Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Điều Cần Biết Khi Tịnh Tọa Niệm Phật

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 9417)
Những Điều Cần Biết Khi Tịnh Tọa Niệm Phật

CON ĐƯỜNG TÂY PHƯƠNG
Tịnh Sĩ biên soạn

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TỊNH TỌA NIỆM PHẬT

Trong lúc thực hành niệm Phật, nhất là khi tịnh tọa hành giả có thể thường gặp những hiện tượng: hôn trầm, tán loạn, vô ký, phan duyên. Trường hợp này hành giả cũng cần phải biết cách đối trị mới dễ dàng khắc phục. Nếu không biết cách thì khó hàng phục được các hiện tượng ấy, lâu ngày có thể khiến hành giả chán sợ, lười dụng công.

1. Về hôn trầm: Tức là tâm mờ mịt như buồn ngủ, có hai loại:

* Tâm thức tự nhiên lờ mờ, còn biết niệm Phật nhưng không sáng tỉnh, thỉnh thoảng đầu bị gục. Đây là hôn trầm do khí hỏa hư trong người thăng lên lấn áp tinh thần. Hành giả nên niệm ra tiếng liên tục và hơi nhanh thì trị được. Đó là dùng sự cử động của bên ngoài để điều hòa giải trừ khí hư.

* Tâm có vẻ hơi mỏi, khởi niệm gượng gạo, thỉnh thoảng bị ngáp hơi, ngồi lâu muốn ngủ, trạng thái này diễn biến càng lúc càng nhiều. Đây là hôn trầm do thiếu hăng hái tinh tấn. Hành giả hãy mặc nhiên và niệm nhanh (có thể động môi) để kích thích tinh thần. Nhờ bắt tâm khởi niệm nhanh nên tinh thần mới phấn chấn tươi tỉnh.

2. Về tán loạn: Cũng có hai loại:

* Tâm nghĩ ngợi nhớ tưởng lung tung, quên việc niệm Phật hiện tại, tinh thần mệt mỏi, không tự chủ, không tỉnh minh, muốn xả công phu. Đây là tán loạn do tâm nóng nảy phát sinh. Nguyên nhân là khi niệm Phật, hành giả lại niệm gấp gấp nên ngồi lâu tim nóng mới bị tán loạn. Gặp trường hợp này, hành giả nên niệm ra tiếng một cách chậm rãi thong thả, có thể ngân nga. Như thế tâm sẽ trở nên dịu mát và an bình.

Nếu tinh thần vẫn an bình nhưng tâm thức thỉnh thoảng lại khởi nhớ việc này việc nọ. Mặc dù biết được vọng niệm, nhưng không tránh khỏi sự duyên theo hoặc khó dừng nó. Và mỗi khi vọng niệm, thì ngưng niệm Phật. Đây là do hành giả thiếu chủ tâm, không tập trung vào câu niệm Phật nên thói quen dịch chuyển của tâm thức mới có dịp khởi động. Hành giả chỉ cần tập trung lắng nghe tâm niệm, nghe từng tiếng từng câu rõ ràng thì hàng phục được.

3. Về phan duyênvô ký

* Phan duyên: là thói quen âm ưa rong ruổi bên ngoài, cũng là một loại động loạn, nhưng có điều nó lặng lẽ, như ngồi niệm Phật mà tai lại lắng nghe người ngoài nói chuyện hoặc mắt theo dõi cảnh vật chung quanh… tức là năm thức duyên theo năm trần cảnh. Đây là nguyên nhân làm công phu bị gián đoạn và mất chánh niệm. Hành giả không biết, tưởng mình không vọng niệm rồi chẳng lo đoạn trừ, lâu ngày thành thói quen nặng, ngồi niệm Phật mà chỉ huân tập vào tâm những chuyện vô ích bên ngoài, tu nhiều mà tâm không định.

* Vô ký: là một thái cực đối lập với phan duyên, tức là tâm thức biến mất, hành giả ngồi niệm Phật đến một lúc tự nhiên không nhận biết gì cả, quên niệm Phật, như người chết có khi trải qua hàng giờ. Nếu không biết lại cho là được định tâm, đắm thích theo nó khiến uổng phí ngày giờ gieo trồng chủng tử gỗ đá vô tri.

Để đối trị tâm phan duyênvô ký này, hành giả có thể khởi niệm Phật rõ ràng từng niệm ba câu hay năm câu, mười câu cho liên tiếp, rồi ngừng khoảng hai giây, sau đó khởi niệm trở lại ba hay năm, mười câu liên tiếp nữa, rồi lại ngừng, ngừng rồi lại niệm. Cứ như thế mà hành trì niệm Phật, vừa niệm vừa lắng nghe kiểm soát rõ ràng. Thực hành như vậy tâm sẽ tập trung mạnh mẽ.

Cần biết thêm là trừ tâm phan duyên thì niệm ra tiếng, còn đoạn vô ký thì niệm thầm. Dù niệm ra tiếng hay niệm thầm, đều kiểm soát ghi nhận rõ ràng từng đợt mấy câu. Sở dĩ trường hợp phan duyên đuổi theo cảnh, thì cảnh do mình để kéo về mới kết quả và đoạn tâm vô kýý thức chìm mất, vì vô kýý thức hay chìm mất, nên bắt ý thức làm việc và kiểm soát nó thì nó sẽ không mất nữa.

Đó là khái quát cách đối trị các bệnh hôn trầm, tán loạn, phan duyênvô ký. Tuy nhiên, hành giả cũng cần biết khi cơ thể mệt mỏi suy kém do làm việc nhiều hoặc bệnh tật cũng thường gây ra các chứng bệnh ấy. Trường hợp này, hành giả phải nghỉ ngơi để bồi dưỡng cho thân được điều hòa, không nên gượng ép công phu vô ích.

Lại nữa, khi hành giả niệm Phật đã thành thạo, tiếng Phật không mất mà vẫn phát động đều đặn, tâm an bình, tỉnh táo, nghe biết rõ ràng. Nơi tâm tự nhiên sinh khởi các ý tưởng vọng động kèm theo câu Phật hiệu của hành giả. Đây là do tâm của hành giả đạt đến chỗ bình lặng, làm lưu xuất các chủng tử trong tạng thức. Trường hợp này hành giả không cần quan tâm, cứ chú ý câu Phật hiệu của mình. Các chủng tử được lưu xuất ấy lần lần bặt dứt, sẽ trở lại sự trong sáng tự nhiên nơi tâm.

Điều cần nhớ nữa là khi các vọng niệm khởi sinh, hành giả đã cố gắng dụng công niệm Phật mà các vọng ấy cứ gợi lên hoài có thể khiến hành giả duyên theo, nhất là các vọng thuộc về nghiệp nặng của mình. Mỗi người đều có nghiệp nặng của mình, những vọng tưởng về các nghiệp ấy thường rất khó trừ. Ví dụ: người nghiệp sâu nặng, ngồi tu lại có các vọng về sự việc trái ý tổn hại sinh ra. Các vọng này rất khó trừ vì nó khởi động nghiệp của các hành giả, khiến hành giả khó bình tâm bỏ qua. Hoặc người nghiệp ái nặng, các vọng tưởng về người thân xa lìa, chết chóc, tai nạn… cũng thế. Đối với các vọng này, hành giả không nên gượng tránh vô ích, vì chúng sẽ không dứt khi chưa được giải quyết. Cho nên, hành giả phải suy xét về nhân duyên, nhân quả, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vô thường… tùy theo mỗi loại mà quán sát các pháp thích hợp. Vọng về sân thì quán từ bi, hỷ xả, nghiệp báo; vọng về ái thì quán sát bất tịnh, vô thường, vô ngã… Như thế mới chặt được gốc của các vọng, các vọng sẽ tự tiêu diệt. Sau đó hành giả trở lại niệm Phật như cũ. Nhờ quán sát như thế, nghiệp của hành giả từ từ nhẹ bớt. Về sau các vọng này có khởi lên, nếu hành giả vẫn tỉnh giác biết rõ nó vô lý và không bị động vì nó, thì không cần quan sát nữa, cứ tiếp tục niệm Phật, không cần quan tâm. Vì nó giống như một cái cây đã bị đốn ngã, tuy còn dư tàn các lá mầm nhưng chẳng có gì nguy hiểm, không bao lâu chúng sẽ chết hẳn.

Đôi khi các vọng thuộc về hằng ngày như suy tính, xét nét, lo lắng,… Hành giả mặc dù nhận biết được chúng nhưng tâm lại không muốn xả trừ, mà cố tưởng đuổi theo nghĩ tưởng. Rõ mình muốn đuổi theo như thế, hành giả hãy dũng mãnh cảnh sách rằng “đang niệm Phật thì lo niệm Phật, làm việc gì chỉ nghĩ việc ấy. Mọi thứ đều có nhân duyên, hãy phó mặc cho nhân duyên của nó”. Có như vậy mới trừ được thói quen phóng tâm nắm níu các duyên ấy.

Hành giả nếu khéo điều tâm, ngay từ lúc bắt đầu vào tịnh tọa cho đến khi cuối thời công phu, tâm luôn luôn tươi vui hăng hái, thích thú tập trung thì không vướng phải các bệnh hôn trầm, tán loạn,… trên. Niệm từng câu lắng nghe rõ ràng, say sưa, thích thú với các âm thanh Phật hiệu. Ấy là phương pháp thần diệu giúp hành giả quên hết tất cả cảnh duyên bên ngoài và mọi nỗi lo phiền suy tính trong tâm.

Hành giả cũng nên biết, khi tâm đã có phần khó tập trung bởi hôn trầm tán loạn thì cố gắng tập thường xuyên lặng lẽ niệm Phật. Vì còn niệm ra tiếng, tâm tất còn duyên ra bên ngoài, sức quán chiếu nội tâm còn yếu và khi đối cảnh khó giữ được câu niệm liên tục, không gián đoạn, lại hao nhiều sức khỏe. Chỉ khi thường xuyên chăm chú lắng nghe câu niệm nơi tâm, sự quán chiếu nội tâm mới trở nên mạnh mẽ, đủ sức giúp hành giả quên hoàn toàn ngoại cảnh, để đạt được chánh định (tam muội) và giữ cho hành giả vẫn niệm Phật không gián đoạn khi làm việc hay đối cảnh, lại không tổn hao sức khỏe. Dĩ nhiên, lúc mới chuyển từ to tiếng niệm sang mặc niệm, do sức mặc niệm còn yếu, vọng tưởng có thể sinh khởi nhiều. Hành giả không sợ hãi thối thất, cứ cố gắng mặc niệm từng tiếng, lắng nghe rõ ràng hoặc niệm từng chập liên tiếp vài câu rồi ngưng, ngưng rồi niệm liên tiếp nữa… kiểm soát số câu không quên. Như vậy lâu ngày, sức mặc niệm sẽ mạnh.

Thực hành niệm Phật một cách đúng đắn như trên tất được định tâm nhanh chóng, dễ dàng, ít tổn tâm lựcsức khỏe hành giả niệm Phật, hãy tinh tấn thực hành.

Nguyện tất cả chúng sinh
Đồng sanh Tây phương
Đồng thành Phật đạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26752)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20052)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18237)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32971)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18853)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31783)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32657)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20208)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26455)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20453)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23854)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 24035)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15191)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15082)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant