Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Đức Phật Gotama, nhà du hành

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8753)
2. Đức Phật Gotama, nhà du hành

ÐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản

Chương 06
Các năm sau

ÐỨC PHẬT GOTAMA, NHÀ DU HÀNH

Mặc dù Kinh Tạng Pàli vẫn thường nói rằng đời sống của người tại gia đầy chướng ngại, và trên phương diện khác, đời Sa-môn như bầu trời rộng bao la, tuy thế, cuộc sống của một khất sĩ du hành cũng không phải là không có vấn đề khó khăn. Những đêm đông từ tháng Mười hai đến tháng Giêng thật lạnh lùng tàn nhẫn đối với một Sa-môn không nhà, và mùa hè khoảng tháng Năm-Sáu với nhiệt độ lên đến 40oC, khiến con người hoàn toàn kiệt sức. Thậm chí khi còn sáng tinh sương, mặt trời đã như vầng lửa, làn không khí lung linh trong ánh nắng oi bức và đồng ruộng phơi mình xám ngắt dưới bầu trời sáng trắng lờ đờ, con đường trước mặt người bộ hành dường như bất tận. Ðôi mắt cứ đau nhứt nhối vì mồ hôi từ tráng đỗ xuống thấm vào không ngớt.

Vào thời đức Phật, cư dân vẫn còn thưa thớt trên tiểu lục địa này, các thành thị, làng xã đều ở cách xa nhau nhiều hơn ngày nay, vì thế các chuyến hành trình băng qua xứ sở của chư Tỳ-kheo không phải là không nguy hiểm. Thuở ấy có rất ít công viên khả ái, khu rừng im mát, hay đồng ruộng, ao hồ, nhưng lại rất nhiều vách núi, vực sâu, những con sông hầu như không đi qua được, hoặc các vùng thảo nguyên cây cỏ dày rậm và các núi cao khó trèo, mà đức Phật nêu lên trong một ảnh dụ (AN 1.33). còn súc vật cũng thế, gồm cả loài hổ báo, không phải lúc nào cũng thân thiện chào đón các Tỳ-kheo khoác y vàng! Ngay tại thành thị, người bộ hành cũng không được an toàn vì đám râu bò điên: bốn trường hợp tử vong vì bò điên được ghi lại trong Kinh Tạng Pàli.

Một khi vị Tỳ-kheo đã đi đến đích trong ngày ở gần môt khu định cư, vị ấy phải tìm hiểu thái độ dân chúng đối với chuyến khất thực sáng hôm sau. Nhiều nơi không tán thành đời sống khất sĩ. Ví dụ dân chúng thành Thùna Cộng hòa Malla, thậm chí còn lấy rơm lắp giếng để ngăn cản "Sa-môn Gotama và nhóm Sa-môn trọc đầu giải thoát rồi nghỉ tại đó" (Ud 7.9) - thật là một biện pháp gây kinh hoàng vì một phần trong qui luật xử thế lịch thiệp của người Á Châu là không bao giờ từ chối nước uống cho người khát. Còn thân phụ của tín nữ Rohìni ở Vesàli lại không thể nào hiểu được nhiệt tình của con gái ủng hộ Tăng chúng, đã tóm tắt ý kiến của ông về các Tỳ-kheo trong vần kệ này:

Một bầy làm biếng, chẳng siêng năng,
Khất thực mọi người để kiếm ăn,
Sống bám như vầy, còn hảo ngọt,
Làm sao con thích bọn Sa-môn?
(Thìg 273)

Nhiều người thời ấy đồng quan điểm với ông, nên họ đã để mặc các Tỳ-kheo hoài công đứng trước cửa nhà họ chờ đợi thực phẩm bố thí. Cũng may đó chỉ là thiểu số. Các nguồn Kinh điển của chúng ta không nói đến trường hợp Tỳ-kheo nào chết đói cả.

Sứ mệnh hoằng pháp thành công mỹ mãn của đức Phât diễn ra ở vùng "Trung Nguyên", vùng này chỉ được phỏng định một cách mơ hồ căn cứ theo địa danh một số nơi chốn mà ngày nay không phải tất cả đều được xác nhận (Mv 5.13.12). Ta phỏng đoán trước kia chưa bao giờ, ngay cả thời đức Phật, vùng ấy được miêu tả chính xác về phương diện địa lý cả. Có lẽ từ ngữ này chỉ bao hàm vùng thành thị có văn hóa được mọi người cảm nhận là giữ vai trò lãnh đạo về phương diện trí thức.

Sông Hằng (Gangà) ở giữa vùng Kànpur ngày nay về phía tây và Sàhibganõj về phía đông tạo thành cái trục chính của vùng ấy. Các "sông lớn" được Bậc Ðạo Sư biết theo cách quan sát riêng của ngài là: dòng Yamuna, Aciravatì (Ràpti), Sarabhù (Ghàgara) và Mahì, một phụ lưu của sông Gandak (Cv 9.1.3). Thật lạ kỳ là sông cái Sona hùng vĩ lại không được nói đến. Sông này phát xuất từ miền Nam và thời ấy giao lưu với sông Hằng ở Pataligàma (Patna), song từ đó đã đổi hướng giang khẩu xa hơn về phía tây.

Nhìn sơ lược bản đồ hình Ấn Ðộ cho thấy lĩnh vực hoạt động của đức Phật được giới hạn vào các phần ghi màu lục nghĩa là vùng đồng bằng và chấm dứt ở miền bắc và miền nam tại nơi có màu nâu dành cho núi rừng. Các dãy núi cao nhất được ngài trèo qua thời ấy hình như là những dãy bao quanh thành Ràjagaha.

Vì các vị lãnh đạo tôn giáo khác cũng hạn chế hoạt động vào vùng đồng bằng, nên lý do việc này phải được tìm kiếm trong hoàn cảnh chính trị. Một du sĩ khất thực cần phải được tự do di chuyển, điều này vào thời cổ chỉ được bảo đảm ở những nơi có đại vương và các tiểu vương cai trị giữ gìn an ninh trật tự. Quyền lực của vua chúa chấm dứt ở vùng núi rừng miền Bắc Ấn, nới các bộ tộc địa phương sống độc lập rất hung hãn. Một Sa-môn nào liều lĩnh đi vào rừng núi không chỉ bị các hiểm họa tự nhiên đe dọa bản thân, mà còn có thể bị xem là mật thám và bị đối xử tàn bạo.

Nói về các vùng biên giới được đức Phật đi ngang, thì Kosambì bên sông Yamunà (độ 25km ở phía tây nam của Allàhabàd) là nước cực tây, Campà (độ 40km ở phía đông Bhàgalpur) là nước cực đông của các cuộc du hành ấy. Từ bắc xuống nam, kiến thức của ngài về các lãnh thổ trải dài từ quê hương ngài ở Kapilavatthu (độ 95km ở phía tây bắc Gorakhpur) đến Uruvelà (ở phía nam Gàya) là khung cảnh ngài đã hành trì khổ hạnh. Như vậy, thánh địa Phật giáo chiếm một phạm vi độ 300km x 600km.

Những trung tâm hoạt động quan trọng của đức Phật là các đô thị, đặc biệt những nơi này ngài tìm được số người có học thức mà ngài muốn cảm hóa, vì ngài suy xét Pháp của ngài "chỉ được người có trí tuệ (pandita) thấu hiểu". (MN 26). Cũng vì Giáo đoàn được sự hộ trì của cả Ðại Vương ở Kosala và Magadha, nên không lạ gì đức Phật du hành đến hai kinh độ Sàvatthì và Ràjagaha đặc biệt thường xuyên hơn cả.

Hầu hết những nơi nhỏ hơn mà ngài thuyết pháp đều ở trên hoặc gần các giao lộ thương mại nối liền với các thủ đô này. Ngài chẳng bao giờ thực hiện những chuyến du hành xuyên thẳng từ tây sang đông là vì thiếu các xa lộ giao thông tương ứng. Sự vận chuyển hàng hóa giữa tây và đông đều do thuyền buồm trên sông Hằng: xa lộ song hành với dòng sông này chỉ có ở giữa vùng Pàyaga (Allàhabad) và Benares. Ðối với những chuyến hành trình đông-tây dài hơn thì chỉ sông này cung cấp phương tiện giao thông duy nhất mà thôi. Nhưng ta chẳng hề nghe nói đến chuyện đức Phật từng thực hiện cuộc hành trình vào bằng đường thủy bao giờ cả.

Vì bậc Ðạo Sư và các đệ tử ngài cũng dùng các xa lộ như các đoàn lữ hành thương nhân trên xe bò cọc cạch, nên các dấu hiệu chỉ đường sá trong Kinh Tạng Pàli thật đáng quan tâm đối với đặc tính địa lý kinh tế ở vùng này. Ðại lộ thương mại nối liền bắc-tây-nam phát xuất từ phía bắc qua Takkasìla, đến vùng "Trung Nguyên" gần Sàvatthi, tại đây xa lộ chỉa ba nhánh, rồi tiếp tục đi vào nam đến Sàketa (Aụyojjha) và Kosambì, thành này nằm giữa sông Hằng và sông Yamunà. Tại đó nó đi theo hướng tây nam qua Vedisa (độ 30km ở đông bắc Bhopàl) và Gonaddha đến Ujjenì (nay là Ujjain), một trong hai kinh đô của vương quốc Avanti. Từ đây có đường đi đến sông Narmada và ngang qua sông này đến cảng Bharukaccha (nay là Broach) trên vịnh Cambai biển Á-rập.

Xa lộ từ bắc xuống đông nam tách khỏi xa lộ tây nam ở sàvatthi, tiến về hướng đông đến Setavyà và Kapilavatthu, nơi đó nó quay hướng đông nam xuyên qua Kusinàrà, Pàvà, Hatthigàma và Bhandagàma về phía Vesàli. Tại Pàtaligàma (Panta), phải vượt qua sông Hằng, rồi con đường tiếp tục về phía Nàlandà và Ràjagaha. Dĩ nhiên có giao thông theo hướng khác nữa. Việc xuất cảng quan trọng từ Ràjagaha gồm các hàng đồ sắt.

Ðức Phật ít khi du hành vội vàng. Ngài đã từng đi khoảng 600km trong 60 ngày từ Ràjagaha đến Kapilavatthu. Giả thiết rằng ngài không dừng lại nơi nào quá một đêm, ta đi đến con số 10km/ngày, hay là chưa được ba giờ đi bộ thong thả.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14304)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14562)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14356)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13271)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14635)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12642)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25233)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27867)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26344)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17229)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16525)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15915)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22136)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17131)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24902)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21958)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19058)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16170)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16781)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16701)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18773)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14775)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14373)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16612)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12922)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14943)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12702)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13888)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14601)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28021)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27184)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20951)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24175)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28677)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14734)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13284)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16445)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27230)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21486)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12377)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant