai hàng ghế cuối cùng. Tôi vào ghế ngồi và để va-li xách tay của tôi dưới gầm ghế là hết chỗ. Hai vị tăng đành phải ra khỏi xe, ném hành lý của mình lên để cho lơ xe chụp lấy và xếp lên mui. Đi như vậy, nếu bị mưa thì lãnh đủ, vì bên trong hành lý sẽ ướt hết. Mà cái lối ném hành lý lên mui xe cũng thật là thủ công nghệ: các sư tung hành lý lên cao cho lơ xe chụp lấy và sắp trên mui. Nếu có lỡ tay chụp hụt mà rớt xuống thì ở dưới ráng mà chụp lại. May mà chư tăng chỉ thường dùng loại hành lý bằng bao vải bố và trong hành lý chỉ phần lớn là quần áo, nếu có chụp hụt cũng chẳng vơ đồ đạc gì.

Thế mới biết là hai ngày qua đi xe lửa sướng hơn rất nhiều, vừa có giường, vừa có chỗ để hành lý rộng hơn xe buýt nhiều lắm. Tôi lại nghĩ thầm, chuyến hành trình này xuống thêm một cấp nữa nhé...

Nhìn lại xe buýt, tôi mới học thêm một điều mới lạ: xe buýt ở đây có hai tầng. Tầng trên toàn là giường nằm, rộng rãi đỡ khổ hơn là ngồi ghế. Dĩ nhiên là giường trên xe buýt nhỏ hơn giường trên xe lửa nhiều. Ngay cả tầng dưới cũng chia hai bên. Bên của tôi chỉ toàn là chỗ ngồi, còn bên kia có tới ba cái giường. Mỗi giường đều có hai cánh cửa có thể khép kín lại để bớt bị ồn ào và dễ nghỉ ngơi. Vậy mà vị tăng sĩ phụ trách mua vé hộ tôi không mua được, chắc vì mua trễ nên đã hết chỗ giường nằm trên xe buýt.

Giá vé đi xe buýt từ New Delhi về Dharamsala khá rẻ. Đoạn đường dài khoảng 511km, mà giá vé khoảng 600 rupees (gần 15$ đô la). Còn giá vé của giường nằm chỉ đắt hơn có 200 rupees (thêm 5$ đô la). Vì đường đi leo núi đèo, ngoằn ngoèo khúc khuỷu, rất là xấu, cho nên xe buýt sẽ chạy rất chậm. Nhanh lắm thì cũng phải 12 tiếng là tối thiểu.

Ngồi vào chỗ trên xe buýt mới thấy vấn đề. Xe làm tại Trung quốc cho nên chỗ ngồi rất nhỏ và hẹp. Hình như xe làm ra để chở những người gầy gò và nhỏ con. Không thoải mái chút nào như xe buýt vùng Bắc Mỹ. Đành vậy, tôi cố ngồi thu nhỏ lại.

Xe khởi hành sau 15 phút, vị tăng sĩ Achoo tuy gầy nhưng cao, nên ngồi ghế sau tôi cũng không thoải mái chút nào. May quá, một vị tăng sĩ khác ngồi chỗ ghế bên cạnh Achoo là bạn thân của vị tăng trẻ mua vé giường bên cạnh, và sau khi trò chuyện thân tình đã chui vào nằm chung giường của vị tăng sĩ trẻ đó. Achoo thích quá, ngả lưng nằm trên hai ghế. Còn tôi vội vàng lấy hành lý xách tay ra khỏi dưới ghế, đặt vào dưới chân chỗ của vị tăng đã bỏ vào giường nằm để chúng tôi có thể dễ dàng duỗi chân. Vui vẻthoải mái cho cả Achoo lẫn tôi và Tenzin Kelsang ngồi cạnh tôi. Chúng tôi duỗi chân được nên thoải mái hơn trước, lúc hành lý còn ở dưới gầm ghế. Còn Achoo thì nằm ở đàng sau và ca hát luôn miệng những bài hát Tây Tạng hay Ấn Độ đang nổi tiếng thời thượng.

Tôi ngủ được một chút thì xe buýt ngừng bánh tại một tiệm ăn. Chúng tôi xuống xe kiếm gì ăn vì đi từ 4 giờ chiều, chưa ăn gì cả nên bụng đã bắt đầu sôi sục. Mà cũng chẳng ăn được nhiều vì tiệm ăn Ấn Độ làm thức ăn rất cay và thêm quá nhiều gia vị. Tôi ăn chút chút, còn Achoo, Tenzin Kelsang và hai vị tăng sĩ ngủ giường bên cạnh thì ăn rất nhiều. Nhìn họ ăn uống ngon lành, tôi thấy thèm. Khi bồi bàn mang giấy tính tiền ra để chúng tôi trả thì tôi thấy giá quá mắc, chắc là tại ăn khuya giữa đường nên bị bắt chẹt. Nhìn các sư ngần ngại trước giá tiền, tôi lẳng lặng cầm lấy biên lai và ra trả tiền cho tất cả năm người. Dù sao, tôi vẫn là người đến từ Bắc Mỹ và có thể trả thoải mái cho họ.

Khi lên trở lại xe thì các lơ xe đi soát vé. Chúng tôi gặp rắc rối vì anh chàng Ấn Độ lơ xe chẳng hiểu ất giáp gì, thấy Achoo ngồi một mình hai ghế thì kêu ầm ỹ lên, la hét và xô Achoo sang một bên, bảo rằng còn chỗ cho một người hành khách khác. Achoo phân trần, nhưng phần thì tiếng Ấn Độ không rành, phần thì Achoo hiền quá, nên anh lơ xe làm dữ, đổ cho Achoo là ăn gian một ghế. Tôi phải can thiệp và mở cửa của giường nằm đối diện, kêu vị tăng sĩ kia chui ra và trình vé. Anh lơ xe giận dữ càu nhàu cấm không cho vị tăng sĩ đó chia giường chung với bạn. Thật là vô lý. Cuối cùng, anh lơ xe đuối lý và bỏ đi để cho chúng tôi yên ổn muốn làm gì thì làm. Thế là tạm yên ổn.

Chưa được bao lâu thì lại có rắc rối. Vị hành khách ngồi trước tôi hạ thấp lưng ghế xuống để nằm ra và ngủ. Vì thế chỗ của tôi ngồi trở thành chật hẹp vô cùng và tôi không thể xoay xở. Một mặt, tôi không muốn bắt vị đó dựng lưng ghế lên, mặt kia, tôi cũng không muốn hạ lưng ghế mình làm khổ Achoo nằm ngay đàng sau tôi. Thật là khổ, vì chỗ hẹp quá đến nỗi bắp vế và bàn tọa của tôi ê ẩm và muốn bị vọp bẻ! May quá, hơn một tiếng đồng hồ sau thì thì xe ngừng cho hành khách đi nhà vệ sinh. Và khi trở lại xe, Tenzin Kelsang nhỏ con hơn tôi nhiều, chịu đổi chỗ cho tôi ngồi mé ngoài để tôi được tự do hơn một chút.

Lúc đó trời đã bắt đầu khuya và lạnh. Sau khi lên lại xe, tôi phải lôi hết tất cả hai cái áo ấm ra, một cái là áo bông vải, cái kia là áo bành tô mùa đông của Canada mặc vào mới tạm thoải mái.

Tôi cố gắng ngủ gà ngủ gật. Được một lúc thì tạm ngủ yên. Nhưng đang ngủ thì bỗng giật nẩy mình. Xe cán cái ổ gà to đến độ, tôi nảy mình tung lên trên ghế, đầu đập vào trần xe đau điếng người. Tỉnh dậy nhìn lại, đường xe chạy bắt đầu leo núi, xe chạy cán ổ gà quá nhiều, mà ghế chúng tôi là hai hàng cuối cùng sau xe, nên bị nhồi khủng khiếp. Thế mà xe cũng chẳng phải là chạy nhanh lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17103)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38662)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21924)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22005)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69810)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6879)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38732)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44012)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44098)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42918)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44424)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23075)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39210)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21734)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42395)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35610)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46511)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30147)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30817)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26194)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20356)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25564)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18486)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17120)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40764)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21719)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25914)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41426)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24906)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23784)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15061)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19969)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37829)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19087)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17691)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23530)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36321)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40365)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19504)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21707)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46175)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35937)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28618)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28884)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32186)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26291)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33415)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24076)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24819)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54519)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant