- 1. Nghệ thuật sống hạnh phúc
- 2. Tiếp xúc với cái đẹp
- 3. Những biểu hiện của tâm từ
- 4. Tham ái: Chướng ngại của tâm từ
- 5. Đối trị sân hận
- 6. Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
- 7. Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
- 8. Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
- 9. Những đồng minh của tâm hỷ
- 10. Tâm xả: Quân bình và tĩnh lặng
- 11. Năng lượng của sự bố thí
- 12. Đem tình thương vào cuộc đời
SỐNG
VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nếu như bạn là một người có quá nhiều thành kiến và sự phê phán, đối với mình hoặc người khác, bạn có thể tập nhìn thế giới này với ánh mắt “khổ và sự chấm dứt khổ đau”, thay vì là “đúng và sai”! Nhìn cuộc đời với ánh mắt “khổ và sự chấm dứt khổ đau” là thể hiện tánh Phật. Điều đó sẽ giải thoát ta khỏi mọi sự cố chấp và thù hận. Hãy tiếp xúc với tánh Phật trong bạn. Bạn sẽ khám phá được năng lực vô cùng của tâm bi, có khả năng chữa lành mọi vết thương trong ta.
Bạn cũng có thể đem người gây khổ đau thêm vào trong danh sách niệm tâm bi của mình (bản thân ta, bậc tôn túc, người thân, người không thân...) Bạn hãy lưu ý xem sự thực tập này sẽ thay đổi mối tương quan của bạn với chính mình, cũng như với người gây khổ đau, như thế nào. Bạn nên nhớ, tâm bi không cần phải biện minh cho chính nó - tự nó cũng đủ là một lý do rồi.
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
THỰC TẬP: Tâm bi cho những ai gây khổ đau
Ta có thể tiếp tục thực tập niệm tâm bi bằng câu “Mong sao cho anh (hoặc chị) không gặp thống khổ và đau đớn”, và hướng câu ấy về một người nào đã gây ra nhiều khổ đau cho người khác. Chúng ta biết, gây khổ đau cho người khác cũng có nghĩa là gây khổ đau cho chính mình, ngay trong giây phút này và trong tương lai. Thấy được điều ấy, ta dễ dàng có tâm bi với họ. Trong những khoá tu, khi tôi dạy phương pháp này, người ta thường chọn những vị lãnh tụ chính trị mà họ không ưa làm đối tượng. Bài thực tập này không phải dễ, nhưng nó có thể chuyển hóa được cái nhìn của ta.Nếu như bạn là một người có quá nhiều thành kiến và sự phê phán, đối với mình hoặc người khác, bạn có thể tập nhìn thế giới này với ánh mắt “khổ và sự chấm dứt khổ đau”, thay vì là “đúng và sai”! Nhìn cuộc đời với ánh mắt “khổ và sự chấm dứt khổ đau” là thể hiện tánh Phật. Điều đó sẽ giải thoát ta khỏi mọi sự cố chấp và thù hận. Hãy tiếp xúc với tánh Phật trong bạn. Bạn sẽ khám phá được năng lực vô cùng của tâm bi, có khả năng chữa lành mọi vết thương trong ta.
Bạn cũng có thể đem người gây khổ đau thêm vào trong danh sách niệm tâm bi của mình (bản thân ta, bậc tôn túc, người thân, người không thân...) Bạn hãy lưu ý xem sự thực tập này sẽ thay đổi mối tương quan của bạn với chính mình, cũng như với người gây khổ đau, như thế nào. Bạn nên nhớ, tâm bi không cần phải biện minh cho chính nó - tự nó cũng đủ là một lý do rồi.
Gửi ý kiến của bạn